Apr 23, 2013

• THẰNG BÉ ĐÁNH GIÀY NGƯỜI NGHĨA LỘ



Mấy ngày ngắn ngủi ở Sài Gòn, tôi thường đến ăn tối tại một quán ăn gần khách sạn tôi ở, đi bộ chừng năm phút, có tên Nhà Hàng Thanh Niên, nằm phía sau nhà thờ Đức Bà. Một nơi tương đối yên tĩnh, khu vườn lộ thiên nhỏ nhưng với những khóm trúc dễ thương, và nhất là được nghe lại những bản nhạc tình ca -kể cả tình lính- của miền Nam thuở trước.

Sài Gòn dường như không kịp thở vào những ngày cuối năm. Ngoài đường tấp nập xe cộ và trên vỉa hè cũng kín cả người. Tất cả đều hối hả ngược xuôi, làm như tất cả không còn đủ thời gian để kịp "đổi đời". Tôi thấy mình lạc lõng trong cái không gian ấy. Tốt nhất là tìm một nơi vắng vẻ ngồi một mình để suy tư và hồi tưởng về Sài Gòn của một thời xưa cũ, mà bây giờ mơ hồ như chỉ còn trong cổ tích.

- Chào chú, cháu đánh giày cho chú nhé. Tôi giật mình khi nghe một giọng rặt bắc kỳ, chưa kịp quay lại thì ba chú bé đã đến trước mặt tôi. Thằng bé nhất và cũng đứng gần tôi nhất nhìn tôi gật đầu chào:

- Sao chú ngồi một mình buồn thế ? Trông chú hơi lạ. Chắc chú là Việt Kiều mới về thăm quê ? Tôi ngạc nhiên, không hiểu tại sao thằng bé biết mình là "Việt kiều". Bởi tôi ăn mặc rất đơn giản. Có thể nói là đơn giản nhất so với những thực khách có mặt ở đây. Và mặc dù không ưa cái danh xưng "Việt kiều" này, nhưng thấy thằng bé lễ phép dễ thương, tôi giả tiếng bắc đùa:

- Chú ở nước ngoài về chứ không phải Việt Kiều. Thế ngoài ấy quê cháu ở đâu.
- Cháu ở tận Nghĩa Lộ - Yên Bái. Tôi nắm tay nó:
- Thế hóa ra mình là đồng hương đấy. Chú cũng từng ở Nghĩa Lộ một thời gian lâu lắm. Thằng bé tròn xoe đôi mắt:
- Chú cứ đùa. Trông chú chẳng phải người quê cháu.

Tôi bèn kể một mạch về Nghĩa Lộ cho thằng bé nghe, từ con sông, con đường cho đến cái dốc Cổng Trời và cái thung lũng Hang Dơi nằm sâu trong vùng núi rừng cực bắc..

Thằng bé ngạc nhiên thích thú, nhưng đôi mắt cứ nhìn tôi không chớp. Tôi bật cười, vỗ vai thằng bé:

- Xin lỗi cháu. Chú đùa cho vui. Đúng là chú từng ở Nghĩa Lộ gần năm năm. Nhưng mà chú bị tù cải tạo ngoài ấy. Cả ba thằng bé cùng nhao lên:

- À, đúng rồi, con đường ô tô từ dốc Cổng Trời về huyện, bây giờ người ta vẫn gọi là Đường Tù Cải Tạo. Vì nghe mấy ông bà cụ bảo do các chú trong Nam ra cải tạo đắp con đường ô tô ấy.


Ba thằng ở ba nơi khác nhau ngoài Yên Bái. Cả làng đang đói, nên rủ nhau bỏ quê vào miền Nam kiếm sống. Khởi nghiệp là đi xin, sau đó cũng chạy theo "nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", ba thằng chung vốn làm ăn, kiểu công ty hợp doanh… Một thằng bán vé số, một thằng bán báo, còn thằng bé nhất đánh giày. Vậy mà cũng sống thoải mái (dù chỉ trên vỉa hè) lại còn dành dụm tiền gởi về cứu trợ gia đình. Thằng bé nhất đang nói chuyện với tôi quê ở Thôn Thượng Sơn, thuộc huyện Nghĩa Lộ. Một cái huyện miền núi nghèo xơ xác, có thể là một trong những nơi nghèo nhất nước, nằm cực bắc tỉnh Hoàng Liên Sơn ngày trước, cách thị xã Yên Bái khoảng một ngày đường. Và cũng là nơi đã từng nhốt nhiều tù cải tạo từ miền Nam chuyển ra, từ anh binh nhì TQLC bị bắt trận Hạ Lào, cho đến hơn ba mươi tướng lãnh, mà đa số đã không bỏ rơi đồng đội của mình vào giờ thứ hai mươi lăm.

Đã hơn ba mươi năm, và bây giờ đang ngồi giữa thủ đô Sài Gòn xưa, tôi cứ tưởng là mình đã quên rồi cái tên Nghĩa Lộ. Vậy mà hôm nay tôi có cảm giác như đang đứng giữa núi rừng Hoàng Liên Sơn, nhìn những thằng bạn tù - và thấy cả chính mình nữa - đang bị hành hạ, đói khổ khốn cùng.

- Cháu đánh giày cho chú nhé. Cháu đánh để kỷ niệm, đề đền ơn chú đã từng đắp con đường ô tô cho quê cháu, chứ không phải xin tiền xin bạc gì chú đâu nhá.

Câu nói hơi dài của thằng bé làm tôi bật cười, trở về thực tại. Tôi cười bởi nghe thằng bé rất nhà quê này xài hai tiếng kỷ niệm, và nói năng ra điều nghĩa hiệp.

Mà có thể là nó nghĩa hiệp thiệt. Ngày xưa khi còn trong lính, sau mỗi lần hành quân về phố, tôi cũng từng quen, và đỡ đầu cho những em bé đánh giày. Tụi nó nghèo, ít học, nhưng biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, và chí nghĩa chí tình. Sau ngày ở tù về, trong lúc làm lơ xe, bất ngờ tôi gặp lại hai đứa đang làm bốc vác ở bến xe Tuy Hòa. Bây giờ là hai cậu thanh niên khỏe mạnh. Có điều sống dưới chánh quyền mới, "nhân dân làm chủ tập thể" nhưng hai thằng không có một mảnh đất cắm dùi, ngày làm ở bến xe, tối ngủ ở chợ. Nghề đánh giày cũng không còn. Không phải vì những thằng bé đánh giày giàu lên sau cuộc đổi đời, mà vì chẳng còn ai mang giày nữa để mà đánh. Vậy mà gặp lại tôi, hai đứa nhận ra, mừng rỡ như gặp lại người thân, vẫn một tiếng "anh Ba", hai tiếng "anh Ba" như hơn mười năm truớc. Tôi tìm mọi cách từ chối, nhưng hai đứa bảo tôi nhất định phải nhậu với tụi nó một chầu, mừng cho cuộc trùng phùng này mới trọn nghĩa anh em. Khi chia tay, còn nhét vào túi tôi một mớ tiền nhăn nheo, bảo là gởi quà cho các cháu. Tôi thực sự cảm động trước lòng thủy chung cùa tụi nó, trong lúc có bao nhiêu thằng vốn học thức đầy mình, nhưng mới một sớm một chiều đã trở mặt phản thầy phản bạn chạy theo nịnh bợ những thằng "cách mạng 30", mà mới hôm qua hôm kia còn khinh rẻ là đám lưu manh, xích lô xe kéo!

Anh tiếp thị của nhà hàng mang thức ăn đến và đuổi ba thằng bé ra khỏi quán. Tôi vui vẻ nói với anh là tôi mời ba cậu bé, rồi quay sang bảo ba đứa kéo ghế ra ngồi và gọi bất cứ thức ăn nào các cháu thích. Tất cả tròn mắt ngạc nhiên rón rén kéo ghế ngồi và mỗi đứa chỉ kêu một đĩa cơm chiên Dương Châu.

Điều đặc biệt làm tôi lưu tâm tới thằng bé nhỏ nhất bọn này, bởi quê nó ở thôn Thượng Sơn. Một làng quê xa nhất của cái huyện Nghĩa Lộ đèo heo hút gió. Vậy mà có lần tôi đã đến đó và ở lại đó gần cả một tuần. Môt tuần duy nhất được no, được vui và hạnh phúc trong tám năm tù tội.

Khi mới ra Bắc, tôi được "biên chế" về trại 3 Hang Dơi. Sau ba năm được chuyển về trại 6 Nghĩa Lộ, nằm cách trại 5 của mấy ông tướng mấy cái ao nuôi cá trám cỏ.

Sau một trận kiết lỵ, tôi chỉ còn da bọc lấy xương, đứng không vững thì còn sức ở đâu để mà biến "sỏi đá thành cơm", nên được điều từ đội trồng trà sang đội "tăng gia", tức là trồng rau, mà nhiều nhất là rau muống. Vào mùa đông, vùng Hoàng Liên Sơn khá lạnh, nên các loại rau không mọc ra được, đám chúng tôi phần đông chuyển qua trồng sắn, phát rừng, còn lại luân phiên nhau mấy toán, vào vùng núi mua thực phẩm, chủ yếu là cho "cán bộ trại", chứ còn đám tù bọn tôi thì đã có "sắn" (khoai mì) để "khắc phục".

Toán bốn thằng chúng tôi, do một chàng vệ binh dẫn đi, kéo theo hai cái xe cải tiến (loại xe đóng bằng gỗ giống như chiếc xe bò nhỏ) vào Thượng Sơn, nằm cách trại khoảng 60 cây số. Trong thời gian tù tội, những ngày được đi xa như thế này thật là hiếm hoi, hạnh phúc ghê gớm lắm. Chẳng khác gì người trong nước bây giờ được xuất ngoại. Ít nhất cũng được tự do hơn, ăn uống khá hơn, và nhất là được sống với dân để nghe họ nói những điều chân thật. Có một trùng hợp lý thú là trong bốn thằng tù bọn tôi đều có đủ bắc, trung, nam. Một thằng chính gốc Hà Nội 54, một thằng xứ Huế, một thằng Nha trang là tôi và một thằng nữa là dân Cần Thơ, Nam bộ.

Khởi hành từ sáng sớm, chiều chúng tôi đến làng. Nếu không đến đây có lẽ chẳng ai ngờ là giữa núi rừng xa xôi hẻo lánh này lại có một cái làng với khoảng một trăm nóc nhà nằm dọc bên bờ con suối lớn dưới những tàng cây che kín mặt trời. Vậy mà trông rất sạch sẽ và thơ mộng. Từ cổng làng, bọn tôi đã nghe tiếng chim hót líu lo hòa trong tiếng suối chảy róc rách giữa một vùng núi rừng tĩnh mịch.

Bọn tôi được sắp xếp ở trong một căn nhà mái lá cọ, có vách bằng nứa, nằm dưới một tàn cây cao, sát bên bờ suối. Chủ nhà là một bà già trọng tuổi. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là trông bà không giống những người dân mà chúng tôi thường gặp ở vùng này, từ cách ăn mặc tới cử chỉ nói năng. Lúc nào bà cũng vui vẻ niềm nở với chúng tôi, trên môi lúc nào cũng có sẵn nụ cười.

Thằng bạn tù gốc Hà Nội của bọn tôi quả quyết là bà nói đúng giọng Hà Nội, cái thời còn một Hà Nội thanh lịch. Trên vách, treo một tấm giấy khen với một cái tên cũng rất Hà Nội, không hợp với khung cảnh núi rừng này: "Bà Vương Chu Khánh Hà ". Cái tên trùng tên một cô ca sĩ miền Nam, làm chúng tôi dễ nhớ.

Bà ở với người con trai, vừa làm y tá cho thôn, vừa làm rẫy, trồng thơm (dứa), trồng nhản. Một phần đất anh dành ra trồng rau và nếp nương. Anh nói năng hiền lành dễ mến. Đặc biệt rất thương và chiều mẹ.

Ngày đầu tiên, bà chỉ cười chào bọn tôi, không dám đến gần "quan hệ". Nhưng hôm sau, bà mua chuộc anh vệ binh và giới thiệu cô thợ may ở nhà kế bên cho anh ta, nên anh ta đóng đô luôn bên ấy. Bà cho chúng tôi ăn xôi, ăn thịt rừng, còn thêm đủ loại trái cây bà mua được trong làng. Ở đây, ăn uống như thế là thuộc hàng "tư bản". Ban ngày chúng tôi đi khắp nơi mua thực phẩm các lọai, chiều về lại nhà, kéo nhau xuống suối tắm, rồi được ăn một bữa cơm "thịnh soạn", bọn tôi có cảm giác như đang ở đâu đó trên thiên đàng.

Đêm nào bà cũng mang đến một ấm trà tươi, ngồi tâm sự với bọn tôi tới khuya. Đúng như thằng bạn tù gốc Hà Nội nhận xét, bà dân Hà Nội chính tông. Ngày xưa gia đình bà giàu có. Vợ chồng làm chủ một hãng dệt lớn nhất nhì Hà Nội. Sau hiệp định Genève, chia đôi đất nước, chần chờ tiếc của, chưa kịp xuống tàu há mồm chạy vào Nam thì bị đánh tư sản. Chồng bà chết trong tù, nhà cửa bị tịch thu, bà bị bắt buộc phải dắt theo hai đứa con, một trai một gái, đứa nhỏ nhất chỉ mới sáu tuổi, cùng một số "đối tượng" khác lên vùng núi non này, lúc ấy gọi là Khu Kinh Tế Mới Thượng Sơn.

- Ngày ấy, cả khu này chỉ là rừng thiêng nước độc. Chỉ ba tháng sau là con bé gái chết vì sốt vàng da, mà không tìm đâu ra một viên thuốc.

Bà nhìn lên trời mơ màng, kể lại cho bọn tôi những ngày đầu mới đến, nước mắt chảy dài trên má.

Sau đó, vì bản năng tự tồn, những người "Hà Nội lưu đày" (chữ của bà), ngồi lại, cùng bàn bạc nắm tay vượt lên số phận. Trong số những người lên đây, có nhiều thành phần, đa số là tư sản và trí thức. Với bộ óc và với kinh nghiệm trên thương trường, vậy mà họ đã tận dụng được để cùng nhau vươn lên trong chốn thâm sơn cùng cốc này. Dù nghèo khổ, họ vẫn giữ được cái tình, cái thanh lịch của người Hà Nội. Điều mà chính quyền cần họ phải gột rửa.

Ngày tiễn chúng tôi đi, bà năn nỉ và đút lót anh vệ binh cho chúng tôi được nhận một kí nếp, một ít thịt rừng muối mặn, nhưng bị chối từ, mặc dù anh ta cũng rất quí bà. Cuối cùng để cho bà vui, anh vệ binh cho chúng tôi được ăn tại chỗ một bữa no nê, lần này còn có cả rượu nếp, do chính tay bà cất.

Một tháng trước ngày rời Nghĩa Lộ, bọn chúng tôi ngày đêm phải đắp cho xong một con đường ô tô kéo dài từ Nghĩa Lộ lên tận dốc Cổng Trời. Chúng tôi thắc mắc không biết để làm gì, vì gần năm năm ở đây, thỉnh thoảng chỉ thấy vài người đạp xe đạp hoặc thồ ngựa trên con đường ngoằn ngoèo heo hút này. Đến ngày chuyển trại vào Nghệ Tĩnh, chúng tôi mới biết con đường này dùng để chuyển quân lên Lạng Sơn ngăn chặn bọn bá quyền Trung Quốc vừa xua quân tràn qua biên giới đòi "dạy cho người anh em một bài học".

Hơn ba mươi năm, con đường "làm lại cuộc đời" của riêng tôi cũng thăng trầm, quanh co không kém, đã làm tôi tạm quên một quá khứ buồn thảm, dù tất cả vẫn còn nằm sâu chôn chặt tận đáy lòng. Bất ngờ hôm nay, thằng bé đánh giày gợi tôi nhớ lại. Có điều trong bao nhiêu đau đớn chất chồng cũng có đôi điều vô cùng đẹp đẽ, chẳng khác gì một đóa hoa nở trên sỏi đá, một cành lan mọc giữa rừng già, trên một thân cây héo khô cằn cỗi.

- Thế cháu ở Thượng Sơn có biết bà Vương Chu Khánh Hà. Bây giờ chắc cũng đã hơn tám mươi ?

Tự dưng tôi buộc miệng hỏi thằng bé, để rồi ngẩn người ra khi nghe nó trả lời:

- Ố, đó là bà nội cháu. Bà mất hơn năm năm rồi!

Lòng tôi chùng xuống.

Thằng bé kể lại những ngày cuối cùng của bà nội, lúc ấy nó mới tám tuồi. Khi mà ở Hà Nội đầy dẫy quán bar và nhà hàng sang trọng, dành cho khách nước ngoài và những ông quan lớn, thì cái thôn Thượng Sơn này vẫn cứ nghèo xơ xác. Một số đã phải bỏ làng tìm về thành phố cũ, sống trước mái hiên nhà của chính mình ngày trước. Bà nội nó chỉ về được một lần, đứng nhìn ngôi nhà của mình bây giờ đang là một khách sạn mấy tầng, mà chủ nhân là một ông ngồi trong Ủy Ban Cải Tạo Tư Sản ngày xưa, bây giờ đã là ông lớn, chức hàm cở bộ trưởng. Tài sản duy nhất còn lại của gia đình bà là ngôi mộ hoang của ông chồng, ngày xưa nằm trong một nghĩa trang ở ngoại ô thành phố, nhưng bây giờ nhà cửa mọc kín chung quanh. Cây cối và cỏ rác như muốn phủ lấp mộ phần. Bà phải ở lại đó mấy ngày mới dọn dẹp xong. Sau lần ấy, bà về nhà rồi ngã bệnh. Vợ chồng cậu con trai bán đủ thứ trong nhà, cùng với hảo tâm của mấy người hàng xóm, nhưng cũng không đủ tiền đưa bà đi bệnh viện. Trước khi chết bà chỉ ước ao duy nhất một điều là đuợc chôn cất bên cạnh mộ chồng dưới thủ đô Hà Nội, cũng là vùng đất của dòng họ qua bao nhiêu đời. Vậy mà cái điều ước ao trối trăn duy nhất đó của bà, cũng không ai thực hiện được, bởi cái nghĩa trang đó bây giờ nằm trong qui họach thành phố, tấc đất tấc vàng, không dễ gì mua được.

Nghe thằng bé kể, nhìn nhà thờ Đức Bà trước mặt và nhớ tới bà, tôi lại thầm nghĩ là Thượng Đế đã không có mặt trên đất nước tôi. Thực ra điều này tôi cũng đã từng nói với mấy thằng bạn tù, sau tháng 4/75. Bởi nếu có Thượng Đế, sao ngài lại bắt dân chúng miền Nam, những người hữu thần, đã bao nhiêu đời hằng tin và thờ phụng ngài, lại phải vác cây thánh giá nặng nề, để tan tác điêu linh như thế. Lòng tôi thấy xốn xang và tôi nghiệp cho bà. Tôi thầm trách mình cũng chỉ là kẻ vong ơn, đã quên mất lòng tốt của bà trong những ngày mình vô cùng khốn khó. Mà lẽ đời là thế. Khi đã sang sông còn có mấy ai nghĩ tới con đò.

Thằng bé lại nhắc tôi về chuyện đánh giày, đền ơn đáp nghĩa. Tôi đưa chân ra, cả đám cười ồ, tôi đang mang dép. Thằng bé lấy một tập báo đủ loại trên tay thằng bạn, để trước mặt tôi:

- Vậy thì chúng cháu biếu chú mấy tờ báo, về khách sạn chú đọc cho vui. Toàn chuyện mấy ông lớn tham nhũng ăn chơi tiền tỉ đấy!

Tôi cám ơn và hỏi mua một xấp vé số. Trả tiền xong tôi chia đều cho ba đứa, coi như món quà may mắn, rồi hẹn ngày mai đến gặp tôi ở khách sạn, tôi sẽ dẫn đi chơi bất cứ nơi nào các cháu thích. Khi chia tay tôi ôm vai thằng bé đánh giày:

- Ngày mai cháu nhớ đến nhá. Chú rất cần gặp cháu.

Suốt ngày hôm sau, sau khi dắt ba thằng bé vào chợ Bến Thành mua sắm một số áo quần, cho các cháu một ít tiền, tôi thuê xe chở cả đám đi Vũng Tàu. Cả ba đứa đều mong ước được đến đây một lần cho biết thành phố biển nổi tiếng này, và cũng muốn xem "tình hình" để chuyển xuống đây kiếm sống, bởi nghe nói ở đây có nhiều khách ngoại quốc đến du lịch, hơn nữa ở Sài gòn càng lúc càng khó khăn, vì số trẻ em (và cả nguời lớn) từ ngoài Bắc vào kiếm ăn ngày càng đông.Trong lúc ngồi trên bãi sau, tôi tâm tình thật nhiều với thằng bé đánh giày, kể cho nó nghe chuyện ngày xưa bọn tôi có lần đến ở nhà bà nội nó một tuần và được bà thương yêu giúp đỡ. Nó ngồi bên tôi nghe rơm rớm nước mắt, rồi dùng ngón tay viết tên của bà nội trên cát.

Trên đường về lại Sàigòn, tôi ghé lại Nghĩa Trang Quân Đội cũ, nằm bên xa lộ Biên Hòa. Khó khăn lắm, phải hỏi thăm nhiều người, anh tài xế taxi mới tìm đựợc lối vào.

Bức tượng Tiếc Thương đã từng tạo huyền thoại một thời, không còn nữa, nhưng Nghĩa Dũng Đài còn đứng sừng sững giữa những ngôi mồ hoang phế, im lìm. Tôi nghe trong gió như có tiếng oan hồn tử sĩ. Tìm đến ba ngôi mộ của ba thằng bạn lính cùng đơn vị cũ, mà chính tôi là người thân quen duy nhất chào tiễn biệt tại đây vào những giờ phút thứ hai mươi lăm của cuộc chiến, cùng với những người lính chung sự vẫn âm thầm tận tụy như từng bao nhiêu năm mai táng những đồng đội chưa bao giờ gặp mặt. Ba thằng bé phụ tôi hì hục dựng lại mấy tấm bia gãy đổ. Tôi ngồi trước những nấm mộ sụt sùi. Ba thằng bé chưa từng biết những gì đớn đau và bất công của cuộc chiến bắc-nam, cũng ngậm ngùi cảm động, trịnh trọng hứa với tôi sẽ thường xuyên rủ nhau đến đây để hương khói và chăm sóc các mộ phần.

- Bạn đồng đội của chú chắc chắn là những người tốt.

Ba đứa bé nói với tôi trên đường ra xe về lại Sài Gòn, trong lúc tôi còn đang miên man về cách hành xử tàn tệ từ những con người không có trái tim, không còn biết thế nào là "nghĩa tử nghĩa tận".

Về khách sạn, ba cháu xin được ở lại với tôi đêm nay, để khuya được đưa tôi ra phi trường. Không ngờ những đứa bé từ một vùng núi non Việt bắc xa xôi lại chí tình với một người miền Nam, và bây giờ chỉ còn là.. "khúc ruột ngàn dặm", như tôi.

Tôi lấy thêm một phòng cho hai đứa kia, còn thằng bé đánh giày nhỏ nhất ở cùng phòng với tôi. Trước khi đi ngủ, tôi cho thằng bé một ngàn đô-la, bảo nó ngày mai mua vé xe lửa về lại Nghĩa Lộ, đưa cho ba má nó. Tôi viết một mảnh giấy kèm theo, bảo với ba nó tôi là một trong bốn người tủ cải tạo lúc xưa, và dùng số tiền này tìm mọi cách đưa bà cụ về Hà Nội nằm bên ông cụ như lời bà trăn trối lúc lâm chung. Tôi có cho địa chỉ để anh ta liên lạc. Tôi còn căn dặn thằng bé phải hết sức cẩn thận, vì các chuyến xe Thống Nhất Bắc-Nam sẽ rất đông người vào những ngày giáp tết. Nó tròn mắt nhìn tôi ngạc nhiên, rồi nắm chặt bàn tay tôi, nói ngày mai, sẽ may thêm một cái túi bên trong chiếc áo để khâu tiền vào trong đó.

"Kính thưa Anh,
Vợ chồng em và chắc chắn là vong linh của mẹ em nữa, xin muôn vàn cảm tạ ơn anh.

Không ngờ chỉ có mấy ngày ngắn ngủi rất xa xưa, mà mãi đến nay anh vẫn còn nhớ đến mẹ con em. Riêng em thì gần như đã quên chuyện ấy nếu không có anh nhắc lại hôm nay.

Giờ em mới nhớ lại, sau khi các Anh rời khỏi nhà em, mẹ em khóc mất mấy hôm. Bà bảo phần thì tội nghiệp các anh, phần thì nghĩ tới số phận oan khiên của gia đình em vào những ngày đảng vừa lên nắm chánh quyền. Bà bảo các anh và gia đình chúng em cũng cùng gánh chung số phận.

Chúng em cũng xin báo tin để anh mừng, là với số tiền anh cho, chúng em đã đưa được mộ phần của bố em ra một nghĩa địa khác, trước khi chính quyền cho san bằng khu nghĩa địa cũ để xây đô thị. Khu nghĩa địa mới dù nằm khá xa thành phố nhưng sạch sẽ và yên tĩnh. Vợ chồng em cũng cãi táng phần mộ của mẹ em và đứa em gái ở Nghĩa Lộ, đưa về chôn bên cạnh bố em. Gọi là nghĩa địa, nhưng phải mua với giá rất cao. Nếu không có tiền của Anh cho, biết đến lúc nào chúng em mới thực hiện được lời ước ao trăn trối của mẹ em.

Nghe đất nước đã đổi mới từ lâu, nhưng có lẽ chỉ đổi mới ở dưới những thành phố lớn, chứ cái làng Thượng Sơn của chúng em thì ngày thêm khốn khó. Rồi nay mai vợ chồng em cũng phải bỏ Thượng Sơn mà về Hà Nội, hoặc chạy thẳng vào Sài gòn. Có làm ô xin hay phải sống ngoài đường chắc cũng còn khá hơn.

Phân vân mãi, cuối cùng chúng em cũng phải báo đến anh một tin buồn. Thằng bé Khiêm con em cũng không còn. Trên chuyến tàu Thống Nhất ngày ba mươi tết hôm ấy, nó bị cướp. Không hiểu có phải bọn cướp biết được cháu giữ số tiền lớn của anh cho, nên đánh để cướp. Nhưng dù bị máu me thương tích đầy người cháu vẫn hai tay ôm chặt lấy túi tiền khâu kỷ trong mấy lớp áo trước ngực. Bọn cướp tháo chạy trước khi có công an đường sắt tới.

Về nhà cháu tỉnh táo được một vài hôm, ăn tết với chúng em, kể lại chuyện bất ngờ gặp anh, được anh yêu thương và gởi cho chúng em một số tiền quá lớn. Chúng em cứ tưởng mình nằm mơ. Nhưng chỉ một tuần sau cháu bị sốt nặng rồi hôn mê. Đem vào bệnh viện huyện, bác sĩ bảo cháu bị cảm cúm, cấp cho mấy viên aspirin và dặn em mua mật ong cho cháu uống sẽ khỏi. Nhưng càng lúc thấy cháu càng tệ hơn, em xin phương tiện chuyển vào bệnh viện tỉnh. Chờ mãi không có, vợ chồng em nóng lòng nên phải thuê xe tư. Ở bệnh viện tỉnh, em phải đút lót cháu mới được chụp hình. Bác sĩ cho biết cháu bị chấn thương sọ não. Cháu qua đời vài ngày sau đó.

Bây giờ cháu cũng đang nằm bên cạnh ông bà nội và cô út của nó, chắc cháu nó cũng được ấm lòng nơi chín suối.. Chúng em tin là cháu sẽ mãi mãi theo phù hộ cho Anh trong những ngày Anh xa quê lưu lạc xứ người.

Chúng em xin gởi đến Anh trọn lòng kính mến và lúc nào cũng cầu nguyện mọi điều tốt đẹp cho Anh cùng gia đình.

Kính thư
Bố mẹ cháu Khiêm


Trần Trọng An"
Bức thư tôi nhận được đúng một tháng sau ngày tết nguyên đán. Suốt cả đêm trằn trọc, tôi không biết có đúng là mình đã trả ơn Bà, hay là lại mang thêm tai họa đến cho gia đình Bà. Thì ra trong cái xã hội đang có nhiều ông lớn và đại gia giàu có, thì cái sinh mạng của những người nghèo khổ khốn cùng cũng vẫn chỉ là cỏ rác. Dường như tôi có nghe ai đó nói " cuối niềm vui nào cũng có xót xa, sau cuộc trùng phùng nào cũng có mầm mống của ly tan ".

Phạm Tín An Ninh

ĐỌC TIẾP:
:mrgreen: TIN MỚI ĐĂNG
:!: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG ???)





Apr 21, 2013

• VGCS PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC LỊCH SỬ


VGCS PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC LỊCH SỬ
TẬP ĐOÀN CỘNG SẢN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC LỊCH SỬ VỀ VẤN ĐỀ:
TOÀN VẸN LÃNH THỔ VÀ SINH TỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

by February 2, 2013 by HieuLe - Đinh Lâm Thanh, ngày 02.02.2013


Tập Ðoàn CSVN Phải Chịu Trách Nhiệm - Giọng đọc: Cát Bụi

Viết về tội ác của tập đoàn Việt gian cộng sản thì phải cần hàng triệu trang giấy mới có thể ghi chép đầy đủ. Về vấn đề nầy, từ hàng chục năm qua, thế giới tự do và người Việt Quốc Gia hải ngoại cũng như đồng bào trong nước đã liên tục tố cáo trước quốc tế hàng ngàn hàng vạn tội ác mà đảng cộng sản đang gây ra cho Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam. Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh thêm vài chi tiết để vạch trần hai tội của tập đoàn cộng sản mà bất cứ một người Việt Nam nào cũng không thể nào bỏ qua.

Bài nầy không đề cập đến các tội bình thường như bóc lột, giết người cướp của, ăn trộm tài nguyên quốc gia, tham nhũng vô độ, lập bè cấu kết mua bán chức tước, gây nên cảnh chiến tranh chết chóc mà người ta thường thấy ở những bọn thảo khấu cướp núi cướp biển cũng như các tập đoàn độc tài quân phiệt cầm quyền. Người viết chỉ xin nhấn mạnh hai trọng tội của tập đoàn Hà Nội, và với loại tội phạm nầy, đảng cộng sản cũng như những kẻ đồng lõa, ủng hộ, bệnh vực, bao che đều phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Thật vậy, đảng ‘Việt gian cộng sản cướp chính quền’ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và sự sinh tồn của Dân Tộc Việt Nam. Nói một cách rõ ràng hơn, chúng đã phạm hai trọng tội. 
:arrow: Tội thứ nhất, Hà Nội bán đất nhượng biển cho kẻ thù truyền kiếp là bọn Tàu Ô man rợ. 
:arrow: Tội thứ hai, đảng cộng sản đã diệt môi trường sống của người dân trong nước, có thể xem như một hình thức diệt chủng. 
Với hai tội nầy, hình phạt tối thiểu dành cho tập đoàn cộng sản là phải bị xử trảm ba đời toàn bộ dòng họ của chúng như tiền nhân cha ông trước kia đã kết tội đối với những ai thông đồng với giặc.

A. Tội bán đất nhượng biển và trải thảm rước kẻ thù vào đô hộ :
Đúng vậy, từ thuở sơ khai đến thời hiện đại, chưa bao giờ một bộ tộc, một nhà cầm quyền lớn nhỏ nào đem đất biển và tài nguyên đất nước nhượng, bán cho ngoại bang, nhất là trao vào tay kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Thời nào cũng vậy, dù là một trưởng tộc nhỏ giữa núi rừng hay nhà cầm quyền lớn của một xứ văn minh, người lãnh tụ, ngoài việc bảo vệ giang sơn, họ còn phải có trách nhiệm mở rộng thêm bờ cỏi, lo cho dân cơm no áo ấm. Nhưng khốn nạn thay, trên thế gian nầy, ngay thế kỷ 21, chỉ có độc nhất ‘đảng cướp cầm quyền’ việt gian cộng sản lại mang đất, đem biển và tài nguyên bán dần cho Tàu cộng để xin quan thầy bảo vệ ngai vàng của chúng !

Tội làm gián điệp cho kẻ thù thì sẽ bị tử hình, đối với thời nào chế độ nào cũng vậy. Nhưng với Việt Nam, cả dòng họ từ tên Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng đến Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng…đều nhân danh đảng, trắng trợn ký công hàm bán đất nhượng biển lấy ngoại tệ bỏ túi và đổi súng đạn đem về giết hại đồng loại. Đây là hành động của một lũ cướp rừng vô học, dùng quyền lực tự cho đàn áp người dân để bảo vệ ngai vàng. Do đó cả thế giới không lạ gì khi bọn chúng đã bất chấp sự sống còn của Dân Tộc và sự toàn vẹn của Đất Nước.

Một điều cần ghi nhận thêm, chế độ và con người cộng sản không phát sinh ra từ lòng dân tộc, ‘nhà cướp quyền hiện tại’ cũng không do dân mà ra, do đó, chúng vô trách nhiệm việc lo cho dân và bảo vệ dân. Lý do đơn giản nhất mà chúng xem thường vai trò người dân trong nước vì chúng nghĩ rằng, không cần phải mất công bám vào dân để cai trị hoặc để có được phiếu trong các cuộc bầu cử cũng như chúng cũng chẳng cần cái ‘quốc hội’ trong vai trò đại diện dân làm gì ! Đường lối bất di bất dịch của cộng sản là dùng bao tử để sai khiến và cai trị con người, xử dụng kẽm gai, nhà tù, súng đạn và mạng sống để trấn áp thành phần đối lập, đồng thời làm phương tiện để răn đe buộc dân chúng phải mhắm mắt phục tùng. Do đó cả thế giới không ngạc nhiên khi đảng việt gian cộng sản bóc lột trắng trợn tài sản tiền của người dân cũng như tài nguyên quốc gia. Quá khứ đã chứng minh tập đoàn Hà Nội ngang nhiên và xem thường lòng dân, chúng đã nhiều lần ký giấy nhượng biển bán đất cho kẻ thù là bọn Chệt.

B. Tội vô trách nhiệm để dân chúng chết dần vì các môi trường sống (tội diệt chủng) 
Tôi gọi vô trách nhiệm vì việc bảo vệ môi trường sống tại Việt Nam đều là những vấn đề nhỏ nằm trong tầm tay và dễ dàng thực hiện. Đúng vậy, môi trường và thực phẩm là hai yếu tố tối quan trọng cần thiết cho sự sống còn của người dân, nhưng dưới chế độ hiện nay, hai vấn đề nầy có được ‘nhà cướp quyền’ cộng sản chú tâm đến không ? Bản chất phét láo từ trong căn bản, Việt gian cộng sản thường rêu rao rằng, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người có thể biến đá thành cơm, nghĩa là với đỉnh cao trí tuệ của bọn cướp núi, cộng sản có thể thay Thượng Đế làm bất kỳ gì chúng muốn. Như vậy, làm sạch môi trường và kiểm soát thực phẩm đâu phải vĩ đại như chuyện đóng phi thuyền lên Kim tinh – Hỏa tinh, biến đá thành cơm hay hóa phép cho tên già Hồ sống lại…mà chỉ là những chuyện tầm thường đối với những người có trách nhiệm, có quyền và có phương tiện trong tay. Đành rằng, trước mắt tại Việt Nam chưa có hiện tượng nạn nhân nhảy đành đạch chết hàng loạt tại chỗ, nhưng 80 chục triệu người đang sống dưới thiên đường cộng sản, hằng ngày thở khí độc, uống nước ô nhiễm, ăn thực phẩm pha chế hóa chất…thì độc tố sẽ tích lũy trong cơ thể con người, và, chắc chắn một ngày rất gần sẽ xì ra, lúc đó, y khoa có tiến bộ đến đâu cũng phải đành bó tay.

:mrgreen: 1. Vô trách nhiệm về bảo vệ môi trường :
- Ô nhiễm từ không khí : Tập đoàn cộng sản Việt Nam không có chương trình và biện pháp kiểm soát cũng như hạn chế khói độc thoát ra tại thành phố nhất là từ các loại xe cũ. Tình trạng nầy tạo ra một lớp không khí độc trên bầu trời thủ đô, thành phố và quận lỵ mà người dân phải hít vào phổi ngày cũng như đêm. Hơn nữa, các nhà máy lớn nhỏ quốc doanh hay của công ty nước ngoài cũng như các doanh nghiệp tư nhân đã không có trách nhiệm quản lý khí thải và nhất là thiếu sự kiểm soát của giới chức địa phương. Do đó, những năm gần đây, các bệnh lạ về bộ phận hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa đã gây ra nhiều trường hợp quái đảng tại Việt Nam.

- Ô nhiễm từ nguồn nước : Nước uống tại Việt Nam được xếp vào nguồn độc hại trầm trọng đứng hàng đầu, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa qua thức ăn trong đời sống hằng ngày của người dân. Các chất độc được tự do đổ xuống đất như dầu nhớt xe hơi đã xử dụng, hóa chất phế thải hoặc những hợp chấp biến thể sau các chu trình sản xuất từ nhà máy lớn nhỏ hay cơ sở công nghiệp chui của tư nhân. Những chất thải nầy thấm vào đất sẽ ảnh hưởng đến cây trái rau hoa quả cũng như các loại động vật sống tại các ao, đầm, lạch, sông và ven biển… Nhất là nước uống hiện nay, không một phương tiện máy móc nào có thể lọc được toàn bộ chất độc trong nước cũng như các hổn tạp hợp chất, những siêu vi khuẩn mầm bệnh từ các cầu tiêu công cộng và nước lưu thông trong các cống rảnh, sông ngòi. Người dân thành phố phải xử dụng nguồn nước ô nhiểm nầy để uống và nấu ăn qua hệ thống ống nước từ thời Tây để lại…Nhiều vùng người dân phải đào giếng lấy nước uống sát hoặc ngay bên nhà cầu vệ sinh, có nơi, muốn dùng nước trong để sản xuất nước đá, họ phải đào giếng ngay trong các nghĩa địa !

:mrgreen: 2. Vô trách nhiệm về sản xuất và kiểm soát an toàn thực phẩm :

Người Việt nội địa biết rằng, hiện nay tất cả thực phẩm, như nông hải sản chế biến từ trong nước đến hàng nhập của bọn Chệt đều có chất độc giết người. Nhưng nếu ‘không ăn cũng chết mà ăn cũng chết’, thì thà ăn để sống được ngày nào hay ngày đó còn hơn đày đọa cái bao tử chờ chết ! Ăn uống như vậy tức là miễn cưỡng chấp nhận một sự ‘tự vẫn nhung’ để chọn một cái chết từ từ và nhẹ nhàng dưới chế độ cộng sản mà người dân nghèo thấp cổ bé miệng không còn cách chọn lựa nào hơn. Lý do đơn giản là tại Việt Nam hiện giờ cái gì cũng độc cả ! Tóm lại, việc ăn uống là nguồn sống căn bản, nhưng nếu ăn toàn đồ độc hại, chắc chắn toàn bộ ngũ tạng con người, từ trí não, xương cốt, thịt da đến tim gan phèo phổi không chóng thì chầy cũng trở thành những bộ phận phế thải, vô phương cứu chữa và sẽ đưa đến cái chết.

:mrgreen: 3. Tìm hiểu nguồn gốc cũng như việc sản xuất thực phẩm để thấy vấn đề ‘quản lý’ của tập đoàn cướp quyền Việt gian cộng sản :
3.1. Thực phẩn đưa vào chính thức cũng như nhập lậu của Tàu cộng :
Đối với những loại thức ăn hư thối nhiễm độc, bọn Chệt khỏi mất công tẩy trùng và đào hố chôn, chúng chỉ cần tổ chức xuất khẩu qua Việt Nam, được hai cái lợi, vừa có tiền và vừa đầu độc được dân tộc Việt Nam. Ngày nay người ta không còn né tránh cái gọi là thực phẩm lạ nữa, mà khẳng định rõ ràng rằng, hàng thực phẩm hư thối được phép nhập một cách chính thức, hoặc do cán bộ đảng viên bao che nhập lậu dưới mọi phương tiện từ ranh giới giáp với Tàu. Các loại hàng nầy được chuyển đi tiêu thụ từ các biên giới xuống đến những vùng quê Cà Mau. Thực vậy, trước đây đám ‘cữu vạn’ lội suối băng rừng, giấu trong quần cột trong áo từng bao thịt thúi, tùng con gà toi để chuyển vào Việt Nam qua ranh giới Việt Tàu. Nhưng ngày nay thì hoàn toàn công khai, nhà cầm quyền từ địa phương đến trung ương đều nhắm mắt cho hàng ngàn tấn thịt thúi chuyển vận bằng xe, bằng tàu xuyên suốt chiều dài Bắc-Nam. Phải nói rằng hàng độc hại phát xuất từ Tàu cộng thật đa dạng, từ gạo, sữa, thịt, trái cây, bánh mứt, áo quần, son phấn, hóa chất, thuốc men đến đồ dùng thường nhật đang ồ ạt tung vào Việt Nam với giá rẻ, hợp với túi tiền của trên hai phần ba dân số nghèo hoặc trung lưu. Tất cả các chất độc tiềm ẩn từ thực phẩm sẽ từ từ ngấm vào cơ thể con người qua nhiều ngả, nếu không chết vì bệnh nầy thì cũng ngã gục qua những bệnh khác.

3.2. Thực phẩm sản xuất qua hệ thống dây chuyền :
Đối với những sản phẩm do người nước ngoài đặt mua thì các công ty nước nầy (ví dụ Nhật Bản) tổ chức những toán kiểm soát thanh tra đứng ngay tại các dây chuyền sản xuất để bảo đảm phần nào việc làm ăn tắc trách của các chủ nhân Việt Nam. Nhưng với loại thực phẩm tiêu thụ tại nội địa, các công ty sản xuất lớn của nhà nước hay các cơ sở do tham nhũng đở đầu thì không cần phải trình diễn tổ chức làm cảnh làm gì thêm tốn nhiều công nhiều của, vì trước sau gì, lượng hàng sản xuất nầy cũng chui vào bao tử người dân nội địa. Hơn nữa, lô nào không đạt tiêu chuẩn tối thiểu vệ sinh bị quốc tế trả về, hoặc hàng tồn kho quá hạn xử dụng thì được các bệnh viện, nhà thương, trường học, vườn trẻ, căn tin công sở hoan nghênh giải quyết với giá rẻ ! Ai chết mặc ai, miễn là đảng, công ty kinh tài nhà nước và bọn cán bộ hốt được tiền cho túi tham là ‘đạt tiêu chuẩn’ ! Điều nầy không lạ gì những em trong các trường học, công nhân nhà máy và bệnh nhân tại các bệnh viện lớn nhỏ bị ngộ độc vì ăn uống đều đều từ ngày nầy qua tháng khác.

3.3. Thực phẩm sản xuất bởi các cơ sở nhỏ :
Giết lậu gà heo trâu bò chết vì bệnh dịch là chuyện thường tình xảy ra hàng ngày tại Việt Nam. Ảo thuật biến thịt ôi thịt thối thành thịt tươi trong những môi trường hoàn toàn thiếu hẳn vệ sinh là mánh lới của dân miền Bắc truyền lại cho người miền Nam dưới ‘cái nôi của nhân loại’. Bơm hóa chất vào các loại thực phẩm, hoa quả héo úng biến chúng thành những hàng tươi tốt. Ướp thuốc cho tôm cá ươn tráo thành hàng vừa mới đánh bắt, cũng như việc tráo trở thịt quá hạn sử dụng, hư thối thành các loại sản phẩm tươi ngon đắt tiền. Nơi sản xuất là những ‘xưởng’ đầy dòi bọ ruồi nhặng, nằm sát cầu tiêu, biến chế từ góc bếp, khu rửa chén bát sát bên hố rác ống cống…đến giai đoạn phơi nắng, phơi ruồi và phơi bụi trên các địa điểm thiếu vệ sinh. Người tiêu thụ chỉ nấu nướng, luộc hoặc hấp sơ sài trước khi ăn thì đã vô tình đưa vào bao tử hàng ngàn hàng vạn vi khuẩn khác nhau. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất nhỏ xử dụng nguồn nước cũng như dụng cụ dơ bẩn để biến hàng hư thối thành thực phẩm rồi công khai đưa vào thị trường tiêu thụ với sự đồng thuận bao che và hợp tác ăn chia với ‘giới chức’ tham nhũng địa phương.

3.4. Thức ăn sản xuất lậu :
Thực phẩm sản xuất lậu tại các quận lỵ và thành phố chiếm gần như đa số trong các mặt hàng tiêu thụ hằng ngày của người dân lao động. Từ những gánh hàng rong, quán cóc lề đường trong các ngõ hẽm đến nhà hàng trên các con lộ đều thuộc giới thương nghiệp hàng chạy, buôn thúng bán bưng, nghĩa là do cá nhân sản xuất vội vã, bán và thu tiền ngay, do vậy không cần giấy phép cũng như thiếu kiểm soát vệ sinh. Tại Việt Nam, người nào cũng có thể sản xuất thực phẩm chui, trở thành kinh doanh buôn bán lẽ, và, để được lời nhiều, họ xử dụng các nguyên liệu đầu tiên như gạo, thịt, bún, bột, trái cây, rau cải, gia vị chẳng những thiếu tiêu chuẩn vệ sinh mà còn pha chế các hợp chất hóa học cho đúng hương vị do bọn Chệt chuyển qua nhằm đầu độc dân tộc Việt Nam.

3.5. Thực phẩm giả (còn gọi là hàng nhái) :
Hàng giả hàng nhái không chỉ tìm thấy trong các mặt hàng tiêu dùng mà còn bắt gặp ngay trong các loại thực phẩm. Bọn Chệt đã đưa vào Việt Nam từ gạo giả, trứng giả, sữa giả, thịt giả, café giả, hại tiêu giả, đố đóng hộp giả…đến thuốc Âu-Mỹ giả để đầu độc người Việt Nam. Tiếp đến, con buôn trong nước thêm một màn làm ‘hàng nhái’ để gạt người tiêu thụ thêm một lần nữa. Bây giờ tại Việt Nam, ra đường gặp hoàn toàn gặp đồ giả thì thử hỏi trách nhiệm của tập đoàn cộng sản, là những tên luôn tự xưng là ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’ có xứng đáng lãnh đạo đất nước hay không !

C. Trách nhiệm của tập đoàn ‘cướp quyền’ Việt gian cộng sản :

- Trách nhiệm về môi trường : Bản chất là một tập đoàn dốt và tham nhũng, đảng viên cán bộ đã mặc cảm, lại nhận hối lộ với các tổ chức đầu tư kinh doanh nước ngoài. Đó là lý do chúng sợ sệt không dám mở miệng đặt điều kiện khi ký hợp đồng thiết lập nhà máy sản suất, cơ sở biến chế nông ngư sản phẩm với nước ngoài, nhất là Tàu Đỏ, Đài Loan, Singapore…Chúng để mặc các công ty nước ngoài tung hoành và vô trách nhiệm trước vấn đề giải quyết chất thải. Đảng viên cán bộ tên nào cũng dốt nhưng lại cao ngạo về cái kỹ sư tiến sĩ ‘đậu’ tại ‘học đại Cầu Muối’ ở Việt Nam cũng như mua bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ, Kỹ sư từ các tổ chức bịp quốc tế Âu-Mỹ. Nhân tiện đây xin hỏi, hàng trăm ngàn trí thức, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư biến đi đâu hết ? Thành phần nầy có còn chút lương tâm nghĩ đến sự tồn vong của quốc gia và dân tộc hay chỉ biết cúi đầu lãnh lương, và suốt ngày ngồi nhà hàng, chui vào hang động ổ điếm, để cho đám vượn ‘nắm quyền’ múa gậy vườn hoang ?

- Trách nhiệm về thực phẩm : Tình trạng vô trách nhiệm nầy xảy ra công khai, liên tục hàng giờ hàng ngày tại Việt Nam, nhưng tại sao ‘nhà cướp quyền’ từ địa phương đến trung ương không dám trừng trị mạnh tay, hay chỉ ra mặt giải quyết những trường hợp ăn chia không đều ? Ai cũng biết rằng đảng viên cán bộ cộng sản không cần phải biết đọc biết viết nhưng chúng chia động từ ‘ăn’ rất chính xác : ‘tôi ăn, anh ăn, nó ăn, chúng tôi ăn, các anh ăn và chúng nó ăn’, tất cả đều thuộc bài vui vẻ. Bài học nầy được trung ương cũng như địa phương học thuộc lòng và thi hành triệt để. Những tên to đầu ăn hàng tỷ thì chúng phải dành cho đàn em phần nào để bịt miệng, bảo vệ và đùm bọc lẫn nhau. Ngay đến bọn cá lòng tong tại địa phương từ tổ, phường, khu phố, quận đến tỉnh cũng được cấp trên cho phép chấm mút tùy theo khả năng, môi trường và địa bàn hoạt động. Điều nầy chứng minh tại sao tình trạng vô trách nhiệm trong việc kiểm soat và bảo vệ chất lượng thực phẩm càng ngày càng trở nên tồi tệ và gần như biến mất tại nội địa.

Xin ghi nhớ một điều, thành phần cán bộ đảng viên và bọn sống bám vào đáy quần cộng sản không bao giờ chết vì ăn uống tại Việt Nam. Nhờ tiền cướp của dân, chúng chỉ uống nước chai đưa qua từ Pháp, ăn thực phẩm nhập riêng của Nhật, Singapore, Úc, Âu và Mỹ Châu. Như vậy, tương lai lớp người bị trị dưới chế độ cộng sản sẽ biến mất. Nếu không kịp thời loại hẳn thành phần cộng sản ra khỏi lòng dân tộc thì một ngày kia trên đất nước Việt Nam chỉ còn lại thành phần gia đình dòng họ cộng sản và bọn tỷ phú đỏ. Chúnh nó tha hồ hưởng thụ và tiếp tục đục khoét tài nguyên đất nước thân yêu của chúng ta.

Trên đây là hành động vô trách nhiệm của tập đoàn ‘cướp quyền cộng sản’, có tính cách hình sự, được xếp vào tội đầu độc diệt chủng. Nhưng ai là kẻ trách nhiệm ? Người sản xuất, con buôn chẳng qua vì nguồn lợi làm mờ mắt và mất hẳn lương tâm con người thì họ sẽ bị tội là lẽ đương nhiên. Nhưng quan trọng hàng đầu chính là thành phần vô trách nhiệm từ công an khu vực đến những tên kiểm soát an toàn thực phẩm cũng như bọn nắm quyền từ khu phố làng quận lên đến tỉnh. Tập đoàn nầy mới chính là chánh phạm ! Một điều cần khẳng định rằng, trên tham nhũng hạng nặng và dưới là thành phần nắm quyền địa phương, chúng nó đã nuôi dưỡng, nhận hối lộ, bao che cho bọn đầu cơ Tàu cộng và những người Việt mất linh hồn. Do vậy vấn đề làm sạch môi trường cũng như kiểm soát an toàn thực phẩm xem như hoàn toàn bất trị đối với Việt Nam, trừ khi nào đất nước không còn bóng dáng tập đoàn cộng sản.

Trí thức Việt Nam nghĩ thế nào và sẽ có hành động gì để cứu Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam không ?
Đinh Lâm Thanh, ngày 02.02.2013

:arrow: Mỹ-Lan says: February 2, 2013 at 8:12
Bọn tà-quyền Việt-cộng vừa dâng vừa bán đất Việt-Nam cho Trung-cộng. Trong nước, bọn này đàn-áp nhân-dân dám nói sự mất nuốc gần kề, dám chống lại những hành-động tàn-ác của chúng. Chúng làm ngơ để cho anh bạn khổng-lồ 16 chữ vàng và 4 tốt xuất cảng những thực-phẩm độc-hại nhằm làm hại sức khỏe nhân-dân Việt-Nam.
Có một điều lạ là nhân-dân Việt-Nam cứ nhẫn-nhịn nhiều thập-niên rồi. Bao giờ mới có một cuộc cách-mạng đây? Nhân-dân Việt-Nam đang chờ chính-phủ Hoa-Kỳ đổ quân giải-phóng Việt-Nam chăng?


ĐỌC TIẾP:
:mrgreen: TIN MỚI ĐĂNG
:!: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG ???)

:mrgreen: Hồ Tặc và Tội Đồ VGCS Có Nợ Máu Với Dân Việt


Apr 20, 2013

• LUẬN ĐIỆU LƯU MANH của VIỆT GIAN CỘNG SẢN

by TU_NHAN_DAN


Trích từ Face Book của Joyce Ann Nguyễn, một người 17 tuổi, tuy còn bé và mới tị nạn cộng sản 1 năm tại Norway (Na-Uy) nhưng có cái nhìn sâu sắc về những luận điệu, trả lời giống hệt nhau của các “cán hay cớm mạng còn gọi là CAM” mỗi khi họ tranh luận trên các diễn đàn internet. Điều này cho thấy trong chế độ cộng sản họ đều bị nhồi sọ, huấn luyện…y chang nhau ! Có 1 điều tôi nhận ra thế này, sau khi tranh luận với nhiều người khác quan điểm chính trị.

- Nếu bạn ở trong nước và viết bài so sánh giữa nước ta và nước ngoài, họ sẽ nói bạn là ếch ngồi đáy giếng và ko biết gì.
- Nếu bạn ở nước ngoài và nói những điều tương tự, họ sẽ bảo bạn ăn cơm ngoại bang và quay về chống phá tổ quốc. 
- Nếu bạn rời VN được 1 thời gian ngắn, họ sẽ bảo bạn chưa kịp thấy những cái xấu xa của các nước tư bản.
- Nếu bạn đã sống ở nước ngoài 1 thời gian dài, họ sẽ bảo bạn đã đi lâu rồi và ko biết tình hình VN đã thay đổi và phát triển như thế nào.

- Nếu bạn nói bạn muốn tự do dân chủ, họ sẽ nói bạn ăn tiền nước ngoài, hoặc bạn là người của VNCH.
- Nếu bạn nói về những vấn nạn của VN, họ sẽ nói nước nào cũng có vấn đề và đất nước ta đang ngày càng tiến bộ.
- Nếu bạn phê bình lãnh đạo, họ sẽ nói ko có ai hoàn hảo, rồi hỏi bạn có làm được như thế ko, và hỏi bạn, bạn có cãi lời cha mẹ ko mà lại chỉ trích những người lãnh đạo.
- Nếu bạn hỏi vì sao họ có thể làm ngơ và ko quan tâm tới những vấn đề của đất nước, họ sẽ nói VN ko cần những người như bạn.

- Nếu bạn nói bạn mong muốn 1 sự thay đổi, họ sẽ bảo thật ra bạn chỉ muốn chống phá đất nước chứ ko làm được gì.
- Nếu bạn nói bạn muốn có tự do thực sự cho đất nước bạn, họ sẽ nói màu sắc dân chủ mỗi nước khác nhau, mỗi nơi có chế độ khác nhau, và đất nước ta hiện nay đã được tự do, độc lập, hạnh phúc.

- Nếu bạn nói có đa đảng vẫn tốt hơn 1 đảng, vì sự cạnh tranh bao giờ cũng tạo nên sự hoàn thiện và phát triển, họ sẽ hỏi bạn có chắc như thế sẽ tốt hơn ko, và đa đảng là loạn.
- Nếu bạn chê TQ, họ sẽ chê Mỹ.


- Nếu bạn nói đến yêu cầu và phản kháng, họ sẽ hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc mà đòi hỏi tổ quốc phải làm gì đó cho bạn, hoặc bạn chỉ nói và ko làm được gì.

- Nếu bạn hỏi chủ nghĩa cộng sản tốt đẹp đến thế vì sao lại sụp đổ ở các nước Đông Âu,họ sẽ bảo vì các nước Đông Âu ko theo đúng chủ nghĩa cộng sản, hoặc từ bỏ ko có nghĩa là nó ko tốt, hoặc 1 ngày nào đó những nước này sẽ quay lại con đường cũ.

- Nếu bạn hỏi vì sao họ nói tư bản đang giãy chết, hoặc tư bản ko tốt, vậy tại sao trên TG có rất nhiều nước tư bản, họ sẽ nói bạn hùa theo số đông.

- Nếu bạn muốn biểu tình chống TQ, hoăc bức xúc vì những người biểu tình bị bắt giữ,họ sẽ bảo biểu tình chẳng ích gì, và VN là nước nhỏ, phải nhún nhường trước TQ, và bắt giữ là đúng. 

- Nếu bạn viết bài về chính trị, và nói VN ko có tự do dân chủ, xã hội lắm bất công, họ sẽ bảo bạn là kẻ phản quốc, thất bại trong cuộc sống và đem lòng hận thù.

- Nếu bạn bức xúc vì nhiều người bất đồng chính kiến bị bắt giữ và bỏ tù, họ sẽ nói như thế là hoàn toàn đúng, và có những người thậm chí còn nói, và đem giết chết cả gia đình dòng họ mới đủ.

- Nếu bạn còn trẻ, họ sẽ nói bạn lo học và còn quá non và thiếu trải nghiệm để phán xét.
- Nếu bạn đã lớn, họ sẽ nói bạn nên lo kiếm tiền và chuyện lớn để nhà nước lo.

- Nếu bạn hỏi, xã hội bình an hạnh phúc đến thế, vì sao sau 1975 rất nhiều người vẫn bỏ đi, họ sẽ bảo những người này ko quen chịu khổ, là tay sai Mỹ- Ngụy chay đi ăn bơ thừa sữa cặn.

- Nếu bạn hỏi thế tại sao bây giờ người ta vẫn ra đi bằng hàng trăm hàng ngàn cách khác nhau, họ sẽ im lặng.
- Nếu bạn hỏi những người lãnh đạo như thế nào lại ký tên đồng ý tiến hành những dự án nguy hiểm cho môi trường và an ninh lãnh thổ đất nước, bất chấp bản kiến nghị, họ sẽ im lặng.

- Nếu bạn nói, trái ngược với luận điệu những ai muốn tự do dân chủ là dân miền Nam tay sai Mỹ- Ngụy, có rất nhiều người đấu tranh hiện nay được sinh ra trong chính xã hội này, và thay đổi quan điểm, và những người đấu tranh này cũng là người thành đạt và có vị trí trong xã hội, họ giải thích thế nào, họ sẽ giữ im lặng.

- Nếu bạn nói về việc tấm bản đồ “lưỡi bò”, và người dân VN bị đánh cướp và giết chết, nhưng nhà nước ko làm gì cả, họ sẽ giữ im lăng.

- Nếu bạn chứng minh chế độ hiện nay hoàn toàn đi ngược với lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, họ sẽ giữ im lặng.

- Bạn nói bạn đơn thuần là người yêu nước, và đau đớn với số phận dân tộc, họ sẽ nói bạn dối trá, bạn là đồ phản động, nhưng bình thường với những vấn đề chính trị, họ găn vào cái mác “nhạy cảm” và lờ đi ko quan tâm.

Và những gì tôi vừa viết nói lên điều gì, ngoài việc những con người ấy được dạy dỗ và tuyên truyền để có luận điệu và lý lẽ y hệt nhau?
Theo http://www.hvhnvtd.com/


ĐỌC TIẾP:
:!: LUẬN ĐIỆU CỦA VIỆT GIAN CỘNG SẢN

:mrgreen: CON NGƯỜI MỚI của Xã Hội Chủ Nghĩa NÔ LỆ Việt Cộng

Apr 18, 2013

• Đế quốc Mỹ xâm lược ???


“Đế quốc Mỹ xâm lược ??? ”
by GÓP GIÓ -29-12-2012


"Đế quốc Mỹ xâm lược ?


Image

Kính chuyển :
Đây là một bài học cho bọn lãnh đạo NGU DỐT CS Hànội. Lớp người trẻ trong nước đã trưởng thành không còn có thể phỉnh phờ lừa bịp được nữa !

SỰ THẬT LỊCH SỬ ĐÃ ĐƯỢC PHƠI BÀY !
Đồng thời đây cũng là một cái tát vào mặt bọn việt gian phản bội, bọn trí thức vô liêm sỉ như Nguyễn Mạnh Quang và Trần Chung Ngọc, không đáng xách dép cho cô sinh viên đáng trân trọng nầy ! 

GÓP GIÓ -29-12-2012






Sinh viên phản ứng về bài giảng lịch sử: “Đế quốc Mỹ xâm lược” 
Thư gửi cô giáo của một sinh viên năm thứ 2 Khoa học, Xã hội, Nhân Văn Sài Gòn. 

Kính thưa Cô,
Đến tận bây giờ, gõ những dòng E-mail trần tình này gửi đến Cô, em vẫn còn trách ông trời, phải chi cuối tiết “Lịch Sử” hôm ấy trời đừng mưa to thì giảng đường Đại Học không ai còn ngồi lại và Cô cũng đâu có thời gian trò chuyện khuyến khích sinh viên mình... Và, hôm nay, em cũng không phải gõ email này gửi Cô mà em biết khi đọc Cô sẽ không vui...

Em còn nhớ hôm ấy lời Cô nói: “Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, được tái hiện lại, trong hôm nay và ngày mai, phải trung thực, chân thật nhằm cho người sau biết và lấy đó làm kinh nghiệm, xấu xa sai trái thì tránh nếu tốt đẹp có ích thì tự hào để nhân bản thêm lên, vì vậy đề tài bài tham luận: ’37 mùa xuân Đại Thắng’ nói về ‘chiến công thần thánh’ của quân dân ta chống ‘đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nước’ của mỗi bạn, cần phải gọt giũa đánh giá cho xứng tầm vĩ đại của dân tộc, trong khi chờ mưa tạnh, chúng ta cùng nói chuyện bên lề ngoài tiết học, các bạn còn điều gì lấn cấn chưa rỏ ở chiều sâu và rộng của bài tham luận mà mỗi bạn sẽ phải hoàn thành, thì cứ hỏi Cô, xem như bạn bè thoải mái bày tỏ quan điểm khách quan và thắc mắc của mình để chúng ta rộng đường suy luận mà viết bài cho sắc sảo có tính thuyết phục cao, ở đây có nhiều bạn theo khoa ‘báo chí’ mà! Nào mời các Phóng Viên tương lai nói chuyện chuyên đề, chờ mưa tạnh...”
Và Cô cười, nụ cười giao lưu rất thoải mái.


Em cũng nhớ, mình là người thứ tư, sau các bạn, vô tư ngập ngừng cười, nói với Cô: 
------------------------------------------------------------
Chiến tranh với Mỹ là có thật
nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì không phải– thưa Cô! Em nghĩ như vậy…”

------------------------------------------------------------

Sau lời nói, thoáng nhiên giảng đường im phăng phắc làm em chột dạ bối rối thấy mình tự nhiên như đông cứng lại tại chỗ ngồi... Em nhớ, nghe xong lời em Cô quay nhanh bước ra gần cửa sổ ngóng màn mưa ngoài trời một thoáng rồi trở lại. Cô nhìn em trong ánh mắt tuồng như rất giống ánh mắt mẹ em khi đi chợ nhìn người bán hàng trước khi trả giá mua.

Cô nói với riêng em một câu ngắn gọn nhỏ thôi đủ cho em nghe: “Hình như bạn đùa không phải lúc…” rồi bình thản cô quay lên bục giảng lấy áo mưa, chần chừ chờ giảng đường thưa người, Cô ra về sau cùng. Không mang theo áo mưa nên em ngồi nán lại. Đi ngang qua, Cô dừng chân, như thầy giáo nhắc bài học trò, cô nói với em: “Bạn cần phải lên thư viện nhiều hơn, tìm trong sách, ở đó có nhiều câu trả lời cho vấn đề của bạn vừa nêu ra, tôi nghĩ, không khéo danh hiệu Đoàn viên Thanh niên CS/HCM ưu tú, xuất sắc, đối tượng của đảng nơi bạn sẽ lung lay...”

Thưa Cô,
Email này của em chắc chắn không phải là chất liệu để em trông đợi giữ cho chặt lại cái danh hiệu “ưu tú-xuất sắc” ấy, mà đơn giản em muốn chứng minh thông điệp – lời cô nói – lịch sử rất cần sự “trung thực, chân thật”.

Thưa Cô! 
Không phải vui đùa đâu ạ, mà em nói thật lòng: “Chiến tranh với Mỹ là có thật, nhưng nếu nói đó là chống xâm lược để cứu nước – thì... không phải vậy...” 


Xin phép cô, cho em giữ nguyên nhận định này của mình dù em biết có những di luỵ nhất định không mong đợi... Bởi vì có rất nhiều dẫn chứng để “ai đó có thể lừa dối một số người trong một lúc, và lừa dối hết mọi người trong vài lúc, nhưng không thể mãi mãi lừa dối được tất cả mọi người.” (Abraham Lincoln). 

Nói lên điều này em biết Cô sẽ phiền lòng. Nhưng... Thưa Cô! 
Em tìm thấy trong tác phẩm dịch từ nguyên tác Nhật Bản “12 người làm nên nước Nhật” của Giáo sư Tiến sĩ Đặng Lương Mô (có thể Cô cũng biết!) Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa học New York, năm 1992. Uỷ Ban Nhân Dân TP. HCM khen thưởng kiều bào có công với đất nước, năm 2003.

Trong danh sách “12 nhân vật mà người dân Nhật Bản tôn vinh” – 12 người đã lập nên một nước Nhật hùng mạnh ngày nay, chúng ta lưu ý đến người mang số 10 không phải là người Nhật:

(1) Thái tử: Shotoku,
(2) Chính khách: Hikaru Genji,
(3) Lý Thuyết Gia: Minamoto Yoritomo,
(4) Anh Hùng: Oda Nobunaga,
(5) Kỹ sư: Ishida Mitsunari,
(6) Nhà cải cách: Tokugawa Yeyasu,
(7) Triết Gia: Ishida Baigan,
(8) Chính Khách: Okubo Toshimichi,
(9) Nhà tư bản học: Shibusawa Ei-ichi,
(10) Thống Tướng Hoa kỳ: Douglas MacArthur,
(11) Giáo Sư lý thuyết gia: Ikeda Hayato,
(12) Doanh Nhân: Matsushita Konosuke.


Ông ta, chính xác là Thống Tướng quân đội Mỹ. Thật không hề dễ dàng chút nào cho gần hai trăm triệu con cháu “Thái Dương thần nữ” phải nhìn nhận một Tướng Lãnh khét tiếng của Mỹ, kẻ thù không đội chung trời của họ trong Đệ II Thế chiến trên Thái Bình Dương và khắp các mặt trận Châu Á, là Tư lệnh quân đội Mỹ chuẩn thuận văn bản đầu hàng của chính phủ Nhật Bản sau đó đại diện cho LHQ và chính phủ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản... trở thành một Anh Hùng, ân nhân của Nhật Bản sau 2 quả bom nguyên tử của Mỹ cũng rơi trên lãnh thổ nước này gây nên nhiều tang thương.

Phải là người có nhiều công trạng thực tiễn mang lại một thành quả lớn lao mà giá trị của nó bao hàm đặc tính rõ rệt của chân, thiện, mỹ trong một nhân cách mà người Nhật ví như Anh Hùng (Anh hùng là bậc Chính Nhân Quân Tử) để nhân dân Nhật công nhận, tri ân sánh ngang hàng với Thái Tử và 11 người con cháu ưu tú của “Thần Nữ Thái Dương”.
“Nhân vô thập toàn” Thưa Cô! Tướng Mỹ Douglas MacArthur và quân đội của họ không phải là không có nhược điểm, nhưng bù lại họ tạo ra rất nhiều ưu điểm đôi khi vượt lên trên tập quán thông thường mà nhân danh những người chiến thắng đã xử sự với kẻ chiến bại, khiến những nhược hay điểm yếu không còn là đáng kể.

Cuối Đệ II Thế chiến, ở Đông Nam Châu Á, đạo quân Mỹ hùng mạnh do Tướng MacArthur chỉ huy đã đánh bại và quét sạch quân phiệt Nhật khỏi Indonesia, giải phóng Philippines, hỗ trợ bảo vệ cho Trung Hoa Dân Quốc tại đảo Đài Loan, rồi thay mặt LHQ giải giới vũ khí chiếm đóng Nhật Bản, Sau đó từ Nhật lại tiến qua giải phóng Cao Ly cứu Nam Hàn sắp bị Cộng Sản Bắc Hàn nuốt chửng. Nhưng thưa Cô! Quân Mỹ đổ máu xương giải phóng (đúng nghĩa giải phóng) các quốc gia này nhưng hoàn toàn không có tham vọng 1 cm2 đất đai nào từ các lãnh thổ ấy.


Vì sao vậy? Còn bên kia bán cầu, cũng đạo quân Mỹ (xâm lược?) phối hợp với 2 (cựu đế quốc thực dân) Pháp và Anh chiếm đóng, giải giới, quân phát xít Đức, toàn quyền định đoạt số phận một nửa quốc gia Đức, nhưng sao họ không cùng nhau chia phần xâu xé Tây Đức, mà ngược lại, bảo trợ toàn diện (kẻ thù của họ ở đầu hôm) phát triển vững mạnh trên cái nền tự do dân chủ đến nỗi cảm hoá được phần phía Đông, giả từ CNXH thống nhất quốc gia trong yên bình êm ái?

Tại Nhật Bản, Tướng MacArthur và quân đội Mỹ đã áp dụng một chính sách chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới với Nhật Bản “quốc gia tù binh” của họ. Ông tôn trọng Thiên Hoàng Nhật Bản, không ép buộc thoái vị (dù LHQ và chính phủ Hoa Kỳ không cấm ông truất phế).

Chưa được Quốc Hội Mỹ chính thức phê chuẩn, nhưng trên cái nền Kế hoạch Marshall (Marshall Plan tên của Ngoại trưởng Mỹ George Marshall người đã khởi xướng) nhằm viện trợ tái thiết một nền móng kinh tế chính trị vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu nâng cao mức sống và kiến thức của người dân để đẩy lui chủ nghĩa cộng sản sau Thế chiến II. Trong vòng 2 thập kỷ, nhiều quốc gia ở Tây Âu đạt được mức tăng trưởng và phồn vinh chưa từng có nhờ kế hoạch Marshall này.

Chính phủ Mỹ thông qua tướng MacArthur cũng có chủ trương tương tự với Nhật Bản, bên cạnh còn cải tổ hệ thống chính quyền, lãnh đạo, từ chính trị, kinh tế, tới sửa đổi hiến pháp, nghi lễ của hoàng gia, nhất thiết mỗi việc đều do một tay MacArthur quyết đoán, ông chỉ ra những khiếm khuyết trong thời chiến tranh mà giới lãnh đạo Nhật Bản đã có những sai lầm, ông đoan chắc cùng nhân dân Nhật khi Nhật Bản trở thành một nước dân chủ, quản lý một nền công nghiệp chiến tranh chuyển đổi qua thời bình một cách khoa học thì sẽ sớm giàu mạnh, không thua gì nước Mỹ, ông không ngần ngại nói với người dân Nhật rằng, Nhật Bản đã thua Mỹ vì kém về mặt vật chất kinh tế tài chính chứ không phải là tinh thần vì họ đã chiến đấu rất dũng cảm mà vẫn thua, nên đa số dân Nhật thuyết phục bởi sự cải tổ ấy.

Ông chủ trương phá bỏ chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chế độ phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của Hoàng Gia, để Nhật Hoàng chỉ còn là biểu tượng. Nhật Bản cũng có một nền văn hoá tự do coi trọng sự lựa chọn của cá nhân như nước Mỹ, Thủ tướng và nghị viện do người dân trực tiếp chọn lựa qua lá phiếu của mình.

Một vài chính khách Nhật còn hoài cổ nặng chủ nghĩa cực đoan dân tộc cho rằng Tướng MacArthur là một chính trị gia độc tài áp đặt, nhưng đại đa số người Nhật cho là sự độc tài ấy để cho một nước Nhật hùng mạnh chứ không là nước Mỹ. Rất ngẫu nhiên cái cách mà người Mỹ, tướng MacArthur đã thể hiện trong cuộc chấn hưng nước Nhật sau chiến tranh nó rất gần với tính cách tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật (nhân ái, bao dung thay thù hận) nên mang lại ảnh hưởng mãnh liệt trong xã hội Nhật Bản ngày nay.

Ở Châu Âu người ta ví von nước Mỹ có công khi biến Nhật Bản thành một Thuỵ Sĩ Viễn Đông! Vì vậy, Douglas MacArthur đã được mọi thành phần, khuynh hướng, chính đảng, từ Hoàng Gia đến thứ dân đều chọn làm người thứ mười trong “12 người lập ra nước Nhật” hùng mạnh từ trong điêu tàn đổ nát chiến tranh. Đây là người ngoại quốc duy nhất được chọn trong lịch sử nước Nhật.


Thưa cô!
Lại càng không thể nào đó là bản chất của đế quốc xâm lược thực dân (dù kiểu cũ hay mới) chỉ 6 năm (2/9/1945 – 28/4/1952) sau khi chiếm đóng, nước Mỹ đã trả lại sự độc lập hoàn toàn cho Nhật Bản sớm hơn thời gian trù bị, ngoài sự kỳ vọng của toàn dân Nhật và không hợp logic chút nào khi hiện nay, 2012, chính phủ và người dân Nhật vẫn còn đài thọ mọi chi phí cho gần 40.000 binh sĩ Mỹ hiện diện trên đất nước mình vì sự an toàn cho nền an ninh quốc gia, không ai vui vẻ trả tiền cho một đạo quân có bản chất “xâm lược” ăn ngủ hơn 2/3 thế kỷ trên đất nước mình! Và đạo quân “xâm lược” này chỉ đặt chân lên miền Nam VN, sau 20 năm có mặt tại Hàn và Nhật Bản, hai quốc gia nhờ họ mà “màu mỡ” về kinh tế hơn hẳn VN nhiều lần. Nhưng điều đáng để người VN suy ngẫm là quân Mỹ có mặt nơi đó mà không màng đến “xâm lược” thì họ xâm lăng một VN nghèo khó sau Pháp thuộc để làm gì, ngoài ý định cũng thông qua kế hoạch Marshall giúp VN, cụ thể là miền Nam VN phát triển giàu mạnh ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan?

Thưa Cô!
Làm sao biện minh? 
45.000 quân “xâm lược” Mỹ vẫn hiện diện trên đất Hàn Quốc, một quốc gia khủng hoảng lương thực trầm trọng không đủ cơm gạo cho dân sau chiến tranh Nam Bắc nhưng hôm nay thì: nhiều báo chí ở Việt Nam nói về đất nước này hay thường gọi là Kỳ tích sông Hàn hay Huyền thoại sông Hàn.

Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc nội chiến Bắc Nam đã vươn lên thành một quốc gia phát triển hùng mạnh thịnh vượng hơn hẳn nửa kia ở phía Bắc nghèo nàn lạc hậu. GDP cán mốc 1.000 tỷ USD/năm cũng như nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng như SamSung, LG, Hyundai, Kia, Daewoo… Nhưng, thành tựu đó họ có được là do đâu? Ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của các nguyên thủ Hàn Quốc, thì sự hỗ trợ nhiệt tình như là một đồng minh của Mỹ trên tinh thần kế hoạch Marshall là yếu tố quyết định.

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới (hạ tầng cơ sở, thiên nhiên, thổ nhưỡng kém xa Việt Nam) trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỷ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là “Huyền thoại sông Hàn” đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.

Với Đài Loan và Phillipines: năm 1950,
Không Đoàn 13 của Không quân Mỹ đã từng đóng tại Đài Loan. Tháng 12-1954, Mỹ và Đài Loan ký “Hiệp ước phòng thủ chung”, đặt Đài Loan vào sự bảo hộ của Mỹ. Cũng nằm trong quỹ đạo của kế hoạch Marshall, Đài Loan được hưởng nhiều quy chế ưu đãi thương mại từ nước Mỹ trong một thời gian dài, đưa nền kinh tế nhanh chóng phát triển ngoạn mục thành một con “Rồng” Châu Á mà ngay chính Trung Quốc cũng phải kiêng dè.

Tại Phillipines, quân đội Mỹ cũng từng hiện diện trong một thời gian dài. Hạm Đội 7 Thái Bình Dương chọn vịnh Subíc là nơi đóng quân, và trước đó, năm 1935, Douglas MacArthur, được Tổng thống Phillipines Manuel L.Quezon yêu cầu giám sát việc thành lập quân đội Philippines. Ông được phong hàm Thống tướng trong Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippine Army). Ông là sĩ quan cao cấp có tên trên danh sách của Quân đội Philippines ngày nay. Ông cũng là sĩ quan quân sự Mỹ duy nhất giữ cấp bậc thống tướng trong quân đội Philippines. Sau đó, tôn trọng quyết định của nhân dân Phillipines vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ, quân đội Mỹ đã rút khỏi vịnh SuBíc. Nhưng ngày nay (2012), vì an ninh lãnh thổ đe doạ, Phillipines yêu cầu, quân đội Mỹ vẫn quay lại thể hiện sự trách nhiệm trong hiệp ước hỗ tương…

Thưa Cô!
Với những gì thuộc thế giới quan mà kiến thức em tích luỹ được, thì dù rất muốn hãnh diện về “chiến công thần thánh” của quân dân ta chống “đế quốc Mỹ xâm lược cứu nước” nhưng: Lịch sử rất cần sự “trung thực” đến “chân thật” (lời Cô nói). Nên: Em cũng muốn tin – nhưng không thể, thưa Cô!

Em cám ơn Cô đọc email trần tình này và mong có lời chỉ giáo thêm của Cô. 
Em kính chào Cô.

Image









WAR: HÁN CỘNG - VC Ngày 17/2/1979

HÁN CỘNG - Núi Liền Núi, Sông Liền Sông ??? Không XÂM LƯỢC ???


HÁN CỘNG - New passport (Lưỡi Bò)


ĐỌC TIẾP:
:mrgreen: TIN MỚI ĐĂNG
:!: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG ???)

:mrgreen: Xin đừng gọi “em” bằng… chiến tranh chống Mỹ by Nguyễn Bá Chổi
:arrow: VGCS - Hãy Trở về với CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA
:arrow: SỰ THẬT của ĐẾ QUỐC MỸ & BỌN TƯ BẢN ĐANG GIẪY CHẾT - Khanh Nguyen



• Xin đừng gọi “em” bằng… chiến tranh chống Mỹ




Thưa các anh, 

Em là cuộc chiến tranh kéo dài trên 20 năm trên nước Việt Nam mà anh chàng nhạc sĩ phản chiến dựa hơi lính để trốn lính của “bên thua cuộc” gọi là “20 năm nội chiến từng ngày”; còn các anh thì gọi là “chiến tranh chống Mỹ cứu nước”, về sau này gọi vắn tắt “chiến tranh chống Mỹ”. Em đau khổ dường nào khi bị các anh gọi không đúng tên em. 

Trước hết, em muốn gợi nhắc nhở để may ra các anh sống lại chút tình đồng cảm mà thấu hiểu cho nỗi lòng em ròng rã từ 50 năm qua. Các anh thử tưởng tượng khi tên mình bị người ta gọi sai đi, hoặc do vô tình, hoặc cố ý vì nguyên nhân hay mục địch nào đó. Chẳng hạn như anh Nguyễn Thanh Tú bị gọi là Nguyễn Thành Thúi, anh Trần Đăng Thanh ra Trần Bất Hạnh, anh Nguyễn Phú Trọng thành Lú Nặng, anh Nguyễn Tấn Dũng ra Dũng Xà Mâu hay Ba Ếch, anh Trương Tấn Sang thành Trương Tấn Xạo... mặc dù trên thực tế người ta gọi tên các anh này trại ra như thế rất là “hợp tình hợp lý”- em mượn chữ của “nhà báo” kiêm “tiến sĩ” kiêm luôn “giáo sư” Nguyễn Thanh Tú nói về “phải giữ lấy điều 4 HP”. 

Thưa các anh, 
tên cúng cơm đầy đủ của em là “Chiến tranh do CS Miền Bắc (tức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) xâm lăng Miền Nam (tức Việt Nam Cộng hòa)”, ban đầu bị các anh gọi là
:arrow: “Giải phóng Miền Nam”, về sau đổi thành 
:arrow: “Chiến tranh Chống Mỹ”

Người ta gọi trại tên các anh Thanh Tú ra “thằng thúi”; Đăng Thanh “bất hạnh”; Phú Trọng “lú nặng”; Tấn Dũng “Dũng xà mâu, Ba Ếch”; Tấn Sang “tấn xạo”... là gọi đúng bản chất “sự việc”; thế mà các anh đã chẳng những buồn phiền, rầu rĩ mà còn giận hờn tím gan. Còn như em đây, bị các anh gán cho cái tên với ý nghĩa hoàn toàn trái ngược lại. Nay thiết nghĩ đã đến lúc em phải đòi lại cho đúng tên thực của mình. Em đau khổ cũng quen rồi nhưng vì, như lời bác cuỗm được của ông Quản Trọng bên Tàu dạy các cháu, “vì lợi ích trăm năm trồng người”, em thiết nghĩ sự gọi đúng tên đúng việc này nếu không thức tỉnh được các anh đầu óc có chưa chai lì thì cũng vì “sổ hưu” thì ít ra cũng giải độc được cho con cháu các anh để chúng hiểu đúng sự thật lịch sử nước non nhà. 

Em ra đời năm 1954 tức là ngay khi các anh phải rút về Bắc vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Genève chia đôi đất nước, các anh đã cài cắm người ở lại và chôn dấu vũ khí để chuẩn bị đánh chiếm Miền Nam khi đó chưa có sự hiện diện của quân đội Mỹ. Hiệp định do các anh ký chưa ráo mực thì chính các anh chờ đêm tối đến mò về làng mạc thôn ấp nơi đồng bào Miền Nam đang sống yên lành, tìm bắt cóc sát hại viên chức chính quyền, rồi từ từ “thừa thắng xông lên”, các anh cho ra mắt “Mặt trận giải phóng Miền Nam”, vào ngày 20/12/1960. 

Từ đó, thân em càng phình ra theo những “thành công” phá làng đốt xóm, bắt cóc giết người, đắp mô, gài mìn đường sá, tung lựu đạn rạp hát phòng trà... Cho mãi đến 1964, khi Miền Nam chịu không thấu sự hoành hành từ phía các anh mà Miền Nam có câu hát “giặc Miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em...”, quân đồng minh của họ do Mỹ dẫn đầu với Thái Lan, Tân Tây Lan, Úc, Nam Triều Tiên, Phi Luật Tân mời mới nhảy vào cứu nguy

Như vậy thì rõ ràng: “các anh chống đồng bào Miền Nam trước khi “chống Mỹ”. Rõ ràng Mỹ chỉ là kẻ đến sau bộ đội cụ Hồ trong cuộc đời em”. 

Mà quả thực rõ ràng là như vậy. Khi Hiệp định Paris chưa ngã ngũ, “anh” Lê Đức Thọ đã đi đêm với Kissinger Mỹ để lừa gạt Miền Nam ký vào bản hiệp định cho Mỹ rút quân và các anh muốn làm gì thì làm sau đó. 

Quân Mỹ đã rút năm 1973, đúng như tinh thần Hiệp định Hoà bình mà các anh đã ký kết. 

Quân Mỹ đã rút khỏi, nhưng thân em nào có được yên. Các anh vẫn giày vò thân em vì sự thực, như thuở ban đầu, mục đích chủ trương của các anh là chống người Việt Mền Nam chứ đâu phải chống Mỹ. Chỉ cần xem những tấm hình chụp “anh” Thọ đi đêm với Kít Mỹ với khuôn mặt hồ hởi phấn khởi của hai anh thì biết thân phận em còn phải nằm ngửa ra cho đến hai năm sau. 

:mrgreen: Nói chi đâu xa: vụ Mậu Thân mà mới đây nhân dịp kỷ niệm 45 năm các anh vẫn còn bày trò gian lận bằng cuốn phim gọi là “tài liệu” về Mậu Thân Huế của cô ả Lê Phong Lan.

Năm đó em tưởng mình được yên thân trong ba ngày Tết, vì chính các anh đề nghị và được bên Miền Nam đồng ý hưu chiến cho bà con Mừng Xuân sang, nhưng chính các anh đã tráo trở. Xuân vừa sang, tiếng súng AK đã nổ vang phố Huế. Em (tức chiến tranh) lại phải tức giấc. Chính các anh đi ruồng bắt rồi đem chôn sống hàng ngàn người Việt chứ đâu phải người Mỹ! Chống Mỹ thì chôn sống Mỹ chớ hà cớ gì lại đi chôn sống người Việt!

:mrgreen: Em nhớ không sai, tinh thần của Hiệp Định Paris 1973 là chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hoà bình mà các anh đã ký; và quả nhiên rõ ràng là quân Mỹ đã rút khỏi Miền Nam. Vậy mà các anh vẫn đánh quân Miền Nam và đánh lớn bằng chiến dịch Hồ Chí Minh để phe các anh có được “đại thắng mùa xuân”, và tù binh không ai khác hơn là người Việt Nam. Trắng đen thế ấy nhưng các anh cho đến nay vẫn không chịu “sáng mắt sáng lòng” gọi em bằng tên “Chiến tranh chống Mỹ” thì oan cho em quá. 

Các anh ơi, nếu em nhớ không lầm thì trong một cuốn tiểu thuyết nói về yêu đương nào đó có chuyện anh chàng kia tuổi tác đáng bậc chú cô bé nọ, nhưng vì yêu đã xin “đừng gọi anh bằng chú” 

Nay em cũng xin các anh, không phải vì yêu mà vì công lý, xin đừng gọi em là “Chiến tranh chống Mỹ”, nhưng hãy gọi cho đúng tên.
Đó là cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam Tự Do do Cộng sản Miền Bắc phát động

Em cám ơn các anh,
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com

ĐỌC TIẾP:
:mrgreen: TIN MỚI ĐĂNG
:!: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG ???)

:mrgreen: VGCS - Hãy Trở về với CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA
:mrgreen: “Đế quốc Mỹ xâm lược ??? ” by GÓP GIÓ -29-12-2012