Jul 20, 2012

• Trung Quốc tím mặt trước thoả thuận bí mật giữa Mỹ-Nhật





Một tàu của Nhật Bản đang giám sát tàu cá Trung Quốc ở gần khu vực tranh chấp giữa hai nước. 

(VnMedia) - Tranh chấp lãnh thổ xung quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản với Trung Quốc đang có nguy cơ bùng lên dữ dội sau khi có tin Mỹ và Nhật vừa đạt được một thoả thuận bí mật về vấn đề này.

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản hôm qua (10/7) đưa tin, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, vấn đề đảo Senkaku/Điều Ngư đã được đưa vào hiệp ước quốc phòng Mỹ-Nhật. Theo đó, Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào lãnh thổ nước này, bao gồm cả đảo Senkaku.

Vị quan chức giấu tên của Mỹ xác nhận, đảo Senkaku/Điếu ngư – nằm giữa đảo Okinawa và Vùng lãnh thổ Đài Loan ở biển Hoa Đông, hiện giờ đã được “đưa vào phạm vi quy định trong Điều 5 của Hiệp ước An ninh và Hợp tác chung Mỹ - Nhật Bản được ký kết năm 1960". Mỹ chính thức công nhận đảo Senkaku thuộc lãnh thổ của Nhật Bản

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng ám chỉ về việc đưa vấn đề đảo Senkaku vào hiệp ước quốc phòng chung với Nhật Bản trong các cuộc hội đàm diễn ra năm 2010 sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng quan hệ Trung-Nhật liên quan đến vụ bắt giữ thuyền trưởng người Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay, lập trường công khai của Mỹ về vấn đề này vẫn tỏ rất thận trọng.

Trước đó, trong ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn khẳng định, “Mỹ giữ lập trường trung lập trong vấn đề chủ quyền đối với đảo Senkaku. Chúng tôi mong chờ các bên trong cuộc tranh chấp này hãy giải quyết vấn đề thông qua các phương tiện hoà bình”.

Trung Quốc phản ứng

Ngay sau khi tin tức trên được đưa ra, Trung Quốc đã tuyên bố đầy tức giận rằng, bất kỳ thoả thuận riêng nào giữa Mỹ và Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ II liên quan đến đảo Điều Ngư/Senkaku đều bất hợp pháp và không có giá trị.

Phát biểu tại một cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Liu Weimin cho biết: "Trung Quốc đặc biệt quan ngại và kiên quyết phản đối hành động của Nhật Bản. Đảo Điếu Ngư và những hòn đảo xung quanh đó là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại và Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với những vùng lãnh thổ đó”

"Những thoả thuận bí mật giữa Mỹ và Nhật Bản sau thế chiến II liên quan đến đảo Điếu Ngư đều là bất hợp pháp và vô giá trị”, ông Liu nói thêm.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cảnh báo, Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản không nên làm phương hại đến lợi ích của các bên thứ 3, trong đó có Trung Quốc. “Chúng tôi hy vọng, các bên liên quan có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho hoà bình và ổn định khu vực”.

Không chỉ có phản ứng tức giận bằng lời nói, Trung Quốc còn điều một loạt tàu tuần tra đến chuỗi đảo đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Theo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết, 3 tàu của Trung Quốc đã đi vào khu vực lãnh hải của Nhật Bản xung quanh chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư trong buổi sáng sớm nay (11/7).

3 con tàu trên được xác định là tàu tuần tra Yuzheng 35001, Yuzheng 204 và Yuzheng 202. "Chúng tôi đã yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi lãnh hải của chúng tôi. Yêu cầu này cũng được Bộ Ngoại giao của chúng tôi chuyển đến phía Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao”, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết thêm.

Một loạt diễn biến căng thẳng trên diễn ra đúng thời điểm quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một cuộc khủng hoảng mới vì vấn đề liên quan đến đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Ngay hôm thứ Hai đầu tuần (9/7), Bắc Kinh còn lên tiếng cảnh báo, Tokyo đừng “đùa với lửa” sau khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố trước báo giới rằng, ông đang cân nhắc khả năng quốc hữu hóa một vài đảo thuộc chuỗi Sensaku/Điếu Ngư để tăng cường khả năng kiểm soát đối với các đảo này.

Bắc Kinh nhấn mạnh, không ai được phép mua bán lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng những biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ đến cùng chủ quyền lãnh thổ”

Cả Bắc Kinh và Tokyo đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản thì gọi là Senkaku. Chùm đảo này nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan. Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku là nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ nay. Senkaku là quần đảo có nguồn cá dồi dào và có thể có cả dầu mỏ. Quần đảo này gần với các tuyến đường biển quan trọng.

Hồi tháng 9/2010, Nhật Bản từng bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc ở khu vực gần đảo Senkaku. Vụ việc này đã đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vào tình trạng căng thẳng nghiêm trọng nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Sau khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc, Bắc Kinh đã nổi giận tung ra một loạt các biện pháp đáp trả như thắt chặt các hạn chế thương mại, huỷ các cuộc tiếp xúc, trao đổi về văn hoá, chính trị... giữa hai nước. Đặc biệt, Trung Quốc còn tuyên bố ngừng việc xuất khẩu đất hiếm sang nước láng giềng. Đất hiếm rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất công nghệ cao ở Nhật Bản.

Cuộc khủng hoảng trên sau đó đã được giải quyết khi Nhật Bản thả thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc. Tuy nhiên, hai nước này vẫn thỉnh thoảng lại lục đục với nhau vì cuộc tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Gần đây, Tokyo có nhiều động thái thể hiện thái độ thách thức Bắc Kinh trong vấn đề đảo Senkaku/Điếu Ngư như tổ chức một cuộc thi câu cá ở đảo này hay đưa người ra thăm đảo.

:arrow: melinh 
Tầu Cộng được cơ hội mới ngoi lên từ sau cái bắt tay của Nixon và Mao năm 1972, chỉ là loại ngựa non háu đá, hù dọa,la hét ,nhưng vẫn chưa quên được cái nhục nhã hồi đệ II thế chiến bị quân Nhật chiếm đóng . Nhật tàn sát dân Tầu, gái tầu bị lính Nhật hiếp, nhiều cửa hàng quán xá ngay trên đất Tầu nơi có quân Nhật đóng đều treo bảng "cấm người Tầu và chó" treo ngay trước cửa .

Đánh bỏ mẹ nó cho chừa cái thói hung hăng tự cho mình là cái rốn của vũ trụ ! "trung quốc" hay "chung cuộc" bị chia năm, xẻ bẩy thành những tiểu quốc như Nga sô hiện nay .

Một dân tộc tàn ác, sống được là nhờ dối trá, lừa đảo, mua gian bán lận độc hại ...thì mầm ung thối đã có sẵn từ trong chỉ chờ thời gian của sự hủy diệt xẩy đến khi đã hội đủ nhân duyên .

Kẻ nào làm dậy sóng tạo nên bão tố ở Đại Dương thì kẻ đó sẽ bị bão tố Đại Dương nhận chìm . Chân lý này không bao giờ thay đổi !







Các tàu tuần tra của Trung Quốc vừa tới gần chuỗi đảo trung tâm của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vốn được cả Tokyo và Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Tàu Ngư Chính 204 của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Global Times
AFP dẫn lời tuần duyên Nhật Bản cho hay các tàu của Trung Quốc đi vào "những vùng nước của Nhật Bản" quanh quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông (East China Sea) vào sáng sớm hôm nay. Quần đảo này có tên là Senkaku theo tiếng Nhật và Điếu Ngư theo tiếng Trung.

Bộ ba tàu Trung Quốc được xác định là Ngư Chính 35001, Ngư Chính 204 và Ngư Chính 202. Tuần duyên Nhật Bản cho biết thêm rằng: "Chúng tôi đang yêu cầu các tàu này rời khỏi những vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia". Liên lạc với nội dung tương tự cũng được bộ ngoại giao Nhật và các kênh ngoại giao thực hiện.

Vụ việc này xảy ra trong bối cảnh các quan hệ Nhật - Trung có những căng thẳng liên quan tới Senkaku/Điếu Ngư, quần đảo nằm trong một ngư trường đánh cá lớn và có thể có trữ lượng khoáng sản có giá trị. Thành phố Tokyo mới đây công khai ý định mua lại chuỗi đảo này từ chủ sở hữu cá nhân người Nhật. Chính quyền thủ đô Nhật tuyên bố đã quyên góp được hơn 1,3 tỷ yen (khoảng 16,3 triệu USD) từ khắp cả nước để chi cho việc mua lại chuỗi đảo.
Trung Quốc ngay lập tức có phản ứng trước diễn biến trên với tuyên bố rằng Nhật Bản không có quyền mua chuỗi đảo này.
Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản và Trung Quốc dự kiến sẽ gặp gỡ trong ngày hôm nay bên lề một hội nghị của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

Các vùng nước quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư là nơi chứng kiến nhiều vụ việc liên quan tới tranh cãi chủ quyền. Cuối năm 2010, một ngư dân Trung Quốc bị bắt sau khi cho tàu đâm vào hai tàu tuần tra của Nhật.




Cuộc chạm trán ‘chủ quyền’ của Ngoại trưởng Nhật-Trung

by XuanNam - 7/11/2012



Một tàu tuần tra ngư trường Trung Quốc ở gần quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông. Ảnh do lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật chụp ngày 11/7 

Ngoại trưởng Nhật Bản và Trung Quốc có cuộc “đấu khẩu” về tranh chấp chủ quyền với nhóm đảo không người ở tại biển Hoa Đông nhưng dường như cố gắng tránh khoét sâu thêm khoảng cách từng khiến quan hệ hai nước khổng lồ châu Á nguội lạnh 2 năm trước. 

Cuộc gặp giữa hai ngoại trưởng Trung - Nhật tại thủ đô của Campuchia bên lề hội nghị khu vực diễn ra chỉ sau vài giờ khi Tokyo lên tiếng phản đối việc tàu tuần tra Trung Quốc tiến vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông. 

Tranh chấp tại Hoa Đông từ lâu là hòn đá tảng trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.

"Thông qua hợp tác cụ thể, chúng ta phải làm cho quan hệ Nhật - Trung hướng tới tương lai”, hãng tin Kyodo dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba trao đổi với người đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì khi bắt đầu cuộc gặp song phương.

"Nhưng cùng lúc đó, hôm nay, tôi muốn trao đổi thẳng thắn về một số vấn đề tồn tại giữa hai nước”, Kyodo dẫn lời ông Gemba. Theo hãng tin này, ông Gemba đã nhắc lại sự phản đối của Nhật với các hành động của tàu Trung Quốc.

Ngoại trưởng Nhật nói với báo giới sau cuộc gặp rằng: “Điều quan trọng là phản ứng bình tĩnh để quan hệ Nhật - Trung nói chung không bị ảnh hưởng”, Kyodo đưa tin.

Về phần mình, ông Dương cho hay, quan hệ Trung - Nhật (năm nay là 40 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao) đã đạt được “một số tiến bộ” kể từ đầu năm, theo tuyên bố từ phái đoàn Trung Quốc tham dự hội nghị khu vực. Ông Dương nhấn mạnh, có “một số vấn đề” trong quan hệ song phương. Vị Ngoại trưởng Trung Quốc không quên nhấn mạnh rằng, nhóm đảo ở Hoa Đông luôn là lãnh thổ Trung Quốc. 

"Ông thúc giục Nhật Bản tuân thủ các thoả thuận liên quan và nhận thức khác biệt giữa hai bên theo cách đúng đắn, trở lại con đường hợp lý để quản lý các bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn với bên Trung Quốc, đồng thời có những hành động cụ thể để duy trì các lợi ích chung của quan hệ song phương”, tuyên bố của Trung Quốc nhấn mạnh. 

Ông Dương từ chối bình luận khi được hỏi về chi tiết cuộc họp trên.

Trước đó, Nhật Bản đã thể hiện sự phản đối với đại sứ Trung Quốc ở Tokyo sau khi ba tàu ngư chính Trung Quốc tiến vào vùng biển gần nhóm đảo không có người ở gọi là Senkaku (theo tiếng Nhật) hay Điếu Ngư (cách gọi Trung Quốc). Cả Bắc Kinh và Tokyo đều khẳng định chủ quyền với nhóm đảo này.

Tuần trước, Nhật Bản cho biết đang cân nhắc kế hoạch mua lại các đảo từ nhà sở hữu tư nhân thay vì để Thị trưởng Tokyo thúc đẩy một dự kiến tương tự. Theo giới phân tích, đây là động thái có thể gây phản ứng ngược, tổn hại tới quan hệ Trung - Nhật.

No comments:

Post a Comment