Jul 27, 2012

• Mỹ Sẽ Chuyển 60/100 Lực Lượng Hải Quân Qua Vùng Á CHÂU Thái Bình Dương


by Hoang Thy Mai Thao - RFI - Thứ bảy 02 Tháng Sáu 2012 - Trọng Nghĩa





Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore (Reuters)

Từ tỷ lệ đồng đều - một nửa cho Thái Bình Dương và một nửa cho Đại Tây Dương - như hiện nay, trong thời gian từ giờ cho đến năm 2020, 60% hạm đội Mỹ sẽ được bố trí tại vùng Thái Bình Dương. 

Trên đây là nội dung tuyên bố vào hôm nay, 02/06/2012, của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta, trong bài phát biểu tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, diễn đàn an ninh và quốc phòng thường niên của vùng châu Á Thái Bình Dương.

Trước các lãnh đạo quốc phòng và quân sự cao cấp đại diện cho 28 quốc gia tham dự hội nghị, người đứng đầu Lầu Năm Góc xác định là quyết định triển khai thêm lực lượng qua vùng Thái Bình Dương, kèm theo với việc mở rộng mạng lưới các quan hệ đối tác quân sự, là một phần trong các nỗ lực « đều đặn và kiên quyết » của Hoa Kỳ nhằm củng cố vai trò của mình trong một khu vực được đánh giá là quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ. 

Một cách chi tiết, ông Panetta cho biết là lực lượng Hải quân Mỹ ở vùng Thái Bình Dương sắp tới đây sẽ bao gồm sáu tàu sân bay, phần lớn các tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu cận chiến duyên hải, và tàu ngầm. Hải quân Mỹ hiện thời có một hạm đội gồm 285 tàu, mà khoảng một nửa được giao nhiệm vụ hoạt động tại Thái Bình Dương. 

Hoa Kỳ cũng đã lên kế hoạch để mở rộng các cuộc tập trận trong vùng, và xúc tiến những chuyến ghé cảng hữu nghị của Hải quân Mỹ trong một khu vực rộng lớn hơn hiện nay, trải dài đến tận Ấn Độ Dương. 

Kể từ khi Tổng thống Barack Obama loan báo chiến lược châu Á mới của Mỹ vào tháng Giêng vừa qua, Lầu Năm Góc chưa cho biết nhiều chi tiết về việc thực hiện kế hoạch này. Theo hãng tin Pháp AFP, thông báo hôm nay về tương lai của hạm đội Mỹ là dấu hiệu rõ ràng nhất về sự chuyển hướng qua châu Á đó. Bài diễn văn của ông Panetta có thể được xem là nhằm trấn an các đồng minh của Mỹ trong vùng, cho thấy là Washington đang cụ thể hóa chiến lược mới bằng những hành động thực tế. 

Mối lo ngại của các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ ở châu Á là liệu Washington có đủ phương tiện tài chánh để thực hiện chiến lược mới của mình hay không, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng Mỹ bị buộc phải cắt giảm như hiện nay. Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cho là khủng hoảng ngân sách ở Washington sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch hướng về châu Á của quân đội Hoa Kỳ. 

Theo ông, nước Mỹ đang dự trù đầu tư thêm vào các loại phương tiện cần phải có để nâng cao năng lực tung nhanh các lực lượng hùng hậu đến hiện trường, cũng như tăng cường khả năng tác chiến tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong số các phương tiện này có « các loại chiến đầu cơ tàng hình, tránh được radar, một loại oanh tạc cơ đường trường, các vũ khí dùng trong chiến tranh điện tử và các hệ thống phòng thủ tên lửa. » 

Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng rõ nét, trong những cuộc trao đổi riêng tư, các quan chức Mỹ thừa nhận là việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á có mục tiêu củng cố thêm cho ngành ngoại giao Mỹ khi phải đối mặt với thái độ quyết đoán của Bắc Kinh ở Biển Đông. 

Tuy nhiên, trong diễn văn của mình vào hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh là việc Hoa Kỳ đổi mới chiến lược hoàn toàn không phải là nhằm thách thức Trung Quốc. Theo ông cả hai nước đều có lợi trong việc thúc đẩy an ninh và thương mại trong khu vực.

́́́́́***
150 Tàu Chiến Hùng Mạnh của Mỹ Sẽ Đổ về Châu Á
Cập nhật lúc 14h16" , ngày 02/06/2012



Ngũ Giác Đài sẽ triển khai 60% hạm đội tàu chiến hùng hậu của nước này đến Châu Á-Thái Bình Dương trong vài năm tới. Dự kiến, vào năm 2020, sẽ có khoảng 150 tàu chiến Mỹ đóng tại khu vực. Đây là một phần trong chiến lược tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Châu Á. Những thông tin này vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tiết lộ ngày hôm nay (2/6) tại cuộc Đối thoại Shangri-La – một diễn đàn an ninh khu vực đang diễn ra ở Singapore. 
Hải quân Mỹ cũng sẽ tiếp tục duy trì hơn một nửa trong số tàu sân bay khổng lồ của Mỹ ở Thái Bình Dương. Hiện tại, đang có 6 trong số 11 tàu sân bay hùng mạnh của Mỹ đang làm nhiệm vụ ở Châu Á. Tuy nhiên, con số này sẽ giảm xuống 5 khi tàu USS Enterprise “nghỉ hưu” trong năm nay. Đến năm 2015, số tàu sân bay ở Thái Bình Dương sẽ lại quay về con số 6 khi một con tàu mới mang tên USS Gerald R. Ford được hoàn thiện. Tàu sân bay vốn được mệnh danh là bá chủ của đại dương. Việc Mỹ cử một số lượng tàu sân bay lớn như vậy đến Châu Á cho thấy, họ thực sự coi trọng khu vực nổi tiếng năng động này.
Hiện tại, Hải quân Mỹ đang có trong tay lực lượng hùng hậu gồm 282 tàu chiến. Con số này có thể giảm xuống còn 276 tàu trong vòng 2 năm tới trước khi tăng lên 300 tàu. Theo mục tiêu của ngành đóng tàu Hải quân Mỹ được công bố hồi tháng 3 vừa rồi, lực lượng này đang hướng tới một hạm đội tàu chiến gồm 300 chiếc trong vòng 30 năm tới.

Theo ông chủ Ngũ Giác Đài, Thái Bình Dương sẽ là nơi tập hợp phần lớn tuần dương hạm, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu chiến đấu ven biển... của Mỹ. Tuy nhiên, con số không phải là tất cả.

Bộ trưởng Panetta khẳng định, các tàu chiến của Mỹ được triển khai đến Châu Á sẽ được trang bị những khả năng công nghệ tối tân. Ông Panetta không cho biết cụ thể đó là những công nghệ gì. Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh, Mỹ mong chờ sẽ đưa đến Thái Bình Dương một loạt tàu ngầm và máy bay chiến đấu tối tân. Các loại vũ khí đó sẽ được sở hữu những công nghệ đỉnh cao, hệ thống thông tin, liên lạc và hệ thống chiến tranh điện tử mới hiện đại.
Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cho biết thêm, việc Mỹ tăng cường sự hiện diện hải quân ở Thái Bình Dương sẽ cho phép nước này tăng cường số lượng cũng như quy mô của các cuộc tập trận trong khu vực trong những năm tới. Mỹ cũng có kế hoạch thực hiện nhiều chuyến thăm hơn nữa đến các khu vực biển, trong đó có Ấn Độ Dương. Năm ngoái, quân đội Mỹ đã tham gia 172 cuộc tập trận trong khu vực với 24 nước.

Ông Panetta còn nhấn mạnh đến cam kết của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Washington đã thiết lập các mối quan hệ liên minh chặt chẽ, đặc biệt là về an ninh, quân sự, với một loạt nước Châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Austrlia... Mỹ cũng thiết lập quan hệ đối tác với Ấn Độ, Singapore, Indonesia và nhiều nước khác.

Mỹ xoa dịu Trung Quốc
Sau khi làm Trung Quốc “giật mình” bởi tiết lộ về việc điều phần lớn tàu chiến đến khu vực Châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã tìm cách dập tắt những đồn đoán cho rằng, chiến lược quay trở lại Châu Á của họ là nhằm kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc.

Ông Panetta thừa nhận, giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới còn tồn tại một loạt sự khác biệt, trong đó có vấn đề Biển Đông. “Chúng tôi không ngây thơ trong các mối quan hệ và Trung Quốc cũng vậy. Cả hai nước đều hiểu rằng, không có sự lựa chọn nào khác dành cho hai nước ngoài việc phải cùng tăng cường giao lưu, trao đổi, đối thoại với nhau để củng cố mối quan hệ quân sự song phương. Đó là kiểu quan hệ trưởng thành mà chúng tôi cần phải xây dựng với Trung Quốc", ông Panetta phát biểu tại cuộc Đối thoại Shangri-La. Cuộc đối thoại này thu hút sự tham gia của quan chức quân sự, dân sự đến từ hơn 30 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Panetta cho biết, ông cam kết xây dựng một mối quan hệ quân sự song phương “bền vững, ổn định, lâu dài, lành mạnh và đáng tin cậy”. Tuy nhiên, ông chủ Ngũ Giác Đài không quên nhắc nhở Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Không trực tiếp nói đến Trung Quốc nhưng ông Panetta đã đưa ra lời cảnh báo về việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông.

Ông chủ Ngũ Giác Đài thừa nhận, một số người coi sự hiện diện của Mỹ ở Châu Á là thách thức trực tiếp đối với Trung Quốc. Bản thân Bắc Kinh cũng tin rằng, chiến lược chuyển trọng tâm quân sự vào khu vực Châu Á là một nỗ lực của Washington nhằm bao vây, kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Panetta đã bác bỏ quan điểm này. Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cho rằng, sự hiện diện của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương sẽ có lợi cho Trung Quốc đồng thời giúp tăng cường an ninh trong khu vực.
Kiệt Linh - (theo Reuters, Washington Post)
***



Sáu trên tổng số 11 hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ được triển khai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương - Ảnh: AFP 

Châu Á ủng hộ chiến lược của Mỹ
TT - Hội nghị an ninh châu Á Shangri-La tại Singapore kết thúc ngày 3-6 với việc nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương lên tiếng ủng hộ chiến lược quân sự mới của Mỹ tập trung vào khu vực này.

Trung Quốc ngày 3-6 cho biết sẽ tăng cường cảnh giác, nhưng không đáp trả, sau tuyên bố của Mỹ về kế hoạch chuyển trọng tâm đội hình tàu chiến sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 

Trung Quốc phản ứng
Trong phát biểu phản ứng đầu tiên của Bắc Kinh, tướng Ren Hai Quan, thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, khẳng định không nên xem đây như một thảm họa. “Tôi tin rằng đây là phản ứng của Mỹ đối với lợi ích quốc gia, những khó khăn tài chính và phát triển an ninh toàn cầu của họ”- ông Ren, lãnh đạo đoàn Trung Quốc tại Hội nghị Shangri-La, tuyên bố với đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong, nhưng không khỏi cho thấy một sự lo ngãi - “Chúng ta đang đối mặt với những diễn tiến cực kỳ phức tạp, đôi lúc khá nghiêm trọng, và chúng ta phải chuẩn bị đối phó với mọi tình huống phức tạp và nghiêm trọng”.

Đối với các nước trong khu vực, Trung Quốc vẫn giữ thái độ đe nẹt quen thuộc. Theo AFP, trong một thông báo đưa ra ngay sau tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Tân Hoa xã đã cảnh báo những nước khác (ý muốn nói là VN, Philippines, Brunei, Malaysia...)" không được gây rắc rối trên biển và việc đánh cá". Cũng với thái độ đổ tội quen thuộc, Bắc Kinh quy kết các nước này là đã " nhóm lửa và đã đổ dầu vào lửa" để nhóm lên ngọn lửa căng thẳng hiện nay trên biển Đông trong khi " mong muốn đích thực" của Bắc Kinh là muốn giữ cho biển Đông là " Biển của hòa bình".

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã công bố kế hoạch thay đổi tỉ lệ tàu chiến tại Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sang 60-40 thay vì 50-60 như trước đây. Số tàu được triển khai tại khu vực sẽ gồm 6 trên tổng 11 hàng không mẫu hạm, tàu khu trục, tàu ngầm... Việc tăng cường hiện diện sẽ cho phép Hải quân Mỹ đẩy mạnh các hoạt động diễn tập quân sự và viếng thăm. Năm 2011, Mỹ đã tham gia 172 cuộc tập trận tại châu Á.

“Chúng tôi không ngây thơ và Trung Quốc cũng vậy. Chúng tôi đều hiểu những mâu thuẫn đang gặp phải, chúng tôi cũng hiểu không có lựa chọn nào khác ngoài việc phối hợp và cải thiện liên lạc”. Khi được hỏi liệu hỗ trợ quân sự cho các đồng minh châu Á có làm tăng nguy cơ gây ra mâu thuẫn hay không, ông Panetta cho biết Washington luôn sẵn sàng giúp các nước tự vệ nhưng cũng khuyến khích họ tuân theo luật pháp quốc tế.

Thách thức mới
Tuy nhiên, sự thay đổi chiến lược của Mỹ cũng không khỏi là thách thức mới đối với các đồng minh từ châu Âu đến châu Á.
Bộ trưởng quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 3-6 hối thúc các nước châu Âu nên suy nghĩ lại về chiến lược quốc phòng của mình sau khi Mỹ chuyển hướng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Mỹ đã tuyên bố sẽ ưu tiên cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nên ở đâu đó tại châu Âu sẽ xuất hiện lỗ hổng”- AFP dẫn lời ông Le Drian nói. Mỹ là thành viên quan trọng bậc nhất trong khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương(NATO).

Nhiều nước châu Á, ngoài Hàn Quốc và Nhật Bản, cho rằng sẽ khó khăn trong việc cân bằng giữa quan hệ kinh tế với Bắc Kinh và quan hệ quốc phòng với Washington. Một số nước lo ngại nếu Mỹ cố gắng cô lập Trung Quốc, các nước châu Á còn lại sẽ phải trả giá. Bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết không nước nào muốn rơi vào tình thế phải chọn lấy một bên.

Nhưng hầu hết các đồng minh quan trọng của Mỹ đều thể hiện ủng hộ sự thay đổi chiến lược của Washington. Bộ trưởng quốc phòng Úc Stephen Smith hoan nghênh tuyên bố của ông Panetta và khẳng định nó sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh. Úc cũng là một phần quan trọng trong chiến lược mới của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương với khoảng 2.500 quân của Washington sẽ được triển khai tại đây.

Tại hội nghị, Nhật Bản đã đồng ý cùng Úc và Mỹ phác thảo kế hoạch tăng cường hợp tác quốc phòng giữa ba nước, gồm mở rộng việc tập trận chung. Phát biểu trên Canadian Press, bộ trưởng quốc phòng Canada Peter Gordon MacKay đề xuất thành lập một trung tâm hỗ trợ hậu cần cho các nỗ lực giải cứu và hỗ trợ nhân đạo trong khu vực. Singapore cũng đồng ý cho phép Mỹ triển khai bốn tàu chiến gần bờ tại nước này với điều kiện các thủy thủ trên tàu phải sống trên tàu trong thời gian cập cảng. Trong khi đó, Indonesia đang có ý định mua vũ khí của Mỹ và tham gia một số cuộc tập trận chung.

“Mỹ chọn châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu cho thấy trung tâm tài chính thế giới đã dịch chuyển về khu vực này”, giáo sư Carlyle Thayer của Đại học New South Wales của Úc nhận định.

Đông Nam Á được mệnh danh là vịnh Ba Tư thứ hai với tiềm năng lớn về dầu, khí đốt và là tuyến vận chuyển huyết mạch của thế giới. Theo Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược Toàn cầu, một lượng áàng hóa trị giá khoảng 5.300 tỉ USD được vận chuyển qua biển Đông mỗi năm.
TRẦN PHƯƠNG


́***
Bắc Kinh phản ứng gay gắt trước khả năng Mỹ tăng cường lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương
RFI - Thứ bảy 02 Tháng Sáu 2012 -
Trọng Nghĩa

Ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ loan báo tại Singapore về quyết định triển khai 60% hạm đội Hoa Kỳ tại vùng Thái Bình Dương, hôm nay Trung Quốc đã lập tức có phản ứng gay gắt và nêu đích danh vấn đề Biển Đông. Trong một bài xã luận, Tân Hoa xã đã khuyến cáo Mỹ là "Không nên làm Biển Đông dậy sóng".

Theo các nhà phân tích, khi nêu bật tại Singapore các bước đi sắp tới đây của Hoa Kỳ nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trong vùng Thái Bình Dương, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho thấy rõ là Washington sẽ chống lại mọi cố gắng của Bắc Kinh muốn đơn phương áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, nơi họ đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Mayasia, Brunei và Đài Loan. 

Theo ông Panetta, các tranh chấp cần phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa tất cả các nước có liên can, và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. 

Chỉ ít lâu sau tuyên bố kể trên, hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã, trong một bài xã luận, đã cảnh cáo Mỹ là không nên làm Biển Đông dậy sóng. Với giọng điệu gay gắt, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc đã khuyên « một số người nào đó là nên tránh khuấy động nước bùn để thả câu ». 

Bài báo đã không ngần ngại cho rằng chính một số nước có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại vùng Biển Đông đã cố tình gây ra căng thẳng trong vùng. Bài viết khẳng định : « Liên quan đến các mối căng thẳng tại vùng biển Nam Hải (tức là Biển Đông), chính một số nước có đòi hỏi chủ quyền, không rõ là đã trở nên bạo dạn hơn vì lập trường mới của Mỹ hay không, đã châm lửa rồi thổi cho lửa bùng lên ». 

Ngược lại, cũng theo tờ báo, « mong muốn chân thật » của Bắc Kinh là biến Biển Đông thành một vùng biển « hòa bình, hữu nghị và hợp tác ». 

Hiện nay, Trung Quốc là nước tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp đòi hỏi của các láng giềng từ Việt Nam, Philippines, Malaysia, cho đến Brunei, Đài Loan. Trong thời gian qua, chính Trung Quốc là nước thường xuyên có những hành động lấn lướt các láng giềng, mà gần đây nhất là vụ đưa cả chục chiếc tàu đến trấn tại khu vực bãi đá ngầm Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.

.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ về Biển Đông
by viettin - 6/2/2012 - Nhật Nam



Truyền thông nhà nước của Trung Quốc cảnh báo Washington về việc can thiệp vào Biển Đông, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói sẽ đưa phần lớn hạm đội hải quân tới Thái Bình dương cho tới năm 2020.

Tàu chiến đấu Littoral của Mỹ được cử tới Singapore tập trận. Đây là một trong những chiến hạm của hải quân Mỹ hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: US Navy 

"Một vài nước nên được khuyên can về việc kiềm chế để không làm dậy sóng ở đó", hãng tin Xinhua của Trung Quốc cho hay, với ý nhắc đến Biển Đông, vùng biển thuộc Thái Bình dương và là nơi có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines. Hãng tin của Trung Quốc nối rằng có bên liên quan trong tranh chấp tại Biển Đông nhận được sự ủng hộ từ quan điểm mới của Mỹ, và điều này được Bắc Kinh cho rằng không có lợi cho tình hình chung.

Xinhua cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh có mong muốn thực sự trong việc đưa Biển Đông trở thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Toàn bộ những nhận định kể trên được đăng trong bài viết có tiêu đề "Không làm dậy sóng Biển Đông". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm qua thông báo tại Đối thoại Shangri-La quyết định triển khai thêm nhiều chiến hạm tới Thái Bình dương, như một phần trong chiến lược quân sự mới có nội dung chuyển dịch dần trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình dương.

Ông Panetta cho rằng đó là một phần của nỗ lực bền bỉ và thận trọng để nâng cao vai trò của Mỹ tại một khu vực có ý nghĩa quan trọng với tương lai của nước này. Bộ trưởng Panetta cũng cho hay sự thay đổi chiếc lược này không phải là nhằm thách thức Trung Quốc.

ĐỌC TIẾP:
:mrgreen: MỸ: Sân khấu nổi trong Vịnh Cam Ranh
:mrgreen: MỸ: BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ VÀO CAMRANH: THẾ TRẬN BIỂN ĐÔNG MANG BỘ MẶT MỚI

Last edited by MienNui on Tue Jun 05, 2012 8:02 pm, edited 3 times in total. 





Tàu chiến Mỹ ở Biển Đông
(VnMedia) - Mỹ không có ý định đối đầu hay kiềm chế Trung Quốc nhưng cũng sẽ không dễ dàng chấp nhận bất kỳ điều gì mà Trung Quốc đòi hỏi, đặc biệt là trong việc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Đó là tuyên bố vừa được một nghị sĩ cấp cao Mỹ đưa ra ngày hôm qua (31/5).

Chính phủ Mỹ không ủng hộ việc Trung Quốc đòi tiến hành các cuộc đàm phán song phương để giải quyết những tranh chấp hiện nay ở Biển Đông, Thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman cho biết. Ông McCain và ông Lieberman đang ở Malaysia – một trong những chặng dừng chân trong chuyến công du Châu Á-Thái Bình Dương của hai ông này. 

Hai thượng nghị sĩ hàng đầu của Mỹ kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán đa phương giữa những quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông để giải quyết một loạt tranh chấp lãnh hải ở khu vực chiến lược này. Đây cũng chính là đề xuất được đưa ra bởi Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Có 4 thành viên ASEAN đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.

Theo lời Thượng nghị sĩ Lieberman, Mỹ không có ý định đối đầu hay kiềm chế Trung Quốc nhưng nước này cũng sẽ không dễ dàng chấp nhận bất kỳ điều gì mà Trung Quốc đòi hỏi. "Đó là nguyên tắc nền tảng trong chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải và an ninh hàng hải. Chúng tôi không thể đồng ý với việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Đơn giản là vì, điều đó không công bằng cho các nước có tranh chấp khác”, ông Lieberman nhấn mạnh.

Về phần mình, Thượng nghị sĩ McCain cho rằng, những việc mà Mỹ làm trong thời gian vừa qua không phải là sự can thiệp vào tình hình Biển Đông. Mỹ chỉ làm những điều đó nhằm củng cố quan hệ với các quốc gia trong khu vực.

Những phát biểu trên của hai thượng nghị sĩ Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Philippines đang có cuộc đối đầu căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Trong cuộc đối đầu với một nước lớn như Trung Quốc, Manila không có cách nào khác là phải dựa vào Mỹ - cường quốc quân sự số một thế giới và cũng là đồng minh thân thiết của Philippine. Tuy nhiên, Bắc Kinh cực lực phản đối việc Philippines lôi kéo Mỹ vào cuộc tranh chấp lãnh hải với họ. Nước này nhiều lần cảnh báo, đe dọa cả Mỹ lẫn Philippines về việc này.

Trung Quốc thề bảo vệ chủ quyền
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hôm 29/5 đã tuyên bố, Trung Quốc quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia đến cùng và sẽ giải quyết các tranh chấp thông qua con đường hòa bình.

Phát biểu trên được ông Lương Quang Liệt đưa ra tại một cuộc họp tư vấn ngắn với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN ở thủ đô Phnom Penh, Capuchia, sau cuộc gặp của ông này với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin. Cả hai cuộc gặp đa phương và song phương đó đều xoay quanh cuộc tranh chấp lãnh hải ở bãi cạn Scarborough trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines.

"Trung Quốc chưa bao giờ lơi là trách nhiệm bảo đảm hòa bình và sự ổn định trong khu vực, chưa bao giờ thay đổi lập trường theo đuổi hòa bình và sự phát triển đồng thời cũng chưa bao giờ từ bỏ nỗ lực nhằm củng cố sự hợp tác trong khu vực. Chúng tôi cũng chưa bao giờ từ bỏ việc theo đuổi các giải pháp hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp cũng như chưa bao giờ chùn bước trong quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia", Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt đã tuyên bố như vậy tại cuộc họp của ASEAN.

Hôm 30/5, Bắc Kinh lại một lần nữa kêu gọi tàu thuyền Philippines rời khỏi đảo Hoàng Nham (cách gọi của người Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough). “Lập trường của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là kiên định, không bao giờ thay đổi”, ông Liu Weimin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết tại một cuộc họp báo hàng ngày.

Mặc dù không tỏ thái độ gay gắt, Manila cũng cho thấy, họ sẽ không lùi bước trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh hiện nay. Philippines tuyên bố, nước này có chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough vì khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ. Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, khu vực biển nằm cách bờ biển của một nước trong vòng 200 hải lý (370km) là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước đó. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.


.



Trong vụ tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, dường như Mỹ đang gửi đi những tín hiệu “lập lờ” tới châu Á. Vậy chiến lược và ý đồ thực sự của Mỹ khi "nhúng tay" vào vụ đối đầu gay cấn này là gì?

Một mặt, chính quyền của Tổng thống Mỹ - Barack Obama tái khẳng định cam kết với một trong những đồng minh thân cận nhất của mình - Philippines rằng, Mỹ luôn ở vị trí sẵn sàng để bảo vệ quốc gia Đông Nam Á này khỏi bất cứ “cuộc tấn công nào từ nước thứ 3”. Tuy nhiên, mặt khác Washington vẫn tuyên bố sẽ giữ lập trường “trung lập” trong cuộc đối đầu giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông.

Trung Quốc vẫn "lấn lướt" trên Biển Đông
Trung Quốc hiện đang có những động thái làm cuộc tranh chấp với Philippines xung quanh bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông càng trở nên căng thẳng.

Trước đó, trong một bài báo được đăng tải gần đây, Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân, một tờ báo của quân đội Trung Quốc đã ra lời cảnh báo “trắng trợn” rằng Trung Quốc sẽ không cho phép bất cứ ai can thiệp vào chủ quyền trên toàn khu vực Biển Đông của mình.

Để chứng minh cho tuyên bố đó, nước này đã điều 5 tàu thuộc Hạm đội Nam Hải - Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, trong đó có 2 tàu khu trục tên lửa chỉ đường tiến vào khu vực Biển Đông trong một sứ mệnh kéo dài 2 tháng. 

Và theo Nhật báo Trung Hoa, cơ quan báo chí chính thức của Bắc Kinh, “”để bảo vệ tốt hơn chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc, thêm 36 tàu giám sát khác của nước này sẽ gia nhập hạm đội giám sát hải dương.”

Những tuyên bố “trắng trợn” về chủ quyền Biển Đông trên của Trung Quốc đã khiến các quốc gia và vùng lãnh thổ láng giềng phẫn nộ và khiến cho căng thẳng khu vực càng gia tăng. 

Lập trường "lập lờ" của Mỹ
Mỹ đã "nhảy vào" khu vực Biển Đông với tư cách là đồng minh thân cận và đứng về phía Philippines. Tuy nhiên, lập trường có vẻ “lập lờ” của Mỹ ở Biển Đông đã bị Philippines và một số quốc gia là thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chỉ trích.

Khi cuộc đối đầu căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh sắp bước sang tháng thứ 3, thì mọi chú ý lại đang dồn về phía Mỹ.

Trong một cuộc họp chưa từng có tiền lệ “2+2” tại Washington hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã nói với với Ngoại trưởng Philippines – ông Alberto del Rosario và Bộ trưởng nước này – ông Voltaire Gazmin rằng Mỹ vẫn sẽ giữ “lập trường trung lập” về tranh chấp lãnh hải đang diễn ra trên Biển Đông.

Tuy nhiên, cũng trong cuộc gặp này, bà Clinton và ông Panatta đã nói rõ với phía Philippines rằng, Mỹ cam kết sẽ vẫn tuân thủ mọi quy ước trong Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines ký kết năm 1951. Theo hiệp ước này, Mỹ sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Philippines và ngược lại trước những cuộc tấn công của nước thứ ba.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã từng nhận định rằng: “Khu vực này đang trở nên quan trọng đối với tương lai kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.” 

Chiến lược thực sự của Mỹ
Như nhà báo Simon Tisdall của tờ Guardian nhận định: “Cảm xúc của Trung Quốc sẽ quyết định chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Barack Obama không hề mong muốn sẽ phải vướng vào một cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quốc nhưng lại muốn đẩy lùi mọi tham vọng bá chủ của nước này ở châu Á – Thái Bình Dương”.

Để làm được điều đó thì trước tiên, Mỹ phải tăng cường khả năng phòng thủ của Philippines và các quốc gia láng giềng khác để các nước này có đủ khả năng tự bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình.

Còn như bình luận của Giáo sư George Amurao thuộc Đại học Mahidol ở Bangkok: “Sự cởi mở của Washington đối với mong muốn quân sự của Manila cho thấy một một kẻ yếu được vũ trang đầy đủ cũng có thể đẩy Trung Quốc ra xa. Trong một tuyên bố chính thức được chính phủ Philippines đưa ra hôm 3/5, Mỹ đã nhất trí sẽ tăng gấp 3 khoản viện trợ quân sự cho Philippines trong năm 2012.”

Vì một phần trong chính sách đối ngoại “cấp cao” của Washington đang chuyển hướng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang nỗ lực tăng cường mối hợp tác với các quốc gia thuộc ASEAN để mở rộng hệ thống đồng minh, bên cạnh các quốc gia lớn khác trong khu vực như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Để đối trọng với sức mạnh ngày một lớn của Trung Quốc, chính quyền Obama đã tuyên bố thiết lập một căn cứ quân sự vĩnh viễn ở Darwin, Australia.

Hơn nữa, hợp tác phòng thủ tên lửa đạn đạo với Nhật Bản của Mỹ cũng đã được tăng cường mạnh mẽ, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc cũng đã trở nên dày đặc hơn nhiều. Và tham vọng muốn “kìm hãm” tham vọng của Trung Quốc của Mỹ cũng đã lộ rõ khi nước này đang nỗ lực tăng cường cải thiện và củng cố mối quan hệ với New Delhi.

Cuối cùng, để bảo vệ một trong những đường biển trù phú nhất thế giới, chiến thuật của Mỹ là hiện diện nhiều hơn trên Biển Đông.

Nói tóm lại, chiến thuật và mong muốn thực sự của Mỹ trong cuộc tranh chấp Biển Đông được nhận định là "nước đôi", vừa tìm cách kìm hãm tham vọng chủ quyền ngày một bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, vừa cố gắng tránh đẩy Mỹ vào một cuộc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.



Tàu chiến Trung Quốc tạo "thay đổi chiến lược"? 
Cập nhật lúc 17h14" , ngày 31/05/2012 
Trung Quốc sắp trình làng một tàu tấn công đổ bộ “khủng” có lượng giãn nước lên tới 22.000 tấn. Thông tin này đang làm dấy lên sự quan ngại lớn trong giới quốc phòng ở Vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan. Một số chuyên gia quân sự tin rằng, tàu chiến mới của Trung Quốc có thể tạo ra một sự “thay đổi chiến lược” ở Eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Theo kế hoạch, vào đầu năm 2014, Hải quân Trung Quốc sẽ được đón nhận chiếc tàu chiến Type 081 LHD mới nhất. Sau thành công với tàu đổ bộ 13.000 tấn Type-071, tàu Type 081 LHD sẽ đánh dấu một bước thay đổi căn bản và ấn tượng trong công nghiệp đóng tàu chiến của Trung Quốc.

Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) đã lần đầu tiên tiết lộ thiết kế của chiếc tàu chiến “khủng” mới nhất của họ tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh 2012 diễn ra ở Bangkok, Thái Lan hồi đầu tháng 3. 

Theo tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly, CSIC đã xác nhận sự tồn tại của chương trình phát triển tàu chiến Type 081 năm 2007. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tập đoàn đóng tàu lớn nhất của Trung Quốc đã từ chối cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào về con tàu Type 081. Quá trình thiết kế chiếc tàu chiến mới của Trung Quốc được hoàn thành từ năm 2006.

Tàu tấn công đổ bộ Type 081 có chiều dài 211m, lượng giãn nước 22.000 tấn và đạt vấn tốc tối đa khoảng 43 km/h. Tàu Type 081 có thể mang theo 8 trực thăng trên boong cùng với 4 trực thăng và tàu đệm không khí trong nhà chứa máy bay. Tàu chiến mới của Trung Quốc có khả năng chở 1.068 lính thủy đánh bộ. Hệ thống vũ khí của tàu gồm hệ thống radar nhiều tầng, 4 tên lửa phòng không tầm ngắn và những vũ khí chồng tàu ngầm. Tầm hoạt động của tàu tấn công đổ bộ Type 081 được ước tính là vào khoảng 13.000km, với khả năng tác chiến trên biển liên tục trong 30 ngày.

Dự kiến, Hải quân Trung Quốc sẽ đón nhận chiếc tàu Type 081 đầu tiên vào đầu năm 2014. Một số nguồn tin tiết lộ, Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) có kế hoạch mua 3 chiếc tàu chiến loại này để phục vụ cho hoạt động của họ trên biển.

Giới chuyên gia quân sự Đài Loan nhận định, tàu chiến Type 081 có thể làm thay đổi “cuộc chơi” trong bất kỳ chiến dịch tấn công đổ bộ nào vào vùng lãnh thổ này cũng như các đối thủ khác của Trung Quốc ở Biển Đông.


Trung Quốc muốn Mỹ tôn trọng lợi ích 
Cập nhật lúc 15h01" , ngày 01/06/2012 

Bắc Kinh hôm qua (31/5) kêu gọi Mỹ tôn trọng lợi ích của nước này ở Châu Á-Thái Bình Dương. Lời kêu gọi này được đưa ra đúng thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang có chuyến thăm đến một loạt nước trong khu vực.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông chủ Lầu Năm Góc sau khi Tổng thống Barack Obama hồi cuối năm ngoái tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á. Chuyến thăm này cũng diễn ra trong bối cảnh Biển Đông “nổi sóng to gió lớn” vì tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Philippines.

Khi được hỏi về chuyến thăm của Bộ trưởng Panetta đến Singapore, Việt Nam và Ấn Độ thời gian này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Liu Weimin cho biết, Bắc Kinh hy vọng Mỹ sẽ “đóng vai trò tích cực và mang tính xây dựng ở Châu Á. Chúng tôi cũng hy vọng, Mỹ sẽ tôn trọng lợi ích của Trung Quốc ở khu vực".

Trung Quốc và một số quốc gia Châu Á đang có tranh chấp lãnh thổ ở một số khu vực trên Biển Đông. Đây là nơi giàu tài nguyên và có nhiều tuyến đường biển chiến lược. Mới đây nhất, hồi tháng 4, tàu hải giám Trung Quốc đã có vụ va chạm gay gắt với tàu chiến Philippines ở bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông. Vụ va chạm này đã leo thang thành một cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai nước trong suốt gần 2 tháng qua. 

Trước khi rời Mỹ đến Châu Á, Bộ trưởng Panetta đã phát biểu, chuyến thăm của ông nhằm nhắc nhở các nước “cảnh giác” trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Mỹ coi họ là một cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương và nước này thấy sự nổi lên gần đây của Trung Quốc rất “đáng ngại”. “Chúng tôi quan ngại sâu sắc với một loạt những động thái gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là ở Biển Đông và trên mạng", bà Susan Collins, một thượng nghị sĩ đến từ Maine, cho biết.

Trong khi đó, Bắc Kinh cáo buộc Mỹ đang tìm cách bao vây, kiềm chế sự nổi lên của họ. Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc nhiều lần lên tiếng cảnh báo Mỹ không được can thiệp vào những cuộc tranh chấp của họ với các nước láng giềng ở khu vực này.

:arrow: Doremi
Trước đó, trong một bài báo được đăng tải gần đây, Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân, một tờ báo của quân đội Trung Quốc đã ra lời cảnh báo “trắng trợn” rằng Trung Quốc sẽ không cho phép bất cứ ai can thiệp vào chủ quyền trên toàn khu vực Biển Đông của mình.


Thế giới cũng không cho phép bất cứ thằng Tầu nào lếu láo tuyên bố toàn khu vực biển Đông thuộc về Trung Quốc .










Ông cũng đến thăm USNS Richard E. Byrd. Photo courtesy: Fox News

Cali Today News – Bản tin của AP vừa đánh đi từ Cam Ranh, Việt Nam cho biết là Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ là ông Leon Panetta vừa đến Vịnh Cam Ranh, một căn cứ trước đây của quân đội Hoa Kỳ, trong cuộc chiến Việt Nam.

Ông ta là một viên chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ đến Vịnh Cam Ranh kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Ông Tổng trưởng nói rằng ông hy vọng khích lệ những nỗ lực cùng với chính quyền CSVN nhằm xác định và nhận dạng thêm nhiều binh sĩ tử trận mà chưa tìm thấy hài cốt.

Ông cũng đến thăm USNS Richard E. Byrd, một tàu chở hàng do bộ phận Military Sealift Command thuộc Hải quân Hoa Kỳ điều hành. Chiếc tàu này có một hải đoàn dân sự thật đông, và được sử dụng để vận chuyển tiếp liệu đến các lực lượng Mỹ trên toàn thế giới.

Bộ phận tìm kiếm tù nhân chiến tranh (POW) và binh sĩ mất tích (MIA) của quân đội Hoa Kỳ hiện có 6 nhóm tìm kiếm và 2 nhóm điều tra tại Việt Nam và họ đang tìm kiếm hài cốt binh sĩ Hoa Kỳ. Hiện còn 1,200 binh sĩ Hoa Kỳ được xem là mất tích tại Việt Nam.

Tuy nhiên, giới quan sát nghĩ rằng chuyến công du sang Việt Nam của tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ không phải chỉ có chuyện nói trên, nhất là tình hình nóng bỏng của biển đông trong thời gian qua và sự hung hãn của Trung Cộng.

Trước khi đến Việt Nam, tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đã đọc vài diễn văn về tình trạng “US Rebalance Towards The Asia Pacific” (tái quân bình đối với Á châu Thái Bình Dương) tại Hội nghị thượng đỉnh về an ninh IISS Shangri-la tại Singapore ngày thứ bảy, 2 tháng 6, 2012.
Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về an ninh nói trên, ông Leon Panetta đã vạch ra chiến lược mới của Hoa Kỳ tại khu vực Á châu Thái Bình Dương trước các nhà lãnh đạo quân sự của các nước trong vùng.

Trong bối cảnh đó, ông đến quân cảng Cam Ranh, Việt Nam, và chắc là không chỉ là chuyện tìm kiếm người Mỹ mất tích…
Chúng tôi sẽ có bài bình luận về chuyến đi này trong một hai ngày tới.


.



(Hình ảnh Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta trên boong tàu). Photo courtesy: AP

y LOLITA C. BALDOR | Associated Press/ Bản dịch của Đào Văn Bình

CAMRANH, VIETNAM (AP) - Trên boong tàu cũng là bãi đáp của trực thăng của quân vận hạm USNS Richard E. Byrd Hoa Kỳ, Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta có thể nhìn bao quát Vịnh Cam Ranh cho tới Biển Đông.

Một ngày sau khi đưa ra những chi tiết mới của Ngũ Giác Đài là tập trung vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Ô. Panetta đã dùng chuyến viếng thăm Việt Nam để tái khẳng định ý muốn của Hoa Kỳ là giúp đồng minh trong vùng phát triển và thực thi chủ quyền của mình trên biển - một vùng mà Hoa Lục gom hết chủ quyền về mình. Và ông cũng hồi tưởng lại ý nghĩa của quân cảng này- vừa là hình ảnh đau đớn trong quá khứ của quân đội Hoa Kỳ vừa là thách đố mới nhưng cũng là một tương lai đầy hy vọng. Giữa đoàn phóng viên tụ tập dưới cái nóng cháy da trên boong tàu quân vận hạm ngày Chủ Nhật, Ô. Panetta nói, “Chiến lược quốc phòng mới mà chúng ta đã sắp xếp đâu vào đó bao gồm một số điểm then chốt sẽ được thử thách ở vùng Châu Á Thái Bình Dương. “ Ông nói thêm, “Hoa Kỳ sẽ thảo luận với những những quốc gia hợp tác như Việt Nam để có thể xử dụng những quân cảng này khi tàu chiến Hoa Kỳ di chuyển từ những quân cảng nằm ở Bờ Biển Phía Tây (West Coast) tới những căn cứ như thế này ở Thái Bình Dương.”

Ô. Pantta không nêu đích danh Hoa Lục khi ông nói chuyện với thủy thủ đoàn trên boong tàu Byrd cũng như sau đó với những ký giả. Thế nhưng khi khu vực Biển Đông trở thành sân khấu chính, ông đã cho mọi người thấy Hoa Kỳ sẽ duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong vùng và mong muốn giúp các đồng minh tự vệ và thực thi chủ quyền của mình trên biển.

Thế nhưng chuyến viếng thăm của ông chắc chắn gây bực tức cho các lãnh tụ Hoa Lục, họ không hài lòng với bất cứ việc xây dựng căn cứ quân sự nào trong vùng của Hoa Kỳ và họ coi đó như là một đe dọa. Trong bài phát biểu tại hội nghị an ninh quốc phòng tổ chức tại Singapore vào Thứ Bảy Ô. Panetta đã bác bỏ những lập luận như vậy. Nhưng các giới chức quân sự Hoa Kỳ rất thận trọng về việc Hoa Lục gia tăng xây dựng lực lượng quân sự và bành trướng giao dịch thương mại với các quốc gia trong vùng. Ô. Panetta nói, “Việc các chiến hạm Hoa Kỳ ra vào những căn cứ như thế này là một thành tố then chốt trong mối bang giao với Việt Nam và chúng ta thấy đây là một tiềm năng lớn cho tương lai.”

Đây là chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của Ô. Panetta và việc ông ghé quân cảng này, khiến ông trở thành giới chức quốc phòng cao cấp nhất của Hoa Kỳ trở lại Vịnh Cam Ranh kể từ khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc. Giờ đây các chiến hạm Hoa Kỳ không được ghé quân cảng này ngoại trừ các loại tàu khác như quân vận hạm Byrd. Byrd là tàu vận tải điều hành bởi Chỉ Huy Quân Vận Hải Quân (Navy’s Military Airlift Command) mà thủy thủ đoàn phần lớn là dân sự. Tàu này được dùng để chở hàng tiếp vận cho quân đội Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Còn các tàu chiến Hoa Kỳ thì ghé các cảng khác của Việt Nam như Đà Nẵng.

Ông Panetta chỉ gợi ý là Hoa Kỳ muốn nhiều tàu chiến có thể ghé Vịnh Cam Ranh trong tương lai nhưng ông và các giới chức quốc phòng khác không nói rõ chi tiết về những yêu cầu mà ông sẽ đặt ra với các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Trong Chiến Tranh Việt Nam, quân cảng nước sâu chiến lược này đã là căn cứ của Hoa Kỳ. Ngày Chủ Nhật hôm nay được xem như là một biểu tượng cho sự lớn mạnh hơn trong mối liên hệ về quân sự với Việt Nam - làm nổi bật mong muốn của Hoa Kỳ xây dựng sự hợp tác với các quốc gia trong vùng để đối phó với sự leo thang khống chế vùng biển này của Hoa Lục.

Còn đối với Ô. Panetta, người đã ở trong quân ngũ trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam nhưng không phục vụ chiến đấu- thì đây là cơ hội thật xúc động, “ Đối với tôi đây là giây phút cảm động,” ông đã nói thế khi ông nhắc lại việc ông đã tham dự Ngày Chiến Sĩ Trận Vong tại Washington để kỷ niệm 50 năm chấm dứt chiến tranh. “Ngày hôm nay tôi đứng tại Vịnh Cam Ranh này để kỷ niệm 17 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.” Quan hệ giữa hai quốc gia đã tiến một bước dài, và ông phát biểu, “Chúng tôi có một mối liên hệ phức tạp nhưng chúng tôi không bị trói buộc bởi lịch sử.”

Chiến lược mới của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương bao gồm kế hoạch rộng rãi nhằm giúp các quốc gia trong vùng học phương thức tốt hơn để phòng vệ và để điều đó có thể thành hiện thực, trên boong tàu, Ô. Panetta nói thêm, “ Điều quan trọng là khả năng của chúng ta có thể bảo vệ những quyền lưu thông căn bản trên biển cho tất cả các quốc gia tại Biển Đông cũng như những nơi khác.”

Hoa Lục đã tuyên bố chủ quyền trên hầu hết vùng Biển Đông khiến tạo ra những tranh cãi với các quốc gia khác trong khu vực bao gồm Việt Nam, Taiwan, Malaysia, Singapore và những quốc gia khác đã từng tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này.

Ô. Panetta đã từ cuộc hội thảo về quốc phòng tổ chức tại Singapore là nơi ông đã gặp gỡ các giới chức lãnh đạo của đồng minh trong vùng để đáp máy bay tới Việt Nam. Tại hội nghị này ông đã đưa ra lời kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á hình thành một bộ quy tắc ứng xử, bao gồm những luật lệ điều hành quyền lưu thông và đặc quyền trên biển đồng thời tổ chức những cuộc hội thảo để giải quyết những tranh chấp.

Cùng thời gian đó ông đã đưa ra chi tiết về những kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực , bao gồm sự gia tăng khiêm tốn số lượng tàu chiến và binh sĩ luân phiên tới- lui. Các giới chức quốc phòng nói rằng tới năm 2020, Hải Quân Hoa Kỳ có thể gửi thêm tám tàu chiến tới khu vực Châu Á Thái Bình Dương và nói chung, khoảng 60% lực lượng hải quân sẽ được phối trí tại đây.

Căng thẳng giữa Mỹ và Hoa Lục vang dội cả khu vực và thường tập trung vào việc Hoa Kỳ hỗ trợ cho đảo quốc Đài Loan, nơi mà Hoa Lục coi như lãnh thổ của mình. Một khu vực gây căng thẳng nữa (giữa Mỹ và Hoa Lục) là chuyện Hoa Lục tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông nơi mà Taiwan, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei và Phillippines cũng tuyên bố chủ quyền của mình.

Thêm vào đó, mới đây Hoa Kỳ đã lên tiếng cáo buộc những cuộc tấn công mạng xuất phát từ Hoa Lục và lấy cắp những dữ kiện quan trọng của chính quyền Hoa Kỳ cũng như của những công ty tư nhân. /.

Bản dịch của Đào Văn Bình


*****************

.



Ông Vịnh đã có mặt tại diễn đàn Đối thoại 
Shangri-La 11 ở Singapore

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đang có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức. 

Mục tiêu của chuyến thăm là nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương, mà giới quan sát đánh giá là đã có bước tiến đáng kể trong những năm gần đây. 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh,Thứ trưởng Quốc phòng, nói việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam "không có lý do gì" khiến cho bất kỳ quốc gia nào quan ngại.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multime ... genv.shtml

'Thăm cảng là hoạt động bình thường'


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hiện đang ở Việt Nam trong chuyến thăm hai ngày tới thứ Ba 5/6.

Trưa Chủ nhật 3/6, phát biểu trước các thủy thủ tàu vận tải USNS Richard E. Byrd hiện đang neo đậu để sửa chữa ở Vịnh Cam Ranh, ông Panetta tuyên bố: "Đây là môt chuyến đi lịch sử".

Ông nói: "Việc chiếc tàu đang có mặt tại đây và được công nhân Việt Nam bảo dưỡng là chỉ dấu to lớn cho thấy chúng ta đã tiến xa tới đâu".

Tuy nhiên, nhiều phân tích gia cho rằng trước con mắt theo dõi sít sao của Trung Quốc, Hà Nội luôn muốn tỏ ra là giữ cân bằng trong quan hệ với Bắc Kinh và Washington.

BBC đã có cuộc phỏng vấn với Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, bên lề diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La 11 ở Singapore.

Trước hết, ông Vịnh cho biết nhận định của ông về các vấn đề an ninh đang thu hút sự quan tâm của thế giới.

Ông Nguyễn Chí Vịnh: Nhận xét của chúng tôi khi tham dự hội nghị lần này là nhu cầu hợp tác về quốc phòng-an ninh [trên thế giới] đang tăng lên rõ rệt.

Một diễn đàn không chính thức như thế này mà tập trung được rất nhiều lãnh đạo các quốc gia, quốc phòng, học giả, nhà báo... Tiếng nói chung của hội nghị là mong muốn tìm được cơ hội và đường hướng để tạo ổn định và hòa bình cho từng quốc gia.

Bên cạnh xu thế chung của thời đại là hòa bình, ổn định và phát triển, thế giới trong năm vừa qua cũng gặp nhiều vấn đề về an ninh và không chỉ ở một khu vực. Điển hình là ở Trung Đông và Bắc Phi; hay Đông Bắc Á, rồi châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á.

Vì sao lại có nhiều bất ổn như vậy khi mà thế giới ngày một văn minh hơn? Tôi nghĩ một lý do là hệ lụy của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mọi quốc gia đều phải tìm con đường đi của mình [để thoát khỏi khủng hoảng].

Thứ hai nữa là trong thời gian ngắn, châu Á-Thái Bình Dương đã trở nên một khu vực thu hút sự chú ý nhiều nhất trên thế giới. Ngay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng đã nhận định, rằng châu Á-Thái Bình Dương là tương lai của thế kỷ 21.

Chính vì vậy, khu vực này tạo ra nhiều lợi ích , đương nhiên dẫn đến nhiều cọ xát vì lợi ích và xảy ra xung đột.
Về Biển Đông tôi cho rằng về đại cục thì đã có tiến bộ nhưng vẫn còn tiềm ẩn và xảy ra những điều đáng tiếc, vì các nước vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, chưa tạo dựng được luật chung trong cách ứng xử và phân chia lợi ích trong khu vực.

BBC: Theo ông nhận định thì nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông có lớn hay không và làm sao để kiểm soát nguy cơ này?

Ông Nguyễn Chí Vịnh: Theo tôi nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang không lớn vì nếu xảy ra vào lúc này, nó sẽ không chỉ diễn ra giữa hai nước mà sẽ lôi kéo rất nhiều quốc gia.

Hậu quả của nó cũng sẽ không dừng lại ở các nước trực tiếp liên quan, mà ảnh hưởng tới tất cả các nước có lợi ích trong khu vực. Vì vậy không một nước nào đủ liều lĩnh để tạo ra xung đột quân sự trên biển.

Tuy nhiên các mâu thuẫn và bất bình đẳng trong ứng xử và tìm kiếm lợi ích trên Biển Đông thì vẫn hiện hữu, vẫn diễn ra và cần đấu tranh để đẩy lùi chúng.

BBC: Đúng một năm trước đây, đã có biểu tình phản đối chính sách Biển Đông của Trung Quốc ở trong nước. Lúc đó ông có kêu gọi người dân nên tin tưởng vào cách giải quyết của chính phủ. Vậy một năm qua, chính phủ đã có cách giải quyết như thế nào?

Ông Nguyễn Chí Vịnh: Không chỉ một năm mà một thời gian tương đối dài vừa qua, Đảng CSVN và Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm tới việc xử lý các vấn đề trên Biển Đông với ba mục tiêu rõ ràng.

Trước hết là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, như quy định cụ thể trong Luật Biển mà ông Thủ tướng đã phát biểu trước Quốc hội.

Thứ hai là bảo đảm quan hệ hòa bình, hữu nghị và từng bước phát triển với các nước láng giềng, đặc biệt là với Trung Quốc. Không thể đặt vấn đề Biển Đông ra ngoài quan hệ chung với Trung Quốc.

Đây cũng là động lực giúp giải quyết mục tiêu thứ nhất ở trên vì chỉ khi nào có mối quan hệ bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau thì mới có thể yên tâm về một nền hòa bình bền vững, giữ ổn định nhưng lại bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ.

Mục tiêu thứ ba là làm cho người dân hiểu về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, các khái niệm như vùng đặc quyền kinh tế... và rằng Việt Nam đã và sẽ làm những gì có thể để bảo vệ chủ quyền nhưng cũng không đem thảm họa khác cho dân tộc, là chiến tranh.

Tôi nghĩ là người dân đã có hiểu biết cơ bản về những điều mà tôi vừa nói.


Bộ trưởng Panetta gặp binh sỹ trên tàu USNS Richard E. Byrd hôm Chủ nhật

'Hoạt động kinh tế'

BBC: Nói đến một nước lớn khác, thì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang có chuyến thăm Việt Nam. Nghị trình của ông Panetta ở Việt Nam là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Chí Vịnh: Hoạt động chủ yếu là ông Panetta sẽ đàm phán với Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ông cũng sẽ tới chào lãnh đạo chính phủ Việt Nam.

Ngoài ra ông Panetta sẽ thăm cảng Ba Ngòi ở Vịnh Cam Ranh, nơi mà Tỉnh Khánh Hòa cùng Tập đoàn Tàu thủy Việt Nam đang sửa chữa tàu vận tải quân sự cho Mỹ.

Ông còn thăm cơ quan MIA (Tìm kiếm người Mỹ mất tích trong cuộc chiến Việt Nam). Đây là lĩnh vực hợp tác mà cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều hài lòng.

BBC: Ông Panetta đã tới thăm hải cảng Cam Ranh, nơi mà Hoa Kỳ từng sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Bởi vậy hành động này được cho là mang tính biểu tượng lớn. Liệu có quan ngại rằng một nước thứ ba nào khác, hay nói thẳng ra là Trung Quốc, sẽ lo lắng về việc Việt Nam "xích lại quá gần" với Hoa Kỳ?

Ông Nguyễn Chí Vịnh: Trước hết cần nói về Cam Ranh. Vịnh Cam Ranh là khu vực rất rộng lớn, quân cảng chỉ là một phần. Trong khu vực quân cảng, Việt Nam không có hợp tác với nước nào và cũng không cho tàu thuyền bất kỳ nước nào vào trong cả.

Bên cạnh đó, có một khu vực kinh tế rất lớn là cảng Ba Ngòi, do Tỉnh Khánh Hòa quản lý. Tại đây, có một xưởng sửa chữa tàu biển và cho tới nay một số tàu vận tải của Mỹ đã vào sửa chữa.

"Đây là hoạt động kinh tế bình thường. Cảng Ba Ngòi đã đón tàu vận tải Mỹ vào sửa chữa và cũng sẽ đón tàu của Trung Quốc, Nhật Bản, Nga... nếu như có nhu cầu trên cơ sở hợp đồng kinh tế."
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Trong quá trình phát triển kinh tế đối ngoại, Tỉnh Khánh Hòa và Tập đoàn Tàu thủy Việt Namđã ký hợp đồng để sửa chữa cho các tàu dân sự và vận tải quân sự nhưng không vũ trang của nước ngoài, ở mức tiểu tu và bảo dưỡng nhỏ vì trình độ của Việt Nam còn hạn chế.

Nếu [nước nào] hiểu đúng tình hình thực tế như vậy thì tôi cho là không có lý do gì để quan ngại cả.

Đây là hoạt động kinh tế bình thường. Cảng Ba Ngòi đã đón tàu vận tải Mỹ vào sửa chữa và cũng sẽ đón tàu của Trung Quốc, Nhật Bản, Nga... nếu như có nhu cầu trên cơ sở hợp đồng kinh tế.

BBC: Chúng tôi vừa có cuộc nói chuyện với Thượng nghị sỹ John McCain, trong đó ông McCain tỏ ra lạc quan về việc Mỹ có thể bán một số loại vũ khí sát thương cho Việt Nam trong tương lai. Thưa, ông có thể bình luận gì về việc này?

Ông Nguyễn Chí Vịnh: Việc bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam mang ý nghĩa biểu tượng là chủ yếu vì không thể có quan hệ lành mạnh, bình đẳng mà nước này lại cấm vận với nước kia.

Bỏ cấm vận sẽ tạo tin tưởng rằng Mỹ tôn trọng Việt Nam. Chừng nào chưa bỏ cấm vận thì Mỹ cũng chưa thể nói rằng hai bên đã có quan hệ lành mạnh và bình đẳng.

Tuy nhiên đây là công việc mang tính chính trị là chủ yếu, còn cho tới nay Việt Nam chưa có nhu cầu mua vũ khí, trang bị của Mỹ.

BBC: Một trong các điều kiện mà Hoa Kỳ đòi hỏi nhằm bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam là phải cải thiện nhân quyền. Theo ông đánh giá, khác biệt về nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn lớn hay không?

Ông Nguyễn Chí Vịnh: Theo tôi còn khác biệt là do Mỹ chưa hiểu đầy đủ về Việt Nam. Tôi không thấy có điều gì để nói là vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Hành động vi phạm pháp luật, cản trở tiến bộ xã hội, bị xã hội lên án, cơ quan nhà nước xử lý thì không thể gọi là vi phạm nhân quyền được.

Tôi mong là quan chức Mỹ tìm hiểu Việt Nam kỹ hơn, sang Việt Nam nhiều hơn thì sẽ không nói là Việt Nam thiếu nhân quyền.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam ... _inv.shtml




Panetta gửi thông điệp cho Trung Quốc trong chuyến thăm Việt Nam

by Lolita C. Baldor, Associated Press (Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước) - 6/6/2012





Cam Ranh, Việt Nam (AP) – Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã sử dụng chuyến thăm đến Việt Nam hôm Chủ nhật vừa qua [ngày 3 tháng 6] để truyền tải rõ ràng ý định hỗ trợ các đồng minh trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương và thực thi các quyền liên quan đến hàng hải của Washington ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh lên tiếng tuyên bố phần lớn chủ quyền. 







Trong điểm dừng chân lịch sử tại Vịnh Cam Ranh, một cảng nước sâu mang tầm chiến lược từng là căn cứ của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam, ông Panetta có thể nhìn ra biển từ boong tàu USNS Richard E. Byrd, ngẫm nghĩ về cả một quá khứ đau thương mà quân đội Hoa Kỳ gặp phải tại đây cũng như một tương lai nhiều thách thức nhưng đầy hy vọng ở phía trước. 

“Chiến lược quốc phòng mới mà chúng tôi đã đưa ra cho Hoa Kỳ bao gồm một số yếu tố quan trọng sẽ được mang ra thử nghiệm tại khu vực châu Á–Thái Bình Dương”, ông Panetta nói với các phóng viên tụ tập dưới ánh mặt trời rực rỡ trên boong tàu vận chuyển hàng hóa. 

Ông cho biết Hoa Kỳ sẽ “làm việc với các đối tác của chúng tôi như Việt Nam để có thể sử dụng bến cảng như thế này khi chúng tôi di chuyển các tàu từ những cảng trên bờ biển phía Tây về các trạm của chúng tôi ở đây tại Thái Bình Dương.” 

Ông Panetta không đề cập đến Trung Quốc trong lúc ông nói chuyện với các thành viên phi hành đoàn trên tàu USNS Richard E. Byrd và sau đó với các phóng viên. Nhưng đối với vấn đề Biển Đông, ông để lại ấn tượng rằng không có nghi ngờ gì về việc Hoa Kỳ sẽ duy trì sự hiện diện mạnh mẽ tại khu vực này và muốn giúp đỡ các đồng minh bảo vệ đất nước và các quyền hàng hải của họ. 

Tuy nhiên, chuyến thăm của ông có khả năng làm các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hài lòng, vì với bất kỳ sự hiện diện nào của Hoa Kỳ trong khu vực đều được xem một mối đe dọa. 

Ông Panetta, trong phát biểu hôm thứ Bảy [ngày 2 tháng 6] tại một hội nghị quốc phòng ở Singapore, đã bác bỏ nhận định này về sự chuyển hướng của quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ tỏ vẻ khá thận trọng đối với việc Trung Quốc tăng cường quân sự và mở rộng các mối quan hệ thương mại với các nước khác trong khu vực. 

“Các tàu hải quân của Hoa Kỳ tiếp cận vào được cơ sở này là một phần quan trọng trong mối quan hệ (với Việt Nam) và chúng tôi thấy một tiềm năng to lớn tại đây trong tương lai”, ông nói. 

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Panetta đến Việt Nam, và ông cũng là quan chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ trở lại Vịnh Cam Ranh sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. 

Ngay lúc này thì các tàu chiến của Hoa Kỳ không đi thẳng vào bến cảng, nhưng tàu hải quân khác, chẳng hạn như USNS Richard E. Byrd thì được đổ neo tại đây. USNS Richard E. Byrd là một tàu chở hàng thuộc Navy’s Military Sealift Command, và nhóm này có một phi hành đoàn phần lớn là dân thường. Tàu này được sử dụng để di chuyển các thiết bị quân sự cho lực lượng Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Các tàu chiến khác thường cập cảng khác ở Việt Nam, chẳng hạn như cảng Đà Nẵng. 

Trong khi ông Panetta đề nghị Hoa Kỳ có thể muốn gửi thêm các tàu đến Vịnh Cam Ranh trong tương lai, nhưng ông và các quan chức quốc phòng khác đã không tiết lộ thêm các chi tiết cũng như các yêu cầu mà ông sẽ trao đổi trong cuộc họp với các lãnh đạo Việt Nam. 

Vào hôm Chủ nhật, Vịnh Cam Ranh đã phục vụ như một biểu tượng trong mối quan hệ quân sự ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhấn mạnh rằng Washington mong muốn xây dựng quan hệ đối tác trong khu vực một phần để chống lại sự bành trướng ngày càng leo thang của Trung Quốc. 

Đối với ông Panetta, người đã phục vụ trong quân đội trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam nhưng chưa từng được đưa đến nước này, là một sự kiện đầy xúc động. 

“Đối với cá nhân tôi thì đây là một thời điểm rất cảm động”, ông nói, lưu ý rằng vào ngày Lễ Chiến sĩ trận vong ông đã đến đài tưởng niệm Việt Nam tại Washington để kỷ niệm 50 năm chiến tranh. 

“Hôm nay tôi đứng trên một chiếc tàu của Hoa Kỳ ở Vịnh Cam Ranh để công nhận kỷ niệm 17 năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam,” ông nói. 

Mối quan hệ giữa hai nước đã đi một chặng đường dài, ông nói, “Chúng tôi có một mối quan hệ khá phức tạp nhưng chúng tôi không bị ràng buộc bởi lịch sử đó”. 

Chiến lược mới của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á–Thái Bình Dương bao gồm một kế hoạch rộng lớn để giúp các nước tìm cách tự bảo vệ mình tốt hơn, và để làm được điều đó thì “quan trọng chúng ta phải bảo vệ quyền hàng hải cho tất cả các quốc gia trong vùng Biển Đông cũng như những nơi khác”, ông Panetta phát biểu từ boong tàu. 

Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ chủ quyền ở Biển Ðông là của họ, và đã tiến đến các cuộc xung đột với các quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Singapore và những nước khác có tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở khu vực đó. 

Ông Panetta đã bay tới Việt Nam từ một hội nghị quốc phòng lớn ở Singapore, nơi ông đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo từ các nước đồng minh trong khu vực. Tại đó, ông đã mạnh mẽ đưa ra lời kêu gọi thiết lập Bộ quy tắc ứng xử đối tới các quốc gia châu Á, bao gồm các quy tắc về quyền hàng hải và điều hướng trong vùng Biển Đông, và sau đó phát triển một diễn đàn nơi mà tranh chấp có thể được giải quyết. 

Đồng thời, ông nêu chi tiết kế về hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, bao gồm gia tăng một số ít các tàu chiến và quân đội mà chủ yếu từng nhóm thay nhau luân phiên đóng quân ở khu vực này. Các quan chức quốc phòng cho biết đến năm 2020, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tăng thêm khoảng tám tàu ​​đến khu vực châu Á–Thái Bình Dương, và nói chung sẽ có khoảng 60% hạm đội được giao phó đóng quân tại đây. 

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gần đây đã tác động lên toàn khu vực, và thường tập trung vào sự hỗ trợ mà Hoa Kỳ dành cho quốc đảo Đài Loan, nơi mà Trung Quốc xem là một phần của họ. Một lĩnh vực quan trọng khác trong vụ tranh chấp Biển Đông là Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ lãnh hải thuộc về họ. Tuy nhiên, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei và Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền lãnh hải tại đây. 

Ngoài ra, gần đây Hoa Kỳ đã lên tiếng đổ lỗi Trung Quốc thực hiện các cuộc tấn công trên mạng Internet bắt nguồn từ trong nước và ăn cắp các dữ liệu quan trọng từ các cơ quan chính phủ và các công ty tư nhân của Mỹ. 

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012







Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta
REUTERS

Từ 03/06/2012, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta công du Việt Nam trong vòng hai ngày. Sau đây là nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, về chuyến đi này.



Năm 2003, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý tiến hành trao đổi các chuyến viếng thăm ở cấp bộ trưởng Quốc phòng, ba năm một lần.

Năm 2003, bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phạm Văn Trà đã thăm Washington. Năm 2006, bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld công du Hà Nội. Đến năm 2009, bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phùng Quang Thanh thăm Washington.

Chuyến công du tới Hà Nội của bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào tháng Sáu, nằm trong hướng trao đổi các cuộc viếng thăm đã được thỏa thuận. Có thể giải thích thời điểm chuyến đi lần này của bộ trưởng Panetta là ông kết hợp với việc tham dự Đối thoại thường niên Shangri La, được tổ chức tại Singapore.

Chuyến đi Hà Nội hồi tháng 10 năm 2010 của cựu bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates không nằm trong thỏa thuận trao đổi các cuộc viếng thăm cấp bộ trưởng. Bộ trưởng Gates đã tới Hà Nội để dự lễ khai mạc Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. (ASEAN Defense Ministers Meeting Plus).

Hoa Kỳ và Việt Nam đã tiến hành đối thoại về quốc phòng trong 8 năm qua. Cùng với thời gian, cuộc đối thoại này đã mở rộng, với sự tham gia của các quan chức cao cấp.

Cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ-Việt thường niên đầu tiên diễn ra vào năm 2004. Bốn năm sau, cuộc đối thoại này được nâng lên thành Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng, với sự tham gia của các quan chức cao cấp trong lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng hai nước.

Đến năm 2010, đối thoại quốc phòng Mỹ-Việt được nâng cấp khi cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng đầu tiên được tổ chức giữa các sĩ quan quân đội cao cấp của bộ Quốc phòng Việt Nam và của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ở cấp thứ trưởng.

Hoa Kỳ tiến hành đối thoại chiến lược với Việt Nam như là một phần trong chính sách liên kết chính thức của Mỹ. Hoa Kỳ mong muốn thể chế hóa quan hệ hợp tác quốc phòng qua một số lĩnh vực và để cho Việt Nam làm quen với việc hợp tác với Mỹ. Nói một cách khác, biến đổi một mối quan hệ không nằm trong các thỏa thuận, thành các hoạt động thường xuyên và để cho nó trở thành một phần trong hợp tác lâu dài về quốc phòng. Ví dụ, Việt Nam chấp nhận thực hiện các sửa chữa nhỏ đối với các tàu phi tác chiến của hải quân Mỹ. Đa số các sửa chữa gần đây được tiến hành trong khu vực dân sự của vịnh Cam Ranh. Bộ trưởng Panetta dường như sẽ thúc giục Việt Nam nên linh hoạt hơn khi áp dụng thỏa thuận này.

Tháng 09/2011, tại cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng lần thứ hai, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ chính thức đầu tiên ( Memorandum of Understanding – MOU) về hợp tác quốc phòng. Biên bản này bao gồm 5 lĩnh vực ưu tiên : Thiết lập đối thoại cấp cao đều đặn giữa hai bộ Quốc phòng, an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai.

Chuyến công du của bộ trưởng Panetta sẽ có mục đích là thúc đẩy thỏa thuận để đạt được các bước tiến trong những lĩnh vực hợp tác này. Ngoài ra, bộ trưởng Panetta sẽ tìm kiếm một sự cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố hợp tác sơ khởi về quân y, được ký kết hồi tháng 08/2011. Hoa Kỳ đề nghị đưa sang Việt Nam một đơn vị nghiên cứu y tế. Đây sẽ là một bước tiến lớn đối với Việt Nam bởi vì cho đến nay, Việt Nam vẫn chống lại sự hiện diện của các nhân viên mặc quân phục Mỹ, ngoài những người làm việc tại Phòng Tùy viên Quân sự.

Bộ trưởng Panetta cũng sẽ tìm cách thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác về trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai, chống khủng bố, chống buôn lậu ma túy, không phát triển vũ khí hạt nhân và an ninh hàng hải. Việt Nam sẵn sàng đóng góp đầu tiên vào việc giữ gìn hòa bình quốc tế trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc. Dường như bộ trưởng Panetta sẽ nêu vấn đề làm thế nào để Mỹ có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình này.

Gần đây, các Thượng nghị sĩ John McCain và Joe Liberman tiết lộ là trong chuyến viếng thăm của họ, phía Việt Nam đã trình bầy một « danh sách mong muốn » các thiết bị quân sự mà Việt Nam muốn được cung cấp. Các Thượng nghị sĩ đã nói rõ là vấn đề này sẽ không có tiến triển cho đến khi nào Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền. Không có những dấu hiệu cải thiện nào kể từ sau chuyến công du của các Thượng nghị sĩ Mỹ.

Nội bộ Việt Nam bị chia rẽ trong việc làm thế nào xử lý quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vẫn có một nhóm các nhân vật nặng về ý thức hệ trong Đảng còn cho rằng Hoa Kỳ thúc đẩy âm mưu diễn biến hòa bình để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các lo ngại về ý thức hệ này thỉnh thoảng lại xuất hiện thông qua những cảnh báo nhắm vào Cơ quan hoạt động vì hòa bình – Peace Corps và các trường đại học Mỹ, muốn hoạt động tại Việt Nam. Phe bảo thủ cho rằng Việt Nam có thể xử lý được các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông mà không cần phải ngả theo Hoa Kỳ. Phe bảo thủ có thể nêu ra là quan hệ với Trung Quốc được cải thiện kể từ sau chuyến công du Bắc Kinh của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, hồi tháng 10 năm ngoái. Cuộc viếng thăm của ông Trọng diễn ra sau khi Việt Nam đã cử hai đặc phái viên sang Trung Quốc hồi tháng Giêng và tháng Sáu. Đến tháng 10, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Các thành viên khác của đảng Cộng sản Việt Nam thì lại tiến hành chính sách chủ động hội nhập với thế giới, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011. Chính sách này nhằm thúc đẩy Việt Nam có quan hệ đa dạng với tất cả các cường quốc lớn, trong đó có Hoa Kỳ. Hợp tác quốc phòng là một trong những khía cạnh của chính sách « chủ động hội nhập ». Cần ghi nhận là Việt Nam và Anh Quốc đạt được thỏa thuận về « quan hệ đối tác chiến lược ».

Bộ trưởng Panetta sẽ phải chú ý sao cho việc củng cố hợp tác quốc phòng giữa hai nước không bị các nhân vật bảo thủ trong đảng Cộng sản Việt Nam diễn giải như là một ý đồ lôi kéo Việt Nam vào trong chính sách ngăn cản, chống Trung Quốc. Việc này nói thì dễ hơn làm, cho dù Hoa Kỳ liên tục tuyên bố chính thức rằng họ muốn làm việc với Trung Quốc chứ không phải muốn kiềm chế.

Bộ trưởng Panetta cũng sẽ phải đối mặt với tình thế khó xử trong các vấn đề nhân quyền. Ông có thể giảm nhẹ vấn đề và đẩy sang bộ Ngoại giao Mỹ. Thế nhưng, bộ trưởng Panetta không thể không chú ý tới chính sách của Mỹ và các mối quan ngại ở Hoa Kỳ của các các công dân Mỹ và của những thành viên chủ chốt trong Nghị viện. Mặt khác, bộ trưởng Panetta phải rất thận trọng, tránh tạo ra những mong đợi thiếu thực tế liên quan đến đường hướng hợp tác quốc phòng trong tương lai, nơi các quan chức Việt Nam, những người đang thúc đẩy chính sách « chủ động hội nhập ». Cuối cùng, bộ trưởng Panetta cũng phải ý thức được rằng những nhân vật bảo thủ trong Đảng cũng sẵn sàng dùng vấn đề nhân quyền để ngăn cản sự phát triển mối quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.

No comments:

Post a Comment