Jul 27, 2012





Cho dù né tránh dưới hình thức nào đi chăng nữa, người Việt Nam cũng như những ai trên toàn thế giới khi quan tâm đến Biển Đông (biển Nam Trung Hoa), đều thấy và chấp nhận một sự thật rằng: Trung Quốc đã thực sự xâm lược Việt Nam!!!

Ngay sau khi Quốc hội (QH) Việt Nam thông qua LUẬT BIỂN VIỆT NAM vào ngày21/6/2012, với số phiếu xem như là tuyệt đối, theo đó, ngay từ điều I, QH Việt Nam khẳng định: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; thì ngay lập tức, như đã được lập trình sẵn, Trung Quốc đã có một loạt các hành động, không chỉ phản đối mà còn leo thang tiến hành chiến tranh xâm lược. Ta có thể kể qua các sự kiện chính sau:

- Ngày 21/6/2012 Trung Quốc bên cạnh phản đối LUẬT BIỂN VIỆT NAM, là hành động thành lập Thành phố cấp địa khu Tam Sa, bao gồm toàn bộ Biển Đông Việt Nam trong phạm vi “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tự vẽ và công bố với thế giới vào năm 2009.

- Ngày 23/6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế đối với 9 khu vực trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Đây được xem là hành động “rao bán nhà hàng xóm” rất ngang ngược của Trung Quốc, bị rất nhiều nước trên thế giới phản đối.

- Ngày 26.6, Cơ quan Giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc điều động đội gồm 4 tàu hải giám rời căn cứ tại thành phố Nam Á thuộc đảo Hải Nam để thực hiện chuyến tuần tra trên Biển Đông (theo Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản, tính đến hết năm 2011, CMS có khoảng 280 tàu Hải giám, trong đó gồm 27 chiếc trên 1.000 tấn và có 9 máy bay trực thăng, các tàu Hải giám được trang bị hệ thống định vị tiên tiến…).

- Ngày 13/7/2012 Trung Quốc đưa 30 “tàu đánh cá”, mà theo báo chí Trung Quốc thì đây là một trong những hoạt động đánh cá chung lớn nhất trong lịch sử tỉnh Hải Nam. Đội tàu cá này gồm một tàu hậu cần có trọng tải 3.000 tấn và 29 tàu cá trọng tải 140 tấn. Các tàu chia thành nhiều nhóm khác nhau khi tham gia vào hoạt động đánh cá rầm rộ kéo dài 20 ngày ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam; và đến ngày 16/7/2012, sau 3 ngày 3 đêm, đoàn tàu này đã có mặt tại đảo Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

- Ngày 19/7/2012, Trung Quốc đưa tàu đổ bộ xuống khu vực Trường Sa, theo các báo đưa tin, thì đây là con tàu chở lính và thiết bị hậu cần Trung Quốc thuộc lớp Ngọc Đình, có số hiệu No. 934, mang theo 3 súng hạng nặng, cần cẩu và có bãi đỗ trực thăng. Máy bay hải quân Philippines đã chụp được hình con tàu ở khu vực Palawan.

- Tân Hoa xã ngày 20/7 dẫn các nguồn tin từ Bộ tư lệnh quân khu Quảng Châu cho hay Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Đây có thể xem như hợp pháp hóa sự chiếm đóng về quân sự trên đảo đã và sẽ chiếm được trong tương lai.

- Ngày 21/7/2012, Trung Quốc tiến hành “bầu đại biểu Hội đồng nhân dân” ở Tam Sa, chính thức “hành chính hóa” toàn bộ phần biển Đông trong phạm vi “đường lưỡi bò”.

Không sớm thì muộn, để thực hiện các mục tiêu của “đường lưỡi bò”, buộc Trung Quốc phải tiến hành chiến tranh xâm lược đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và nay, Trung Quốc thực sự đã và đang thực hiện chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Mặc dù rất muốn chiếm đoạt Trường sa, nhưng Trung Quốc thực sự run sợ nếu thực hiện cuộc chiến với Việt Nam.

Nhận định trên đây nghe có vẻ rất vô lý, nhưng thực tế đúng là như vậy, bởi vì:

- Lịch sử hàng ngàn năm trong chiến tranh Trung-Việt đã chứng minh điều này, nghĩa là, trong cuộc chiến mở màn, thường là Trung Quốc giành phần thắng, vì trong tương quan lực lượng, Trung Quốc luôn bằng 15-20 lần so với Việt Nam, và Trung Quốc là nước luôn chủ động thực hiện chiến tranh xâm lược; ngược lại, kết thúc cuộc chiến, sự thảm bại bao giờ cũng giành cho phía Trung Quốc. Các bãi chiến trường như là: Chi Lăng, Tốt động, Chúc động, Đống Đa, Bạch Đằng, Hàm Tử v.v.. là mồ chôn xác giặc hiện vẫn còn in đậm dấu ấn lịch sử trên đất Việt Nam.

- Nếu cuộc chiến trên Biển Đông diễn ra, thì toàn bộ con đường vận chuyển trên Biển Đông, đây là tuyến đường biển xem như là mạch máu nuôi sống nền kinh tế Trung Quốc, khi đó sẽ bị Việt Nam khống chế, và theo đó, chiến tranh sẽ kéo dài, nền kinh tế Trung Quốc bị khủng hoảng, kéo theo là sự nổi dậy của nhân dân Trung Quốc và sẽ lật đổ chế độ cộng sản Trung Quốc.

- Mặc dù mấy năm gần đây, báo chí và dân cư mạng Trung Quốc rất hung hăng, tưởng như muốn “làm gỏi” Việt Nam, nhưng với vị trí địa hình chạy dọc theo phương Bắc-Nam của Việt Nam; quần đảo Trường Sa lại cách xa Trung Quốc hơn 1.000 km, nếu cuộc chiến Trung-Việt diễn ra, Trung Quốc sẽ lại nuốt hận như tiền nhân của họ đã phải nhiều lần cam chịu mà thôi.

Thế “tiến thoái lưỡng nan” của Việt Nam.
Trong lịch sử chống giặc phương Bắc, có thể nói, chưa bao giờ nhân dân Việt Nam run sợ, có chăng là chỉ có giai cấp thống trị tại Việt Nam run sợ mà thôi. Một số triều đại phong kiến trước đây, do muốn duy trì chế độ cai trị của mình đã phải cầu viện phương Bắc và đã bị nhân dân lật đổ cùng với việc đuổi giặc ngoại xâm như lịch sử đã ghi lại.

Hiện tại, lãnh đạo Việt Nam đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan”; nếu không ra tay bảo vệ chủ quyền thì mặc nhiên chấp nhận hành động xâm lược của Trung Quốc, tạo tiếp một sự “đã rồi” như đối với Gạc Ma năm 1988; và nguy hiểm hơn, là cơ hội để Trung Quốc lấn tới đặt giàn khoan “Dầu khí Hải dương 981” vào trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam vào thời gian tới đây.

Ngược lại, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam lại luôn cho rằng, “Việt Nam cần môi trường hòa bình, ổn định để phát triển”. Đó là một chủ trương không sai, vì hợp với xu thế của nhân loại hiện nay, tuy nhiên không thể cứ nắm chặt lấy nó là có được lá bùa thiêng để tránh khỏi cuộc chiến nằm ngoài ý mình, càng không thể chỉ đáp lại kẻ thù bằng những lời “tuyên bố” hoặc “thư từ ngoại giao” như đã diễn ra bao lâu nay chứ không có thêm những động thái cần kíp khác có tính chất nhà nước quan phương để chính thức tuyên cáo với quốc tế, làm cho quốc tế hiểu ta hơn và có thêm nhiều tiếng nói đồng tình với ta.

Tóm lại, do bị ràng buộc bởi “quan hệ 4 tốt và phương châm 16 chữ vàng”, Việt Nam hiện đang rất bất lợi trong bảo vệ chủ quyền đối với khu vực Trường Sa. Lịch sử Việt Nam hôm nay khiến ta chạnh lòng nghĩ đến thời kỳ Triều đình nhà Nguyễn sợ nhân dân ta hơn sợ thực dân Pháp, dẫn đến thành Hà Nội thất thủ (1882) và đưa đến cái chết của Tổng đốc Hoàng Diệu.

Có khác chăng là, với sự ngang ngược, bất chấp luật pháp và công ước quốc tế, Trung Quốc hiện đang “tứ bề thọ địch”, đây lại là một lợi thế vì chính nghĩa đã đứng về phía Việt Nam.

Mặc dù không ai muốn một cuộc chiến Trung-Việt sẽ xảy ra, nhưng có vẻ như định mệnh đã được sắp đặt. Bắc Kinh đang tự tin vào các yếu tố về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nằm trong tay họ, và vì vậy, rất có thể Trung Quốc sẽ ra tay đánh chiếm một số đảo của Việt Nam trong thời gian tới, kết hợp giải quyết các mâu thuẫn nội tại bên trong Trung Quốc trước Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, dự kiến diễn ra trong tháng 10 tới đây.

Có thể nói, đêm trước cho một cuộc chiến tranh Trung-Việt đã bắt đầu.
Câu hỏi được đặt ra là: Lực lượng nào sẽ lãnh đạo nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược lần này?
Tôi đồng ý với tác giả Lê Ngọc Thống, trong bài “Việt Nam trước diễn biến mới của khu vực”, đăng trên Viet-studies, ngày 22/7/2012, khi ở cuối bài, tác giả viết:

“Làm thế nào để có sức mạnh tinh thần? Làm thế nào để cả nước đồng lòng, đồng bào trong và ngoài nước kết tinh tinh thần yêu nước thành một làn sóng nhấn chìm quân xâm lược? Nếu như bọn tham nhũng, “lợi ích nhóm” đã làm chao đảo kinh tế và lòng tin thì chúng chẳng ngại ngần gì bán nước để yên vị, hưởng lợi, vậy làm gì để diệt bọn chúng?… Câu trả lời dành cho lãnh đạo Việt Nam”.

22.7.2012
N.H.Q.
http://tapchingonluan.de/index.php?opti ... le&id=1774: din-an-c-gi&catid=51:docgiaviet&Itemid=59


(*) Đánh bỏ mẹ nó đi còn chờ gì nữa ?!
Bây giờ mà không đánh Tầu thì chờ đến bao giờ mới đánh ? Đến khi Tầu Cộng nuốt gần hết VN rồi mới ra tay ư ? Lòng dân đang uất hận dâng tràn trước hành động ngang ngược lấm chiếm Tổ Quốc VN vô lối của lũ chệt chó. VC hãy đánh Tầu Cộng đi còn chờ gì ? Đánh cho bọn hán gian biết rằng đụng đến dân Nam là chết mẹ chúng mày, cả lò chúng mày sẽ ôm đầu máu không đường về lại quê hương, đành phải làm thân phân bón cho ruộng động nước Nam thêm xanh tươi .

VN dù nhỏ, tiềm năng quân sự dù thua xa "chung kít", nhưng tinh thần và chí khi anh hùng dân Nam không nhỏ, sẽ là cơn sóng thần cuồng nộ bạt ngàn phủ lấp bọn giặc thảo khấu Tầu Ô ! 100% VN sẽ thắng, đánh đi ,đánh để lấy lại những gì đã mất .

VC đánh Tầu Cộng là cơ hội chuộc tội với dân tộc, tại sao không đánh ?! Cứ đánh Tầu Cộng đi rồi sẽ thấy cả thế giới đổ bom đạn vào hỗ trợ cho VN nện Tầu , tại sao ? vì VN có chinh nghĩa .






Tầu Cộng chỉ nặng phần trình diễn và to mồm hù dọa thôi chứ đánh đấm gì lũ này
Việc Trung cộng bất chấp Công Pháp Quốc Tế về Luật Biển của Liện Hiệp Quốc 1982, không tôn trọng cam kết với các nước Asean về Bản Tuyên Bố Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông 2002, đã ngang nhiên thiết lập thành phố Tam Sa bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã chiếm của Việtnam năm 1974 và 1988, cùng các vùng đảo đá ngầm đang còn tranh chấp với các nước như Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan. 

Ngày 22/07/12 quân ủy trung ương đảng Cộng Sản Trung Hoa đã chính thức loan báo thành lập lực lượng đồn trú trên Biển Đông. Cùng ngày chính phủ Trung cộng công bố danh sách 45 đại biểu của Hội Đồng Thành Phố, được bầu ra bởi 1.100 cử tri, đa số là quân nhân và một số nhỏ là ngư dân tạm sống trên các đảo. Ngày 23/07/12 Hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa bầu Bố Tráng (quân đội) làm chủ tịch và Tiêu Kiệt, làm thị trưởng. Như vậy là Trung cộng đã hoàn tất cơ cấu hành chánh và quân sự để quản trị toàn vùng biển đảo này. Trong khi đó Đài Loan cũng lên tiếng tái xác nhận chủ quyền tại 4 nhóm đảo trên Biển Đông và tăng cường lực lượng phòng thủ tại đây.

Việtnam và Philippines quyết liệt phản đối các hoạt động trên của Trung cộng. Hôm 24/07/12, phát ngôn viên bộ ngoại giao cộng sản Việtnam tuyên bố: “Những việc thành lập thành phố Tam Sa và những hoạt động trên đây là vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việtnam, đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là vô giá trị”. 

Bộ ngoại giao Philippines hôm 24/07/12 cũng cho biết đã gửi công hàm phản đối Trung cộng về việc thành lập các đơn vị đồn trú tại Tam Sa. Trong cuộc họp báo ngày 24/07/12, khi được hỏi về việc Trung cộng thành lập thành phố Tam Sa, phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland nói: “Chúng tôi quan ngại, liệu có nên có bất kỳ hành động đơn phương nào giống như thế này, mà dường như đặt vào sự đã rồi, một vấn đề mà chúng tôi đã nhiều lần nói là chỉ có thể giải quyết thông qua đàm phán, đối thoại và bằng tiến trình ngoại giao phối hợp giữa tất cả các bên tranh chấp”. 

Cùng ngày, Thượng nghị sỹ John McCain của đảng Cộng Hòa đã phê phán: “Hành động cho quân đồn trú ở Tam Sa là khiêu khích một cách không cần thiết”. Ông cho rằng: “Các động thái của Bắc Kinh bao gồm chỉ định một hội đồng Lập Pháp của Tam Sa chỉ tạo thêm lý do khiến nhiều nước châu Á ngày càng quan ngại về những đòi hỏi chủ quyền mang tính bành trướng của Trung Quốc, vốn không có cơ sở gì theo luật pháp quốc tế, cũng như về khả năng Trung Quốc sẽ tìm cách áp đặt đòi hỏi chủ quyền bằng con đường áp đặt và cưỡng bức”. Do đó theo ông: “Các hành động vừa qua của Bắc Kinh với Tam Sa là đáng thất vọng và không xứng đáng với một cường quốc có trách nhiệm”.

Tổ chức Internationnal Crisis Group – ICG, trụ sở tại Bruxelles, hôm nay 24/07, vừa cảnh báo: “Những căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có thể leo thang thành xung đột quân sự, do các nước liên hệ đang gia tăng trang bị vũ khí”. 

Theo nhận định của ICG: “Khả năng giải quyết tranh chấp có vẻ đã giảm đi sau thất bại của ASEAN trong việc không đề ra được một bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông”. ICG cho rằng: “Trung quốc đã tích cực khai thác những chia rẽ trong nội bộ ASEAN, bằng cách ưu đãi những thành viên nào của khối ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông”.Với tình thế hung hiểm như hiện nay, liệu lời cảnh báo của ICG có sẽ thành sự thật không? 
Khi Trung cộng chính thức công bố thiết lập hệ thống hành chánh, đồn trú quân đội, đem hạm đội đánh cá có tàu hải giám hộ tống, tràn ra khắp Biển Đông ngang nhiên thách thức Việtnam và Philippines, đồng thời phản ứng lại với “chủ trương chuyển trục chiến lược” của Mỹ về chân Á – Thái Bình Dương, nhằm bao vây họ. 

Vậy một cuộc chiến cục bộ như Trung Cộng đe dọa, hay một cuộc chiến toàn diện do Mỹ cầm đầu, nếu xẩy ra, cũng đều do Mỹ quyết định cả. Mà với chiến lược toàn diện, toàn cầu ở giai đoạn này thì Mỹ đã không che dấu việc chỉ “Ngăn Bành Trướng Bắc Kinh”. Buộc Trung cộng phải tự chuyển hóa để trở thành một cường quốc có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Có lẽ nắm được nguyên tắc chiến lược đó của Mỹ, nên Trung cộng một mặt xuống nước với Mỹ, mặt khác ‘đặt Biển Đông vào sự kiện đã rồi’. khi các nước ASEAN đang còn ‘lục đục’, mà Việtnam chưa đáp ứng đòi hỏi nhân quyền của Mỹ.

Thực ra Trung cộng chỉ dựa vào tinh thần Dân Tộc cực đoan, tự cô lập với thế giới, và chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị ‘cha truyền con nối’, văn hóa bất túc, chính trị què quặt, kinh tế bất ổn, xã hội bất công, luật pháp bất minh, kỹ thuật non kém, sản phẩn độc hại, làm ăn gian dối…như hiện nay, thì dù cho quân đội có lớn mạnh cách mấy cũng không đủ khả năng quy tụ sức mạnh toàn dân và đáp ứng với lý tưởng thời đại để Tuyên Dương Danh Nghĩa cho cuộc chiến mới. Ấy là chưa nói tới tệ trạng tham nhũng, mua quan bán chức đang hoành hành gần như công khai ngay giữa lòng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa. 

Theo ký giả Anh Minh đài RFI ngày 22/07/12, ghi lại nhận định của Le Nouvel Observateur rằng: “Là một cường quốc quân sự thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, quân đội Trung quốc cũng là một trong những quân đội tham nhũng nhất, vô kỷ luật nhất và thiếu kinh nghiệm nhất”. “Sự lớn mạnh của quân đội Trung quốc khiến Lầu Năm Góc phải lo âu. Hoa Kỳ buộc phải định hướng lại chính sách quốc phòng, chuyển từ Trung Đông sang Châu Á – Thái Bình Dương”. Bài báo nhận xét: “Là cả một sự nhảy vọt phi thường. Các tướng lãnh Trung quốc ngày nay, ngày càng có những lời lẽ hiếu chiến. Thế nhưng nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài tỏ ra nghi ngờ về ‘sự rùng mình thay da đổi thịt’ quá nhanh này, về khả năng thực sự của quân đội Trung quốc trong việc sử dụng các loại vũ khí tối tân, mua được nhờ thặng dư thương mại và khả năng bảo dưỡng”. 

Theo tướng Lưu Viên ủy viên chính trị của Tổng Cục Hậu Cần thì Quân Đội Trung Quốc đang nằm kề miệng vực Ông nói: “Không một quốc gia nào có thể đánh bại được Trung Quốc, và không có gì phá hoại Đảng của chúng ta. Không có gì hết, ngoại trừ tham nhũng: Nó có thể dẫn chúng ta đi đến thất bại trước khi viên đạn đầu tiên được bắn ra”. 

Một quan chức ngoại giao mỉa mai nhận xét: “Chưa có một quân đội nào trên thế giới lại có nhiều xe hơi sang trọng như Porsche, siêu xe V8, hay 4x4 đến như thế, và nhất là lại sử dụng cho mục đích tư”. Đối với một nữ nhà báo, xuất thân từ một gia đình quân đội thì việc này chưa có nghiêm trọng. Mua bán chức tước mới là nghiêm trọng nhất. Hàm sĩ quan có giá từ 10, đến 20 ngàn đô- la. Phải đến hàng trăm ngàn đô-la cho một hàm tướng. Chúng tôi tự hỏi, trong trường hợp có chiến sự, không biết các vị tướng lĩnh con rối này sẽ hành sự như thế nào nữa”. 

Nhìn thật sâu vào toàn diện nội tình Trung cộng hiện nay, thì sự lớn mạnh của quân đội chỉ đủ đề hù dọa những tên như Việtcộng ‘hèn với giặc, ác với dân’, chứ không đủ tranh thắng được với Nhật Bản, thậm chí với Đài Loan, chứ đừng nói gì đến đánh thắng nổi Mỹ. 

Little Saigon ngày 24/07/2012
Posted by TRÍ NHÂN MEDIA ngày 26.7.12




Trung cộng gia tăng đe dọa Việt Nam tại biển Đông
by Việt Hà, phóng viên RFA -2012-07-27



Trung Quốc đang đẩy vai trò của quân đội bằng các cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông ngày 10 tháng 7 vừa qua.

Vài tuần gần đây Trung Quốc liên tục có các hành động đơn phương trên biển Đông là vùng biển tranh chấp với Việt nam và các nước khác trong khu vực, từ việc điều đội tàu cá 30 chiếc ra Trường Sa, đến việc nâng cấp thành phố Tam Sa quản lý Hoàng Sa và Trường Sa

gần đây nhất là tuyên bố gửi quân đồn trú ra khu vực đảo đang tranh chấp. Những hành động này cần được nhìn nhận ra sao và sẽ có hậu quả thế nào đối với Trung Quốc? Việt Hà phỏng vấn giáo Carl Thayer, chuyên gia Đông Nam Á, thuộc học viện Quốc Phòng Úc để có thêm chi tiết. Trước hết, đánh giá về những hành động gần đây của Trung Quốc, giáo sư Carl Thayer cho biết: Luật biển Viêt Nam và phản ứng mạnh mẽ của TQ GS. Carl Thayer: Trung Quốc đang gia tăng một cách có tính toán những đe dọa đối với Việt Nam và theo tôi là cả Philippines, 30 tàu cá ra vùng biển nơi vùng đặc quyền kinh tế các nước chồng lấn, nó đi từ bãi chữ thập đến phía nam bãi Johnson đây là khu vực đã xảy ra trận đụng độ vào tháng 3 năm 1988 giữa hải quân hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng họ chỉ giới hạn thời gian họat động ở đây, tất nhiên là đội tàu có tàu hộ tống đi cùng.

Thứ hai là việc nâng cấp Tam Sa lên thành phố. Vào năm 2007 Trung Quốc đã tuyên bố họ sẽ làm điều này và nó đã gây ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam. Nhưng lịch sử của khu vực đó cho thấy là từ khi thành lập nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa họ đã liên tục đưa ra cái gọi là đơn vị hành chính bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên đây chỉ mang tính tượng trưng, Trung Quốc không thể quản lý 20 đảo và đá đang do Việt Nam đang chiếm đóng.
Nhưng điều nghiêm trọng hơn là việc Trung Quốc thiết lập đơn vị quân đội đồn trú. Vì đây là quyết định được đưa ra bởi hội đồng quân ủy trung ương, là bộ mặt của những lãnh đạo cao cấp trong quân đội và đảng cộng sản. Và bằng cách trao trách nhiệm của Tam Sa cho quân đội, Trung Quốc đang đẩy vai trò của quân đội lên. Cho đến giờ thì điều này chưa làm thay đổi gì cụ thể, chúng ta chưa thấy việc chuyển quân lớn, cũng không có các cơ sở căn cứ tại đó để Trung Quốc có thể cho tàu đỗ, đảo Phú Lâm và Hoàng sa thì có thể nhưng Tam Á thì vẫn là căn cứ chính.


GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia. RFA

Cho nên chúng ta phải xem họ sẽ làm gì tiếp theo trong kế hoạch mà họ đưa ra. Vào lúc này nếu tính cả 3 sự kiện vào với nhau thì không cho thấy một dấu hiệu của một cuộc chiến nhưng đó là một sự gia tăng đe dọa và có thể là một sự trả đũa đối với Việt Nam vì đã thông qua luật biển.

Việt Hà: Mới đây Hoa Kỳ đã lên tiếng quan ngại về những hành động đơn phương của Trung Quốc, đặc biệt là tuyên bố gửi quân ra khu vực tranh chấp. Liệu điều này có cho thấy Hoa Kỳ có thể sẽ có hành động mạnh mẽ hơn với Trung Quốc về vấn đề biển Đông, dù nước này luôn nói là không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền?

GS. Carl Thayer: trước diễn đàn an ninh khu vực ASEAN, ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã nhấn mạnh chính sách lâu nay của Mỹ là họ muốn vấn đề này được giải quyết không phải bằng đe dọa, lấn chiếm và dùng vũ lực. Đó là một chính sách từ lâu này của Mỹ. Nhưng dù sau khi Mỹ đã nhấn mạnh như vậy, Trung Quốc giờ đây tiến thêm một bước nữa bằng cách thiết lập quân đồn trú, cho thấy họ dường như không chú ý tới lời nói của Mỹ. Và khi mỗi nước đưa ra các tuyên bố của mình rồi vẽ đường ranh trên biển thì chỉ làm tăng sức nóng khiến Hoa Kỳ phải đưa ra các hành động của mình, không phải là đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền mà tập trung các ủng hộ về mặt ngoại giao chống lại Trung Quốc, nếu nước này chuyển từ các lời tuyên bố sang các hành động tượng trưng đến việc đưa ra các hành động đe dọa và lấn chiếm.


Đoàn 30 tàu đánh cá TQ có tàu ngư chính hộ tống, đã đến đảo Chữa Thập – mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử - của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 15 tháng 7, 2012.China News (news.cn)

Cần củng cố Sự đoàn kết của khối ASEAN
Việt Hà: Ông nói rằng Trung Quốc đang gia tăng sự đe dọa đối với Việt Nam, trong khi trong một lần phỏng vấn gần đây thì ông nói rằng khả năng của Việt nam còn hạn chế so với Trung Quốc. Vậy Việt Nam có những lựa chọn nào vào lúc này để đối phó với tình huống này?

GS. Carl Thayer: thực ra không có những lựa chọn mới đối với Việt Nam. Thứ nhất là tăng cường khả năng của mình, như khả năng của cảnh sát biển, xây dựng quân đội, duy trì sự đoàn kết nội bộ, có thông tin cho người dân để họ hiểu và có sự đoàn kết trong nước, củng cố quan hệ với ASEAN dù có vấn đề với Campuchia nhưng vẫn còn sự ủng hộ của các nước khác trong khối. Các nước này đã bày tỏ những quan ngại cho nên Việt Nam cần gia tăng các nỗ lực ngoại giao với Indonesia, Singapore, Malaysia, và Philippines.

Trong khoảng 1 năm gần đây, Việt Nam và Philippines đã nói chuyện về một thỏa thuận hợp tác quân sự nhưng chưa thấy có những diễn tiến chắc chắn rõ ràng. Vì vậy những cuộc tuần duyên phối hợp, chia sẻ các thông tin tình báo là những việc cần phải gia tăng hơn nữa. Tôi nghĩ Việt Nam cũng phải nghĩ đường dài, đó là mua thêm các máy bay tuần duyên, tàu tuần duyên, củng cố đội ngũ cảnh sát biển để họ có thể kịp thời nắm bắt được cái gì đang xảy ra ngoài biển. Cho nên song phương, đa phương, và củng cố trong nội bộ là những gì Việt Nam đang làm và họ còn cần phải làm tốt hơn.

Việt Hà: là người theo dõi chặt chẽ những diễn biến trên biển Đông, ông có thể dự đoán tình hình từ giờ đến cuối năm ra sao? Liệu Trung Quốc còn có thể đưa ra hành động gì nữa và khả năng các nước có thể làm gì để kiềm chế Trung Quốc?

GS. Carl Thayer: theo tôi thì 6 tháng tới là quan trọng vì vào tháng 11 tới có hội nghị của ASEAN và thượng đỉnh đông á, khối này đưa ra thời hạn đàm phán COC với Trung Quốc để kỷ niệm đúng 10 năm ký DOC tại Campuchia. Cho nên theo tôi từ giờ cho đến cuối năm cuộc chơi sẽ phụ thuộc vào ngoại trưởng Indonesia tìm cách đàm phán thuyết phục giới chức Trung Quốc để có thể đưa ra một bản COC.


Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa trả lời báo chí tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần 20. RFA

ôi không biết là liệu họ có đạt được COC vào cuối năm hay không, nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục chơi vai của người phá hỏng và không tham gia vào đàm phán thì nó chỉ gây sự chú ý của quốc tế tại thượng đỉnh ASEAN và thượng đỉnh Đông Á. Cũng giống như cái gì đã xảy ra vào năm ngoái 18 thành viên thì có 16 thành viên đưa vấn đề biển Đông ra, Trung Quốc là thành viên thứ 16 chống lại 15 nước khác, chỉ có Miến Điện và Campuchia là im lặng. Cho nên Trung Quốc hiểu là nếu họ không chơi trò chơi ngoại giao thì chỉ khiến các nước như Mỹ, Nhật, Úc, Nam Hàn, những nước có quyền lợi trên biển phải đóng vai trò tích cực hơn và điều này không có lợi cho Trung Quốc. Cho nên theo tôi họ sẽ tiếp tục chơi trò ngoại giao để giữ các nước lớn ở xa.

Và mặc dù họ ghi bàn trong thượng đỉnh ASEAN vào tháng 4 và hội nghị Asean tháng 7 vừa rồi, nhưng với sự tham gia tích cực của ngoại trưởng Indonesia cho thấy Trung Quốc phải đối mặt với một ASEAN đoàn kết và được lãnh đạo bởi Indonesia, một nước thuộc G20, một đối tác chiến lược mới nổi trong khu vực. Cho nên Trung Quốc sẽ không có lợi nếu họ không nhìn thấy vai trò của Indonesia tại đây.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông.



ĐỌC TIẾP:
:arrow: Nga và Việt Nam đẩy mạnh hợp tác khai thác dầu khí tại Biển Đông
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012072 ... -bien-dong
:arrow: Trung Quốc chỉ định các cấp chỉ huy quân sự «thành phố Tam Sa»
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120727- ... -sa-%C2%BB
:arrow: Nhật Bản sẵn sàng đưa quân đến Senkaku để bảo vệ chủ quyền
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120727- ... -chu-quyen






Thuốc súng biển Đông đang cháy?
by Việt-Long, RFA - 2012-07-26





Trung Quốc điều động hải quân xuống Trường Sa tập trận sau khi thiết lập căn cứ quân sự, dựng HĐND cùng với nhà giam ở đảo Phú lâm, mà họ gọi là thủ phủ của "thành phố Tam Sa". Tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu hải giám Trung Quốc đối đầu ngoài khơi Cù Lao Ré, trong khi cố vấn an ninh toà Bạch ốc rời Bắc Kinh đi Tokyo. Cuộc xung đột quân sự phải chăng đang ló dạng? Việt Nam trông cậy được vào ai?

Nguy cơ tăng cao
Hôm nay Phó chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt được thoả thuận về nhiều điểm trong những cuộc thảo luận giữa cố vấn an ninh toà Bạch ốc Thomas Donilon với những giới chức lãnh đạo hàng đầu về quân sự và ngoại giao của Bắc Kinh trong hai ngày nay. Nhân dân nhật báo cho biết chủ tịch họ Hồ và cố vấn Donilon hứa hẹn tăng tiến quan hệ song phương, nhưng tờ báo viết tiếp, rằng chủ tịch Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ thận trọng trong những vấn đề gọi là tế nhị.

Trong khi đó thì nghị sĩ Mc Cain cảnh cáo Trung Quốc là đã có hành động khiêu khích không cần thiết tại nơi mà ông nói là Việt Nam cũng cùng nhận chủ quyền. Và “Tổ chức nghiên cứu về khủng hoảng quốc tế”, gọi tắt là ICG, cảnh giác rằng tình trạng căng thẳng tại biển Đông rất có thể dẫn đến xung đột quân sự, vì không đạt được một cơ chế giải quyết. Cùng lúc, Đài Loan cũng tăng cường võ trang cho đảo Ba Bình ở Trường Sa.


Cố vấn Thomas Donilon đàm đạo với phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn- zimbo photo

Đối chiếu những sự kiện vừa nêu, liệu có nguy cơ xảy ra xung đột võ trang ở biển Đông không? Nguy cơ xung đột thì lúc nào cũng sẵn sàng bùng nổ, từ lâu nay, nhưng tình hình này làm cho nguy cơ đó tăng cao. Trong những sự kiện mới nhất như vừa kể thì điều đáng chú ý hơn hết là Trung Quốc thiết lập căn cứ phòng thủ và cho bầu cử HĐND của cái gọi là thành phố Tam Sa, ở ngay trên đảo Phú Lâm theo Việt Nam đặt tên, thuộc Hoàng Sa. Trung Quốc gọi nó là Vĩnh Hưng đảo. Đây là một hành động quả quyết của Trung Quốc để áp đặt vững chắc chủ quyền và thực hiện quyền chủ quyền đó của Bắc Kinh, trước hết là trên vùng biển Hoàng Sa và kế tiếp là trên toàn biển Đông.

Nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục cho ngư dân đánh cá quanh vùng biển Hoàng Sa, với tàu hải quân hay cảnh sát biển hộ tống. Hoạt động đó sẽ đụng chạm với tàu Hải giám Trung Quốc, gây nguy cơ xung đột cao hơn nữa.

Chưa sẵn sàng
Tuy nhiên, ngay lúc này hai bên vẫn phải cố gắng kềm chế để không bùng nổ thành xung đột võ trang. Việt Nam chưa sẵn sàng, và Trung Quốc chưa dám làm.Tuy nhiên tình hình đã rất nguy hiểm.

Người ta thấy trên you tube một tin của đài CCTV 13, là kênh tin tức của truyền hình trung ương Trung Quốc, đăng hôm thứ hai, tàu hải giám Trung Quốc và tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã đối đầu ở vùng biển Hoàng Sa cách cù Lao Ré 131 hải lý. Nhưng hai bên chỉ đánh võ miệng. Theo phía Trung Quốc thì tàu Việt Nam mắng chửi thậm tệ, nói là "Đề nghị tàu Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam không chúng tao bắn chết". Phóng viên CCTV nói phía Trung Quốc chỉ trả lời là “ngôn ngữ của Việt Nam các anh thô lỗ và mất lịch sự”, nhưng liền nói thêm một cách trịch thượng: “tàu Việt Nam các anh cần chú ý ngôn ngữ và THÂN PHẬN của mình”.

Việt Nam ở vào thế phải tử kềm chế hơn nữa vì lực lượng hải quân– không quân chưa sẵn sàng trước khi được giao hàng đủ số tàu ngầm, tàu chiến, máy bay. Trong khi đó Trung Quốc cũng không muốn, hay là chưa muốn gây chiến, vì thể diện nước lớn đối với quốc tế và vì chiến lược ngoại giao quốc tế của Bắc Kinh. Bắc Kinh chưa thể để lộ bộ mặt hiếu chiến và chỉ giỏi ức hiếp nước nhỏ, nhất là một láng giềng đồng chí Cộng Sản với nhau.


Trụ sở HĐND Tam Sa mới thành lập- zimbo.com screen capture

Đài Loan muốn gì?
Giữa lúc đó thì Đài Loan gấp rút tăng cường và đổi mới võ trang cho đồn phòng thủ ở Ba Bình, với súng cối 120 ly và đại bác 40 ly phòng không và chống tàu chiến nhỏ, không rõ số lượng bao nhiêu. Trước đó Đài Loan đã có kế hoạch nối dài đường băng phi cơ ở đó, và đã tổ chức một lực lượng hành quân không vận phản ứng nhanh, nhắm đến Ba Bình. Việt Nam phản đối hành động tăng cường vũ trang, trong khi Trung Quốc không có phản ứng gì.

Có ý kiến cho là Đài Loan thừa gió bẻ măng, củng cố vị trí trên hòn đảo chiếm ở Trường Sa năm 1953 mà họ gọi là đảo Thái Bình. Tuy nhiên về mặt quân sự thì động tác này có vẻ nhằm bảo vệ đảo chống lại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Đặc tính kỹ thuật của các vũ khí phòng thủ mới tăng cường cho thấy, Đài Bắc e ngại không quân và tàu chiến Trung Quốc nhiều hơn là các lực lượng của Việt Nam và Philippines. Đài Loan phải biết chắc chắn Việt Nam không thể khai triển lực lượng mạnh ra tới Trường Sa, trong khi lực lượng hải quân không quân Philippines không đáng kể, trong khi và Manila cũng như Việt Nam không có ý định giành chiếm lại đảo Ba Bình.

Hành động của Đài Loan trong thực chất nhắm mục đích chính trị nhiều hơn là do sự e ngại về quân sự. Trong khi tình hình đang sôi nổi và căng thẳng quanh Hoàng Sa, Trường Sa với kế hoạch liếm trọn biển Đông của cái lưỡi bò Bắc Kinh, Đài Loan không thể im lặng đứng nhìn, mà phải làm một điều gì đó để mạnh mẽ xác định chủ quyền trên hòn đảo đã chiếm giữ hơn nửa thế kỷ nay.

Mỹ-Trung thoả thuận về biển Đông?
Sang đến hoạt động của cố vấn toà Bạch ốc Tom Donilon ở Bắc Kinh, khi Trung Quốc nói đến “những vấn đề tế nhị” thì đó là vấn đề biển Đông chứ không phải vấn đề Syria, là những đề tài mà hai bên thảo luận trong hai ngày thứ ba và thứ tư.

Như vậy khi tin loan báo hai bên đạt được những thoả thuận về nhiều vấn đề, thì người ta tin rằng không thể có thoà thuận hoàn toàn về vấn đề biển Đông. Nếu đạt thoả thuận về biển Đông thì chủ tịch Trung Quốc đã không cần nhắn nhủ cố vấn Donilon và toà Bạch ốc là Bắc Kinh mong Washington thận trọng khi tiếp cận những vấn đề tế nhị.

Trong khi đó, nghị sĩ Mỹ John McCain,người thường chỉ trích chế độ chính trị của Cộng Sản Việt Nam nhưng lại luôn luôn bênh vực Việt Nam trong vấn đề biển Đông, đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc “có hành động khiêu khích không cần thiết” khi lập căn cứ phòng thủ ở đảo Phú Lâm, hay Vĩnh Hưng, hay Woody Island, và tổ chức bầu cử xong HĐND cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” do họ dựng ra trên hải phận của nước khác!

Ông McCain cũng là người chủ trương Mỹ nên liên kết quân sự với Việt Nam để giúp Việt Nam chống Trung Quốc đồng thời để Hoa Kỳ giữ ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á phía nam Trung hoa.

Lập trường của hành pháp của Tổng thống Obama hiện nay về biển Đông và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng không thể mâu thuẫn với lập trường đó của nghị sĩ McCain, có thể đã được bày tỏ trong chuyến đi của cố vấn Donilon sang Bắc Kinh.
Chưa rõ về Việt Nam

Tuy nhiên Hoa Kỳ chưa thể liên kết quân sự hay giúp bán vũ khí sát thương cho Việt Nam khi chưa biết Việt Nam có thực tâm muốn có Mỹ sau lưng để chống Trung Quốc hay không. Việt Nam có thực sự muốn “chọn bạn mà chơi”, có thực tâm cắt đứt tình đồng chí Cộng Sản với người láng giềng Trung Quốc là kẻ không cần coi họ là đồng chí mà còn bày tỏ dã tâm xâm chiếm?

Hoa Kỳ cũng chưa biết Việt Nam có tiếc nuối 16 chữ vàng hay không, có tiếc nuối quan hệ kinh tế có lợi cho Trung Quốc hay không, có tiếc tấm tình hữu nghị “răng cắn sứt môi” sau khi đã mất cả đất ở Hà Giang lẫn biển ở vịnh Bắc Bộ và còn mất cả những lô dầu mà Trung Quốc đang gọi thầu? 


Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thăm Việt Nam, tháng 6-2012- Sreen capture.

Nhưng người Mỹ biết rõ Việt Nam hiển nhiên còn tiếc nuối cái mô thức hệ thống chính trị “Vô sản nhân dân nô lệ, tư bản nhà nước độc tài” của Trung Quốc đang áp dụng ở Việt Nam, là hệ thống chính trị “Cộng sản nhân dân” duy nhất còn lại trên thế giới. Việt Nam vẫn cần dựa vào Trung Quốc để áp dụng thể chế cai trị đó với người dân và xã hội Việt Nam, liệu có thể dứt bỏ hẳn mẫu mực chính trị để quay thẳng mũi súng vào nhau?

Cuối cùng, chính sách đi xa nhất của Mỹ để giúp Việt Nam chỉ có thể nằm trong lãnh vực kinh tế, quốc phòng một khi Việt Nam dứt khoát hẳn với Trung Quốc về sự chọn lựa chính trị. Về ngoại giao, dù sao Mỹ cũng không thể ủng hộ những công bố xác định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trong khi ngoài Trung Quốc còn có Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan công bố chủ quyền trên những diện tích lãnh hải chồng lấn với nhau.





Hôm nay, 27/07/2012, AFP đưa lại tin của báo chi Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã chỉ định các cấp chỉ huy quân sự đối với "thành phố Tam Sa". Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền của mình tại các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông.

Theo tờ China Daily, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã thông báo là ông Thái Hỷ Hồng, đại tá, làm tư lệnh thành phố Tam Sa, ông Liêu Triều Nghị, đại tá, làm chính ủy.

Đại diện bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng các nhiệm vụ chính của cơ quan quân sự Tam Sa là huy động lực lượng quốc phòng, bảo vệ thành phố Tam Sa, hỗ trợ phòng chống thảm họa thiên tai. Mặt khác, các hoạt động quốc phòng trên biển vẫn do hải quân Trung Quốc phụ trách, điều này hàm ý là bộ chỉ huy quân sự ở Tam Sa không có chức năng này.

Đầu tuần này, Việt Nam và Philipines đã lên án việc thành lập « thành phố Tam Sa ». Chính quyền Mỹ cũng bầy tỏ lo ngại về hành động này của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc thành lập đơn vị hành chính mới trên lãnh thổ của mình, và điều này không liên quan gì đến Việt Nam, Philippines, Hoa Kỳ.

Xin nhắc lại là Trung Quốc vẫn tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bao gồm cả vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp với Việt Nam và vùng quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Một số chuyên gia nhận định là rút kinh nghiệm từ các tranh chấp trên biển trong quá khứ, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường sự kiểm soát về chính trị và quân sự trong khu vực « thành phố Tam Sa ».

No comments:

Post a Comment