Robot « Curiosity » đáp xuống Sao Hỏa an toàn
by Tú Anh - Thứ hai 06 Tháng Tám 2012
by Tú Anh - Thứ hai 06 Tháng Tám 2012
Robot «Curiosity» tiếp cận Hỏa tinh.
REUTERS/ NASA/JPL-Caltech/Handout
Có sự sống trên Hỏa tinh hay không? Nghi vấn nầy sắp được giải đáp trong nay mai. Sau hơn 8 tháng du hành, phi thuyền thám hiểm Sao Hỏa của Mỹ đã thành công trong việc thả robot “ Curiosity ” đáp xuống mục tiêu vào lúc 5 giờ 30 sáng nay, giờ quốc tế, đúng theo dự kiến.
Robot “ Curiosity ” đã đáp xuống Sao Hỏa an toàn vào lúc 5 giờ 30 thứ Hai. Nasa thông báo đã nhận được tín hiệu và thiết lập liên lạc với “ bảo vật công nghệ ” sau 7 phút chờ đợi “ nghẹt thở ”.
Những tấm ảnh đầu tiên từ Sao Hỏa gửi về cho thấy bánh xe “mọi địa hình” của Curiosity chạm nhẹ nhàng xuống hành tinh anh em của trái đất. Curiosity là một phòng thí nghiệm tối tân có nhiệm vụ khảo sát mặt Sao Hỏa trong hai năm để tìm cách trả lời câu hỏi: có sự sống trên hành tinh này hay không?
Giám đốc Cơ quan không gian Nasa của Hoa Kỳ, Charles Bolden nhận định hôm nay, là “một ngày vui lớn của Hoa Kỳ và của những đối tác tham gia vào chương trình này”.
Từ trước đến nay, Nasa chỉ tìm kiếm dấu tích của nước. Trong phi vụ này, các nhà khoa học tìm kiếm yếu tố khác: sự hiện diện của carbone hữu cơ.
Tàu thám hiểm Mỹ đáp thành công xuống Sao Hỏa
by Trung Phạm (Theo Reuters) - 8/6/2012
by Trung Phạm (Theo Reuters) - 8/6/2012
Chiếc bánh xe của tàu thăm dò Curiosity, một trong những hình ảnh đầu tiên được gửi về từ Sao Hỏa
Tàu thăm dò Curiosity đã đáp xuống Sao Hỏa thành công để bắt đầu sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên Hành Tinh Đỏ trong 2 năm tới đây.Tàu thăm dò Curiosity đã đáp xuống Sao Hỏa thành công
Tin tuc) - Tàu thăm dò Curiosity đã đáp xuống Sao Hỏa thành công để bắt đầu sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên Hành Tinh Đỏ trong 2 năm tới đây.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm nay vừa cho biết, tàu thăm dò tự hành Curiosity đã đáp xuống bề mặt Sao Hỏa an toàn lúc sau 05:30 GMT để bắt đầu một sứ mệnh kéo dài 2 năm tìm kiếm sự sống trên Hành Tinh Đỏ.
Các chuyên gia điều khiển ở Phòng thí nghiệm Jet Propulsion gần Los Angeles vô cùng vui sướng khi nhận được tín hiệu chuyển về từ một tàu thăm dò khác trên quỹ đạo Sao Hỏa. Tín hiệu khẳng định, Curiosity đã vượt qua cú tiếp đất “hoặc thành công hoặc thất bại” và giữ ổn định ở vị trí hạ cánh.
Ngay sau đó, Curiosity đã gửi về 3 bức ảnh đầu tiên từ bề mặt Sao Hỏa, một trong số đó cho thấy rõ bánh xe của con tàu thám hiểm này.
NASA miêu tả đây là chiến công có thể xem là tinh sảo nhất từng đạt được trong một chuyến bay vào vũ trụ bằng tàu tự hành.
“Tôi không thể tin được. Điều này nằm ngoài sức tưởng tượng”, Allen Chen, đội phó phụ trách nhóm hạ cánh và tiếp đất của Curiosity phải thốt lên.
Với kích cỡ một chiếc xe hơi, trọng lượng 1 tấn, 6 bánh xe, chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thăm dò Curiosity dường như đã đáp xuống đúng địa điểm như kế hoạch ở gần chân một ngọn núi trên Miệng núi lửa Gale thuộc Bán cầu Nam của Sao Hỏa.
[Wrap=]http://us.24h.com.vn/upload/3-2012/images/2012-08-06/1344242671-tau-vao-sao-hoa5.jpg[/Wrap]
Sự vui mừng của các nhà nghiên cứu thuộc Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa khi Curiosity đáp xuống Hành Tinh Đỏ thành công
Dự án Curiosity trị giá 2,5 tỷ USD, với tên gọi chính thức là Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa, là sứ mệnh sinh học vũ trụ đầu tiên của NASA kể từ sau các tàu thăm dò Viking hồi những năm 1970.
Lần hạ cánh này đánh dấu một thành công lớn và là cột mốc có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan vũ trụ Mỹ vốn đang gặp khó khăn vì bị cắt giảm ngân sách, thậm chí gần đây còn phải đóng cửa chương trình tàu con thoi 30 năm tuổi.
“Đây là một bước tiến cực kỳ to lớn trong lĩnh vực khám phá hành tinh. Chưa ai làm được việc này trước đây”. John Holdren, cố vấn khoa học cao cấp của Tổng thống Mỹ Barack Obama chia sẻ. “Đó là một màn trình diễn ngoạn mục”.
Tình trạng thực tế của tàu thăm dò Curiosity khi hạ cánh chưa thể được khẳng định chắc chắn.
Trước khi chính thức bắt đầu sứ mệnh 2 năm khám phá bề mặt Sao Hỏa, NASA có kế hoạch dành ra vài tuần để kiểm tra toàn diện kỹ thuật tàu Curiosity cùng các thiết bị tinh xảo của nó, vốn được mệnh danh như phòng thí nghiệm khoa học dị động đầy đủ.
Với lần hạ cánh thành công này, Curiosity - Phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa đã khép lại hành trình kéo dài hơn 8 tháng, vượt qua 567 triệu km từ bệ phóng Mũi Canaveral, Florida để bắt đầu một nhiệm vụ mới: tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên Hành Tinh Đỏ.
Xe thám hiểm đáp xuống Sao Hỏa ... thành công !
by viettin - 8/6/2012
by viettin - 8/6/2012
Vượt qua đoạn đường dài 570 triệu km, robot Curiosity của Hoa Kỳ, (có kích cỡ bằng chiếc xe hơi)
chuẩn bị đáp xuống sao Hỏa đêm nay, 1:30 am giờ Hoa Thịnh Đốn
(vào lúc 5 giờ 31 phút, giờ quốc tế)
Đây là dự án thăm dò Sao Hỏa tốn kém nhất từ trước tới nay, với chi phí lên tới 2,5 tỉ dollars,
để đi tìm câu trả lời: hành tinh này đã có sự sống hay không.
'Cỗ máy trong mơ' của Mỹ bay lên sao Hỏa
Robot thăm dò tối tân và đắt tiền nhất của Mỹ được phóng lên sao Hỏa hôm qua để tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của sự sống trên hành tinh đỏ.
Thiết bị tự hành Curiosity – còn được gọi là Phòng thí nghiệm sao Hỏa – được tên lửa Atlas 5 đẩy lên từ căn cứ không quân Canaveral vào lúc 10h02 sáng qua theo giờ địa phương. Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa robot thăm dò lên sao Hỏa trong 8 năm qua. Sau khi vượt qua quãng đường 566 triệu km, robot sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa vào ngày 6/8/2012. Nó di chuyển nhờ 6 bánh và lấy mẫu đất bằng một cánh tay máy, AP đưa tin.
Nhiệm vụ của Curiosity là phân tích đất và đá trong hố Gale trên sao Hỏa để tìm kiếm các hợp chất hữu cơ - dấu hiệu cho thấy vi sinh vật từng hoặc đang tồn tại trên hành tinh đỏ. Hố Gale chỉ có một quả núi nhỏ nên thiết bị tự hành có thể leo lên các vị trí của núi để phân tích mẫu đất, đá. Dữ liệu mà thiết bị tự hành gửi về sẽ giúp NASA lập kế hoạch cho những nỗ lực thám hiểm sao Hỏa trong tương lai.
“Rất có thể những hóa chất phức tạp và cần thiết đối với sự sống từng xuất hiện trên sao Hỏa. Những dấu vết về sự sống trước kia vẫn còn trên đó”, Pamela Conrad, một chuyên gia cao cấp trong nhóm phân tích mẫu vật chất trên sao Hỏa, nhận định.
Với chi phí chế tạo lên tới 2,5 tỷ USD, Curiosity là thiết bị thăm dò lớn, đắt tiền và tối tân nhất mà Mỹ từng chế tạo để phục vụ hoạt động thám hiểm sao Hỏa. Đối với giới khoa học, nó thực là cỗ máy trong mơ. Curiosity - có khối lượng 900 kg và to bằng chiếc xe hơi - được trang bị 10 thiết bị tối tân để phân tích đất, đá và không khí trong hố Gale. Pin plutonium giúp robot có đủ điện để hoạt động trong hơn 10 năm. Các chuyên gia dự đoán thiết bị sẽ hỏng trước khi điện cạn kiệt.
Minh Long
Nín thở trước giờ tàu thám hiểm đáp xuống sao Hỏa
Thiết bị thăm dò tối tân và đắt tiền nhất của Mỹ sẽ phải thực hiện hàng loạt động tác lộn nhào khó trước khi đáp xuống bề mặt sao Hỏa hôm nay.
Curiosity, tên của thiết bị thăm dò tự hành, sẽ kết thúc hành trình 570 triệu km từ trái đất trong vòng vài giờ nữa. Sau khi lao vào bầu khí quyển sao Hỏa với vận tốc 20.800 km/h, nó sẽ rơi xuống một vùng lòng chảo mang tên Gale trên bề mặt hành tinh đỏ, AP đưa tin.
Chi phí chế tạo Curiosity lên đến 2,5 tỷ USD, đây là một trong các thiết bị thăm dò vũ trụ hiện đại và đắt tiền hạng nhất mà NASA điều khiển.
Đường bay của Curiosity chính xác đến nỗi các kỹ sư của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) có thể điều chỉnh vị trí của thiết bị tự hành trước khi nó lọt vào bầu khí quyển sao Hỏa.
"Chúng tôi đã sẵn sàng cho cú đổ bộ của Curiosity", Brian Portock, người giám sát chuyến bay của thiết bị tự hành, phát biểu.
"Đáp xuống sao Hỏa luôn là một thách thức lớn. Bạn sẽ luôn cảm thấy căng thẳng khi phải điều khiển một phi thuyền đáp xuống hành tinh đó", Steve Squyres, một nhà nghiên cứu các hành tinh của Đại học Cornell tại Mỹ, phát biểu. Squyres từng chỉ đạo thành công nỗ lực đổ bộ của thiết bị tự hành trên sao Hỏa vào năm 2004.
Cú đổ bộ của Curiosity lên bề mặt sao Hỏa là sự kiện khiến giới khoa học cảm thấy hồi hộp vì NASA sẽ thử nghiệm một kỹ thuật đáp xuống hoàn toàn mới. Do độ trễ của tín hiệu từ Curiosity tới trái đất nên thiết bị sẽ đổ bộ theo chế độ tự động hoàn toàn. Trong quá trình lao xuống, thiết bị sẽ thực hiện hàng loạt cú nhào lộn khó. Nếu nỗ lực đổ bộ lần này thất bại, NASA sẽ không có cơ hội thực hiện chuyến bay tương tự trong tương lai do kinh phí eo hẹp. Sứ mệnh của Curiosity là tìm hiểu xem môi trường trên sao Hỏa có thể hỗ trợ sự sống của vi khuẩn hay không. Vì thế nó được trang bị nhiều máy móc tối tân, bao gồm một máy có khả năng phóng tia laser vào những khối đá để tìm hiểu thành phần cấu tạo của chúng.
Minh Long
Will Mars Rover Landing Survive '7 Minutes of Terror'?
2 hrs 55 mins ago - ABC News 1:43 | 944 views
NASA scientists discuss sending high-tech spacecraft in mission to Red Planet
2 hrs 55 mins ago - ABC News 1:43 | 944 views
NASA scientists discuss sending high-tech spacecraft in mission to Red Planet
No comments:
Post a Comment