Oct 10, 2014

• HongKong: SINH VIÊN KÊU GỌI TOÀN DÂN BAO VÂY TOÀN THÀNH PHỐ


Tối thứ Năm, chính quyền đã hủy kế hoạch đối thoại

Lãnh đạo sinh viên Hong Kong kêu gọi biểu tình lớn vào tối thứ Sáu 10/10 sau khi chính quyền hủy đàm phán về cải cách dân chủ.

Cuộc gặp đầu tiên kể từ khi bắt đầu làn sóng biểu tình đáng sẽ diễn ra vào lúc 16:00 chiều thứ Sáu nhưng đã bị hủy một hôm trước đó.

Chính quyền Hong Kong nói "không thể có đối thoại xây dựng" với người biểu tình.


Con số người biểu tình trong những ngày qua đã giảm đáng kể.

Tuần trước, hàng nghìn người thuộc các nhóm sinh viên và phong trào vì dân chủ Occupy Central đã làm tê liệt nhiều khu vực trong thành phố.

Thế nhưng tuần này, chỉ còn vài trăm người, chủ yếu là sinh viên, trụ lại trên các phố ở trung tâm Hong Kong và ở Mong Kok trên bán đảo Cửu Long. Các rào chắn vẫn được duy trì ở nhiều nơi khiến giao thông gián đoạn.

Người biểu tình yêu cầu thực hiện cải cách dân chủ, quyền bầu cử tự do tại Hong Kong trong năm 2017.

Trung Quốc vẫn kiên quyết nói rằng vị trí hành chính trưởng quan của đặc khu phải được chọn qua một danh sách đã được hội đồng bầu cử lọc trước.

Chưa rõ liệu kêu gọi biểu tình tối thứ Sáu có thu hút được đông đảo người tham gia để thổi lửa lại phong trào hay không.

Không nhượng bộ

Chưa rõ ủng hộ cho cuộc biểu tình mới sẽ thế nào

Tối thứ Năm, lãnh đạo sinh viên đã ra lời kêu gọi tăng biểu tình và chiếm đóng một số nơi nếu như chính quyền Hong Kong không nhượng bộ.

Một vài giờ sau đó, Tổng thư ký Carrie Lam, người đại diện cho chính quyền Hong Kong tại cuộc gặp được lên kế hoạch, cáo buộc phe biểu tình là "gây bất tín".

Bà Lam tuyên bố:" Cuộc đối thoại không thể được sử dụng để làm động cơ xúi giục thêm người biểu tình. Các nhà hoạt động bất hợp pháp phải dừng ngay".

Lãnh đạo sinh viên thì cáo buộc chính quyền không chân thành trong đối thoại và kêu gọi họ ngồi xuống bàn đàm phán.

Alex Chow, Chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Hong Kong (HKFS), được hãng AFP dẫn lời nói: "Tình hình hỗn loạn chính là do chính quyền gây ra. Họ phải chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả".

Trên mạng Twitter, HKFS ra thông điệp tối thứ Năm nói: 

"Chính quyền không chịu đàm phán. 
Hãy cho họ thấy chúng ta có gì trong tay".




Nhiều ngàn người biểu tình vẫn tập trung ở Hong Kong sau khi không có đàm phán


Nhiều ngàn người biểu tình tranh đấu đòi dân chủ ở Hong Kong hôm thứ sáu 10/10 đã tụ tập trở lại ở trung tâm thành phố, sau khi nhà cầm quyền từ chối đối thoại với đại diện các sinh viên.

Người biểu tình ủng hộ dân chủ tranh luận với một người đàn ông (giữa) khi người này đi ra từ văn phòng trụ sở chính phủ ở Hồng Kông. Photo Courtesy:REUTERS / Carlos Barria
 
Cali Today News - Sau 2 tuần tranh đấu không có kết quả, nhiều sinh viên đã vác lều quay lại hiện trường biểu tình, cho thấy quyết tâm kéo dài đối đầu từ phía sinh viên, mặc dù cảnh sát Hong Kong đã kêu gọi phải giải tỏa các thông lộ chính của thành phố.
 
Cảnh sát loan báo họ sẽ ‘có hành động thích hợp’ để đối phó với tình hình, nhưng không cho biết khi nào và bằng cách nào. Wong Lai-wa, 23 tuổi, cho hay: “Tôi sẽ tham gia tranh đấu, dù lẽ ra tôi phải quay lại trường học”
 
Lần này các sinh viên đã dự trữ đầy đủ lương thực và nước uống như mì khô, bánh ngọt cho cuộc biểu tình có thể kéo dài. Dù cuộc tranh đấu có vẻ bị khựng lại, song nhiều sinh viên cho biết họ quyết tâm không bỏ cuộc.
 
Đại diện chính quyền Hong Kong, bà Carrie Lam cho hay sở dĩ cuộc đối thoại bị hủy bỏ vì ‘yêu cầu phổ thông đầu phiếu đã phản lại các nguyên tắc luật pháp của Hong Kong’ và lời lên tiếng kích động làm mất trật tự thành phố của sinh viên.
 
Trung Quốc đã lên tiếng kết án Quốc Hội Hoa Kỳ đã ra tuyên bố ‘sai trái’ khi bày tỏ lập trường ủng hộ cuộc đấu tranh vì dân chủ của dân chúng Hong Kong. Bắc Kinh xem đây là ‘hành động tấn công’ Trung Quốc từ Washington. 
 
Đào Nguyên (Reuters)




Published on October 11, 2014 · 


HONGKONG-BIEUTUONG

Sinh viên học sinh Hồng Kông, trụ cột của phong trào dân chủ hôm nay 10/10/2014 kêu gọi giới trẻ tập hợp đông đảo và chuẩn bị một chiến dịch tranh đấu dài hơi, sau khi chính quyền từ chối thương lượng.

Phe phản kháng hiện vẫn đang chiếm đóng ba địa điểm nhưng với số lượng giảm đáng kể từ đầu tuần, đã yêu cầu những người ủng hộ tập họp lại vào 19 giờ 30 tối nay (11 giờ 30 GMT) tại Admiralty, gần trụ sở chính quyền. Họ phản đối việc chính quyền Hồng Kông hủy bỏ thương lượng, với lý do là không muốn thương thuyết dưới sự đe dọa tăng cường biểu tình.

Các lãnh tụ sinh viên học sinh tuyên bố luôn sẵn sàng đối thoại về yêu sách phổ thông đầu phiếu, và kêu gọi chuẩn bị tinh thần để đấu tranh lâu dài. Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) từ Admiralty, địa điểm chính của phong trào dân chủ, đưa ra lời kêu gọi : « Các bạn hãy mang lều đến để chứng tỏ quyết tâm chiếm đóng lâu dài ».

Từ ngày 28/9, hàng chục ngàn người đã xuống đường đòi tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu Trưởng đặc khu như Bắc Kinh đã hứa, đồng thời đòi Lương Chấn Anh từ chức. Hoạt động ở Hồng Kông đã trở lại bình thường từ thứ Hai 6/10, trừ một số nơi còn bị phong tỏa bởi các cuộc biểu tình ngồi, gây trở ngại đáng kể cho giao thông. Các nhà phân tích cho rằng tình hình này có thể kéo dài nhiều tuần lễ, vì không bên nào muốn nhượng bộ.

Đối với Sunny Lo thuộc Viện Giáo dục Hồng Kông, chính quyền gần đây bực tức trước quyết định của các dân biểu phe dân chủ tung ra một chiến dịch phá rối. Ông cho rằng : « Đó không phải là dấu hiệu tốt lành, căng thẳng tăng lên bên trong và bên ngoài Hội đồng Lập pháp. Nếu phong trào phản kháng kéo dài thêm nhiều tuần lễ, tôi nghĩ là khó tránh khỏi việc cảnh sát can thiệp ».
Cảnh sát đã thận trọng hơn từ sau khi dùng hơi cay tấn công người biểu tình hôm 28/9, khiến lượng người xuống đường tăng vọt và gây xúc động tại Hồng Kông cũng như trên thế giới.

Còn Ed Chin, nhà quản lý các quỹ đầu cơ và thành viên của Occupy Central, tổ chức nòng cốt của phong trào đòi dân chủ, các cuộc biểu tình ngồi sẽ « kéo dài lâu hơn dự kiến, có thể tiếp tục vài tuần nữa nếu cảnh sát không dùng vũ lực giải tán ». Các lãnh tụ phong trào còn phải đối phó với thái độ chán nản của bảy triệu cư dân mà sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn.

Song song đó, Viện Kiểm sát Hồng Kông loan báo mở điều tra sau tiết lộ về việc một công ty Úc chuyển số tiền 5 triệu euro cho ông Lương Chấn Anh, để tưởng thưởng cho một điều khoản không cạnh tranh trong một hợp đồng. Trưởng đặc khu đã thanh minh là không có tham ô trong vụ này, nhưng phe đối lập đặt nghi vấn về sự thanh liêm của ông.

Theo thông tín viên Heike Schmidt của RFI tại Bắc Kinh, quả bóng hiện ở tại phần sân của Trung Quốc, vì chỉ có một quyết định mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có thể thay đổi được thế trận tại Hồng Kông. Nhưng việc Ủy ban này hủy bỏ quyết định trước đó khó thể xảy ra, vì Bắc Kinh muốn tránh mất thể diện bằng mọi giá, trước tuổi trẻ Hồng Kông.
THEO RFI


Chiếm Trung tâm ngày thứ 13: Scholarism kêu gọi vây toàn thành phố ngày Song thập (10.10), toàn dân chiếm lĩnh Hongkong (22 ảnh) xem tin và ảnh tại đây:
http://boxun.com/news/gb/taiwan/2014/10/201410100739.shtml#.VDcksFefUqs

Báo Tuổi trẻ:
Hong Kong hủy đàm phán, sinh viên kêu gọi biểu tình
10/10/2014 06:02 GMT+7


TTO - Chính quyền Hong Kong đã hủy các cuộc đàm phán với sinh viên ngày 9-10, chỉ vài giờ sau khi xuất hiện thông tin Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh bị điều tra tham nhũng.

Theo Reuters, ngay sau quyết định của chính quyền được đưa ra, lãnh đạo giới sinh viên tiếp tục kêu gọi nối lại các cuộc biểu tình.


Phản ứng của những người biểu tình sau khi có thông báo cuộc đàm phán ngày 10-10 đã bị hủy bỏ (Reuters)
“Lời kêu gọi của các sinh viên tiếp tục phong trào chống đối đã làm lung lay lòng tin, vì thế sẽ không có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng”, Chánh thư ký Carrie Lam tuyên bố.

Bà Carrie Lam đổ lỗi cho quan điểm không thay đổi của giới sinh viên ủng hộ phổ thông đầu phiếu, điều không phù hợp với luật pháp của đặc khu Hong Kong. Hành động xuống đường và kêu gọi biểu tình được cho là bất hợp pháp.

Các thủ lĩnh sinh viên buộc tội chính quyền đưa ra những lý do vô lý làm hỏng cuộc đàm phán và kêu gọi thêm nhiều người tiếp tục xuống đường. Đám đông trước đó đã giải tán bớt sau các vụ đụng độ với cảnh sát.

Trước đó chỉ vài giờ, Cơ quan tư pháp Hong Kong đã ra lệnh điều tra nghi án hối lộ 6,45 triệu USD của một công ty Australia cho người đứng đầu đặc khu Hong Kong. Ông Lương Chấn Anh từ chối rời vị trí của mình trong nhiều tuần gần đây dù phong trào xuống đường đòi tự do bầu cử lan rộng.

Minh Trung
_______________

Joshua Wong on HK protests: 'The key is to let people rest a bit and they would come back.'



@westmoon
金钟又要爆了 @jhau727: Admiralty filling up gradually again as students react to govt's retraction of talks. #OccupyCentral




@ChuBailiang
Streets forums lively on Nathan Road, residents gather to hear spoeches on electoral democracy.




@edmundflanagan
Much bigger crowds today after the govt abandoned talks withstudents.Student leaders giving speeches now in admiralty




@krislc
yellow biker. #OccupyHK



@krislc
#umbrellayoga! my friends













@krislc
#umbrellayoga #OccupyHK







‏@FrankFung
Free teaching by volunteers and even a study area with lightings. Amazing! #OccupyCentral #UmbrellaMovement



@jeffielam protesters draw a map to call on people dining at small eateries which are affected by the sit-in



@szeyan1220
【政府單方封對話 學生誓言守街頭】


‏@JoyceLauNews
Hong Kong gvnt cancels talks. Predictably, dwindling protests grow big & energized again. Pic: @edmundflanagan:




@VioletaCamarasa
Beautiful. "From #Gaza to Hong Kong" via @antd #OccupyHK #OccupyCentral



(Blog Xuân Diện)




Chính quyền Hong Kong bất ngờ hủy cuộc gặp với sinh viên

Chính quyền Hong Kong đã quyết định hủy bỏ cuộc họp với các thủ lĩnh sinh viên của phong trào ủng hộ dân chủ vào ngày 10/10.

Tổng Thư ký quản trị Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) nói rằng sẽ “không thể có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng” sau khi các thủ lĩnh phong trào đòi dân chủ kêu gọi gia tăng nỗ lực chiếm đóng các khu vực biểu tình chính. Trước đó, các thủ lĩnh sinh viên đã kêu gọi tăng cường các hoạt động biểu tình nếu chính quyền Hong Kong không nhượng bộ.

Bà Lâm cáo buộc họ đã “phá hoại lòng tin” trong các cuộc đàm phán sắp diễn ra. Bà Lâm nói: “Cuộc đối thoại không thể diễn ra như là một cái cớ để kích động nhiều người tham gia cuộc biểu tình. Các nhà hoạt động phải chấm dứt việc chiếm đóng bất hợp pháp”.

Giữa lúc đó, các nhà lập pháp Hong Kong đã kêu gọi cơ quan giám sát chống tham nhũng tiến hành điều tra cáo buộc Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh nhận hơn 6,4 triệu USD từ một công ty của Australia vào năm 2011. Đồng thời, cảnh sát Liên bang Australia cũng được yêu cầu vào cuộc điều tra.


Ông Lương Chấn Anh bị điều tra vì cáo buộc nhận hơn 6,4 triệu USD từ một công ty của Úc. Ảnh: Reuters

Ông Lương Chấn Anh và đại diện của công ty kỹ thuật UGL của Australia đã ký một hợp đồng vào cuối năm 2011. Theo đó UGL, công ty mua lại DTZ Holdings mà ông Lương từng là giám đốc, sẽ trả số tiền trên cho trưởng đặc khu này với điều kiện ông Lương không được thành lập công ty đối thủ và sẵn sàng làm cố vấn cho công ty này trong hai năm 2012 và 2013.

Tuy nhiên, văn phòng đặc khu trưởng tuyên bố rằng ông Lương không cung cấp bất kỳ dịch vụ nào cho UGL sau khi ký hợp đồng trên. Công ty Australia này cũng khẳng định trong 2 năm theo hợp đồng thỏa thuận ông Lương không hể thực hiện bất cứ yêu cầu nào của công ty này.

Người dân và các nhà lập pháp Hong Kong chỉ trích ông Lương khi làm việc cho một công ty thương mại trong lúc đang là đặc khu trưởng Hong Kong. Thông tin trên xuất hiện khiến giới chức và người dân Hong Kong đặt nghi vấn về khả năng ông Lương Chấn Anh đã có hành vi sai trái của một quan chức đứng đầu đặc khu.

Theo Xuân Mai
NLĐ

No comments:

Post a Comment