Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon là một loại vũ khí quân sự tối tân của Mỹ (ảnh minh họa) - Ảnh: Reuters
Ngày 20-5, trong chuyến bay thị sát cùng lực lượng quân đội Mỹ, phóng viên CNN đã ghi nhận tới tám lần hải quân Trung Quốc ra thông điệp cảnh cáo, yêu cầu máy bay tuần tra Mỹ rời khỏi khu vực biển Đông.
• HÁN CỘNG - ĐƯỜNG LƯỠI BÒ
Khi phát hiện máy bay Mỹ tuần tra trên biển Đông, hải quân Trung Quốc ra thông điệp cảnh cáo. Những thông điệp hải quân Trung Quốc nhắc đi nhắc lại bằng tiếng Anh qua sóng radio:
- “Hải quân Trung Quốc đây… Hải quân Trung Quốc đây… Xin rời khỏi khu vực này… để tránh hiểu lầm.
- Có lúc họ xẵng giọng “Đây là hải quân Trung Quốc… Đi đi”.
Theo CNN, đây là động thái Bộ Quốc phòng Mỹ muốn tăng cường truyền thông nhằm tỏ rõ thái độ phản ứng của Mỹ trước các hành vi ngang nhiên xây đắp đảo của Bắc Kinh.
Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc công bố video cho thấy diễn biến hoạt động xây dựng bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại biển Đông và đoạn âm thanh cảnh cáo của Trung Quốc với máy bay Mỹ.
Theo CNN, trong chuyến tuần tra ngày 20-5, máy bay P8-A Poseidon, loại máy bay tuần tra và săn ngầm hiện đại nhất của Mỹ, mới chỉ bay ở độ cao thấp nhất là 15.000 feet (4.572m). Tuy nhiên Mỹ đang cân nhắc sẽ tiến hành các chuyến bay tuần tra như thế ở độ cao gần sát hơn với các khu vực quần đảo.
Cùng với đó, trong kế hoạch mới nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ, các tàu chiến cũng sẽ được điều tới khu vực cách những đảo và quần đảo này nhiều dặm.
Chuyến bay tuần tra ngày thứ tư (20-5) tập trung theo dõi các hoạt động của Trung Quốc trên ba đảo mà nhiều tháng trước đây chỉ là những vỉa đá nhô lên khỏi mặt nước. Nhưng nay các đảo đều đã trở thành những công trường xây dựng khổng lồ của Trung Quốc và sẽ sớm bị biến thành các căn cứ quân sự.
Chỉ trong vòng hai năm, Trung Quốc đã mở rộng diện tích đảo này tới 2.000 acre (809ha), tương đương diện tích của 1.500 sân bóng.
Trong đoạn video do camera của máy bay P8 ghi lại, có thể thấy cùng với hệ thống rađa cảnh báo sớm, đảo đá Chữ Thập hiện đã là căn cứ của nhiều cơ sở đồn trú quân sự, một tháp canh rất cao và đường băng đủ dài để nhiều máy bay quân sự của Trung Quốc có thể hoạt động.
Dấu hiệu cho thấy phía Trung Quốc rất coi trọng khu đảo này là họ tổ chức canh giữ rất chặt.
Từ buồng lái, trung tá Matt Newman nhận xét rõ ràng phía Trung Quốc đã trang bị rất nhiều phương tiện chiến đấu trên đảo, bao gồm tàu chiến, tàu tuần tra trên biển, họ có các rađa tầm soát trên không và đó là lý do để họ mau chóng phát hiện máy bay P8 của Mỹ.
Bằng chứng đã rất rõ ràng, chỉ riêng trong chuyến bay của P8 ngày 20-5, đã tới tám lần hải quân Trung Quốc ra cảnh cáo yêu cầu P8 rời khỏi vùng biển. Mỗi lần như vậy các phi công Mỹ lại điềm tĩnh trả lời rằng họ đang bay trong vùng không phận quốc tế.
Không chỉ xung đột với lực lượng quân sự, ngay cả trong lĩnh vực hàng không dân dụng, một phi công của Hãng bay Delta cho biết từng bị hải quân Trung Quốc yêu cầu lái máy bay rời khỏi khu vực không phận này.
Nguyên phó giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ - CIA Michael Morell cho rằng từ những biểu hiện đối đầu trong chuyến bay, có thể thấy nguy cơ "đối đầu" Mỹ - Trung Quốc tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Dù vậy ông cũng nói: “Chiến tranh không phải là điều họ muốn và cũng không phải là điều chúng ta muốn”.
Ông Mike Parker, chỉ huy trưởng hạm đội máy bay tuần tra P8 và P3 hoạt động tại châu Á, người cũng có mặt trên chiếc P8 cùng phóng viên CNN, cho biết: “Chỉ 30 phút trước chúng tôi đã nhận được cảnh báo từ phía hải quân Trung Quốc và tôi tin chắc nó phát ra từ chỗ này”, ông nói và chỉ tay về hệ thống rađa cảnh báo sớm được xây dựng trên đảo đá Chữ Thập.
Giới quan chức quân sự Mỹ nhận định khi Trung Quốc càng tiến hành nhiều các hoạt động xây dựng bồi đắp đảo thì họ càng tỏ ra gay gắt trong việc xua đuổi các máy bay quân sự Mỹ.
Trên khắp đảo Chữ Thập và tiếp đó là đảo đá Vành Khăn, nhiều hạm đội tàu thuyền tham gia việc xây dựng, bồi đắp đảo trái phép của Trung Quốc đang làm ngày làm đêm và theo quan sát của ông Mike Parker, họ không hề nghỉ ngày nào.
=========
Hải quân Hoa Kỳ thao diễn trên
Thái Bình Dương (minh họa)
Mặc Lâm
Đầu tháng 4 năm 2015 Trung Quốc công khai cải tạo lại các bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa và tuyên bố rằng việc bồi đắp các đảo này vì chúng thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Bắc Kinh. Giới quan sát quân sự đánh giá rằng bên cạnh ý đồ dùng 7 nơi này khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Đông, đây còn là công trình nhằm biến chúng thành những tàu sân bay không thể đánh chìm, nó là tấm đệm để chiến đấu cơ Trung Quốc dùng làm nơi chuyển tiếp tấn công các tàu chiến hay khu vực vượt khỏi tầm bay như Việt Nam hay Philippines.
Mưu đồ xây dựng căn cứ quân sự trên Biển Đông
Ngày 8 tháng 5, Bộ Ngoại giao Mỹ tố cáo hoạt động bồi đắp ở Quần đảo Trường Sa của Trung Quốc và khẳng định sự nghi ngờ rằng Bắc Kinh muốn thiết lập các căn cứ quân sự trên Biển Đông. Sau đó hãng tin Reuters cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã yêu cầu xem xét việc điều động máy bay hải quân giám sát các đảo nhân tạo này, đồng thời nếu cần có thể điều tàu quân sự tiến vào trong phạm vi 12 hải lý tại 7 bãi đá Trung Quốc đang xây dựng.
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng Bắc Kinh đang xây dựng một "Vạn Lý Trường Thành bằng cát" trên Biển Đông.
Quan sát các động thái nguy hiểm và có tính toán của Bắc Kinh, ngày 30 tháng 4, chuyên gia David Archibald thuộc Viện Chính trị Thế giới (IWP) có trụ sở tại Washington đã viết trên American Thinker bài nhận định có tên “7 lý do Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh vào năm 2017”(1)
Đối với Nhật Bản để phát động cuộc chiến tại vùng Biển Hoa Đông, David Archibald cho rằng ngày nay các chương trình truyền hình hằng đêm tại Trung Quốc đều nhắc đi nhắc lại cuộc xâm lăng của Nhật là cách chuẩn bị lòng căm thù của dân chúng Trung Quốc để phát động cuộc chiến tranh với Nhật Bản.
Bài viết cũng nhấn mạnh ở điểm Trung Quốc có thái độ tự phụ vì một nền kinh tế mạnh nhưng trong diễn biến gần đây kinh tế nước này đang có nguy cơ vỡ bong bóng hàng loạt cũng là lý do Bắc Kinh gây hấn với láng giềng, mạnh miệng với Mỹ nhằm thách thức một cuộc chiến tranh mới để tự bào chữa thất bại kinh tế trước khi nó sụp đổ.
Trung Quốc có thái độ tự phụ vì một nền kinh tế mạnh nhưng trong diễn biến gần đây kinh tế nước này đang có nguy cơ vỡ bong bóng hàng loạt cũng là lý do Bắc Kinh gây hấn với láng giềng, mạnh miệng với Mỹ nhằm thách thức một cuộc chiến tranh mới để tự bào chữa thất bại kinh tế
David Archibald đưa ra một thực tế nữa cho thấy Trung Quốc tự coi mình là trung tâm của thế giới và hoàn toàn nhìn qua lăng kính lợi ích của riêng mình. Điều này dẫn đến việc Trung Quốc không thể chấp nhận được những điều không diễn ra theo cách mà nước này muốn.
Cái muốn ấy không gì khác hơn là dầu hỏa tại Biển Đông nơi có trữ lượng khổng lồ có thể biến Trung Quốc thành cường quốc số 1 trong thế kỷ tới.
Trung Quốc xây dựng tại Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa đang tranh chấp ở Biển Đông (hình ảnh quân sự Philippines)
Có hay không một cuộc chiến Biển Đông?
Ông Việt Phương, thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với kinh nghiệm sau hơn nửa thế kỷ theo chân ông Đồng trên chính trường, cho biết nhận xét của mình:
-Không thể, không thể nào. Cả hai bên đều không muốn, cả loài người đều không muốn. Không có điều kiện để mà đánh nhau đâu, hăm dọa nhau thế thôi. Cái gọi là Biển Đông là đứng về Việt Nam mà nói còn đứng về Philippines thì họ gọi chính thức tên của cái biển ấy là Biển Tây chứ không phải là Biển Đông đâu. Có 7 nước có chủ quyền ở đấy chứ không phải một mình hoặc là Việt Nam hay Trung Quốc đâu. Nơi ấy là nơi chở 2/3 hành khách và các thứ hàng hóa của thế giới, cái anh Tập Cận Bình bảo là của tao đấy, tao có cái lưỡi bò 90% ở Biển Đông là nó nói bậy nói láo, ai cũng biết thế rồi.
Sau khi Ngoại trưởng John Kerry thất bại trong việc thuyết phục Trung Quốc từ bỏ tham vọng xây dựng và phát triển những cơ sở bất hợp pháp trên Biển Đông, ngày 19 tháng 5, ông Jim Talent một cựu Thượng Nghị sĩ Mỹ viết một bài đăng trên National Review (2) kêu gọi chính phủ Mỹ phải thực tế hơn trước hành động của Bắc Kinh vì theo ông nếu Mỹ tiếp tục dùng chính sách ngoại giao thì chưa đủ để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc.
Tim Talent cũng nhấn mạnh sự quyết đoán của Trung Quốc khi nước này luôn coi thường Luật pháp quốc tế, Trung Quốc không hề tin vào trật tự thế giới và từ đó họ luôn mang tâm thế của kẻ mạnh đương nhiên phải được hưởng lợi nhiều hơn.
Tôi nghĩ chuyện căng thẳng thì nó sẽ có xu hướng gia tăng nhưng mà xảy ra chiến tranh chớp nhoáng hay là xung đột chớp nhoáng thì tôi nghĩ là khó xảy ra ít nhất là trong tương lai gần, tại vì mỗi bên họ vẫn cần một môi trường ổn định, hòa bình hơn là xảy ra các xung đột trực tiếp
TS Lê Hồng Hiệp
Ông Tim Talent nhận định, một nhà ngoại giao như ông John Kerry mà vẫn không thuyết phục được Bắc Kinh từ bỏ chính sách bá quyền nước lớn thì Mỹ cần phải xem xét lại toàn bộ các chính sách của mình đối với Trung Quốc, bao gồm cả các giải pháp quân sự.
Mặc dù chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng mối quan hệ của hai nước vẫn ổn định nhưng việc khăng khăng giữ quan điểm Biển Đông thuộc sở hữu của Trung Quốc không thể làm Mỹ yên tâm khi nước này giữ vững lập trường quay trở lại châu Á Thái bình dương của mình.
Nhìn từ Việt Nam, mặc dù Ngoại trưởng John Kerry thất bại trong việc thuyết phục Bắc Kinh và Jim Talent cho rằng Mỹ phải có những biện pháp quân sự nhưng Đại tá Phạm Xuân phương, từng công tác nhiều năm trong Cục Chính trị cho rằng biện pháp ngoại giao vẫn sẽ được hai bên tiếp tục nhằm tránh cuộc chiến tranh chớp nhoáng:
-Thực ra lúc này không phải là lúc chiến tranh chớp nhoáng nhanh chóng được tôi thấy trong thời đại hiện nay còn nhiểu cách nói chuyện với nhau chán. Thực ra mà nói thì Mỹ cũng có những cái nguyên tắc của họ.
Từ nhận định này Đại tá Phạm Xuân Phương cho rằng chính Việt Nam cũng phải thay đổi chính sách của mình cho phù hợp với đối sách hiện nay nhằm tự bảo vệ mình:
-Đối với Trung Quốc chúng ta phải bớt chân phương đi một chút. Trong đối sách với Trung Quốc chúng ta chân phương quá, chúng ta hiền lành quá. Một đối thủ một đối tác như thế có lẽ không chân phương được. Phải học cái cách đánh dứ. Đối sách thì tùy tình hình có lúc thể này có lúc thế khác nhưng chúng ta phải học lối chơi cao thủ hơn. Chúng ta đừng tự gò mình trong bất kỳ một công thức nào cả. Trong trường hợp nào đó mà có một nước thứ ba mà họ giang tay với mình thì tại sao mình từ chối chằng hạn?
Năm ngoái khi Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Hoa kỳ đã lên tiếng công khai phản đối. Năm nay hành động này đang được lập lại và phải chăng đây sẽ là cơ hội cho Mỹ mạnh tay hơn? TS Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên Khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) cho biết nhận xét của ông:
-Tôi nghĩ chuyện căng thẳng thì nó sẽ có xu hướng gia tăng nhưng mà xảy ra chiến tranh chớp nhoáng hay là xung đột chớp nhoáng thì tôi nghĩ là khó xảy ra ít nhất là trong tương lai gần, tại vì mỗi bên họ vẫn cần một môi trường ổn định, hòa bình hơn là xảy ra các xung đột trực tiếp. Hai bên mặc dù có những mâu thuẫn về lợi ích nhưng cái mâu thuẫn này nó chưa đủ lớn để có thể đưa cả hai bên vào một cuộc chiến.
Cái xu hướng lâu dài thì mâu thuẫn và những cạnh tranh quyền lợi giữa hai nước càng ngày càng gia tăng nhưng sẽ có những cao trào và cũng sẽ có những bước điều chỉnh đế cho nó lắng xuống và giống như những cơn sóng nhỏ nó sẽ khó vượt qua giới hạn để xảy ra các cuộc xung đột.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng mặc dù cố kềm chế để tìm cái lợi trong tình trạng ổn định nhưng chắc chắn Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu Trung Quốc cứ tiếp tục thử thách sự kềm chế này.
(1) http://www.nationalreview.com/corner/418600/diplomacy-alone-wont-stop-chinese-asserting-sovereignty-over-south-china-sea-jim?target=author&tid=900928
(2) http://www.nationalreview.com/corner/418600/diplomacy-alone-wont-stop-chinese-asserting-sovereignty-over-south-china-sea-jim?target=author&tid=900928
Tin, bài liên quan
Hải quân Trung Quốc cảnh báo máy bay trinh sát Hoa Kỳ
Hoa Kỳ lo ngại về các dự án của TQ ở biển Đông
Hoa Kỳ lo ngại về các dự án bồi đắp đảo của TQ
Philippines quản ngại về các công trình của TQ ở Trường Sa
Trung Quốc tố cáo Philippines vi phạm Tuyên bố ứng xử trên biển Đông- DoC
Trung Quốc công bố xây đảo nhân tạo vì nhu cầu quốc phòng
Hoa Kỳ cảnh báo mọi tranh chấp lãnh hải bằng quân sự
Gặp gỡ giữa các tổ chức dân sự Việt Nam và Philippines
Trung Quốc chỉ trích Philippines "đạo đức giả"
Với vị thế hàng đầu về kinh tế cũng như hải quân, Mỹ rõ ràng không thể tán thành việc biến Biển Đông thành ‘ao làng’ của Trung Quốc.
National Interest, tạp chí về các vấn đề quốc tế của Mỹ nói tình hình Biển Đông đang có nguy cơ trở nên tệ hơn.
Thông tin Mỹ xem xét đưa máy bay, tàu chiến đến khu vực này tuần tra quân sự dù chưa được xác nhận chính thức cũng đủ khiến Bắc Kinh tỏ ra không hài lòng.
Tàu sân bay Mỹ tuần tra trên biển Bắc Kinh, dựa vào những giải thích mơ hồ của lịch sử cũng như luật quốc tế để đưa ra tuyên bố phi lý về vùng chủ quyền chiếm 80% diện tích Biển Đông.
Không dừng lại ở tuyên bố, Trung Quốc bắt đầu thực hiện các yêu sách của mình bằng việc tổ chức tuần tra và các dự án cải tạo trái phép nhằm tạo ra các hòn đảo nhân tạo trên những vùng san hô ngập nước, đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Chính quyền Obama đã tỏ rõ thái độ không chấp nhận những lý lẽ, chứng cứ mơ hồ của Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ.
Theo National Interest, phản ứng này của Washington là dễ hiểu, khi mà nhiều tuyến hàng hải quan trọng đi qua Biển Đông, chiếm phần đáng kể trong tổng giao dịch thương mại trên thế giới.
Đối với các nhà lãnh đạo Mỹ, vùng nước này vừa có ý nghĩa về kinh tế, vừa quan trong về mặt chiến lược. Với vị thế hàng đầu về kinh tế cũng như hải quân, Mỹ rõ ràng không tán thành việc biến Biển Đông thành ‘ao làng’ của Trung Quốc.
Quan tâm của Mỹ đến vấn đề Biển Đông đã được sớm khẳng định bằng Tuyên bố Hà Nội của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong hội nghị của ASEAN ngày 24/7/2010.
Phát biểu trong Hội nghị Diễn đàn Khu vựcASEAN (ARF) lần thứ 17 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đối với các không gian hàng hải chung ở châu Á và với việc tôn trọng luật biển quốc tế của các quốc gia duyên hải trong khu vực Biển Đông.
Quan trọng hơn, bà nói thêm Mỹ đã chuẩn bị để thúc đẩy các đàm phán đa phương để giải quyết các tuyên bố chủ quyền đang gây tranh cãi về quần đảo TrườngSa.
Ngoài ra, tuyên bố của bà thẳng thừng phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông mà mở rộng đến bờ biển của các nước ASEAN và gây ra sự chồng lấn một phần với các tuyên bố lãnh thổ của bốn nước ASEAN – Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei.
Khi đó, Trung Quốc đã xem bình luận của bà Clinton là can thiệp vô cớ và tranh luận khu vực.
Video sức mạnh của máy bay ném bom B-1
Trước những động thái của Mỹ, truyền thông Trung Quốc đưa ra kịch bản đối đầu với Mỹ ở Trường Sa, đặc biệt khi máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ tham chiến.
Mặc dù, Thủ tướng Australia Tony Abbot – quốc gia được cho là nơi B-1 sẽ xuất kích để tới Biển Đông đã lên tiếng phủ nhận thông tin này.
Nhưng truyền thông Trung Quốc tỏ ra đặc biệt quan tâm tin này. Tờ Hoàn Cầu thời báo cho rằng, ‘không có lửa làm sao có khói’ với lập luận việc Mỹ bố trí máy bay ném bom B-1 ở Australia không phải điều ngẫu nhiên.
Theo Hoàn Cầu thời báo, mặc dù sở hữu tính răn đe chiến lược, nhưng máy bay B-1 của Mỹ ít nhiều chịu sự hạn chế về mặt chiến thuật. Bởi lẽ, khoảng cách từ căn cứ đặt tại Australia đến Biển Đông là khoảng 2.700 hải lý, khoảng cách tới đất liền của Trung Quốc là 4.300 hải lý.
Dường như viễn cảnh phải đối đầu với B-1 là điều rất ám ảnh với giới quân sự Trung Quốc, nên các chuyên gia được Hoàn Cầu thời báo đều cho rằng “B-1 tiêu tốn rất nhiều tiền mỗi lần xuất kích, lại thêm ‘thân phận đặc thù’ nên ít có khả năng xuất hiện ở Biển Đông”.
==============
Tàu
USS Fort Worth (LCS-3) trên đường tới dự triển lãm hải quân IMDEX Asia
tại căn cứ Changi, Singapore, 18/05/2015REUTERS/Edgar Su
Tàu tác chiến Mỹ-Trung chạm trán trên Biển Đông
Thanh Phương
Thanh Phương
Trong một cuộc tuần tra gần đây trên Biển Đông, tàu tác chiến của Mỹ và Trung Quốc đã sử dụng các quy tắc mà hai nước đã thỏa thuận cho các cuộc gặp nhau bất ngờ trên biển.
Hãng tin Bloomberg News hôm nay, 20/05/2015 trích lời Đô đốc Michelle Howard, Phó Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, cho biết là tàu tác chiến tuần duyên USS Fort Worth gần đây đã gặp một tàu quân sự của Trung Quốc ở khu vực gần quần đảo Trường Sa.
Đô đốc Howard cho biết là Hoa Kỳ đã thỏa thuận với Trung Quốc về việc sử dụng các quy tắc ứng xử cho những cuộc gặp bất ngờ trên biển để tránh xảy ra đụng độ giữa hai bên. Những quy tắc đó đã được hai tàu tác chiến nói trên sử dụng khi gặp nhau trong lúc tuần tra.
USS Fort Worth là chiếc tàu tác chiến tuần duyên đầu tiên của Mỹ được điều đến Biển Đông để tuần tra tại vùng biển chung quanh quần đảo Trường Sa, nơi mà nhiều nước, chủ yếu là Việt Nam, Trung Quốc và Philippines, đang tranh chấp chủ quyền.
Nhưng nữ Đô đốc Mỹ không nói rõ là chiếc USS Fort Worth đã đi vào phạm vi 12 hải lý (22 km) chung quanh quần đảo Trường Sa hay không. Bà cũng không cho biết chi tiết của vụ chạm trán giữa hai tàu tác chiến Mỹ-Trung.
Những quy tắc về gặp nhau bất ngờ trên biển chắc chắn là sẽ được sử dụng nhiều hơn, bởi vì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chủ trương mở rộng tuần tra trên vùng Biển Đông, kể cả khu vực trong phạm vi 12 hải lý chung các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trên quần đảo Trường Sa.
Kế hoạch này là nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải và là một chiến dịch mà Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành. Năm ngoái, Mỹ đã tiến hành chiến dịch « Tự do hàng hải » đối với 19 quốc gia, trong đó có Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Theo Bloomberg News, nữ Đô đốc Howard, phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên chỉ huy một chiến hạm của Hải quân Mỹ, cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải giải thích rõ mục tiêu của các công trình bồi đắp, mở rộng đảo ở Biển Đông.
===============
Phi cơ trinh sát không người lái MQ-8B Fire Scout trên chiến hạm USS Fort Worth
Phi cơ trinh sát không người lái MQ-8B Fire Scout trên chiến hạm USS Fort Worth.@navymil
Tuy không có một hiệp ước hay luật lệ nào quy định về các vùng nhận dạng phòng không ADIZ, nhưng vùng này vẫn được một số quốc gia thiết lập nhằm kiểm soát những khu vực ngoài biên giới quốc gia, với quy định là các máy bay dân dụng và quân sự của nước ngoài phải tự thông báo “thân thế” mỗi khi bay vào vùng này, nếu không có thể bị không quân của nước này bay lên chặn lại.
Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ và Nhật Bản chỉ trích kịch liệt khi tuyên bố vào năm 2013 thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở vùng Biển Hoa Đông, nơi mà Bắc Kinh và Tokyo đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nay Washington càng quan ngại hơn trước khả năng Trung Quốc cũng sẽ thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, một khi hoàn tất các công trình bồi đắp, mở rộng các đảo đang tranh chấp, vì trên các đảo này sẽ có cả các phi đạo cho phi cơ quân sự.
Vào tuần trước, khi Hoa Kỳ điều chiến hạm USS Fort Worth, một trong những tàu hiện đại nhất của hải quân Mỹ, đến tuần tra lần đầu tiên ở vùng Biển Đông, một phi cơ trinh sát không người lái và một chiếc trực thăng Seahawk cũng đã cất cánh từ chiến hạm để tuần tra trên không phận vùng biển này. Tuy hải quân Mỹ không nhắc gì đến những công trình bồi đắp đảo của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa, nhưng những hoạt động của chiến hạm USS Fort Worth rõ ràng là nhằm chứng tỏ năng lực của Mỹ đối phó với khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, trong điều kiện hiện nay ở Biển Đông, Bắc Kinh rất khó mà bảo đảm việc tuân thủ vùng nhận dạng phòng không. Cho dù Trung Quốc sẽ có hai phi đạo quân sự ở Trường Sa, cộng thêm phi đạo được mở rộng trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, nhưng theo các chuyên gia và các giới chức quân sự Mỹ, vùng Biển Đông rất lớn, mà tầm hoạt động của các phi cơ Trung Quốc thì có giới hạn. Ví dụ như quần đảo Trường Sa nằm cách Hoa lục đến 1.100 km, tức là rất xa các căn cứ không quân của Trung Quốc. Cho dù có thêm các đảo nhân tạo, cũng sẽ rất khó cho Trung Quốc bảo đảm việc tôn trọng vùng nhận dạng phòng không ở một khu vực xa về phía Nam như thế.
Tại vùng Biển Hoa Đông hiện nay, quân đội Hoa Kỳ và Nhật hoàn toàn không tuân thủ vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc. Hai hãng hàng không lớn của Nhật là ANA Holdings và Japan Airlines cũng phớt lờ quy định của Trung Quốc. Một nghiên cứu gần đây của Phòng nghiên cứu Quốc hội gần đây cho thấy là mặc dù không quân Trung Quốc tích cực giám sát vùng này bằng hệ thống radar đặt dọc theo các bờ biển, nhưng khả năng bảo đảm việc tuân thủ vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông rất hạn chế. Các phi cơ của Trung Quốc không thể có mặt thường xuyên trên không phận Hoa Đông.
Theo Reuters, kiểm soát không phận vùng Biển Đông lại còn khó khăn hơn đối với Trung Quốc do tính chất phức tạp của tranh chấp chủ quyền biển đảo và do nguy cơ đụng độ với lực lượng hải quân và không quân Mỹ tại vùng này. Nhất là Lầu Năm Góc hiện đang xem xét phương án triển khai chiến hạm và chiến đấu cơ đến gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa để bảo đảm sự tự do lưu thông hàng hải chung quanh các đảo này.
Hiện giờ Bắc Kinh chỉ dám uy hiếp láng giềng Manila. Gần đây, ít nhất là 6 lần Trung Quốc đã yêu cầu các phi cơ của Philippines rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng các phi cơ này đã không tuân lệnh.
http://vi.rfi.fr/20150518-my-trung//
Tờ Financial Times ngày 20/5 đưa tin, kế hoạch tuần tra quân sự trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam)
Trung Quốc sẽ ít có khả năng phản ứng khi Mỹ tuần tra quân sự trong khu vực này so với những nỗ lực tương tự của các nước láng giềng Đông Nam Á.
Thượng nghị sĩ Ben Cardin, ảnh: Washington Times.
Tờ Financial Times ngày 20/5 đưa tin, kế hoạch tuần tra quân sự trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) của Lầu Năm Góc được một Thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ ủng hộ hết mình. Ben Cardin, Thượng nghị sĩ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cho rằng thực hiện tuần tra trong phạm vi 12 hải lý sẽ là một bước tiến tích cực.
Ông cho rằng Trung Quốc sẽ ít có khả năng phản ứng khi Mỹ tuần tra quân sự trong khu vực này so với những nỗ lực tương tự của các nước láng giềng Đông Nam Á: "Những gì đang làm là ngăn chặn một sự kiện hoặc một hành động khiêu khích từ Trung Quốc. Nếu một trong những quốc gia Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ tuần tra, có nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ có hành động. Nhưng nếu đó là Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng ít có khả năng họ dám hành động".
"Tôi cho rằng thực sự ít có gì gọi là khiêu khích khi Hoa Kỳ nâng cao lá cờ của mình. Tôi không nghĩ Trung Quốc muốn tạo ra một vấn đề với Hoa Kỳ", ông Cardin cho biết tại một sự kiện ở Christian Sience Monitor. Tuần trước trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel thúc giục ông Cardin không bỏ về sau khi vị Thượng nghị sĩ này phàn nàn: "Chúng tôi thực sự không thấy bất kỳ phản ứng nào với những kiểu hành động khiêu khích ngoài việc ra thông cáo báo chí".
"Và tôi nghĩ rằng chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa. Chúng tôi muốn đồng minh của chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía họ rất nhiều để chống lại các hành động khiêu khích", ông Cardin nói với Russel. Tổng thống Obama quyết định xoay trục chiến lược sang châu Á năm 2012, triển khai tỉ lệ hải quân lớn ở Thái Bình Dương để giúp chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Philippines vẫn phàn nàn Mỹ nói nhiều hơn làm.
Các nhà phê bình chỉ ra rằng, tháng 4/2012 khi Trung Quốc cưỡng chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong khu vực nhưng Mỹ đã không phái bất kỳ tàu hải quân nào đến khu vực này. Mỹ lo sợ leo thang căng thẳng với Trung Quốc. Nhưng một số chuyên gia cho rằng động thái này báo hiệu cho Bắc Kinh thấy nó cứng rắn hơn cũng sẽ không vấp phải một thách thức nào.
Mỹ và Trung Quốc đã cố gắng công khai xoa dịu một số căng thẳng vào cuối tuần qua khi Ngoại trưởng John Kerry đến Bắc Kinh. Nhưng Vương Nghị, người đồng nhiệm Trung Quốc nhấn mạnh cái gọi là "quyết tâm sắt đá" của Bắc Kinh trong bảo vệ yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ. Biển Đông cũng đã đi vào cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống Mỹ. Marco Rubio, Thượng nghị sĩ Mỹ gốc Cuba ra tranh cử Tổng thống, tuần trước nói rằng Mỹ cần có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, bao gồm vấn đề Biển Đông.
Theo phản ánh của Reuters ngày 20/5, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken phát biểu tại một hội nghị ở Jakarta: Hoạt động bồi lấp xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông đang phá hoại tự do và ổn định, có nguy cơ kích động căng thẳng, thậm chí có thể dẫn đến xung đột. Khi Trung Quốc tìm cách đòi chủ quyền và vẽ lại biên giới trên biển, nó đang làm xói mòn lòng tin trong khu vực, làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư.
"Hành vi của họ đe dọa thiết lập một tiền lệ mới, trong đó các nước lớn có thể tự do đe dọa những nước nhỏ hơn và kích động căng thẳng, bất ổn, thậm chí có thể dẫn đến xung đột", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ quan ngại. Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang là một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất châu Á, gây ra rủi ro có thể dẫn đến xung đột, đối đầu giữa các quốc gia có yêu sách ở vùng biển này.
Hồng Thủy
No comments:
Post a Comment