Thứ tư, 2014-10-15
Người biểu tình Hong Kong sáng sớm nay đụng độ với cảnh sát khi lực lượng hành pháp tìm cách giải phóng tuyến phố ngoài tòa nhà chính quyền bị chiếm đêm trước đó.
Cảnh sát xịt hơi cay vào mặt một người biểu tình trong cuộc đụng độ sáng nay. Ảnh: AFP.
Hàng trăm cảnh sát xô xát với người biểu tình đứng bảo vệ những rào chắn được thiết lập trên đường Lung Wo gần trụ sở chính quyền đặc khu, AFP cho hay. Lực lượng an ninh phải sử dụng hơi cay để giải tán những người không chấp hành yêu cầu rời khỏi khu vực.
Phóng viên hiện trường hãng tin mô tả có người bị thương ở cả hai phía. Hiện chưa rõ số người bị bắt. Cảnh sát còn xô đẩy với báo giới, đồng thời cảnh báo sẽ đối xử như với người biểu tình nếu phóng viên vượt qua rào chắn an ninh.
Đây là vụ đụng độ thứ hai diễn ra trong vòng chưa đầy một ngày. Tối 14/10, hàng chục cảnh sát chống bạo động đội mũ bảo hộ, cầm khiên, cố đẩy lùi đám đông hàng trăm người biểu tình vào cuối đường hầm trên đường Lung Wo khi họ đang cố chiếm con đường, SCMP cho hay. Nhiều người biểu tình nói họ bị lực lượng an ninh xịt hơi cay.
Ngay sau khi số lượng cảnh sát giảm bớt, người biểu tình đưa các rào chắn kim loại vào bên trong đường hầm, ngăn phương tiện lưu thông qua đây. Đường Lung Wo, đi từ đông sang tây ở phía ngoài khu phức hợp chính quyền, chưa từng bị chiếm trước đó.
Một sinh viên Đại học Bách khoa Hong Kong mô tả việc tái chiếm đường Lung Wo là một "thắng lợi nhỏ" của phong trào, đặc biệt là sau khi cảnh sát đã phá bỏ chướng ngại vật trên đường Queensway.
"Chúng tôi từng thể hiện sự chân thành bằng cách rời đường Lung Wo (tuần trước). Chúng tôi buộc phải tái chiếm... Chúng tôi cần có thêm yếu tố để mặc cả (cho những cuộc đàm phán tương lai)", người này nói.
Lau I-lung, một phát ngôn viên của nhóm nhà hoạt động sinh viên Scholarism (Học dân), cho biết họ cũng như Liên đoàn Sinh viên Hong Kong (FSHK) chỉ đứng ngoài quan sát chứ không khởi xướng hoạt động này. Lau cáo buộc nhà chức trách "phục kích" các khu vực biểu tình, dỡ bỏ rào chắn và từ chối đối thoại đã làm dấy lên những sự kiện trên.
"Chúng tôi muốn chiếm con đường này để trả đũa", Jeff Wong, 30 tuổi, nói. "Chính quyền đã từ chối đối thoại. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục chiếm các tuyến đường cho đến khi được đối thoại thực sự".
Hàng trăm cảnh sát Hong Kong trước đó mang cưa và các dụng cụ khác đến tháo dỡ chướng ngại vật do người biểu tình dựng lên ở gần văn phòng chính phủ và trung tâm tài chính của thành phố. Phong trào biểu tình của sinh viên Hong Kong, yêu cầu chính quyền trung ương Trung Quốc cải cách quá trình bầu cử lãnh đạo đặc khu, đã kéo dài hơn hai tuần nhưng vẫn chưa đạt được kết quả nào.
Cảnh sát Hong Kong sử dụng khiên chống bạo động ứng phó với người biểu tình trong đường hầm tối 14/10. Ảnh: SCMP.
Như Tâm (Video: SCMP)
15/10/2014
TTO - Cảnh sát Hong Kong và người biểu tình sớm hôm nay 15-10 xô xát nhau trên một đại lộ chính bên cạnh trụ sở chính quyền thành phố.Cảnh sát xô xát với người biểu tình chống chính quyền Ảnh: AF
AFP cho biết cảnh sát xịt hơi cay và tiến hành một vài vụ bắt giữ nhằm vào những người biểu tình bất tuân lệnh giải tán của chính quyền trong khi người biểu tình cố bám trụ bảo vệ những chiếc rào chắn vừa mới dựng lên tại đại lộ này.
Trong vòng một giờ sau xô xát, cảnh sát đã giành quyền kiểm soát khu vực vốn bị người biểu tình chiếm giữ vài ngày trước đây. Ngay sau đó lực lượng cảnh sát của đặc khu này tiến hành tháo dỡ các rào chắn mà người biểu tình dựng lên một cách vội vàng và bắt giữ hàng chục người.
AFP ghi nhận cảnh sát và nhiều người biểu tình đều có những vết thương nhẹ trong khi đụng độ nhau.
Ngoài ra cảnh sát Hong Kong cũng xô đẩy các phóng viên đang tác nghiệp trong khu vực và cảnh báo họ sẽ bị bắt giữ nếu vượt qua rào chắn.
Phóng viên Daniel Cheng của một cổng thông tin trực tuyến chia sẻ với AFP rằng: “Cảnh sát túm lấy tôi, hơn 10 cảnh sát và họ đánh tôi”.
Trong khi số lượng người biểu tình ủng hộ dân chủ và phản đối Bắc Kinh ngày càng tăng thì các cuộc ẩu đả giữa những người này với người dân ủng hộ chính quyền Hong Kong xảy ra ngày càng nhiều do sự ách tắc giao thông và trì trệ kinh tế mà những người biểu tình chiếm giữ đường phố mang lại.
Sáng 15-10, cảnh sát Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) đã bắt giữ 45 người biểu tình tham gia phong trào “Chiếm Trung tâm”, tội tụ tập bất hợp pháp.
Trong số những người này có 38 nam và 8 nữ, vì tội tụ tập bất hợp pháp. Hiện đường hầm Long Hòa đã được giải tỏa để giao thông hoạt động bình thường trở lại.
ANH THƯ
Cảnh sát đánh nhau với người biểu tình trong đường hầm
Rạng sáng 15.10, những cuộc biểu tình phản đối đòi dân chủ ở Hồng Kông (HK) lên tới cao trào, khi hàng trăm cảnh sát đánh nhau với nhóm sinh viên. Và kênh truyền hình TVB đã thu được hình ảnh 5 cảnh sát giải một người biểu tình vào một góc tối rồi đấm, đá người này.
Trong khi phong trào biểu tình của giới sinh viên đã giảm vài ngày qua, đoạn video này cùng việc cảnh sát bắt 45 người rạng sáng nay đã khiến nhóm biểu tình lại được ủng hộ, và thủ lĩnh sinh viên kêu gọi một cuộc biểu tình lớn vào tối 15.10 để phản đối cảnh sát ra tay đàn áp họ.
Ngay cả cảnh sát cũng lo ngại về 4 video 4 phút nàym nói sẽ điều tra vụ việc một cách công bằng. Nhóm sĩ quan tham gia vụ hành hung này đã bị tạm ngưng công tác để điều tra, theo lãnh đạo cảnh sát.
Sinh viên Coco Cheng, 20 tuổi, nói: "Đây mà là Hồng Kông thượng tôn pháp luật á ? Nếu không có sự tuân thủ luật pháp thì làm sao duy trì tương lai kinh tế, phát triển xã hội".Khuya 14.10, nhóm biểu tình tràn vào một đường hầm gần trụ sở chính quyền đặc khu hành chính HK thuộc Trung Quốc (TQ). Nhóm biểu tình chặn hai hướng vào đường hầm bằng các cục bê-tông.
Vài giờ sau, cảnh sát trở lại đông hơn, sử dụng hơi cay và nhiều người biểu tình bị cảnh sát vật xuống đất rồi giải đi, và chiếm lại đường hầm, khôi phục luồng giao thông.
Giới truyền thông HK nêu 45 người biểu tình bị bắt, và xảy ra vụ cảnh sát đánh lén. Đây là vụ ra tay mạnh nhất của cảnh sát HK, để dọn quang con đường gần trụ sở chính quyền trong cuộc biểu tình kéo dài 2 tuần rưỡi qua.
Việc dọn đường giúp các nhà làm luật tổ chức được phiên họp đầy đủ đầu tiên từ khi cuộc biểu tình bắt đầu.
Tại cuộc họp hội đồng hành chính HK, các ủy viên ủng hộ dân chủ "quay" chỉ huy cảnh sát HK Lai Tung-kowk, yêu cầu mở cuộc điều tra hình sự đối với nhóm cảnh sát đánh lén, và đặt câu hỏi có nên bắt họ hay không.
Đến trưa 15.10, cảnh sát rút khỏi đường hầm Lung Wo, một trục đường chính nối hai phía đông-tây. Trước đó, người biểu tình dựng một nấm mộ ngay giữa đường dành cho đặc khu trưởng Lương Chấn Anh, trên tấm bia tạm có ghi dòng chữ "Ngay cả địa ngục cũng chẳng chào đón ông".
Yêu sách khác là TQ thay đổi quy định ban tổ chức bầu cử sẽ xét duyệt 2-3 ứng viên tranh chức đặc khu trưởng HK vào năm 2017. Ông Lương nói sẽ không có chuyện Bắc Kinh thỏa mãn đòi hỏi này. Hiện tỷ lệ tín nhiệm của ông Lương bị giảm từ 43.2 % xuống 40.6 %, theo thăm dò từ ngày 6 đến ngày 9.10 của Đại học HK. Ngày mai 16.10, ông Lương sẽ lại đi TQ để họp hai ngày ở Thượng Hải.
Trước đó ngày 14.10, cảnh sát đã dùng cưa máy, kềm cắt để dở bỏ các rào chắn do phe biểu tình dựng trên một con đường chính ở khu thương mại chính ở HK.
Một người rành chiến lược của cảnh sát, nói với báo The Wall Street Journal,
đó là biện pháp “cuốn chiếu” nhằm tránh sử dụng vũ lực: “Nếu cảnh sát có thể giải tỏa những khu vực mà không phải sử dụng vũ lực mạnh tay, họ sẽ làm thế”.
Một người có quan hệ với chính quyền HK, nói chiến lược của lãnh đạo thành phố là “xử lý mềm” để hạ nhiệt căng thẳng trước khi có thể tiến đến đàm phán.Một số người biểu tình phê phán thủ lĩnh sinh viên cho phép cảnh sát dở bỏ rào chắn mà không kháng cự. Một số rào chắn bằng tre đã được tái lập nhanh chóng tối 13.10, sau khi cảnh sát lần đầu tiên tung nỗ lực giải tỏa kẹt xe và bắt 23 người.
Người phát ngôn cảnh sát Steve Hui nói cảnh sát sẽ còn dở bỏ nhiều rào chắn, nhất là ở các “vùng nguy cơ cao” như vùng Mong Kok.
Lãnh đạo HK hầu như giữ im lặng về cuộc biểu tình phản đối, sau cuộc họp cuối tuần qua ở Bắc Kinh, nơi chính phủ trung ương TQ thường triệu tập lãnh đạo HK về để chỉ đạo. Nhưng trưa thứ 15.10, Bắc Kinh đã phát đi một tín hiệu:
Zhang Xiaoming, đại diện cấp cao nhất của TQ ở HK, nói với các ủy viên hội đồng hành chính, rằng người biểu tình sử dụng các "hình thức đối đầu đường phố cực đoan" để gây sức ép với Bắc Kinh và chính quyền HK.
Cách tốt nhất để tránh việc tất cả công dân HK phải trả một cái giá đắt hơn là chấm dứt phong trào "Chiếm Trung tâm" một cách sớm nhất có thể được".
Bích Ngọc (theo Wall Street Journal)
Thứ tư, 2014-10-15
Giám đốc an ninh Hồng Kông Lai Tung-Kwok ngày 15/10 cho biết, sáu cảnh sát tham gia vào vụ tấn công một người biểu tình ủng hộ dân chủ đã bị sa thải.
Tsang bị nhóm cảnh sát dẫn đi trước khi bị tấn công. Quyết định trên được đưa ra sau một cuộc điều tra nhằm làm rõ cáo buộc rằng sáu sĩ quan cảnh sát Hồng Kông mặc thường phục đã lôi một sinh viên biểu tình ra góc công viên Tamar ở quận Admiralty và đánh đập người này.
Cảnh tượng lúc đó đã được một người ghi lại và công bố trên mạng và sau đó được đài truyền hình TVB cho phát sóng.
Chánh văn phòng cảnh sát Hồng Kông cũng đã nhận được đơn khiếu nại từ nạn nhân của vụ tấn công trên, tờ Channel News Asia cho biết.
Cảnh tượng lúc đó đã được một người ghi lại và công bố trên mạng và sau đó được đài truyền hình TVB cho phát sóng.
Chánh văn phòng cảnh sát Hồng Kông cũng đã nhận được đơn khiếu nại từ nạn nhân của vụ tấn công trên, tờ Channel News Asia cho biết.
Tsang và những vết thương trên cơ thể sau khi bị cảnh sát đánh đập. Tờ South China Morning Post cho biết, nạn nhân của vụ cuộc tấn công là thành viên đảng Civic, Ken Tsang.
Theo Apple Daily, Tsang đã được đưa đến bệnh viện để được điều trị các chấn thương sau khi bị đánh đập. Hình ảnh Apple Daily Tsang đăng tải cho thấy anh có vết bầm tím trên mặt và thân.
Nhiều người biểu tình đã bày tỏ phẫn nộ sau khi đoạn video được phát tán và kêu gọi tìm kiếm thủ phạm của vụ tấn công.
Joshua Wong, lãnh đạo của phong trào sinh viên biểu tình, đã kêu gọi những người ủng hộ tải đoạn video lên mạng để cho thế giới thấy sự bạo lực của cảnh sát Hồng Kông. Chàng sinh viên trẻ tuổi này còn bày tỏ sự mất niềm tin vào cảnh sát và cáo buộc cảnh sát bạo lực với những người biểu tình.
Theo Apple Daily, Tsang đã được đưa đến bệnh viện để được điều trị các chấn thương sau khi bị đánh đập. Hình ảnh Apple Daily Tsang đăng tải cho thấy anh có vết bầm tím trên mặt và thân.
Nhiều người biểu tình đã bày tỏ phẫn nộ sau khi đoạn video được phát tán và kêu gọi tìm kiếm thủ phạm của vụ tấn công.
Joshua Wong, lãnh đạo của phong trào sinh viên biểu tình, đã kêu gọi những người ủng hộ tải đoạn video lên mạng để cho thế giới thấy sự bạo lực của cảnh sát Hồng Kông. Chàng sinh viên trẻ tuổi này còn bày tỏ sự mất niềm tin vào cảnh sát và cáo buộc cảnh sát bạo lực với những người biểu tình.
Phẫn nộ dâng cao về video cảnh sát Hong Kong đánh người biểu tình
Written By chinh luan on Thứ Tư, ngày 15 tháng 10 năm 2014 | 18:39
Cảnh sát mặc thường phục lôi một người biểu tình đòi dân chủ ra khỏi khu vực gần trụ sở chính phủ ở Hong Kong, ngày 15/10/2014.
Ivan Broadhead (VOA) - Các tổ chức nhân quyền và dân chúng Hồng Kông đang bày tỏ sự phẫn nộ sau khi hình ảnh video cho thấy nhiều cảnh sát viên đánh đập một người biểu tình không có khí giới và bị còng tay. Video quay vào lúc tảng sáng cho thấy các cảnh sát viên lôi người biểu tình bị còng tay tới một góc tối của một công viên ở gần đó rối đánh đập nạn nhân một cách dã man. Từ Hồng Kông, thông tín viên Ivan Broadhead của đài VOA ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Sau khi được tin anh Ken Tsang bị bắt, Nghị viên Alan Leong, Chủ tịch Đảng Công dân, đã phái các luật sư tới Học viện Cảnh sát, nơi anh Tsang bị giam. 9 tiếng đồng hồ sau đó, toán luật sư đã hộ tống anh Tsang cùng với 7 người biểu tình khác tới bệnh viện. Nghị viên Leong phát biểu như sau về vụ này.
"Việc sử dụng vũ lực, sử dụng sức mạnh của cảnh sát, trong trường hợp này là một vụ lạm quyền trắng trợn. Chúng tôi yêu cầu cảnh sát bắt giam ngay lập tức 6 cảnh sát viên này và tiến hành các cuộc điều tra hình sự".
Vụ bắt giữ anh Tsang diễn ra trong một đêm có những vụ xô xát kịch liệt nhất giữa cảnh sát với những người biểu tình đòi dân chủ kể từ khi phong trào chiếm cứ khu trung tâm thương mại của Hồng Kông bắt đầu cách nay 18 ngày.
Nhiều giờ trước khi anh Tsang bị cảnh sát hành hung, các nhân vật tranh đấu đã tràn vào một con đường chính gần khu trụ sở chính phủ mà cảnh sát đã lấy lại quyền kiểm soát vài ngày trước.
Sau khi những người biểu tình đặt rào cản trên đường, cảnh sát chống bạo động vào lúc tảng sáng đã dùng dùi cui và súng xịt thuốc cay mắt, và trong một số trường hợp đã đánh đập và vật ngã những người biểu tình trong lúc tìm cách chiếm lại con đường này. Ít nhất 45 người biểu tình bị bắt.
Vài giờ sau khi hình ảnh anh Tsang bị đánh đập xuất hiện trên truyền hình, các viên chỉ huy cảnh sát đã đưa ra một thông cáo nói rằng các cảnh sát viên liên can đã được chuyển sang những nhiệm vụ khác.
Cựu Bộ trưởng An ninh Hồng Kông, bà Regina Ip, một thành viên thân Bắc Kinh trong Hội đồng quản trị thành phố Hồng Kông, kêu gọi dân chúng chớ nên vội vã lên án cảnh sát. Bà cho rằng cảnh sát đang làm việc dưới áp lực khá lớn trong lúc cuộc biểu tình đòi dân chủ bước sang tuần lễ thứ ba.
"Tôi tin chắc là cảnh sát sẽ thông qua các kênh thông thường để điều tra bất kỳ tố cáo nào về việc hành hung trái phép. Tôi tin chắc là cảnh sát sẽ thực hiện những hành động cần thiết".
Những người biểu tình mỗi lúc một đông đã kéo tới Viện Lập pháp trong lúc các nghị viên chuẩn bị cho phiên họp đầu tiên sau kỳ nghỉ hè.
Phó Chủ tịch Hội đồng Độc lập về Khiếu tố Cảnh sát, ông Lam Tai Fai nói rằng ông hiểu được sự tức giận của công chúng.
"Dĩ nhiên là tôi không tán đồng việc sử dụng bạo lực và tôi tin rằng cảnh sát phải đứng ra để nói một điều gì đó để giải tỏa những sự nghi ngờ của công chúng".
Sự phẫn nộ của người dân đang gia tăng sau khi có thêm những chi tiết về vụ hành hung, kể cả những hình ảnh cho thấy anh Tsang thân thể bị bầm tím ở sở cảnh sát. Khoảng giữa trưa giờ địa phương, Nghị viên Dennis Kwok, luật sư của anh Tsang, nói rằng ông không biết điều gì làm cho anh bị cảnh sát bắt giữ, nhưng ông đưa ra những tố cáo như sau
Khi anh Ken Tsang ở sở cảnh sát, cảnh sát tiếp tục sử dụng sức mạnh không cần thiết và bạo lực đối với anh. Như quí vị có thể thấy trong các bản tin và những bằng chứng mà tôi thu thập được, tôi nghĩ rằng những gì mà cảnh sát đã làm là rất rõ ràng. Vì vậy việc họ bị thuyên chuyển công tác là không đủ. Tôi tin rằng những gì họ đã làm là một hành vi tội phạm".
Các tổ chức nhân quyền trên khắp thế giới, kể cả Hội Ân xá Quốc tế, đã cùng nhau lên án sự thô bạo của cảnh sát Hồng Kông. Ông Law Yuk Kai, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Hồng Kông, nói rằng vụ hành hung đó vi phạm luật lệ của Hồng Kông về tra tấn, theo đó các giới chức lạm quyền có thể phải lãnh án tù chung thân. Ông yêu cầu giới hữu trách đưa các cảnh sát viên đó ra trước ánh sáng công lý.
"Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được. Đó là một sự vi phạm trắng trợn đối với nhân quyền mà các cảnh sát viên đã làm. Điều đó hoàn toàn trái với pháp luật và thật là vô lý khi họ tấn công một người đã bị bắt và rõ ràng là không làm điều gì để chống lại vụ bắt giữ. Điều này rõ ràng là vi phạm pháp luật và luật lệ của cảnh sát".
Trong lúc Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh tuyên bố hủy bỏ kế hoạch tham dự phiên họp của Viện Lập pháp vào ngày mai vì căng thẳng leo thang, các sinh viên cho biết họ nhất định sẽ tiếp tục ở lại trên đường phố.
Người đứng đầu công tác hiến pháp của chính quyền Hồng Kông, ông Raymond Tam cho biết ông hy vọng cuộc điều đình bị bế tắc có thể được thực hiện lại.
"Trong vài ngày nay chúng tôi đã tiếp xúc với Liên đoàn Sinh viên Học sinh thông qua một người trung gian để xem có thể mở lại cuộc đối thoại hay không và nếu được thì khi nào. Hy vọng là chúng tôi sẽ tìm được một nền tảng chung cho một cuộc đối thoại trực tiếp, thẳng thắn và xây dựng để đưa sự việc tiến tới cho bầu cử trực tiếp và phổ thông đầu phiếu vào năm 2017".
Tối nay, tình hình tương đối yên tĩnh trên các đường phố ở Hồng Kông. Các nhân viên cảnh sát lại một lần nữa duy trì một vị thế thấp ở nơi công cộng. Tuy nhiên, công chúng đang lo âu sau khi Hiệp hội Nhân viên Cảnh sát Trung cấp đưa ra một lời cảnh báo cho chính phủ là tinh thần của cảnh sát đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay và 20.000 cảnh sát viên của hiệp hội này đang ở trong tình trạng mà họ nói là “bắt đầu không thể phân biệt đúng sai”.
Ivan Broadhead
Sau khi được tin anh Ken Tsang bị bắt, Nghị viên Alan Leong, Chủ tịch Đảng Công dân, đã phái các luật sư tới Học viện Cảnh sát, nơi anh Tsang bị giam. 9 tiếng đồng hồ sau đó, toán luật sư đã hộ tống anh Tsang cùng với 7 người biểu tình khác tới bệnh viện. Nghị viên Leong phát biểu như sau về vụ này.
"Việc sử dụng vũ lực, sử dụng sức mạnh của cảnh sát, trong trường hợp này là một vụ lạm quyền trắng trợn. Chúng tôi yêu cầu cảnh sát bắt giam ngay lập tức 6 cảnh sát viên này và tiến hành các cuộc điều tra hình sự".
Vụ bắt giữ anh Tsang diễn ra trong một đêm có những vụ xô xát kịch liệt nhất giữa cảnh sát với những người biểu tình đòi dân chủ kể từ khi phong trào chiếm cứ khu trung tâm thương mại của Hồng Kông bắt đầu cách nay 18 ngày.
Nhiều giờ trước khi anh Tsang bị cảnh sát hành hung, các nhân vật tranh đấu đã tràn vào một con đường chính gần khu trụ sở chính phủ mà cảnh sát đã lấy lại quyền kiểm soát vài ngày trước.
Sau khi những người biểu tình đặt rào cản trên đường, cảnh sát chống bạo động vào lúc tảng sáng đã dùng dùi cui và súng xịt thuốc cay mắt, và trong một số trường hợp đã đánh đập và vật ngã những người biểu tình trong lúc tìm cách chiếm lại con đường này. Ít nhất 45 người biểu tình bị bắt.
Hình ảnh video cho thấy cảnh sáu nhân viên công lực mặc thường phục lôi anh Tsang vào một góc tối của một tòa nhà, liên tục đánh đập nạn nhân (phải) trong suốt bốn phút đồng hồ.
Vài giờ sau khi hình ảnh anh Tsang bị đánh đập xuất hiện trên truyền hình, các viên chỉ huy cảnh sát đã đưa ra một thông cáo nói rằng các cảnh sát viên liên can đã được chuyển sang những nhiệm vụ khác.
Cựu Bộ trưởng An ninh Hồng Kông, bà Regina Ip, một thành viên thân Bắc Kinh trong Hội đồng quản trị thành phố Hồng Kông, kêu gọi dân chúng chớ nên vội vã lên án cảnh sát. Bà cho rằng cảnh sát đang làm việc dưới áp lực khá lớn trong lúc cuộc biểu tình đòi dân chủ bước sang tuần lễ thứ ba.
"Tôi tin chắc là cảnh sát sẽ thông qua các kênh thông thường để điều tra bất kỳ tố cáo nào về việc hành hung trái phép. Tôi tin chắc là cảnh sát sẽ thực hiện những hành động cần thiết".
Những người biểu tình mỗi lúc một đông đã kéo tới Viện Lập pháp trong lúc các nghị viên chuẩn bị cho phiên họp đầu tiên sau kỳ nghỉ hè.
Phó Chủ tịch Hội đồng Độc lập về Khiếu tố Cảnh sát, ông Lam Tai Fai nói rằng ông hiểu được sự tức giận của công chúng.
"Dĩ nhiên là tôi không tán đồng việc sử dụng bạo lực và tôi tin rằng cảnh sát phải đứng ra để nói một điều gì đó để giải tỏa những sự nghi ngờ của công chúng".
Sự phẫn nộ của người dân đang gia tăng sau khi có thêm những chi tiết về vụ hành hung, kể cả những hình ảnh cho thấy anh Tsang thân thể bị bầm tím ở sở cảnh sát. Khoảng giữa trưa giờ địa phương, Nghị viên Dennis Kwok, luật sư của anh Tsang, nói rằng ông không biết điều gì làm cho anh bị cảnh sát bắt giữ, nhưng ông đưa ra những tố cáo như sau
Hình ảnh anh Tsang thân thể bị bầm tím tại sở cảnh sát.
Khi anh Ken Tsang ở sở cảnh sát, cảnh sát tiếp tục sử dụng sức mạnh không cần thiết và bạo lực đối với anh. Như quí vị có thể thấy trong các bản tin và những bằng chứng mà tôi thu thập được, tôi nghĩ rằng những gì mà cảnh sát đã làm là rất rõ ràng. Vì vậy việc họ bị thuyên chuyển công tác là không đủ. Tôi tin rằng những gì họ đã làm là một hành vi tội phạm".
Các tổ chức nhân quyền trên khắp thế giới, kể cả Hội Ân xá Quốc tế, đã cùng nhau lên án sự thô bạo của cảnh sát Hồng Kông. Ông Law Yuk Kai, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Hồng Kông, nói rằng vụ hành hung đó vi phạm luật lệ của Hồng Kông về tra tấn, theo đó các giới chức lạm quyền có thể phải lãnh án tù chung thân. Ông yêu cầu giới hữu trách đưa các cảnh sát viên đó ra trước ánh sáng công lý.
"Điều đó hoàn toàn không thể chấp nhận được. Đó là một sự vi phạm trắng trợn đối với nhân quyền mà các cảnh sát viên đã làm. Điều đó hoàn toàn trái với pháp luật và thật là vô lý khi họ tấn công một người đã bị bắt và rõ ràng là không làm điều gì để chống lại vụ bắt giữ. Điều này rõ ràng là vi phạm pháp luật và luật lệ của cảnh sát".
Trong lúc Trưởng quan Hành chánh Hồng Kông Lương Chấn Anh tuyên bố hủy bỏ kế hoạch tham dự phiên họp của Viện Lập pháp vào ngày mai vì căng thẳng leo thang, các sinh viên cho biết họ nhất định sẽ tiếp tục ở lại trên đường phố.
Người đứng đầu công tác hiến pháp của chính quyền Hồng Kông, ông Raymond Tam cho biết ông hy vọng cuộc điều đình bị bế tắc có thể được thực hiện lại.
"Trong vài ngày nay chúng tôi đã tiếp xúc với Liên đoàn Sinh viên Học sinh thông qua một người trung gian để xem có thể mở lại cuộc đối thoại hay không và nếu được thì khi nào. Hy vọng là chúng tôi sẽ tìm được một nền tảng chung cho một cuộc đối thoại trực tiếp, thẳng thắn và xây dựng để đưa sự việc tiến tới cho bầu cử trực tiếp và phổ thông đầu phiếu vào năm 2017".
Tối nay, tình hình tương đối yên tĩnh trên các đường phố ở Hồng Kông. Các nhân viên cảnh sát lại một lần nữa duy trì một vị thế thấp ở nơi công cộng. Tuy nhiên, công chúng đang lo âu sau khi Hiệp hội Nhân viên Cảnh sát Trung cấp đưa ra một lời cảnh báo cho chính phủ là tinh thần của cảnh sát đang ở mức thấp nhất từ trước tới nay và 20.000 cảnh sát viên của hiệp hội này đang ở trong tình trạng mà họ nói là “bắt đầu không thể phân biệt đúng sai”.
Ivan Broadhead
No comments:
Post a Comment