Trong đêm hôm qua, 10/10/2014, hàng trăm sinh viên đã dựng lều trại tại những địa điểm biểu tình chính ở Hồng Kông để tiếp tục phong trào đòi dân chủ. Sau khi chính quyền vùng lãnh thổ này quyết định hủy bỏ cuộc đối thoại dự trù với đại diện những người biểu tình, phong trào phản đối đã có dấu hiệu khôi phục được thanh thế, vói hàng ngàn người xuống đường.
« Dân chủ thực thụ » ;
« Hãy bảo vệ tương lai của chúng ta ! » ;
« Hồng Kông là của chúng ta ».
Đây là những khẩu hiệu chính được những người biểu tình hô vang.
Bầu không khí đã lại trở thành rất hăng say một lần nữa vào tối thứ Sáu này, sau vụ chính quyền Hồng Kông hủy bỏ các cuộc đối thoại với phong trào đòi dân chủ.
Trong đám đông, người ta thấy ông Lý Trác Nhân, nghị sĩ Hồng Kông, đồng thời là Chủ tịch của Đảng Những người Lao động, ngồi xếp bằng tròn trước bục diễn đàn dã chiến làm bằng hai tấm ván đặt trên bốn chiếc ghế đẩu. Ông không ngần ngại lên án việc Chính quyền hủy bỏ đối thoại :
« Điều đó cho thấy rằng chính phủ không thực tâm muốn giải quyết cuộc khủng hoảng. Bởi vì nếu muốn, thi họ cũng có thể mở ít ra một cuộc đối thoại với sinh viên. Nhưng vấn đề, theo tôi, là họ chưa có được chỉ thị từ Bắc Kinh. Quả là một điều đáng xấu hổ ! Dù làm bất cứ điều gì, họ cũng đều phải chờ đợi sự chấp thuận từ Bắc Kinh. »
Tuy nhiên, với hiện tượng phong trào đang trong chiều hướng bị sa lầy, tâm lý lo ngại đang gia tăng. Penny Lâm là một nữ luật sư, đã đích thân đến đây ủng hộ phong trào đấu tranh mà cô rất ngưỡng mộ. Cô không tránh khỏi lo âu :
« Chính quyền sẽ không cho phép mọi người ở lại đây mãi mãi. Vì vậy, sớm hay muộn gì thì cũng sẽ có một hình thức đàn áp. Không ai muốn thấy điều đó cả. »
Trong khi chờ đợi bước tiếp theo, các nhân vật chính của chính quyền Hồng Kông đã lục tục bay sang Trung Quốc để tham dự diễn đàn Quảng Châu.
Biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông ngày 11/10/2014. Bắc Kinh sợ Cách mạng Dù lan sang Trung Quốc.Reuters
Phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông trong những ngày qua đã bất ngờ được sự ủng hộ của một số người trong cộng đồng người Hoa lục đang sinh sống tại đặc khu này. Họ đã mạnh dạn thách thức cả chính quyền Bắc Kinh lẫn các thành phần dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại Trung Quốc. Hiện tượng này không khỏi làm Bắc Kinh lo ngại về nguy cơ lây lan, được gọi là hiệu ứng đôminô.
Nhìn chung, do thông tin bị kiểm duyệt và bị hệ thống tuyên truyền Nhà nước tại tác động, người dân tại Trung Quốc nhìn chung, hoặc là thờ ơ, hoặc là chế nhạo các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hồng Kông, phản đối việc Bắc Kinh nuốt lời hứa cho vùng lãnh thổ này quyền tự do chọn lựa người lãnh đạo. Một vài tiếng nói ủng hộ đã lập tức bị guồng máy an ninh và kiểm duyệt ngăn chặn.
Thế nhưng, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP ngày 13/10/2014, một số người đến từ Hoa Lục đã dũng cảm xuất hiện tại các cuộc biểu tình nổ ra cách đây hai tuần, góp sức cho phong trào đòi dân chủ cả về mặt hậu cần lẫn tinh thần. Những người này đã bộc lộ công khai những gì bị cấm đoán nghiêm ngặt tại Trung Quốc : Thái độ cổ vũ cho dân chủ.
Phát biểu với hãng tin Pháp, một nữ sinh viên xã hội học 21 tuổi đến từ tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, cho biết : « Tại Hoa lục, ai cũng có thể bị tống vào tù vì niềm tin của mình ».
Người nữ sinh viên xin được giấu tên này đã tỏ ý hết sức hoan hỉ : « Xuống đường biểu tình tại Hồng Kông, được hô to các khẩu hiệu dân chủ, đứng lên đấu tranh cho những gì bạn thực sự tin tưởng, đây quả là một kinh nghiệm giải tỏa ức chế tuyêt vời !».
Nữ sinh viên này tuy nhiên rất thận trọng khi tham gia biểu tình, cô không bao giờ trò chuyện bằng tiếng quan thoại, chỉ dùng tiếng Quảng Đông lơ lớ ‘giọng Đài Loan’, và luôn tập hợp với các bè bạn phương Tây trong cùng trường đại học của cô ở Hồng Kông, và nhất là che mặt để cha mẹ của cô ở Quảng Đông không bị « bất kỳ rắc rối nào ».
Ác mộng đối với Bắc Kinh :
Bầu không khí đã lại trở thành rất hăng say một lần nữa vào tối thứ Sáu này, sau vụ chính quyền Hồng Kông hủy bỏ các cuộc đối thoại với phong trào đòi dân chủ.
Trong đám đông, người ta thấy ông Lý Trác Nhân, nghị sĩ Hồng Kông, đồng thời là Chủ tịch của Đảng Những người Lao động, ngồi xếp bằng tròn trước bục diễn đàn dã chiến làm bằng hai tấm ván đặt trên bốn chiếc ghế đẩu. Ông không ngần ngại lên án việc Chính quyền hủy bỏ đối thoại :
« Điều đó cho thấy rằng chính phủ không thực tâm muốn giải quyết cuộc khủng hoảng. Bởi vì nếu muốn, thi họ cũng có thể mở ít ra một cuộc đối thoại với sinh viên. Nhưng vấn đề, theo tôi, là họ chưa có được chỉ thị từ Bắc Kinh. Quả là một điều đáng xấu hổ ! Dù làm bất cứ điều gì, họ cũng đều phải chờ đợi sự chấp thuận từ Bắc Kinh. »
Tuy nhiên, với hiện tượng phong trào đang trong chiều hướng bị sa lầy, tâm lý lo ngại đang gia tăng. Penny Lâm là một nữ luật sư, đã đích thân đến đây ủng hộ phong trào đấu tranh mà cô rất ngưỡng mộ. Cô không tránh khỏi lo âu :
« Chính quyền sẽ không cho phép mọi người ở lại đây mãi mãi. Vì vậy, sớm hay muộn gì thì cũng sẽ có một hình thức đàn áp. Không ai muốn thấy điều đó cả. »
Trong khi chờ đợi bước tiếp theo, các nhân vật chính của chính quyền Hồng Kông đã lục tục bay sang Trung Quốc để tham dự diễn đàn Quảng Châu.
Phong trào biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông trong những ngày qua đã bất ngờ được sự ủng hộ của một số người trong cộng đồng người Hoa lục đang sinh sống tại đặc khu này. Họ đã mạnh dạn thách thức cả chính quyền Bắc Kinh lẫn các thành phần dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại Trung Quốc. Hiện tượng này không khỏi làm Bắc Kinh lo ngại về nguy cơ lây lan, được gọi là hiệu ứng đôminô.
Nhìn chung, do thông tin bị kiểm duyệt và bị hệ thống tuyên truyền Nhà nước tại tác động, người dân tại Trung Quốc nhìn chung, hoặc là thờ ơ, hoặc là chế nhạo các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hồng Kông, phản đối việc Bắc Kinh nuốt lời hứa cho vùng lãnh thổ này quyền tự do chọn lựa người lãnh đạo. Một vài tiếng nói ủng hộ đã lập tức bị guồng máy an ninh và kiểm duyệt ngăn chặn.
Thế nhưng, theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP ngày 13/10/2014, một số người đến từ Hoa Lục đã dũng cảm xuất hiện tại các cuộc biểu tình nổ ra cách đây hai tuần, góp sức cho phong trào đòi dân chủ cả về mặt hậu cần lẫn tinh thần. Những người này đã bộc lộ công khai những gì bị cấm đoán nghiêm ngặt tại Trung Quốc : Thái độ cổ vũ cho dân chủ.
Phát biểu với hãng tin Pháp, một nữ sinh viên xã hội học 21 tuổi đến từ tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, cho biết : « Tại Hoa lục, ai cũng có thể bị tống vào tù vì niềm tin của mình ».
Người nữ sinh viên xin được giấu tên này đã tỏ ý hết sức hoan hỉ : « Xuống đường biểu tình tại Hồng Kông, được hô to các khẩu hiệu dân chủ, đứng lên đấu tranh cho những gì bạn thực sự tin tưởng, đây quả là một kinh nghiệm giải tỏa ức chế tuyêt vời !».
Nữ sinh viên này tuy nhiên rất thận trọng khi tham gia biểu tình, cô không bao giờ trò chuyện bằng tiếng quan thoại, chỉ dùng tiếng Quảng Đông lơ lớ ‘giọng Đài Loan’, và luôn tập hợp với các bè bạn phương Tây trong cùng trường đại học của cô ở Hồng Kông, và nhất là che mặt để cha mẹ của cô ở Quảng Đông không bị « bất kỳ rắc rối nào ».
Ác mộng đối với Bắc Kinh :
phong trào từ Hồng Kông lan sang Trung Quốc
Theo AFP, rất khó mà xác định được xem có bao nhiêu người đến từ Hoa Lục ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông như trường hợp nữ sinh viên kể trên, nhưng bản thân sự tồn tại của những người này đã củng cố thêm kịch bản ác mộng đối với chính quyền Bắc Kinh, vốn hết sức lo sợ về một hiệu ứng đôminô, với phong trào từ Hồng Kông lan truyền vào đất liền.
Tuy vậy, theo một nữ sinh viên khác thuộc trường Đại học Hồng Kông, khả năng phong trào dân chủ mở rộng qua Đại Lục rất ít, nếu căn cứ vào các phản ứng trên mạng Facebook từ nhiều sinh viên tại Trung Quốc, có một số công khai ủng hộ việc cảnh sát dùng hơi cay tấn công người biểu tình như sự kiện ngày 28/09 vừa qua đã thu hút sự chú ý của thế giới.
Nữ sinh viên 24 tuổi này thú nhận là trang Facebook của cô đã biến thành bãi chiến trường từ khi cô bắt đầu công bố hình ảnh của các cuộc biểu tình từ nơi cô ở tại Hồng Kông.
Những phản ứng từ Hoa Lục rất dữ dội, nào là « Hồng Kông là đồ hư hỏng và vô ơn », « Hồng Kông có sống nổi một ngày nếu không có Trung Quốc ? », nào là « Dân chủ gì ? Chúng ta đã cho các người quá nhiều tự do rồi. »
Thậm chí có người đã thể hiện nỗi giận dữ trước việc nữ sinh viên này ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ tại Hồng Kông bằng việc từ bỏ theo trang Facebook của cô.
Tuy nhiên cô nữ sinh viên đến từ Hoa Lục này rất thông cảm. Sở dĩ có nhiều người từ Hoa Lục đả kích phong trào Hồng Kông, đó là vì họ chỉ được tiếp cận một cách rất hạn chế với thực tế tại Hồng Kông, do chế độ kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Một ví dụ được nữ sinh viên này nêu lên : « Tôi gọi về cho mẹ tôi và bà ấy tò mò hỏi tôi : Tại sao người Hồng Kông lại hành xử rất tệ như vây ? Bà ấy hoàn toàn không biết gì về những gì đang xẩy ra ».
Hàng ngàn sinh viên cắm lều trên đường phố quyết tâm theo đuổi cuộc
biểu tình đòi phổ thông đầu phiếu sau khi cuộc đối thoại với ban lãnh
đạo đặc khu bị hủy bỏ.
Bản tin từ Reuters cho biết lều bạt dựng trên các con đường chính đã nổi lên trong đêm qua sau khi lãnh đạo phong trào sinh viên kêu gọi người dân và sinh viên chiếm lĩnh khu trung tâm. Hàng chục ngàn người đã tập trung và tiếp tục cuộc biểu tình bất bạo động như đã từng xảy ra trong hơn 10 ngày qua.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam cho biết người biểu tình tập trung trước trụ sở chính quyền Hong Kong đã tăng lên hàng ngàn người sau khi cuộc đối thoại như dự kiến không diễn ra. Liên đoàn học sinh sinh viên kêu gọi người biểu tình chiếm toàn bộ đường phố và chuẩn bị tinh thần cho biểu tình kéo dài trong các tuần lễ kế tiếp.
Các nhân vật tai mắt lãnh đạo Hong Kong hiện đang có mặt tại Quảng Châu để tham dự Diễn đàn Hội nhập khu vực. Ông Lương Chấn Anh cũng sẽ có mặt tại diễn đàn này.
Theo giới quan sát cho biết sự bỏ mặt đường phố cho sinh viên chiếm lĩnh là chiến thuật mới của Trung Quốc đưa ra cho Hong Kong nhằm kéo dài thời gian của sinh viên và người dân trong bối cảnh bất ổn để thử thách sức chịu đựng của họ.
Ngày hôm qua trong chuyến công du tới Đức Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc khẳng định chính sách “một quốc gia hai chế độ” mà Trung Quốc ký kết sẽ không thay đổi. Trong khi đó tại đại lục, báo chí đang có chỉ đạo cho rằng chính Hoa Kỳ đứng sau giật giây vụ biểu tình đòi dân chủ này.
Theo AFP thì phong trào chiếm lĩnh khu Trung Hoàn của sinh viên Hong Kong sẽ còn tiếp tục vì tinh thần của họ rất cao, bất kể khó khăn và nguy cơ bị côn đồ cũng như cảnh sát Hong Kong đàn áp, sách nhiễu.
Ngoc Nhi Nguyen - Phóng viên Michael Forsyth và Alan Wong là 2 phóng viên kỳ cựu của tờ báo New York Times , họ đã từng chứng kiến nhiều cuộc biểu tình của sinh viên Hong Kong , bao gồm những cuộc biểu tình hàng năm thắp nến tưởng niệm sinh viên Đại lục bị tàn sát ở Thiên An Môn . Họ còn chứng kiến cả những cuộc biểu tình của phe thân Trung Cộng , chống lại phong trào dân chủ .
Họ thường tụ tập biểu tình ở các công viên , các diễn giả nói tiếng Quan Thoại ( Mandarin ) thay vì tiêng Quảng Đông , và sau khi họ ra về là rác rưởi , băng rôn , thức ăn ... vứt bừa bãi lại cho các nhân viên vệ sinh của thành phố dọn .
Trong khi đó những người biểu tình đòi dân chủ đa số là sinh viên trẻ , trình độ đại học , con nhà khá giả . Sau mỗi lần biểu tình họ tự dọn dẹp sạch bong , thậm chí còn cẩn thận chùi sạch cả những giọt nến nhiễu xuống đường sau những đêm thắp nến tưởng niệm !
Điều này cho thấy , sống trong cùng 1 thành phố , mà người ta có thể có tư duy và ý thức hoàn toàn khác biệt . Điều này tùy thuộc giáo dục của gia đình và sự phấn đấu học hỏi hay không của bản thân nữa .
Người có nền tảng giáo dục gia đình tốt , có tính cầu tiến ham học hỏi , thì cho dù sống ở đâu và ở môi trường nào , cũng vẫn vươn lên được . Còn người xuất thân từ giáo dục gia đình kém , nếu bản thân lại thêm lười biếng , gian tham , thì dù có sống trong môi trường tốt nhất , cũng vẫn là cặn bã của xã hội .
Xem thêm bản tin gốc bằng tiếng Anh :
http://www.nytimes.com/2014/08/18/world/asia/thousands-protest-an-occupy-movement-in-hong-kong.html?_r=0
Báo Le Figaro số ra ngày 09/10/2014, trong mục « Ý kiến » trở lại với cuộc « Cách mạng của những chiếc ô » qua bài nhận định đề tựa : « Hồng Kông : Chế độ Trung Quốc trước thế khó xử ».
Báo Le Figaro số ra ngày 09/10/2014, trong mục « Ý kiến » trở lại với cuộc « Cách mạng của những chiếc ô » qua bài nhận định đề tựa : « Hồng Kông : Chế độ Trung Quốc trước thế khó xử ». Với khái niệm « một quốc gia, hai chế độ », Bắc Kinh giờ đây phải làm như thế nào, biến Hồng Kông thành nơi thí điểm để mở rộng quyền dân chủ trong đại lục ? Hay Hồng Kông phải đi theo guồng máy của chế độ cộng sản Trung Quốc ?
Tờ báo viết: « Thách thức đối với Bắc Kinh thật khó nói thành lời tránh để cho khát khao dân chủ ngày càng lớn của người dân trên cựu thuộc địa không tác động đến sự ổn định của cả nước ».
Người dân Hồng Kông không thật sự đòi hỏi một nền dân chủ theo kiểu phương Tây. Nhưng họ ngày càng lo lắng khi thấy Bắc Kinh áp đặt mô hình của mình trước thời hạn 50 năm do Trung Quốc đưa ra vào năm 1997. Theo bài viết, rõ ràng có một khe hở quan trọng trong công thức thần kỳ « một quốc gia, hai chế độ » được ký kết giữa Trung Quốc và Anh quốc.
Một công thức đầy mâu thuẫn, tờ báo viết. Vào đầu những năm 1980, chính ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đề xuất trên trong các cuộc thương lượng với cố nữ Thủ tướng Margaret Thatcher. Điều này cho phép Bắc Kinh rút ngắn thời gian nhưng không làm mất mục tiêu cuối cùng là đồng hóa Hồng Kông và Đài Loan.
Trong khi đó, trong suy nghĩ của phương Tây, một quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc thực thi các quyền lãnh thổ nhưng không can thiệp vào nền chính trị của một vùng đất như Hồng Kông lại điều không thể. Chính bản thân người dân Đài Loan cho đến hiện nay vẫn không chấp nhận khái niệm này.
Hiện đối với Bắc Kinh, nguy cơ phong trào đòi dân chủ lan sang cả lục địa tạm bị đẩy lùi. Sinh viên học sinh chấp nhận đối thoại trước khi phải dùng đến vũ lực để trấn áp. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn phải tỏ ra thận trọng bởi cái bóng ma Thiên An Môn và những bài học kinh nghiệm rút ra từ những phong trào phản kháng tại Ba Lan và Tiệp Khắc sau khi chế độ Liên Xô cũ sụp đổ. Do đó, các điều khoản nhượng bộ sẽ bị hạn chế.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông sẽ bị dập tắt. Nó vẫn sẽ tiếp diễn nhưng dưới một dạng thức ngầm, chí ít cho đến năm 2017. Như vậy, đối với Tập Cận Bình, đây sẽ là một phép thử quan trọng, một cuộc khủng hoảng đầu tiên kể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo đất nước cách đây hai năm.
Câu hỏi đặt ra : Nếu tuân theo ý tưởng « Một quốc gia, hai chế độ », Hồng Kông sẽ là nơi thí điểm cho sự tiến triển của chế độ cộng sản hướng tới việc cho phép người dân tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị ? Hay là cựu thuộc địa Anh quốc sẽ phải khuất phục trước các lệnh của Bắc Kinh và các phương pháp quản lý, với tất cả những hệ quả có thể có trên bình diện trật tự công cộng ?
Bài viết kết luận, bản chất « giấc mơ Trung Hoa » do ông Tập Cận Bình đề xướng, vận mệnh Hồng Kông cũng như Đại lục và cả của Đài Loan giờ đây đều phụ thuộc vào công thức này.
Hồng Kông : Một thế hệ nói ‘Không’ với Bắc Kinh
Cũng liên quan đến Hồng Kông, tạp chí Courrier International, số ra từ ngày 09/10-15/10/2014 đưa tít trên trang nhất “Hồng Kông, thế hệ nói không với Bắc Kinh”. Tạp chí còn trích dịch lại nhiều bài viết đăng trên các nhật báo Hồng Kông, Anh quốc và Nhật Bản nhận định về sự kiện.
Tờ Tài kinh tin báo (Shun Po – Hong Kong Economic Journal) nhận định « Sự thức tỉnh của giới trẻ ». Bởi vì, nhiều người trẻ trong số những người tham gia biểu tình trong những ngày qua là những thanh niên rất ít quan tâm đến chính trị. Nhưng chính phản ứng bạo lực của cảnh sát và cách áp đặt thiếu dân chủ của Bắc Kinh đã đẩy họ xuống đường biểu tình ủng hộ phong trào bất tuân dân sự.
Bài xã luận của tờ Minh báo Hồng Kông thì đề tựa « Sự nổi dậy của những kẻ không quyền lực ». Cuộc đấu tranh sẽ phải còn dài, nhưng mầm khát khao dân chủ đã bám rễ sâu trong lòng xã hội dân sự, theo như đánh giá của một nhà bình luận.
Đối với South China Morning Post, « Chống lại tổ chức ủng hộ Bắc Kinh ». Những người ủng hộ dân chủ khởi xướng phong trào Occupy Central hình thành một liên minh đối lập, xuất thân từ một phong trào xã hội và phong trào nổi dậy chống vụ trấn áp Thiên An Môn.
Tờ The Diplomat phát hành từ Tokyo thì kêu gọi “Đừng bán mất linh hồn của mình”. Sự bất bình có nguồn gốc sâu xa. Người dân Hồng Kông sẽ không thay đổi chính kiến đổi lấy những lời hứa hẹn kinh tế.
Hồng Kông : Con rơi, con lạc?
Nhưng đáng chú ý nhất là bài viết đề tựa « Bị Trung Quốc phản bội, bị người Anh bỏ rơi » của bà Anson Chan, đăng trên tờ The Observer tại Luân Đôn để mô tả hoàn cảnh của vùng đất thuộc địa cũ của Anh Quốc này.
Bà Anson Chan, từng là cánh tay mặt của viên toàn quyền Hồng Kông cuối cùng Chris Patten và từng là trợ lý thứ nhất cho chính quyền Đặc khu Hồng Kông do Trung Quốc thành lập. Bà Chan tỏ ra thất vọng về thái độ im lặng của Anh quốc. Chí ít Luân Đôn cũng phải có những hành động tương xứng với danh dự. Bởi vì, nước Anh cũng có phần trách nhiệm đạo lý và pháp lý đối với Hồng Kông.
Chính Anh quốc đã ký hiệp ước 1984 đảm bảo việc duy trì những giá trị chính yếu, cách sống, kể cả quyền tự do ngôn luận và tập hợp biểu tình tại Hồng Kông cho đến năm 2047.
Thực tế cho thấy chỉ có tiền bạc mới có tiếng nói. Giới doanh nhân Anh quốc tỏ thái độ thận trọng khi có ai đó đề cập đến sự kiện. Họ chỉ muốn mọi thứ sẽ tiếp tục như lúc trước. Họ thích người biểu tình tự giải tán và tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Quan điểm của chính quyền Luân Đôn cũng gần như thế.
Theo bà Chan, về mặt cơ bản, đòi dân chủ không phải là động cơ duy nhất của các cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Kông. Mà còn cả mối lo Bắc Kinh không giữ lời hứa cho bầu cử lãnh đạo đặc khu vào năm 2017 theo thể thức phổ thông đầu phiếu.
Song song đó, bà Chan chỉ trích thái độ hèn nhát của ông Lương Chấn Anh. Vị đặc khu trưởng đã đặt người dân Hồng Kông dưới một kiểu tham vấn nực cười. Vấn đề nằm ở bản báo cáo ông gởi về Đại lục. Và Bắc Kinh đã dùng nó làm cơ sở cho dự thảo của Ban thường vụ Quốc hội, nguồn gốc của sự nổi dậy. Một bản báo cáo bà Chan đánh giá là không trung thực và đã bóp méo nguyện vọng của người dân.
Bà Chan phê phán sự hèn nhát không dám nói sự thật của người lãnh đạo. Cho dù ông Lương Chấn Anh có thể phớt lờ ý nguyện của người Hồng Kông, nhưng ít ra bản báo cáo cũng phải trung thực. Ông Lương Chấn Anh và dàn lãnh đạo của ông không còn tính chính đáng và có nguy cơ ngày càng khó lãnh đạo Hồng Kông.
RFI
Theo AFP, rất khó mà xác định được xem có bao nhiêu người đến từ Hoa Lục ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông như trường hợp nữ sinh viên kể trên, nhưng bản thân sự tồn tại của những người này đã củng cố thêm kịch bản ác mộng đối với chính quyền Bắc Kinh, vốn hết sức lo sợ về một hiệu ứng đôminô, với phong trào từ Hồng Kông lan truyền vào đất liền.
Tuy vậy, theo một nữ sinh viên khác thuộc trường Đại học Hồng Kông, khả năng phong trào dân chủ mở rộng qua Đại Lục rất ít, nếu căn cứ vào các phản ứng trên mạng Facebook từ nhiều sinh viên tại Trung Quốc, có một số công khai ủng hộ việc cảnh sát dùng hơi cay tấn công người biểu tình như sự kiện ngày 28/09 vừa qua đã thu hút sự chú ý của thế giới.
Nữ sinh viên 24 tuổi này thú nhận là trang Facebook của cô đã biến thành bãi chiến trường từ khi cô bắt đầu công bố hình ảnh của các cuộc biểu tình từ nơi cô ở tại Hồng Kông.
Những phản ứng từ Hoa Lục rất dữ dội, nào là « Hồng Kông là đồ hư hỏng và vô ơn », « Hồng Kông có sống nổi một ngày nếu không có Trung Quốc ? », nào là « Dân chủ gì ? Chúng ta đã cho các người quá nhiều tự do rồi. »
Thậm chí có người đã thể hiện nỗi giận dữ trước việc nữ sinh viên này ủng hộ cuộc đấu tranh dân chủ tại Hồng Kông bằng việc từ bỏ theo trang Facebook của cô.
Tuy nhiên cô nữ sinh viên đến từ Hoa Lục này rất thông cảm. Sở dĩ có nhiều người từ Hoa Lục đả kích phong trào Hồng Kông, đó là vì họ chỉ được tiếp cận một cách rất hạn chế với thực tế tại Hồng Kông, do chế độ kiểm duyệt tại Trung Quốc.
Một ví dụ được nữ sinh viên này nêu lên : « Tôi gọi về cho mẹ tôi và bà ấy tò mò hỏi tôi : Tại sao người Hồng Kông lại hành xử rất tệ như vây ? Bà ấy hoàn toàn không biết gì về những gì đang xẩy ra ».
HK: Hàng chục ngàn người tiếp
tục biểu tình đòi dân chủ
tục biểu tình đòi dân chủ
Hàng chục ngàn người ủng hộ dân chủ tiếp tục biểu tình tại
Hồng Kông tối thứ sáu ngày 10 tháng 10 năm 2014. AFP
Bản tin từ Reuters cho biết lều bạt dựng trên các con đường chính đã nổi lên trong đêm qua sau khi lãnh đạo phong trào sinh viên kêu gọi người dân và sinh viên chiếm lĩnh khu trung tâm. Hàng chục ngàn người đã tập trung và tiếp tục cuộc biểu tình bất bạo động như đã từng xảy ra trong hơn 10 ngày qua.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam cho biết người biểu tình tập trung trước trụ sở chính quyền Hong Kong đã tăng lên hàng ngàn người sau khi cuộc đối thoại như dự kiến không diễn ra. Liên đoàn học sinh sinh viên kêu gọi người biểu tình chiếm toàn bộ đường phố và chuẩn bị tinh thần cho biểu tình kéo dài trong các tuần lễ kế tiếp.
Các nhân vật tai mắt lãnh đạo Hong Kong hiện đang có mặt tại Quảng Châu để tham dự Diễn đàn Hội nhập khu vực. Ông Lương Chấn Anh cũng sẽ có mặt tại diễn đàn này.
Theo giới quan sát cho biết sự bỏ mặt đường phố cho sinh viên chiếm lĩnh là chiến thuật mới của Trung Quốc đưa ra cho Hong Kong nhằm kéo dài thời gian của sinh viên và người dân trong bối cảnh bất ổn để thử thách sức chịu đựng của họ.
Ngày hôm qua trong chuyến công du tới Đức Thủ tướng Lý Khắc Cường của Trung Quốc khẳng định chính sách “một quốc gia hai chế độ” mà Trung Quốc ký kết sẽ không thay đổi. Trong khi đó tại đại lục, báo chí đang có chỉ đạo cho rằng chính Hoa Kỳ đứng sau giật giây vụ biểu tình đòi dân chủ này.
Theo AFP thì phong trào chiếm lĩnh khu Trung Hoàn của sinh viên Hong Kong sẽ còn tiếp tục vì tinh thần của họ rất cao, bất kể khó khăn và nguy cơ bị côn đồ cũng như cảnh sát Hong Kong đàn áp, sách nhiễu.
Nhiều ngàn người biểu tình vẫn tập trung ở Hong Kong sau khi không có đàm phán
Nhiều ngàn người biểu tình tranh đấu đòi dân chủ ở Hong Kong hôm thứ sáu 10/10 đã tụ tập trở lại ở trung tâm thành phố, sau khi nhà cầm quyền từ chối đối thoại với đại diện các sinh viên.
Người biểu tình ủng hộ dân chủ tranh luận với
một người đàn ông (giữa) khi người này đi ra
từ văn phòng trụ sở chính phủ ở Hồng Kông.
Photo Courtesy:REUTERS / Carlos Barria
Cali Today News - Sau 2 tuần tranh đấu không có kết quả, nhiều sinh viên đã vác lều quay lại hiện trường biểu tình, cho thấy quyết tâm kéo dài đối đầu từ phía sinh viên, mặc dù cảnh sát Hong Kong đã kêu gọi phải giải tỏa các thông lộ chính của thành phố.
Cảnh sát loan báo họ sẽ ‘có hành động thích hợp’ để đối phó với tình hình, nhưng không cho biết khi nào và bằng cách nào. Wong Lai-wa, 23 tuổi, cho hay: “Tôi sẽ tham gia tranh đấu, dù lẽ ra tôi phải quay lại trường học”. Lần này các sinh viên đã dự trữ đầy đủ lương thực và nước uống như mì khô, bánh ngọt cho cuộc biểu tình có thể kéo dài. Dù cuộc tranh đấu có vẻ bị khựng lại, song nhiều sinh viên cho biết họ quyết tâm không bỏ cuộc.
Đại diện chính quyền Hong Kong, bà Carrie Lam cho hay sở dĩ cuộc đối thoại bị hủy bỏ vì ‘yêu cầu phổ thông đầu phiếu đã phản lại các nguyên tắc luật pháp của Hong Kong’ và lời lên tiếng kích động làm mất trật tự thành phố của sinh viên.
Trung Quốc đã lên tiếng kết án Quốc Hội Hoa Kỳ đã ra tuyên bố ‘sai trái’ khi bày tỏ lập trường ủng hộ cuộc đấu tranh vì dân chủ của dân chúng Hong Kong. Bắc Kinh xem đây là ‘hành động tấn công’ Trung Quốc từ Washington.
Đào Nguyên (Reuters)
Written By chinh luan on Chủ Nhật, ngày 12 tháng 10 năm 2014
Hai phóng viên cho biết có nhiều điểm rất khác biệt . Những người ủng hộ nhà cầm quyền TQ thường già hơn, xuất thân từ tầng lớp lao động . Có khoảng vài chục ngàn người , họ luôn mặc áo đỏ , đội mũ đỏ , cầm cờ TQ và la lối lớn tiếng , dùng từ ngữ thô tục . Khi không đủ người họ lôi kéo cả những người Phi Luật Tân và Nam Dương ( Indonesia ) đang xuất khẩu lao động làm osin đi theo , cho những người này tiền rồi dúi vào tay họ những lá cờ TQ để vẫy , mặc dù những người này không phải là công dân HK và cũng không liên quan gì đến chính trị HK .
Họ thường tụ tập biểu tình ở các công viên , các diễn giả nói tiếng Quan Thoại ( Mandarin ) thay vì tiêng Quảng Đông , và sau khi họ ra về là rác rưởi , băng rôn , thức ăn ... vứt bừa bãi lại cho các nhân viên vệ sinh của thành phố dọn .
Trong khi đó những người biểu tình đòi dân chủ đa số là sinh viên trẻ , trình độ đại học , con nhà khá giả . Sau mỗi lần biểu tình họ tự dọn dẹp sạch bong , thậm chí còn cẩn thận chùi sạch cả những giọt nến nhiễu xuống đường sau những đêm thắp nến tưởng niệm !
Điều này cho thấy , sống trong cùng 1 thành phố , mà người ta có thể có tư duy và ý thức hoàn toàn khác biệt . Điều này tùy thuộc giáo dục của gia đình và sự phấn đấu học hỏi hay không của bản thân nữa .
Người có nền tảng giáo dục gia đình tốt , có tính cầu tiến ham học hỏi , thì cho dù sống ở đâu và ở môi trường nào , cũng vẫn vươn lên được . Còn người xuất thân từ giáo dục gia đình kém , nếu bản thân lại thêm lười biếng , gian tham , thì dù có sống trong môi trường tốt nhất , cũng vẫn là cặn bã của xã hội .
Xem thêm bản tin gốc bằng tiếng Anh :
http://www.nytimes.com/2014/08/18/world/asia/thousands-protest-an-occupy-movement-in-hong-kong.html?_r=0
Một thủ lĩnh phe biểu tình đã yêu cầu chính quyền xin lỗi vì đã phun hơi cay vào những người biểu tình hòa bình. Như dự kiên, đường phố Hong Kong tối 10/10 lại tràn ngập người biểu tình, sau khi các sinh viên kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường để gây áp lực lên chính quyền, trong bối cảnh kế hoạch đàm phán đã bị hủy bỏ.
Hàng nghìn người Hong Kong đã đổ ra khu vực trung tâm Admiralty cùng các tuyến phố quanh trụ sở chính quyền đặc khu hành chính này. Sau một tuần chứng kiến sự ủng hộ dường như giảm sút, phong trào biểu tình hòa bình phản đối chính quyền Trung Quốc lại tăng nhiệt mạnh trong tối 10/10.
Khoảng 10.000 người biểu tình đã tụ tập về khu vực Admiralty trung tâm Hong Kong tối 10/10
Theo tờ SCMP, Liên đoàn sinh viên Hong Kong trước đó đã cảnh báo chính quyền địa phương rằng họ sẽ “leo thang” hành động – bao gồm việc chặn lối vào tòa trụ sở - nếu các quan chức từ chối ngồi vào bàn đối thoại với những điều khoản chấp nhận được.
Cuộc biểu dương lực lượng tối thứ Sáu có sự tham dự của một nhóm các nghệ sỹ, diễn viên và nhà hoạt động nghệ thuật nổi tiếng tại Hong Kong, để cho thấy sự đoàn kết với người biểu tình. Nhóm này cho biết họ sẽ dựng một trạm trên phố và huy động người thay phiên thức thâu đêm cùng người biểu tình.
Phát biểu trước đám đông, nghị sỹ có tư tưởng cấp tiến Leung Kwok-hung khẳng định: “Việc đông đảo người dân xuống đường đêm nay là một đòn giáng trực diện vào ông Lương Chấn Anh – trưởng đặc khu hành chính và bà Carrie Lam - Tổng Vụ trưởng Hành chính. Chúng ta không thể thất bại trong trận chiến vì dân chủ này. Chúng ta không còn gì để mất nữa”, vị nghị sỹ tuyên bố.
Theo một số ước tính, có khoảng hơn 10.000 người đã tụ tập tại khu vực trung tâm Admiralty. Nhiều người biểu tình mang theo lều bạt để ngủ lại qua đêm. Họ cùng hô khẩu hiệu và vỗ tay ủng hộ khi lãnh đạo của phòng trào Chiếm đóng trung tâm Benny Tai và thủ lĩnh của phong trào sinh viên Joshua Wong lên phát biểu.
Trong bài diễn văn được chuẩn bị trước của mình, Wong đề nghị chính quyền xin lỗi vì đã phun hơi cay vào những người biểu tình hòa bình, và rằng họ sẽ không rời đi nếu chính phủ không xin lỗi. Wong kêu gọi người biểu tình chiếm giữ khu vực đường Harcourt Road bằng cách cắm trại ngủ lại qua đêm. “Dân chủ cho Hong Kong. Chúng ta sẽ không đầu hàng”, là câu khẩu hiệu cuối cùng các lãnh đạo phong trào Chiếm đóng trung tâm và phong trào sinh viên cùng hô vang trước khi rời sân khấu.
Một số hình ảnh người Hong Kong xuống đường tối 10/10:
Người biểu tình đã tụ tập trên đường từ khá sớm
\
Càng về khuya lượng người tham dự càng đông
Nhiều lều bạt đã được chuẩn bị sẵn
Báo Le Figaro số ra ngày 09/10/2014, trong mục « Ý kiến » trở lại với cuộc « Cách mạng của những chiếc ô » qua bài nhận định đề tựa : « Hồng Kông : Chế độ Trung Quốc trước thế khó xử ». Với khái niệm « một quốc gia, hai chế độ », Bắc Kinh giờ đây phải làm như thế nào, biến Hồng Kông thành nơi thí điểm để mở rộng quyền dân chủ trong đại lục ? Hay Hồng Kông phải đi theo guồng máy của chế độ cộng sản Trung Quốc ?
Tờ báo viết: « Thách thức đối với Bắc Kinh thật khó nói thành lời tránh để cho khát khao dân chủ ngày càng lớn của người dân trên cựu thuộc địa không tác động đến sự ổn định của cả nước ».
Người dân Hồng Kông không thật sự đòi hỏi một nền dân chủ theo kiểu phương Tây. Nhưng họ ngày càng lo lắng khi thấy Bắc Kinh áp đặt mô hình của mình trước thời hạn 50 năm do Trung Quốc đưa ra vào năm 1997. Theo bài viết, rõ ràng có một khe hở quan trọng trong công thức thần kỳ « một quốc gia, hai chế độ » được ký kết giữa Trung Quốc và Anh quốc.
Một công thức đầy mâu thuẫn, tờ báo viết. Vào đầu những năm 1980, chính ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đề xuất trên trong các cuộc thương lượng với cố nữ Thủ tướng Margaret Thatcher. Điều này cho phép Bắc Kinh rút ngắn thời gian nhưng không làm mất mục tiêu cuối cùng là đồng hóa Hồng Kông và Đài Loan.
Trong khi đó, trong suy nghĩ của phương Tây, một quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc thực thi các quyền lãnh thổ nhưng không can thiệp vào nền chính trị của một vùng đất như Hồng Kông lại điều không thể. Chính bản thân người dân Đài Loan cho đến hiện nay vẫn không chấp nhận khái niệm này.
Hiện đối với Bắc Kinh, nguy cơ phong trào đòi dân chủ lan sang cả lục địa tạm bị đẩy lùi. Sinh viên học sinh chấp nhận đối thoại trước khi phải dùng đến vũ lực để trấn áp. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn phải tỏ ra thận trọng bởi cái bóng ma Thiên An Môn và những bài học kinh nghiệm rút ra từ những phong trào phản kháng tại Ba Lan và Tiệp Khắc sau khi chế độ Liên Xô cũ sụp đổ. Do đó, các điều khoản nhượng bộ sẽ bị hạn chế.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là phong trào đòi dân chủ tại Hồng Kông sẽ bị dập tắt. Nó vẫn sẽ tiếp diễn nhưng dưới một dạng thức ngầm, chí ít cho đến năm 2017. Như vậy, đối với Tập Cận Bình, đây sẽ là một phép thử quan trọng, một cuộc khủng hoảng đầu tiên kể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo đất nước cách đây hai năm.
Câu hỏi đặt ra : Nếu tuân theo ý tưởng « Một quốc gia, hai chế độ », Hồng Kông sẽ là nơi thí điểm cho sự tiến triển của chế độ cộng sản hướng tới việc cho phép người dân tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị ? Hay là cựu thuộc địa Anh quốc sẽ phải khuất phục trước các lệnh của Bắc Kinh và các phương pháp quản lý, với tất cả những hệ quả có thể có trên bình diện trật tự công cộng ?
Bài viết kết luận, bản chất « giấc mơ Trung Hoa » do ông Tập Cận Bình đề xướng, vận mệnh Hồng Kông cũng như Đại lục và cả của Đài Loan giờ đây đều phụ thuộc vào công thức này.
Hồng Kông : Một thế hệ nói ‘Không’ với Bắc Kinh
Cũng liên quan đến Hồng Kông, tạp chí Courrier International, số ra từ ngày 09/10-15/10/2014 đưa tít trên trang nhất “Hồng Kông, thế hệ nói không với Bắc Kinh”. Tạp chí còn trích dịch lại nhiều bài viết đăng trên các nhật báo Hồng Kông, Anh quốc và Nhật Bản nhận định về sự kiện.
Tờ Tài kinh tin báo (Shun Po – Hong Kong Economic Journal) nhận định « Sự thức tỉnh của giới trẻ ». Bởi vì, nhiều người trẻ trong số những người tham gia biểu tình trong những ngày qua là những thanh niên rất ít quan tâm đến chính trị. Nhưng chính phản ứng bạo lực của cảnh sát và cách áp đặt thiếu dân chủ của Bắc Kinh đã đẩy họ xuống đường biểu tình ủng hộ phong trào bất tuân dân sự.
Bài xã luận của tờ Minh báo Hồng Kông thì đề tựa « Sự nổi dậy của những kẻ không quyền lực ». Cuộc đấu tranh sẽ phải còn dài, nhưng mầm khát khao dân chủ đã bám rễ sâu trong lòng xã hội dân sự, theo như đánh giá của một nhà bình luận.
Đối với South China Morning Post, « Chống lại tổ chức ủng hộ Bắc Kinh ». Những người ủng hộ dân chủ khởi xướng phong trào Occupy Central hình thành một liên minh đối lập, xuất thân từ một phong trào xã hội và phong trào nổi dậy chống vụ trấn áp Thiên An Môn.
Tờ The Diplomat phát hành từ Tokyo thì kêu gọi “Đừng bán mất linh hồn của mình”. Sự bất bình có nguồn gốc sâu xa. Người dân Hồng Kông sẽ không thay đổi chính kiến đổi lấy những lời hứa hẹn kinh tế.
Hồng Kông : Con rơi, con lạc?
Nhưng đáng chú ý nhất là bài viết đề tựa « Bị Trung Quốc phản bội, bị người Anh bỏ rơi » của bà Anson Chan, đăng trên tờ The Observer tại Luân Đôn để mô tả hoàn cảnh của vùng đất thuộc địa cũ của Anh Quốc này.
Bà Anson Chan, từng là cánh tay mặt của viên toàn quyền Hồng Kông cuối cùng Chris Patten và từng là trợ lý thứ nhất cho chính quyền Đặc khu Hồng Kông do Trung Quốc thành lập. Bà Chan tỏ ra thất vọng về thái độ im lặng của Anh quốc. Chí ít Luân Đôn cũng phải có những hành động tương xứng với danh dự. Bởi vì, nước Anh cũng có phần trách nhiệm đạo lý và pháp lý đối với Hồng Kông.
Chính Anh quốc đã ký hiệp ước 1984 đảm bảo việc duy trì những giá trị chính yếu, cách sống, kể cả quyền tự do ngôn luận và tập hợp biểu tình tại Hồng Kông cho đến năm 2047.
Thực tế cho thấy chỉ có tiền bạc mới có tiếng nói. Giới doanh nhân Anh quốc tỏ thái độ thận trọng khi có ai đó đề cập đến sự kiện. Họ chỉ muốn mọi thứ sẽ tiếp tục như lúc trước. Họ thích người biểu tình tự giải tán và tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Quan điểm của chính quyền Luân Đôn cũng gần như thế.
Theo bà Chan, về mặt cơ bản, đòi dân chủ không phải là động cơ duy nhất của các cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Kông. Mà còn cả mối lo Bắc Kinh không giữ lời hứa cho bầu cử lãnh đạo đặc khu vào năm 2017 theo thể thức phổ thông đầu phiếu.
Song song đó, bà Chan chỉ trích thái độ hèn nhát của ông Lương Chấn Anh. Vị đặc khu trưởng đã đặt người dân Hồng Kông dưới một kiểu tham vấn nực cười. Vấn đề nằm ở bản báo cáo ông gởi về Đại lục. Và Bắc Kinh đã dùng nó làm cơ sở cho dự thảo của Ban thường vụ Quốc hội, nguồn gốc của sự nổi dậy. Một bản báo cáo bà Chan đánh giá là không trung thực và đã bóp méo nguyện vọng của người dân.
Bà Chan phê phán sự hèn nhát không dám nói sự thật của người lãnh đạo. Cho dù ông Lương Chấn Anh có thể phớt lờ ý nguyện của người Hồng Kông, nhưng ít ra bản báo cáo cũng phải trung thực. Ông Lương Chấn Anh và dàn lãnh đạo của ông không còn tính chính đáng và có nguy cơ ngày càng khó lãnh đạo Hồng Kông.
RFI
No comments:
Post a Comment