BÁO NGA NHẬN ĐỊNH
NẾU CÓ CHIẾN TRANH TRUNG MỸ XẢY RA - NƯỚC TRUNG QUỐC SẼ BỊ MỸ XÓA SỔ TRONG VÒNG 1 GIỜ -BIẾN MẤT KHỎI BẢN ĐỒ THẾ GIỚI!
by Theo Hùng Cường VOV - Thứ Tư, ngày 22 tháng 1 năm 2014NẾU CÓ CHIẾN TRANH TRUNG MỸ XẢY RA - NƯỚC TRUNG QUỐC SẼ BỊ MỸ XÓA SỔ TRONG VÒNG 1 GIỜ -BIẾN MẤT KHỎI BẢN ĐỒ THẾ GIỚI!
Theo nhận định của tạp chí Expert có trụ sở đặt tại Moscow, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể bị đánh bại chỉ trong 1 giờ nếu xảy ra 1 cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược H-6K được thiết kế
theo mẫu có từ những năm 1950
Theo tạp chí Expert, công nghệ tiên tiến nhất mà các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc đang áp dụng là những công nghệ có từ năm 1991.
Trên thực tế Trung Quốc vẫn chưa thực sự xây dựng được năng lực hạt nhân “3 mũi nhọn” có khả năng thách thức Mỹ, bao gồm:
- các loại máy bay ném bom chiến lược,
- tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và
- tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Quân đoàn pháo binh số 2 cũng không thể cạnh tranh với Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân hiện có. Do đó, theo Expert, Trung Quốc có khả năng sẽ bị đánh bại trong một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện với Mỹ chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ.
Chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ có trụ sở ở Moscow nhận định rằng, tên lửa liên lục địa Đông Phong-5 (DP-5) hiện được trang bị cho Quân đoàn pháo binh số 2 có khả năng bắn tới Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ phải mất ít nhất 2 giờ chuẩn bị để có thể tiến hành phóng DF-5, như vậy cũng đồng nghĩa với việc DF-5 có thể dễ dàng bị tiêu diệt ngay khi còn ở trên bệ phóng. Trong khi đó, tên lửa DF-4 chỉ có tầm bắn 5.500 km, như vậy sẽ không thể bắn tới lãnh thổ Mỹ.
Cũng theo tạp chí Expert, Trung Quốc đang phát triển loại tên lửa DF-31A, với tầm bắn lên đến 11.000 km. Loại tên lửa này có thể đe dọa các mục tiêu thuộc vùng biển phía tây nước Mỹ, bao gồm cả thành phố Los Angeles, bang California.
Tuy nhiên, Mỹ lại có ít nhất 2.000 tên lửa đạn đạo tiên tiến có khả năng tương tự như DF-31A. Bên cạnh đó, cả DF- 31 và DF-31A bị giới hạn chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân.
Tạp chí Expert cho rằng, Trung Quốc hiện đang đầu tư nguồn lực để phát triển thế hệ tên lửa DF-41 có tầm bắn 14.000 km. Một quả tên lửa DF-41 có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, mặc dù vậy, theo các chuyên gia, quân đội Trung Quốc không thể được trang bị loại tên lửa mới này trong tương lai gần.
Theo nhận định của các chuyên gia, phải mất ít nhất từ 20 đến 30 năm để Trung Quốc có thể triển khai tên lửa đạn đạo thế hệ mới này cho tiền tuyến sau khi khởi động các cuộc thử nghiệm đầu tiên.
Đề cập đến thế hệ tầu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094 lớp Jin của Trung Quốc, bài báo cho biết, Type 094 được trang bị tên lửa JL-2 có tầm bắn 8.000km.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, tàu ngầm Type 094 chỉ có thể sánh ngang với các tàu ngầm của Liên Xô trong những năm 1970. Ngoài ra, sẽ phải mất ít nhất 5 năm nữa, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Jin đầu tiên mới có thể bắt đầu phục vụ trong biên chế hải quân Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng có 1 trung đoàn máy bay ném bom chiến lược H-6K được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là chiếc máy bay ném bom Tupolev Tu- 16 của Liên Xô – loại máy bay lần đầu tiên được sản xuất vào những năm 1950.
Theo tạp chí Expert, dù H-6K đã được nâng cấp với động cơ D- 30KP và tên lửa hành trình CJ- 10 nhưng Trung Quốc vẫn chưa thể phát triển loại đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ để trang bị cho loại máy bay ném bom chiến lược này./.
Theo Hùng Cường VOV
Mỹ sẽ bán tiêm kích F-16 cho Đài Loan?
Không quá “hầm hố” nhưng máy bay F-16 đã trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa Mỹ, Đài Loan và Trung Quốc trong những ngày gần đây. Mới đây, hôm 18 tháng 5, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu yêu cầu chính quyền Tổng thống Obama cung cấp 66 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan. Động thái này của Hoa Kỳ được cho là đã “đổ thêm dầu vào lửa” khi mà Trung Quốc đang trên đà tăng cường nguồn ngân sách cho quốc phòng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trên thực tế, chi tiêu quân sự của Bắc Kinh còn ở một khoảng cách xa sau lưng Mỹ nếu như không muốn nói là còn lâu mới có thể đuổi kịp.
Trước động thái này, Trung Quốc, thông qua các kênh ngoại giao đã bày tỏ sự không hài lòng đối với Hoa Kỳ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (Hong Lei) nói rằng quân đội Hoa Kỳ đã “tưởng tượng” ra kịch bản của một cuộc Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc và “rêu rao”, cường điệu hóa về mối đe dọa quân sự của quốc gia Đông Á này. “Thực tế, Trung Quốc phát triển lực lượng quân sự là nhằm mục đích bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ chứ không nhằm vào quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào" - Ông Hồng nói.
Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc
Theo một báo cáo mới đây của Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang sử dụng nguồn ngân sách quân sự “dồi dào” của mình, khai thác công nghệ phương Tây để phát triển công nghệ tên lửa đối hạm tiên tiến và vũ khí chiến tranh trong không gian mạng.
Đồng thời, báo cáo cũng khẳng định rằng, các hoạt động tình báo gián điệp của Trung Quốc đang đe dọa đến nền an ninh và kinh tế Hoa Kỳ.
Giới chức quân sự Hoa Kỳ lo ngại rằng việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các tàu ngầm hiện đại và tạo ra các máy bay chiến đấu sử dụng công nghệ tàng hình tiến tiến, nhiều khả năng là để trang bị cho tàu sân bay đầu tiên Thi Lang của nước này là nhằm mục đích hạn chế tầm ảnh hưởng của Hải quân Mỹ trong khu vực tranh chấp với Đài Loan.
Trung Quốc sẽ đóng thêm hai tàu sân bay?
Ông Thái Đắc Thắng (Tsai Teh-sheng), Cục trưởng Cục an ninh Đài Loan ngày hôm qua (21 tháng 5) đã báo cáo với Quốc hội hòn đảo này rằng Trung Quốc đã có kế hoạch đóng thêm 2 tàu sân bay nữa ngoài chiếc thứ nhất (Varyag) mua lại của Liên Xô cũ đang được chạy thử trên biển.
Ông Thái cho biết, công việc đóng hai tàu chiến này sẽ lần lượt được bắt đầu vào các năm 2013 và 2015, với thời hạn chuyển giao là 2020, 2022 và sẽ chạy bằng năng lượng thông thường.
Mỹ tin rằng trong năm qua, Trung Quốc đã chi hơn 180 tỷ đôla cho mục đích quốc phòng, cao hơn rất nhiều so với con số mà Bắc Kinh công bố mới đây là 106 tỷ đôla.
Tàu khu trục Type-054A mang số hiệu 529, có tên Châu Hán.
Trong cuộc phỏng vấn với một trong những tờ báo hàng đầu nước Nga Nezavisimaya Gazeta, Giáo sư Yakov Berger, một chuyên gia nghiên cứu chiến lược thuộc Viện Ngiên cứu Viễn Đông – Nga cho rằng:
"Không ai biết về khoản ngân sách thực sự mà Trung Quốc dành cho quốc phòng. Nếu như tính đến giá trị sử dụng, thì những con số thật có thể lớn hơn nhiều so với con số được công bố, nhưng lại ít hơn con số cung cấp cho phía Mỹ”.
"Tuy nhiên, chi tiêu quân sự của Trung Quốc không thể so sánh được với Mỹ - chiến lược gia người Nga khẳng định:
“Nếu (TQ) tiến hành một cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ thì điều đó chẳng khác nào tự sát"
Hải quân Trung Quốc thường hay tiến hành huấn luyện tác chiến cách bờ biển khoảng 30 dặm.
Chiến lược của Bắc Kinh dựa trên một thực tế rằng Trung Quốc đang chơi một ván cờ lật ngửa với kỳ thủ không chỉ là:
- Hoa Kỳ, mà còn là
- Liên minh châu Âu, là
- các nước láng giềng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trên trang web của tờ Nhân dân nhật báo - cơ quan của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, một vị tướng nghỉ hưu của Trung Quốc đã đưa ra những lý lẽ:
"Vị thế của Trung Quốc ở ở vùng biển phía Nam liệu có phải được tăng cường là do đưa vào vận hành tàu sân bay đầu tiên Thi Lang? Quân đội cho biết rằng các tàu sân bay có thể mất đến hai tuần để tới được các khu vực xung đột. Tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp phản ứng nhanh chóng một khi xung đột xảy ra, có thể chỉ trong vòng vài phút.”
Những tàu hộ tống tên lửa hiện đại của hải quân Trung Quốc
Tóm lại, Bắc Kinh, nên kiềm chế những bước đi quyết liệt, phải xem xét tính toán các cách thức khác nhau để có thể đáp ứng kịp thời với các mối đe dọa đến lợi ích của mình, vị tướng này kết luận.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho rằng các kế hoạch quân sự của Trung Quốc chủ yếu là nhằm vào Đài Loan. Vì không được phép sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan, nên trước mắt, Trung Quốc đang đầu tư một cách mạnh mẽ cho ngành công nghiệp quốc phòng trong trường hợp chiến sự bùng nổ ở eo biển Đài Loan.
Mỹ sẽ "không thể để bạn của bạn phải đối mặt với các đe dọa từ Trung Quốc"?
Trên thực tế, Bắc Kinh, Washington và Đài Bắc luôn tuân thủ một cách “nghiêm ngặt” các chính sách để duy trì tình trạng ổn định như từ trước đến nay và không muốn làm cho tình hình thêm căng thẳng.
Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa với đa số ghế trong Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu yêu cầu chính quyền của Tổng thống Barack Obama bán 66 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan cùng với việc nâng cấp các máy bay hiện thời của Không quân nước này, theo một thoả thuận trị giá 5,85 tỷ đôla hồi tháng 9 năm ngoái.
Theo báo cáo của AFP, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama không muốn làm trầm trọng thêm tình hình và hiện tại, Mỹ cũng chưa có quyết định chính thức thông qua việc bán các máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.
Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đưa ra lời kêu gọi "không thể để "bạn" của Mỹ phải đối mặt với các đe dọa từ Trung Quốc" cùng với lập luận quan trọng: hợp đồng bán máy bay chiến đấu sẽ tạo ra công ăn việc làm cho lao động ở Texas cũng như các tiểu bang khác.
Trịnh Tuân (Theo militaryparitet)
Theo:
http://www.quehuongngaymai.com/
Dogfights-The Fifth Generation Aircraft
(Dogsfights Of The Future)
USA: Weapons - X-37B
USA: Weapons
ĐỌC TIẾP:
- TRUNG CỘNG sẽ đại bại nếu đụng độ sức mạnh Nhật Bản – Mỹ:
- Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ tự sát nếu chống lại Hoa Kỳ
- Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ tự sát nếu chống lại Hoa Kỳ
- Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ tự sát nếu chống lại Hoa Kỳ
- “Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ tự sát nếu chống lại Hoa Kỳ”
- Chuyên gia Nga: Trung Quốc sẽ tự sát nếu chống lại Hoa Kỳ
Chuyên gia Nga nói tường tận về chiến lược hải quân của TC
by Thứ tư 30/11/2011 08:04Hải quân Trung Quốc đang thực thi những chiến lược và nhiệm vụ cụ thể để vươn mạnh ra đại dương.
Tờ “Bình luận quân sự độc lập” Nga đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Alexander Shihundorf và Nicholas Jiebin của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản - Viện Viễn Đông – Viện Khoa học Nga cho rằng, do sức mạnh Hải quân Trung Quốc được tăng cường, phòng tuyến trên biển của TQ tiếp tục mở rộng và củng cố, tiền tuyến phòng thủ trên biển cũng bắt đầu mở rộng ra đại dương.
Ba hạm đội trên biển
Các chuyên gia Nga cho rằng, Hải quân là một trong ba quân chủng lớn độc lập của Quân đội Trung Quốc, có trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân nằm tại Bắc Kinh. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London-Anh thống kê cho hay, đến năm 2010, Hải quân Trung Quốc có tổng số 215.000 quân, lực lượng dự bị có tính tổ chức là 40.000 quân.
Các binh chủng chủ yếu bao gồm lực lượng tàu nổi, lực lượng tàu ngầm, lực lượng không quân, lực lượng phòng thủ bờ biển và lực lượng thuỷ quân lục chiến, ngoài ra còn có lực lượng phòng không, lực lượng đặc nhiệm, cơ quan hậu cần.
Về thể chế tổ chức, Hải quân Trung Quốc do 3 hạm đội cấu thành, gồm: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Hạm đội là quân đoàn chiến dịch, chiến lược chính của Hải quân Trung Quốc, Thủy cảnh khu là binh đoàn chiến thuật, chi đội tàu chiến (tương đương trung đoàn) và đại đội tàu chiến (tương đương tiểu đoàn) là lực lượng chiến thuật.
Hạm đội Hải quân Trung Quốc có các khu vực hoạt động là các vùng biển tương ứng hay vùng biển xa chiến lược, mỗi hạm đội thực hiện nhiệm vụ trong một khu vực phòng thủ nhất định, trong thời bình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, khi chiến tranh xảy ra làm nhiệm vụ tác chiến.
Theo các chuyên gia Nga, Hạm đội Bắc Hải có tiền duyên khu vực hoạt động từ đường bờ biển biên giới Trung-Triều (sông Áp Lục) đến thành phố cảng Liên Vân, giáp giới với Quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Tế Nam, kéo ra phía đông, bao gồm biển Bột Hải và Hoàng Hải. Hạm đội Bắc Hải có 9 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh ở Thanh Đảo và các căn cứ ở Lữ Thuận và Uy Hải.
Hạm đội Đông Hải có khu vực hoạt động từ thành phố cảng Liên Vân đến huyện Đông Sơn, điểm cực nam của tỉnh Phúc Kiến, giáp giới với Quân khu Nam Kinh, kéo sang phía đông, bao gồm biển Hoa Đông. Hạm đội Đông Hải có 7 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh tại Ninh Ba và các căn cứ ở Thượng Hải, Hàng Châu, Ôn Châu, Phúc Châu, Hạ Môn.
Hạm đội Đông Hải tập trận
Còn khu vực hoạt động của Hạm đội Nam Hải được tính từ huyện Đông Sơn – Phúc Kiến đến biên giới Trung-Việt, bao gồm các tỉnh, thành phố duyên hải Trung Quốc, Đặc khu Hành chính Hồng Kông, biển Đông, eo biển Đài Loan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippinese và kéo ra ngoài biển.
Chiến lược chủ yếu
Chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu giai đoạn một của Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc là tạo điều kiện giữ vững tăng cường sức chiến đấu một cách ổn định, xây dựng được cụm chiến đấu tàu chiến có mô hình tác chiến tốt, hoạt động có hiệu quả trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, gồm đảo Ryukyu, quần đảo Philippinese, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.
Mục tiêu giai đoạn hai của Kế hoạch này là, đến năm 2016, tăng cường mạnh mẽ sức chiến đấu cho Hải quân Trung Quốc, có thể tiến hành hoạt động hiệu quả ở phạm vi chuỗi đảo thứ hai, hoạt động tự do ở quần đảo Kuril, đảo Okinawa, quần đảo Mariana, quần đảo Caroline, New Guinea, biển Nhật Bản, biển Philippinese và quần đảo Indonesia.
Về lý luận, Hải quân Trung Quốc coi chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai là khu vực địa lý cơ bản của phòng tuyến trên biển Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích chi tiết các chiến dịch quân sự của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là chiến tranh Iraq và Nam Tư, các nhà lý luận quân sự Trung Quốc đã đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược quân sự quốc gia giai đoạn mới, trong đó một nội dung chủ yếu là chủ động phòng ngự.
Dựa trên chiến lược phòng ngự chủ động trên biển tương ứng, Hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại sự xâm lược biển gần từ đại dương, bảo đảm phòng không duyên hải và phòng ngự chống đổ bộ, ngăn chặn đối phương chiếm ưu thế chủ đạo ở khu vực duyên hải Trung Quốc, thiết thực bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển;
tạo điều kiện an ninh để bảo vệ các hoạt động trên biển cũng như các hoạt động khác của Trung Quốc ở lãnh hải, khu kinh tế, thềm lục địa và khu vực biển xa; tạo điều kiện tốt cho các quân chủng khác hoạt động ở hướng duyên hải; bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển quan trọng; bảo đảm an ninh trên biển cho các tàu thuyền và cơ sở dân sự của Trung Quốc.
Lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cần tiến hành ngăn chặn hạt nhân tin cậy, đề phòng xâm lược hạt nhân và chiến tranh quy mô lớn có sử dụng vũ khí thông thường, bao gồm vũ khí chính xác cao có hiệu quả tác chiến tương đương vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Nguyên tắc chỉ đạo chiến lược phòng ngự chủ động của Hải quân Trung Quốc còn yêu cầu phối hợp hiệu quả và tiến hành các hành động trên biển, quy định các loại hình tác chiến tiến công và phòng ngự, chủ yếu là tổ chức phong toả trên biển và chiếm đoạt đảo, tiến hành nhảy dù và tác chiến đổ bộ, phá hoại tuyến đường giao thông trên biển, tiến hành tấn công các mục tiêu của đối phương trên biển, tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến của đối phương, bảo vệ các căn cứ cảng biển đóng quân, tiến hành tác chiến phòng không và chống đổ bộ, bảo đảm an toàn hàng hải.
Nhiệm vụ chính trị ở nước ngoài
Các chuyên gia Nga cho rằng, cùng với sự phát triển của lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển và việc triển khai tuần tra chiến đấu thông thường của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược của Trung Quốc, bảo đảm cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược tác chiến ổn định ở khu vực triển khai, hoàn thành thuận lợi phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm - một trong những chức năng chính của Hải quân Trung Quốc.
Với việc tăng cường uy tín và ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc và tiếng nói của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế khác tăng lên, Hải quân Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiệm vụ hỗ trợ Liên Hợp Quốc tiến hành các hoạt động gìn giữ hoà bình, gây sức ép cho các bên xung đột thực hiện hoà bình.
Căn cứ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc
Nhiệm vụ này đã được ghi nhận trong các thoả thuận quốc tế song phương hoặc đa phương. Thông qua phương thức tổ chức tập trận chung trên biển với nước khác, Hải quân Trung Quốc thực hiện chức năng quốc tế này, bao gồm tập trận cứu trợ trên biển, sơ tán các thuyền viên gặp nạn, ứng phó với sự cố kỹ thuật, vận chuyển vật tư nhân đạo và trang bị hạng nặng, giúp tái thiết các công trình và nhà ở khu vực thiên tai. Tiến hành hợp tác tấn công cướp biển hay độc lập tiến hành hộ tống cũng có tác dụng quan trọng.
Với việc sức mạnh tổng thể và vị thế cường quốc thứ hai thế giới của Trung Quốc được nâng lên, Hải quân Trung Quốc còn đảm đương nhiệm vụ phô trương sức mạnh của Trung Quốc với bên ngoài, qua đó bảo đảm cho Trung Quốc hiện diện quân sự ở các đại dương trên thế giới (có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Trung Quốc), tập trung thông qua các hoạt động có tính chất phi quân sự để tuyên truyền phương châm chính trị của Trung Quốc, gây ảnh hưởng lên các nước khác.
Đặc điểm có tính chất quân sự rõ ràng chủ yếu là tập trận, huấn luyện và tiến hành các chuyến thăm, trong đó bao hàm nhân tố sử dụng hoặc răn đe sử dụng vũ lực nhằm tác động đến một quốc gia hay nhóm quốc gia nào đó, buộc đối phương phải nhượng bộ. Hơn nữa trong tương lai không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực.
Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay
Theo các chuyên gia Nga, để loại bỏ tính chất can dự của khái niệm “điều động binh lực”, các nhà hoạt động quân sự Trung Quốc thường nhấn mạnh, hành động này không nhằm để bảo đảm sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước ngoài, mà nhằm có được khả năng điều động binh lực tới các khu vực đặc biệt.
Báo cáo về sức mạnh quân sự Trung Quốc hàng năm của Mỹ cho rằng, cấp cao Trung Quốc từng nhấn mạnh, khả năng điều động binh lực là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sức mạnh quân sự và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Theo đó, cần sử dụng các biện pháp có thể, nhanh chóng nâng cao khả năng tiến hành cơ động nhanh chóng lực lượng và vũ khí của quân đội ở tất cả các hướng lục, hải, không quân.
Những năm gần đây, Trung Quốc và các nước Đông Á, Đông Nam Á khác xảy ra xung đột ngày càng kịch liệt trong tranh chấp chủ quyền biển đảo và khai thác tài nguyên ở thềm lục địa. Các nước này không chỉ được Mỹ ủng hộ, mà còn được Mỹ cam kết bảo vệ quân sự, khiến cho Trung Quốc phải thận trọng hơn khi quy hoạch khu vực phòng thủ của các hạm đội;
căn cứ vào tình hình khách quan như sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực về quân sự, chính trị và kinh tế, sự xuất hiện của vũ khí mới, sự tăng cường sức chiến đấu của vũ khí trang bị hải quân và phương thức sử dụng mới, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tương ứng một cách thích hợp.
Vịnh Bột Hải, Hoàng Hải và eo biển Đài Loan
Các chuyên gia Nga cho rằng, vịnh Bột Hải có vị trí địa lý, hình dáng đặc biệt, đã trở thành khu vực phòng thủ trên biển rất tốt, không những khiến cho các tàu nổi và tàu ngầm của đối phương khó tiếp cận được, hơn nữa còn là khu vực phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm khá lý tưởng.
Đồng thời, tàu chiến Trung Quốc có thể tự do ra vào biển Hoàng Hải, hỗ trợ cho Hạm đội Bắc Hải có thể kiểm soát hiệu quả Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Hải quân Hàn Quốc và các hoạt động của tàu chiến Mỹ (triển khai ở các căn cứ tại Nhật Bản) ở biển Hoàng Hải.
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược 094
Do Mỹ-Nhật triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến, cộng với khả năng tham gia của Hàn Quốc, một nhiệm vụ rất quan trọng khác của Hạm đội Nam Hải là ngăn chặn tàu chiến của các nước này tiến vào khu vực có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa của Trung Quốc.
Các chuyên gia Nga cho biết, vấn đề Đài Loan vẫn là vấn đề mà Trung Quốc rất lo ngại và tiếp tục quan tâm, mặc dù những năm gần đây, bầu không khí căng thẳng hai bờ đã giảm xuống rõ rệt. Mặt khác, chính phủ Tổng thống Obama tuyên bố chuẩn bị bán cho Đài Loan vũ khí trị giá lên tới gần 6 tỷ USD, bao gồm UH-60, hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3, tên lửa chống hạm Harpoon.
Để ủng hộ Đài Loan xây dựng hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo và trinh sát tự động hoá, Mỹ còn cung cấp cho Đài Loan hệ thống xử lý thông tin đa năng phức tạp nhất về công nghệ. Ngoài ra, Mỹ còn chuyển nhượng không hoàn lại cho Hải quân Đài Loan tàu quét mìn hiện đại.
Điều làm cho Trung Quốc bất an hơn là, Đài Loan còn gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến của Mỹ-Nhật.
Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp ứng phó, ngăn chặn các thế lực bên ngoài can thiệp, chỉ rõ cần toàn lực ngăn chặn Mỹ cuốn vào xung đột eo biển Đài Loan trong bất cứ tình huống nào.
Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, để ứng phó với mối đe doạ Mỹ can thiệp vấn đề Eo biển Đài Loan, cần phải tiếp tục ra sức tăng cường sức mạnh hải quân, đặc biệt là mở rộng phạm vi đáp trả, bảo đảm có được khả năng tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến đối phương khi tiếp cận khu vực tác chiến Tây Thái Bình Dương, đồng thời tích cực xây dựng cụm chiến đấu tàu chiến duyên hải của Trung Quốc.
Trung Quốc sử dụng “lực lượng chống can dự” chủ yếu nhằm ngăn chặn thế lực bên ngoài can thiệp xung đột eo biển Đài Loan, được sử dụng các loại lực lượng, vũ khí để tiến hành các hoạt động phong toả, bảo đảm đoạt được quyền kiểm soát khu vực eo biển Đài Loan, ngăn chặn cụm chiến đấu tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực chiến đấu theo giả thiết hoặc thực tế.
Để hoàn thành nhiệm vụ chống can dự, Trung Quốc có kế hoạch sử dụng toàn diện các lực lượng, vũ khí trang bị, sử dụng các thủ đoạn như trên không, mặt biển, dưới biển, phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy, tác chiến điện tử và tác chiến thông tin, xây dựng và hoàn thiện sách lược vận dụng linh hoạt các lực lượng và vũ khí trang bị, cuối cùng hình thành hệ thống tác chiến đa tầng độc lập với nhau, bảo đảm cho khu vực hoạt động có hiệu quả của Trung Quốc bao trùm Tây Thái Bình Dương - vùng biển nước sâu trên 1.500 km.
Giáo sư Đại học Quốc phòng Mỹ Bernard Coward cho rằng, trong 10 năm tới, cùng với Không quân, Hải quân Trung Quốc vẫn sẽ là công cụ chủ yếu tác động đến nhà cầm quyền Đài Loan.
Tập trận phóng thẳng tên lửa
Nếu Trung Quốc có thể triển khai thuận lợi tuần tra và phong toả cho dù chỉ có hơn 10 tàu ngầm hạt nhân đa năng, duy trì trong vòng 1 tháng, Đài Bắc chắc chắn sẽ đưa ra quyết định tốt nhất là đàm phán với Bắc Kinh, chứ không triển khai các hoạt động chiến đấu quy mô lớn.
Nhưng các nhà lý luận quân sự TQ hoàn toàn không loại trừ khả năng thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, đồng thời tính đến phương án hành động tác chiến liên hợp giữa các quân chủng, bảo đảm toàn diện tiến hành đổ bộ liên hợp hải, không quân ở ven bờ Đài Loan.
Trong các chiến dịch đổ bộ bờ biển, Hải quân sẽ đóng vai trò mang tính quyết định, Lục quân, Không quân và Lực lượng Nhảy dù Bộ binh Trung Quốc cũng sẽ tham gia. Hải quân cần bảo đảm các trang bị đổ bộ trên biển, hộ tống lực lượng đổ bộ đến khu vực đổ bộ, chiếm lấy trận địa trên bờ biển, đồng thời tạo điều kiện có lợi cho Lực lượng đổ bộ của Hải quân,
Lực lượng Nhảy dù Bộ binh của Không quân đổ bộ ở ven bờ Đài Loan, yểm trợ cho lực lượng đổ bộ phòng bị sự tấn công từ trên biển và trên không của đối phương, bảo đảm an ninh trên biển và trên không cho khu vực xuất phát, vùng biển vượt qua và khu vực đổ bộ, chế áp lực lượng phòng ngự chống đổ bộ của đối phương, triển khai các hành động chống tàu ngầm, quét mìn, ủng hộ và bảo đảm cho đổ bộ chiếm đóng bờ biển, đồng thời tích cực cấp cứu và sơ tán thương binh.
Biển Hoa Đông - cửa ngõ trên biển
Các chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu chủ yếu của chiến lược xây dựng hiện đại hoá và phát triển lâu dài của Hải quân Trung Quốc là tăng cường sức chiến đấu cho các lực lượng, nâng cao và hoàn thiện trình độ xây dựng các lực lượng có chất lượng, bảo đảm ngăn chặn Mỹ can thiệp vào tình hình khó dự đoán ở eo biển Đài Loan.
Trong đó, nhiệm vụ quan trọng và thực tế hơn là ngăn chặn quân đội Mỹ điều động lực lượng tới khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chủ yếu là biển Hoa Đông, đặc biệt là eo biển Đài Loan và vùng biển xung quanh.
Hộ tống trên đại dương
Chuyên gia Nga cho rằng, biển Hoa Đông luôn được coi là cửa ngõ trên biển của Trung Quốc, hiện biển Hoa Đông cũng được Trung Quốc gọi là khu vực quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược mang tính nguyên tắc đối với việc bảo đảm an ninh quân sự quốc gia.
Biển Hoa Đông hội tụ nhiều tuyến đường giao thông trên biển quan trọng, có tài nguyên hải sản và nghề cá phong phú, khu vực thềm lục địa còn có trữ lượng dầu khí và kim loại hiếm phong phú.
Tại khu vực này, Trung-Nhật luôn có xung đột gay gắt trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư. Mùa hè năm 2010, tàu chiến của Cục Bảm đảm An ninh Biển Nhật Bản đã dùng vũ lực bắt giữ tàu cá và thuyền viên của Trung Quốc, khiến cho quan hệ hai nước tụt dốc nhanh chóng. Tàu chiến hai nước thường xuyên đối mặt và không nhượng bộ lẫn nhau tại khu vực này.
Hải quân lục chiến tập trận đột kích trên biển
Quy mô hiện diện của tàu chiến TQ ở biển Hoa Đông, gần đảo Điếu Ngư lớn hơn một chút so với Nhật Bản, hơn nữa tàu chiến Trung Quốc hầu như thường trú ở đó.
Để xác lập đặc quyền của mình ở khu vực thềm lục địa biển Hoa Đông, gần đây Trung Quốc tích cực khảo sát và nghiên cứu tình hình đáy biển Hoa Đông, phía chính quyền giải thích là hoạt động này nhằm thăm dò dầu khí, nhưng trên thực tế còn có thể là đang xây dựng sơ đồ chi tiết về sự thay đổi độ sâu đáy biển và thềm lục địa đáy biển. Điều này rất quan trọng trong bảo đảm cho hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc.
Chuyên gia Nga cho rằng, đầu năm 2010, 10 tàu chiến Hải quân Trung Quốc (gồm tàu khu trục trang bị tên lửa) đã đi vào khu vực đảo cực nam của Nhật Bản về phía tây, máy bay trực thăng tuần tra của Trung Quốc 2 lần bay sát trên không gần tàu khu trục Nhật Bản.
Một khi Trung-Nhật bùng phát xung đột, và lại không thể nhanh chóng hoà giải, Mỹ có thể can thiệp. Trong tình hình đó, sự phát triển của tình hình sẽ rất nguy hiểm, quy mô chiến tranh khu vực có thể sẽ mở rộng. Trên thực tế, đằng sau tranh chấp trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư, đã phát hiện 4 mỏ dầu khí lớn ở khu vực thềm lục địa của hòn đảo này.
Thường xuyên tập trận đổ bộ
Các chuyên gia nhận định, trữ lượng dầu khí của nó có thể sẽ đóng vai trò tương đối quan trọng đối với cung ứng năng lượng cho Trung Quốc hoặc Nhật Bản trong thời gian khá dài. Mặc dù năm 2006, Trung-Nhật từng đạt được thoả thuận gác lại tranh chấp, cùng khai thác các hòn đảo tranh chấp, nhưng xung đột nghiêm trọng giữa hai bên đến nay vẫn chưa chấm dứt.
Biển Đông và eo biển Malacca
Các chuyên gia Nga cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài, đặc biệt là năng lượng, thiết bị công nghệ cao và linh kiện có liên quan.
Tuyến đường giao thông trên biển chủ yếu để đưa dầu mỏ nhập khẩu từ vịnh Péc-xích về Trung Quốc, phải chạy qua Eo biển Malacca và biển Đông, đây cũng là tuyến đường quan trọng chiến lược để hàng hoá Trung Quốc đi ra thị trường thế giới.
Tàu chiến Lan Châu và Côn Lôn Sơn hoạt động trên Ấn Độ Dương
Vì vậy, hai khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc. Nếu phong toả eo biển Malacca có thể phá hoại tự do thương mại của tuyến đường giao thông ở biển Đông, chắc chắn khiến cho kinh tế Trung Quốc rơi vào khó khăn, cuối cùng đe doạ đến sự ổn định của Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng, Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy hoà bình. Để bảo đảm hệ thống căn cứ cảng trong khu vực hoạt động ngày càng mở rộng của cụm chiến đấu Hải quân Trung Quốc, Trung Quốc không chỉ tích cực tiến hành xây dựng hiện đại hoá các căn cứ hải quân hiện có, mà còn đang xây dựng các căn cứ mới và căn cứ tiền duyên.
Hiện nay, căn cứ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc được xây dựng ở vịnh Á Long, khu vực lân cận Tam Á, tỉnh Hải Nam. Ở đây bảo vệ nghiêm ngặt, có thể đồng thời neo đậu một số tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân đa năng, cũng như các tàu nổi cỡ lớn như tàu sân bay.
Các công trình ngầm của căn cứ đầy đủ, có thể bảo đảm cho tàu ngầm đa năng phóng ra biển qua 3 đường hầm, bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển rất quan trọng. Công trình này không chỉ có thể bảo đảm khả năng sinh tồn và tính ổn định trong chiến đấu khá cao của tàu ngầm Trung Quốc, hơn nữa còn có thể bí mật triển khai cụm tấn công tàu ngầm, răn đe đối phương tại khu vực chiến lược quan trọng nhất, đặc biệt là biển Đông.
Các chuyên gia Nga cho rằng, gần đây Trung Quốc còn coi trọng vấn đề xây dựng căn cứ neo đậu của hải quân ở ven bờ Ấn Độ Dương. Để củng cố vị thế của mình ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã ký thoả thuận với Sri Lanka cung cấp viện trợ kinh tế xây dựng khu cảng biển Hambantota, tích cực viện trợ xây dựng cảng biển container và hạ tầng cơ sở tương ứng.
Tên lửa hạm đối không SA-N-6 trang bị cho tàu chiến 051C
Động thái tham gia xây dựng cảng nước sâu Gwadar – Pakistan của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Cảng biển này có vị trí chiến lược rất quan trọng, cách biên giới Pakistan và Iran chỉ 70 km, cách eo biển Hormuz 400 km, là nơi tuyến đường biển xuất khẩu dầu mỏ của các nước vùng Vịnh phải đi qua.
Hải quân Trung Quốc nếu đóng quân tại cảng biển này, sẽ bảo đảm an toàn cho tuyến đường biển nhập khẩu dầu mỏ của mình, đồng thời kiểm soát tuyến đường biển cung ứng dầu khí của các nước Đông Nam Á, hơn nữa phần nào còn có thể hạn chế tự do hoạt động của Hải quân Mỹ.
by (09/22/2012) Tác giả : Vi Anh - Labels: Trung Cộng
Làm hùm làm hổ, lấy thịt định đè người, ỷ cả vú lấp miệng em đối với các nước nhỏ ở Á châu Thái Bình Dương, CS Bắc Kinh quên một điều của túi khôn bình dân ngàn đời của người Trung Hoa đã dạy, “mãnh hổ nan địch quần hồ”. Và CS Bắc Kinh cũng quên lời dặn dò của Ô. Đặng tiểu Bình, người đã cứu sống CS Trung Quốc sau khi chủ nghĩa CS thất bại thể thảm ở Đông Âu và Liên xô. Ông Bình dặn rằng phải tỏ ra âm thầm trong chánh trị ngoại giao và quân sự hải ngoại để tăng gia kinh tế.
Thế mà cái bịnh kinh niên Thiên Triều và cơn say nước lớn của các “ông trời con” ở Bắc Kinh đùng đùng nổi dậy, khi tiến lên hàng siêu cường kinh tế số hai trên thế giới. Họ cho quậy đụt nước biển đảo của các nước A châu Thái Bình Dương.
Ngoại Trưởng Dương khiết Trì của TC trong một cuộc quốc tế bỏ phòng họp ra ngoài, chỉ vào mặt các ngoại trưởng các nước của ASEAN bị TC lấn đảo chiếm biển, cảnh cáo đừng quên Trung Quốc là một nước lớn.
Kiểu ăn nói trịch thượng thể hiện thái độ hành động bá quyền, bành trứơng cố hữu của quân Tàu coi những nước lân bang là man di mọi rợ. Kiểu ăn nói theo kiểu “thiên triều đó” đã đẩy các nước Á châu Thái Bình Dương vào vòng tay Mỹ. Cái kiểu suy nghĩ và hành động “lớn xác hơn lớn đầu” đó đã vô tình giúp cho Mỹ có thêm thế lực đa quốc gia để bao vây chánh trị, quân sự và kinh tế vơi hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Mỹ thành lập, loại TC ra ngoài, khi TC rõ rệt đã trở thành đối thủ đáng gờm của Mỹ.
Chưa đã nư hống hách, say sưa thiên triều CS Bắc Kinh còn tung hàng chục ngàn tàu hải giám, tàu xưởng, tàu đánh cá vào Biển Đông của VN và Biển Tây của Phi luật tân. Và mới đây CS Bắc Kinh tung hàng ngàn tàu vào Biển của Nhựt khi Nhựt sắp hoàn tất thủ tục mua từ tư nhân Nhựt ba hòn đảo Senkhaku để quốc hữu hoá đảo và biễn này hầu thêm lý do vũng chắc để bảo vệ trước sự xâm lấn của TC.
Chưa đã nư khi tràn ngập, chạy đục nước biển Nhựt, TC còn khai thác tinh thần đại Hán, xúi dân Trung Quốc biểu tình bài Nhựt khắp các thành phố lớn của TQ. Tình hình Trung Nhựt căng thẳng đến nổi Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ phải bay sang Tokyo và Bắc Kinh, lên tiếng can gián, yêu cầu tư chế, không để tình hình vượt ngoài vòng kiểm soát có thể đưa đến xung đột võ trang. Tại Bắc Kinh Ông tham dự các cuộc họp với Bộ QP/TC nhằm giảm bớt sự nghi ngại của Trung Quốc, về ý định của Hoa Kỳ nhằm chuyển đổi trọng tâm hoạt động của quân đội sang vùng Thái Bình Dương.
Nhưng nói thì nói theo kiểu ngoại giao để giành chánh nghĩa như vây, chớ Mỹ rất thực dụng, muốn có hoà bình, muốn củng cố hoà bình là phải chuẩn bị chiến tranh với anh TC lớn xác mà nhỏ đầu này.
Bộ Quốc Phòng Mỹ đang lên kế hoạch thiết lập một hệ thống lá chắn tên lửa mới ở châu Á được cho là để đối phó với những mối đe dọa từ Triều Tiên cũng như các khả năng tên lửa mới của TC. Mỹ và Nhật đang thảo luận việc bố trí thêm một dàn radar báo động từ xa trên một hòn đảo ở phía Nam Nhật và một dàn khác có thể một nước ở Đông Nam Á liên kết với các tàu phóng thủ tên lửa và hệ thống đánh chặn trên đất liền.
Bộ quốc phòng Mỹ ủy thác cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc Tế (CSIS), CSIS kết luận với khuyến cáo Hoa Kỳ cần chuẩn bị cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc. Ủy ban Vũ trang Hạ viện Mỹ mời CSIS ra điều trần. Bản báo cáo nhấn mạnh Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác hiện đang phải đối mặt, chính là việc sức mạnh và ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc.
Báo cáo khuyến cáo cần lập căn cứ thường trực cho một phi đội máy bay ném bom tại Guam cũng như xúc tiến các máy bay do thám có người lái và không người lái tại khu vực. Hơn nữa, bản báo cáo còn khuyến nghị việc Mỹ tăng cường hiện diện quân đội tại đây, bao gồm cả việc đồn trú thêm 2.500 lính thủy đánh bộ tại Australia.
Kết quá nghiên cứu có tính lý thuyết, quan niệm chiến lược hẵn những nhà làm chánh sách chánh trị, quân sự Mỹ đã có từ lâu, bây giờ mới cho công chúng biết khi mà việc chuyển trục quân sự Mỹ sang Thái Bình Dương Mỹ đã làm gần xong rồi. Mục tiêu không nói ra nhưng ai cũng phải thấy Mỹ bao vây TC chẳng những trên phươg diện quân sự mà trên kinh tế nữa.
Ý thức hệ cho quân nhân, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Panetta trong một buổi lễ long trọng 1099 sĩ quan hải quân tốt nghiệp ra trường Học Viện Hải Quân ở thành phố Annapolis, tiểu bang Maryland, tuyên bố trong bài diễn văn rằng,“Quân đội của TQ đang bành trướng và hiện đại hóa. Chúng ta phải đề cao cảnh giác. Chúng ta phải mạnh. Chúng ta phải sẵn sàng đối phó với mọi thách thức."
Và sau đó tại diễn đàn thường niên về an ninh Châu Á, còn gọi là Đối thoại Shangri-La ở Singapore Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố “từ nay cho đến 2020, hải quân sẽ tái phối trí lực lượng từ tỷ lệ khỏang 50%-50% hiện thời giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sang 60%-40% ưu tiên cho Thái Bình Dương – kể cả sáu hàng không mẫu hạm cũng như đa số tàu chiến và tàu lặn của chúng tôi.”
Ít ai ngờ, trong chuyền công du đầu tiên sang VN, từ hội nghị Shangri-La ở Singapore TT /QP Mỹ đến thăm Vịnh Cam Ranh. Đó là một căn cứ hải quân trọng yếu trong thời Chiến Tranh VN, không phải cho quân lực Mỹ ở VN mà cho tòan vùng Đông Nam Á của Mỹ.
Tháng Tư năm 2012, Bộ Quốc Phòng Mỹ lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng. Đó là cơ quan tình báo mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp.
Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Mỹ cũng đã tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5000 người, qua Úc 2500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10 000 người .
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương;lực lượng ở Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.
Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công. Và Bộ Trưởng QP Mỹ có tuyên bố sau đó tại hội nghị Shangri- la.
Mỹ cũng đã được sự đồng ý của Úc cho phép hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé thành phố Perth phía tây của Úc để tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.
Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không người lái của Mỹ. Theo tin của AFP, quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ Darwin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Mỹ bao vây kinh tế TC. Tổ chức do Mỹ chủ động danh xưng là Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương tên tiềng Anh là Trans-Pacific Partnership, TPP họp lần thứ 13 ở San Diego, thành phố cảng quân sự Á châu của Mỹ, đạt nhiều “tiến bộ quan trọng' trong các lãnh vực quan yếu: quan thuế, các dịch vụ xuyên biên giới, viễn thông, và chi tiêu của chính phủ. Kỳ họp tới Nhựt chắn chắn gia nhập và Canada cùng Mexico dư định tham gia. Bên cạnh Hoa Kỳ, nhóm Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương bây giờ gồm có: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Việt Nam là nước duy nhứt theo chế độ CS là thành viên của TPP. Trung Cộng hòan tòan không có mặt, bị gạt ra ngoài.
Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong ngắn hạn và dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên tầm với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, nhưng nó vẫn còn lộ rõ nhiều yếu điểm. PHoto COurtesy: Harry J. Kazianis
Cali Today News - Nói trắng ra: một cuộc chiến Mỹ - Trung Quốc sẽ là địa ngục trần gian.
- Nhiều khả năng Thế chiến thứ ba sẽ bắt đầu trong thời gian tới đây. Nhiều người đã tiên đoán như thế. Sẽ có hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ người, chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế toàn cầu bị sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà thế giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thể giới xảy ra xung đột vũ trang.
- Nhưng may mắn là, cũng có thể tương lai đen tối ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Nói vậy không có nghĩa là thế giới có thể hoàn toàn an tâm. Bởi vì những nguy cơ nổ ra chiến tranh vẫn còn tiềm ẩn bên trong mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bỏ qua những vấn đề gây nhức nhối hiện tại như ISIS, Ukraine, Syria hay bất cứ điều gì đang trở thành tâm điểm hiện nay. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc mới là mối quan tâm lớn nhất của thời đại này. Vậy bằng cách nào mà Trung Quốc có thể trở thành mối đe doạ đối với Mỹ và các lực lượng đồng minh?
Bài viết này sẽ xem xét những thách thức mà Trung Quốc sẽ đối mặt khi chống lại Hoa Kỳ nếu xung đột thực sự xảy ra. Trong khi Bắc Kinh chắc chắn đã có những thứ cần thiết để "nói chuyện" với Washington khi chiến tranh nổ ra, những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt cũng không phải là ít. Quân đội nhân dân Trung Hoa sẽ phải đối mặt trực diện với lực lượng quân sự mạnh hàng đầu của hành tinh này - hay một số người còn gọi là cỗ máy chiến đấu nguy hiểm nhất mọi thời đại.
Vậy những nhân tố nào sẽ giúp cho Hoa Kỳ đánh bại Trung Quốc?
Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những loại vũ khí kỹ thuật cao mới. Trung Quốc cũng sở hữu những hỏa tiễn diệt hàng không mẫu hạm - điều luôn khiến nhiều người băn khoăn. Trung Quốc cũng đang cho xây dựng hàng không mẫu hạm, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhiều loại hỏa tiễn hành trình, hạt nhân và tàu ngầm diesel siêu yên tĩnh, hay máy bay không người lái... Có thể nói Trung Quốc cũng đang sở hữu rất nhiều vũ khí hiện đại, ít nhất là trên lý thuyết.
Nhưng khi chiến tranh thực sự nổ ra, liệu Bắc Kinh có thể sử dụng hiệu quả tất cả những vũ khí tối tân ấy?
Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những loại vũ khí kỹ thuật cao mới. Trung Quốc cũng sở hữu những hỏa tiễn diệt hàng không mẫu hạm - điều luôn khiến nhiều người băn khoăn. Trung Quốc cũng đang cho xây dựng hàng không mẫu hạm, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhiều loại hỏa tiễn hành trình, hạt nhân và tàu ngầm diesel siêu yên tĩnh, hay máy bay không người lái... Có thể nói Trung Quốc cũng đang sở hữu rất nhiều vũ khí hiện đại, ít nhất là trên lý thuyết.
Nhưng khi chiến tranh thực sự nổ ra, liệu Bắc Kinh có thể sử dụng hiệu quả tất cả những vũ khí tối tân ấy?
Làm thế nào để Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động một lúc tất cả các trang thiết bị trong tình huống thật? Chắc chắn Bắc Kinh đang phát triển quân đội theo tầm cỡ thế giới, nhưng những người lính của nó liệu có thể điều hành tất cả các thiết bị thành thạo? Bắc Kinh có thể huấn luyện binh lính của họ một cách hiệu quả hay không? Câu trả lời là: bạn có thể nắm trong tay một lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới, nhưng nếu bạn không biết cách điều khiển nó thì tất cả chỉ là một mớ hỗn độn, tạp quân mà thôi.
Theo Ian Easton, một chuyên gia của dự án Project 2049, một nhánh của The Diplomat, nhận định:
"Vai trò của phần mềm 'software' (huấn luyện quân sự và sự sẵn sàng của quân đội) là rất quan trọng. Trong một cuộc tập trận mùa hè vào năm 2012, một đơn vị chiến lược của quân đội Trung Quốc đã bị căng thẳng cao độ vì gặp phải khó khăn khi đối phó với các đầu đạn trong một hầm ngầm phức tạp. Họ đã phải dùng thời gian trong cuộc tập trận 15 ngày chiến tranh mô phỏng để chiếu phim và tổ chức hát karaoke cho các binh sĩ. Trên thực tế, đến ngày thứ chín của cuộc tập trận, một đoàn nghệ thuật dân tộc đã được đưa vào trong một cơ sở kín khác để giúp những người lính đang nhớ nhà giải toả tâm trạng."
Easton tiếp tục:
"Trong khi những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến một nỗ lực tuyên truyền to lớn của Trung Quốc, nhằm mục đích thuyết phục thế giới rằng Trung Quốc đang nắm giữ một lực lượng quân sự hùng mạnh mà thế giới cần phải kính phục, thế giới đôi khi quên mất rằng Trung Quốc thậm chí còn không có một quân đội chuyên nghiệp. Quân đội nhân dân Trung Hoa - không giống như quân đội Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, hay các đối thủ nặng ký khác trong khu vực - thực chất không phải là một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp. Thay vào đó, nó chỉ là một tay sai, một cánh vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc CCP. Thật vậy, tất cả các sĩ quan của quân đội Trung Hoa đều là thành viên của CCP và tất cả các đơn vị từ nhỏ đến lớn đều có một quan chức chính trị được bổ nhiệm vào để kiểm soát, giữ cho quân đội luôn 'đi theo đường lối của đảng'. Vì vậy, tất cả các quyết định quan trọng trong quân đội đều được đưa ra bởi đảng Cộng sản - vốn thống trị bởi các cán bộ chính trị, chứ không phải là các chuyên gia quân sự."
Vậy, trong những tình huống khẩn cấp, cần phải có những phản ứng nhanh chóng để đưa ra các quyết định kịp thời khi mà những quả bom bắt đầu rơi ở Trung Quốc, Bắc Kinh có thể phản ứng kịp hay không? Nếu cho rằng trường hợp cuộc tập trận năm 2012 được nêu trên chỉ là một trường hợp cá biệt, thì nhân tố quân đội Trung Quốc chỉ là tay sai của đảng Cộng sản cầm quyền thực sự đóng một vai trò then chốt.
Không có cách nào tốt hơn để một quân đội hiện đại đạt đến mức độ nguy hiểm trong chiến đấu bằng cách 'cùng nhau chiến đấu'. Chia sẻ thông tin tình báo và phối hợp các lực lượng của mình (không quân, hải quân...) là cách tốt nhất để chiến đấu chống lại những mục tiêu quân sự khó nhằn. Đó là điều mà quân đội Hoa Kỳ và nhiều cường quốc khác đang tiêu tốn rất nhiều thời gian, năng lượng và tài nguyên vào để phát triển.
Trung Quốc cũng đang hướng tới một mục tiêu như vậy. Nhưng cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về khả năng tham chiến của quân đội Trung Quốc. Trong một báo cáo mới đây của RAND Corporation - một viện nghiên cứu chính sách phi lợi nhuận - có tựa đề "Hiện đại hoá quân sự của quân đội Trung Quốc không đầy đủ", các tác giả đã chỉ ra một số điểm nghi ngờ quan trọng khi nói đến khả năng phối hợp tham chiến của quân đội Trung Quốc:
"Nhiều nhà chiến lược Trung Quốc đã xác định rằng việc quân đội nước này không có khả năng tiến hành các hoạt động tích hợp ở mức độ mong muốn chính là khó khăn lớn nhất mà Bắc Kinh đang phải đối mặt khi nó muốn triển khai sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới. Chính các chuyên gia quân sự của Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng giữa quân đội Trung Quốc và các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, vẫn còn có một khoảng cách khá xa."
Khi nói đến công nghệ quân sự, đi đầu và sáng tạo luôn là chìa khoá quan trọng. Hoa Kỳ có vẻ như luôn nắm giữ vị trí đi đầu trong việc sáng tạo các kỹ nghệ quốc phòng mới. Câu hỏi được đặt ra trong dài hạn đối với Trung Quốc: liệu quân đội nước này có thể bắt kịp xu hướng trong trò chơi công nghệ này hay không? Đây có lẽ là một khó khăn to lớn khác đối với Trung Quốc trong thời gian dài 10 - 20 năm trong tương lai.
Chúng ta đều biết Trung Quốc có một hồ sơ quy mô về khả năng theo dõi, sao chép, ăn cắp hay nói một cách lịch sự là 'mượn' các thiết kế của nhiều hệ thống chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên, những bản sao sẽ không bao giờ hoàn hảo được như bản chính. Thậm chí, sử dụng một bản thiết kế sao chép đôi khi còn khó nhằn hơn là tự mình thiết kế. Chỉ cần một sơ sẩy trong quá trình sao chép cũng sẽ dẫn đến việc Trung Quốc bị bại trận trên chiến trường. Trong những thập niên tiếp theo, Bắc Kinh sẽ cần phải trau dồi và phát triển nhiều hơn nữa các nhân tài để có thể đọc được các bản thiết kế tinh vi của các hệ thống quân sự phức tạp mà Trung Quốc sao chép được từ các lực lượng quân sự khác. Trung Quốc cũng sẽ cần phải liên tục cập nhật những kỹ thuật mới để duy trì và cải thiện các trang thiết bị đẳng cấp thế giới mà nó đã mượn hay ăn cắp thiết kế. Thời gian sẽ cho cả thế giới thấy được liệu Trung Quốc có phải là một mối họa hay không.
Các tốt nhất để làm tốt đẹp bất cứ một việc gì chính là phải thực hành nó thường xuyên, nguyên tắc này cũng áp dụng cho quân sự. Hiển nhiên là quân đội Trung Quốc có thể tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào mà nó muốn, nhưng giành được chiến thắng hay không lại là một chuyện khác. Chỉ trừ khi một lực lượng đã có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, ngoài ra lực lượng đó sẽ chỉ mãi trong giai đoạn học tập. Trên thực tế, Bắc Kinh đã không tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến quy mô lớn nào từ sau cuộc chiến kéo dài gần một tháng với Việt Nam vào năm 1979.
Những kinh nghiệm từ một cuộc xung đột hơn ba mươi lăm năm trước không thể áp dụng thành công vào một cuộc chiến đầy vũ khí tối tân với Hoa Kỳ. Thiếu hoặc không có kinh nghiệm chiến đấu sẽ là một rào cản lớn đối với Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, Washington đã trở thành một lão làng trong chiến tranh khi liên tục tham chiến ở nhiều chiến trường trên thế giới. Những cuộc chiến mới mà quân đội Mỹ tham gia trong vài thập niên gần đây đã mang lại những cơ hội cho quân đội nước này thử nghiệm các thiết bị quân sự mới, những chiến thuật mới. Sửa chữa những gì chưa phù hợp và điều chỉnh chiến thuật cho tương lai.
Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong ngắn hạn và dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên tầm với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Không chắc chắn rằng Trung Quốc không thể làm điều đó, vì thực tế Bắc Kinh có thể gây nên những thiệt hại đáng kinh ngạc đối với lực lượng Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến. Thậm chí Bắc Kinh còn có thể giành được chiến thắng nếu nó gặp được điều kiện thuận lợi.
Nhưng trước mắt, trong trò chơi chạy đua vũ trang thì rõ ràng Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu. Bắc Kinh có thể đại bại trong cuộc so găng quân sự với Mỹ!
Linh Lan (Theo Nationalinterest.org)
Theo Ian Easton, một chuyên gia của dự án Project 2049, một nhánh của The Diplomat, nhận định:
"Vai trò của phần mềm 'software' (huấn luyện quân sự và sự sẵn sàng của quân đội) là rất quan trọng. Trong một cuộc tập trận mùa hè vào năm 2012, một đơn vị chiến lược của quân đội Trung Quốc đã bị căng thẳng cao độ vì gặp phải khó khăn khi đối phó với các đầu đạn trong một hầm ngầm phức tạp. Họ đã phải dùng thời gian trong cuộc tập trận 15 ngày chiến tranh mô phỏng để chiếu phim và tổ chức hát karaoke cho các binh sĩ. Trên thực tế, đến ngày thứ chín của cuộc tập trận, một đoàn nghệ thuật dân tộc đã được đưa vào trong một cơ sở kín khác để giúp những người lính đang nhớ nhà giải toả tâm trạng."
Easton tiếp tục:
"Trong khi những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến một nỗ lực tuyên truyền to lớn của Trung Quốc, nhằm mục đích thuyết phục thế giới rằng Trung Quốc đang nắm giữ một lực lượng quân sự hùng mạnh mà thế giới cần phải kính phục, thế giới đôi khi quên mất rằng Trung Quốc thậm chí còn không có một quân đội chuyên nghiệp. Quân đội nhân dân Trung Hoa - không giống như quân đội Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, hay các đối thủ nặng ký khác trong khu vực - thực chất không phải là một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp. Thay vào đó, nó chỉ là một tay sai, một cánh vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc CCP. Thật vậy, tất cả các sĩ quan của quân đội Trung Hoa đều là thành viên của CCP và tất cả các đơn vị từ nhỏ đến lớn đều có một quan chức chính trị được bổ nhiệm vào để kiểm soát, giữ cho quân đội luôn 'đi theo đường lối của đảng'. Vì vậy, tất cả các quyết định quan trọng trong quân đội đều được đưa ra bởi đảng Cộng sản - vốn thống trị bởi các cán bộ chính trị, chứ không phải là các chuyên gia quân sự."
Vậy, trong những tình huống khẩn cấp, cần phải có những phản ứng nhanh chóng để đưa ra các quyết định kịp thời khi mà những quả bom bắt đầu rơi ở Trung Quốc, Bắc Kinh có thể phản ứng kịp hay không? Nếu cho rằng trường hợp cuộc tập trận năm 2012 được nêu trên chỉ là một trường hợp cá biệt, thì nhân tố quân đội Trung Quốc chỉ là tay sai của đảng Cộng sản cầm quyền thực sự đóng một vai trò then chốt.
Không có cách nào tốt hơn để một quân đội hiện đại đạt đến mức độ nguy hiểm trong chiến đấu bằng cách 'cùng nhau chiến đấu'. Chia sẻ thông tin tình báo và phối hợp các lực lượng của mình (không quân, hải quân...) là cách tốt nhất để chiến đấu chống lại những mục tiêu quân sự khó nhằn. Đó là điều mà quân đội Hoa Kỳ và nhiều cường quốc khác đang tiêu tốn rất nhiều thời gian, năng lượng và tài nguyên vào để phát triển.
Trung Quốc cũng đang hướng tới một mục tiêu như vậy. Nhưng cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về khả năng tham chiến của quân đội Trung Quốc. Trong một báo cáo mới đây của RAND Corporation - một viện nghiên cứu chính sách phi lợi nhuận - có tựa đề "Hiện đại hoá quân sự của quân đội Trung Quốc không đầy đủ", các tác giả đã chỉ ra một số điểm nghi ngờ quan trọng khi nói đến khả năng phối hợp tham chiến của quân đội Trung Quốc:
"Nhiều nhà chiến lược Trung Quốc đã xác định rằng việc quân đội nước này không có khả năng tiến hành các hoạt động tích hợp ở mức độ mong muốn chính là khó khăn lớn nhất mà Bắc Kinh đang phải đối mặt khi nó muốn triển khai sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới. Chính các chuyên gia quân sự của Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng giữa quân đội Trung Quốc và các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, vẫn còn có một khoảng cách khá xa."
Khi nói đến công nghệ quân sự, đi đầu và sáng tạo luôn là chìa khoá quan trọng. Hoa Kỳ có vẻ như luôn nắm giữ vị trí đi đầu trong việc sáng tạo các kỹ nghệ quốc phòng mới. Câu hỏi được đặt ra trong dài hạn đối với Trung Quốc: liệu quân đội nước này có thể bắt kịp xu hướng trong trò chơi công nghệ này hay không? Đây có lẽ là một khó khăn to lớn khác đối với Trung Quốc trong thời gian dài 10 - 20 năm trong tương lai.
Chúng ta đều biết Trung Quốc có một hồ sơ quy mô về khả năng theo dõi, sao chép, ăn cắp hay nói một cách lịch sự là 'mượn' các thiết kế của nhiều hệ thống chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên, những bản sao sẽ không bao giờ hoàn hảo được như bản chính. Thậm chí, sử dụng một bản thiết kế sao chép đôi khi còn khó nhằn hơn là tự mình thiết kế. Chỉ cần một sơ sẩy trong quá trình sao chép cũng sẽ dẫn đến việc Trung Quốc bị bại trận trên chiến trường. Trong những thập niên tiếp theo, Bắc Kinh sẽ cần phải trau dồi và phát triển nhiều hơn nữa các nhân tài để có thể đọc được các bản thiết kế tinh vi của các hệ thống quân sự phức tạp mà Trung Quốc sao chép được từ các lực lượng quân sự khác. Trung Quốc cũng sẽ cần phải liên tục cập nhật những kỹ thuật mới để duy trì và cải thiện các trang thiết bị đẳng cấp thế giới mà nó đã mượn hay ăn cắp thiết kế. Thời gian sẽ cho cả thế giới thấy được liệu Trung Quốc có phải là một mối họa hay không.
Các tốt nhất để làm tốt đẹp bất cứ một việc gì chính là phải thực hành nó thường xuyên, nguyên tắc này cũng áp dụng cho quân sự. Hiển nhiên là quân đội Trung Quốc có thể tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào mà nó muốn, nhưng giành được chiến thắng hay không lại là một chuyện khác. Chỉ trừ khi một lực lượng đã có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, ngoài ra lực lượng đó sẽ chỉ mãi trong giai đoạn học tập. Trên thực tế, Bắc Kinh đã không tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến quy mô lớn nào từ sau cuộc chiến kéo dài gần một tháng với Việt Nam vào năm 1979.
Những kinh nghiệm từ một cuộc xung đột hơn ba mươi lăm năm trước không thể áp dụng thành công vào một cuộc chiến đầy vũ khí tối tân với Hoa Kỳ. Thiếu hoặc không có kinh nghiệm chiến đấu sẽ là một rào cản lớn đối với Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, Washington đã trở thành một lão làng trong chiến tranh khi liên tục tham chiến ở nhiều chiến trường trên thế giới. Những cuộc chiến mới mà quân đội Mỹ tham gia trong vài thập niên gần đây đã mang lại những cơ hội cho quân đội nước này thử nghiệm các thiết bị quân sự mới, những chiến thuật mới. Sửa chữa những gì chưa phù hợp và điều chỉnh chiến thuật cho tương lai.
Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt trong ngắn hạn và dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên tầm với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Không chắc chắn rằng Trung Quốc không thể làm điều đó, vì thực tế Bắc Kinh có thể gây nên những thiệt hại đáng kinh ngạc đối với lực lượng Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến. Thậm chí Bắc Kinh còn có thể giành được chiến thắng nếu nó gặp được điều kiện thuận lợi.
Nhưng trước mắt, trong trò chơi chạy đua vũ trang thì rõ ràng Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu. Bắc Kinh có thể đại bại trong cuộc so găng quân sự với Mỹ!
Linh Lan (Theo Nationalinterest.org)
No comments:
Post a Comment