Aug 17, 2013

• Mỹ sẽ đưa vũ khí hạt nhân vào Philippines


Quân đội Mỹ và Philippines gần đây thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm thể hiện sự gắn kết của liên minh này đồng thời phát đi thông điệp cảnh báo với Trung Quốc.

Mỹ đã chính thức đề nghị Philippines cho phép nước này tiếp cận nhiều hơn, sâu hơn vào các căn cứ dân sự và quân sự của nước này thông qua việc tăng cường triển khai máy bay, tàu thuyền, binh lính, vũ khí và thiết bị quân sự trên lãnh thổ của quốc gia Đông Nam Á. Đề xuất này đã được giới chức Mỹ đưa ra tại vòng đàm phán đầu tiên về một thỏa thuận an ninh mới với Philippines.

Theo các quan chức ở Manila cho biết, họ đã có cuộc đàm phán kéo dài một ngày với những người đồng cấp Mỹ về việc tăng cường các chuyến thăm của lực lượng Mỹ đến Philippines nhằm giúp củng cố, phát triển năng lực cho quân đội Philippines trong việc duy trì an ninh hàng hải và đối phó với các thảm họa.

Các cuộc đàm phán diễn ra hôm 14/8 giữa Mỹ và Philippines tập trung vào nội dung cho phép Mỹ đưa tàu thuyền, máy bay, quân lính, vũ khí và thiết bị quân sự đến đóng tại lãnh thổ Philippines trên cơ sở luân phiên. Tuy nhiên, sẽ không có điều khoản nào đề cập đến số lượng cụ thể binh lính Mỹ được phép triển khai trên lãnh thổ Philippines trong bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai nước. Quy mô lực lượng cũng như thời gian triển khai sẽ được quyết định bởi quân đội Mỹ và Philippines.

"Chúng tôi sẽ liệt kê những vấn đề cụ thể như quân Mỹ sẽ đóng tại đâu, sẽ tham gia các hoạt động gì và các cuộc tập trận như thế nào nhưng số lượng binh lính hay chi tiết cách thức hoạt động của lực lượng này sẽ không được đề cập trong thỏa thuận”, ông Carlos Sorreta – một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Philippines cho phóng viên biết tại căn cứ chính của quân đội Philippines ở thủ đô Manila.

Ông Pio Lorenzo Batino – Thứ trưởng Quốc phòng Philippines, cũng khẳng định, thỏa thuận an ninh mới sẽ không đề cập chính xác quy mô và số lượng binh lính cũng như vũ khí Mỹ được triển khai trên lãnh thổ Philippines.

Trong khi cho phép Mỹ đưa thêm nhiều quân và vũ khí vào trong nước, giới chức Philippines khẳng định, họ sẽ không cho cường quốc số 1 thế giới đem vũ khí hạt nhân có sức mạnh hủy diệt kinh hoàng vào nước này. Lời bảo đảm này được nhóm đàm phán của Philippines đưa ra ngày hôm qua (15/8).

Thứ trưởng Bation tuyên bố, Philippines vẫn nắm quyền kiểm soát hoàn toàn các căn cứ nằm trên lãnh thổ của nước này. “Sẽ không có khu vực nào dành riêng cho quân đội Mỹ”.

Ngoài ra, nhóm đàm phán của Philippines còn khẳng định, bất kỳ vũ khí hạt nhân nào của Mỹ cũng không được phép đưa vào nước này. Theo trưởng đoàn đàm phán – Thứ trưởng Ngoại giao Sorreta, cho biết, chỉ cần nghi ngờ là Mỹ đang đem theo vũ khí hạt nhân cũng đủ là lý do để Manila không cho lực lượng của Mỹ vào lãnh thổ nước này.

“Nếu chúng tôi nghi ngờ hoặc tin rằng, con tàu của Mỹ chở vũ khí hạt nhân thì chúng tôi có quyền chặn không cho con tàu đó vào nước mình. Chúng tôi thực sự không muốn nhìn thấy hay chạm vào thứ vũ khí đó”, ông Sorreta cho biết thêm.

Hiến pháp Philippines cấm theo đuổi việc chế tạo cũng như triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này.

Cuộc đàm phán giữa quan chức hai nước Philippines và Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang nồng ấm hơn bao giờ hết. Manila đang trông chờ vào đồng minh lớn là Mỹ để giúp họ đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết liệt, lấn tới trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.

Cuộc đàm phán trên cũng diễn ra trùng thời điểm Mỹ đang tích cực đẩy mạnh thực hiện chính sách hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương bằng cách tăng cường sự hiện diện về kinh tế, chính trị, quân sự trong khu vực. Washington đã gặp nhiều thuận lợi trong việc triển khai chính sách mới sau khi Trung Quốc khiến nhiều nước láng giềng xung quanh quan ngại về các động thái của nước này trong các cuộc tranh chấp hàng hải.



Mỹ sắp tăng cường lực lượng tại Philippines
by Trọng Nghĩa - Thứ bảy 17 Tháng Tám 2013


Hai lực lượng Mỹ-Philippines cùng tập trận, 28/06/2013 - Reuters

Với thỏa thuận gọi tắt tiếng Anh là IRP (Increased Rotational Presence = Sự hiện diện luân phiên được tăng cường) đang được đàm phán giữa Manila và Washington, Mỹ đang chuẩn bị đưa thêm binh lính và thiết bị vào Philippines. Tuy nhiên, hôm qua 16/08/2013, Manila vẫn nhấn mạnh Mỹ sẽ không đặt căn cứ quân sự thường trực, và mức độ tăng cường sẽ tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể từng lúc.
Trong một bản thông báo công bố khuya hôm qua, được báo chí Philippines hôm nay trích dẫn, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định rằng việc quân đội Mỹ gia tăng sự hiện diện hoàn toàn không đồng nghĩa với việc có căn cứ Mỹ trên lãnh thổ Philippines : 

« Không có căn cứ trên thực tế hay bất kỳ loại cơ sở quân sự nào khác (của Mỹ). Phái đoàn đàm phán Philippines sẽ hoàn toàn tuân theo các quy định trong Hiến pháp Philippines nghiêm cấm một cách rõ ràng việc thành lập các căn cứ quân sự ngoại quốc trên lãnh thổ Philippines ». 

Cũng theo Bộ Ngoại giao Philippines, Thỏa thuận IRP sẽ đi sâu vào chi tiết các chiến dịch sẽ được tiến hành trong tương lai, trong lúc số lượng binh lính Mỹ được phép trú đóng trong nước sẽ « phụ thuộc vào quy mô các chiến dịch mà hai bên sẽ chấp nhận. » 

Bản thông báo nói rõ : « Chúng tôi không thảo luận về việc đóng quân. Chúng tôi chỉ nói về sự hiện diện liên quan đến các hoạt động và các hoạt động đó sẽ được tổ chức tại các cơ sở hoặc các khu vực thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của Quân đội Philippines. » 

Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung với Philippines, và có một lực lượng luân phiên gồm khoảng 500 quân có mặt ở miền Nam Philippines. Với thỏa thuận về việc tăng cường sự hiện diện luân phiên đang thương thuyết, Lầu Năm Góc có thể gửi thêm binh sĩ và thiết bị tiên tiến đến Philippines, hoặc tham gia nâng cấp các căn cứ trên lãnh thổ nước bạn. 

Nếu quân số Mỹ tại Philippines trong tương lại là một điều bí mật, thì các căn cứ nơi lực lượng Mỹ có thể đóng quân sẽ được tiết lộ. Trả lời hãng tin Anh Reuters, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta, trưởng đoàn đàm phán của Manila cho biết là đã có danh sách các khu vực cụ thể mà lực lượng Mỹ được phép đóng quân. 

Theo ông Carlos Sorreta, tiến trình thương thuyết thỏa thuận IRP sẽ trải qua ít nhất 4 vòng. Sau vòng một ở Manila, vòng thứ hai sẽ được tổ chức ở Washington vào cuối tháng Tám năm 2013. Philippines mong muốn sớm đúc kết thỏa thuận này để tăng cường khả năng phòng thủ, đặc biệt là vùng biển đảo của mình ngoài Biển Đông đang bị Trung Quốc từ từ gặm nhấm.




Nội dung chính trong tiến trình đàm phán về một thỏa thuận quân sự đang diễn ra giữa Manila và Washington là việc tăng cường các chiến dịch trên biển của Mỹ ở những vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông.

Cụ thể, giới chức hai nước này đang bàn đến phương thức tăng cường sự hiện diện của binh lính, vũ khí Mỹ trong khu vực cũng như việc đẩy mạnh hoạt động tổ chức các cuộc tập trận chung.

Nguồn tin từ Gulf News hôm qua (16/8) tiết lộ, các nhà đàm phán đang bàn về việc đưa quân và vũ khí Mỹ đến đóng tạm thời tại các vùng biển và vùng đất thuộc lãnh thổ Philippines. Tuy nhiên, trọng tâm mà Philippines cũng như Mỹ hướng đến là các hoạt động, chiến dịch triển khai trên biển.

“Các phương thức tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ thông qua hoạt động triển khai binh lính cùng vũ khí, thiết bị trên cơ sở luân phiên đang được bàn bạc tỉ mỉ. Một phương thức là tiến hành các cuộc tập trận có giá trị cao, có ảnh hưởng lớn”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết. Tuy nhiên, ông này không tiết lộ thông tin chi tiết về những nội dung mà giới chức hai bên đã thảo luận với nhau trong cuộc đàm phán kéo dài 1 ngày hôm 14/8.

“Washington và Manila đang nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận cho phép các lực lượng Mỹ đưa thêm vũ khí, thiết bị quân sự đến hai căn cứ cũ của họ trên lãnh thổ Philippines – đó là Căn cứ Hải quân Subic và Căn cứ Không quân Clark”, ông Gazmin nói. Tuy nhiên, ông Gazmin cũng khẳng định, việc thiết lập thêm các căn cứ ở Vịnh Subic, đối mặt với Biển Đông, là điều không cần thiết.

Mặc dù tiến trình đàm phán về thỏa thuận tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines vừa mới được khởi động cách đây 3 ngày nhưng trên thực tế, hai nước này đã bàn bạc về vấn đề trên từ hồi năm ngoái, ở thủ đô Washington.

Subic chỉ cách bãi cạn Scarborough có khoảng 200km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu quyết liệt kéo dài hơn 50 ngày giữa tàu thuyền hai nước Philippines và Trung Quốc hồi năm ngoái. Hiện tại, Trung Quốc đang giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough – nơi vốn là ngư trường đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines.

Theo những thông tin được tiết lộ ở trên, người ta có thể hình dung được phương thức tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Philippines. Cụ thể, lực lượng Mỹ được cho là sẽ tăng cường nhiều hơn nữa các cuộc tập trận chung với đồng minh Philippines và các hoạt động, chiến dịch của quân đội Mỹ ở quốc gia Đông Nam Á sẽ diễn ra trên biển nhiều hơn là trên đất liền. Trong thời gian tới, các cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines sẽ diễn ra thường xuyên ở Biển Đông – vùng biển đang nóng bỏng bởi các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc với một loạt các nước láng giềng.

Một khi thỏa thuận giữa Mỹ và Philippines được ký kết, người ta tin rằng, thỏa thuận này sẽ là tiền đề để Philippines tổ chức nhiều cuộc tập trận chung hơn ở Biển Đông. Và không chỉ có sự tham gia của Mỹ, các cuộc tập trận này sẽ kéo thêm sự tham dự của cả hải quân Nhật Bản và Australia.

Cách đây không lâu, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin cũng đã có cuộc họp đặc biệt với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera. Manila được cho là cũng đang cân nhắc khả năng cho phép lực lượng Nhật Bản tiếp cận với các căn cứ quân sự của họ.

Mặc dù hai căn cứ cũ của Mỹ ở Philippines đã được chuyển đối sang mục đích thương mại từ năm 1992 nhưng một phần của hai căn cứ này vẫn đang được quân Mỹ sử dụng để tiến hành các cuộc tập trận chung với Philippines.

Những cuộc đàm phán về việc tăng cường sự hiện diện của quân lính cũng như vũ khí Mỹ trên lãnh thổ Philippines diễn ra trong bối cảnh Manila và Bắc Kinh đang tranh chấp nhau quyết liệt chủ quyền các vùng lãnh hải, lãnh thổ ở Biển Đông.

Giới quan sát tin rằng, những cuộc đàm phán đó là một phần kế hoạch của Mỹ nhằm tái triển khai phần lớn vũ khí hải quân của Mỹ từ Trung Đông sang Châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020.

Chiến lược của Mỹ khiến Trung Quốc không thể không cảm thấy bất an. Việc Philippines mở đường, giúp Mỹ tiến hành thuận lợi chiến lược của cường quốc quân sự số 1 thế giới này, đã làm Bắc Kinh thêm lo ngại. Điều đó giải thích lý do tại sao Bắc Kinh lại nổi giận đùng đùng trước cuộc đàm phán giữa Mỹ và Philippines. Đúng ngày diễn ra cuộc đàm phán trên, báo Trung Quốc đã có bài viết vừa đe dọa vừa cảnh cáo Philippines.




Philippines sẽ rộng cửa đón tàu chiến Mỹ đến biển Đông

Ngày 10/08, Hãng thông tấn Pháp AFP (Agence France-Presse) cho biết, Mỹ và Philippines đang tích cực triển khai đàm phán về việc, nhanh chóng mở rộng sự hiện diện của các tàu chiến Mỹ tại các căn cứ quân sự của Philippines.
Đầu tháng 6 vừa qua, Bộ Quốc phòng Philippines lần đầu tiên đã công khai kế hoạch này, trao quyền “luân phiên thay quân” cho quân đội Mỹ để tăng cường sự hiện diện của binh sĩ Mỹ, tại các căn cứ quân sự của Philippines nằm ven biển Đông. Vào ngày 27/06, Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tuyên bố, 2 nước sẽ sớm bắt tay vào thực hiện quá trình đàm phán.

Cũng trong một buổi họp báo tổ chức vào ngày 08/08 vừa qua, Ngoại trưởng Philippines Rosario đã tuyên bố, Philippines sẽ sớm triển khai và đẩy nhanh tốc tốc độ đàm phán kế hoạch này với Mỹ. Khi 2 nước chính thức đạt thành hiệp nghị về vấn đề này, thì binh lính và trang bị, vũ khí Mỹ sẽ nhanh chóng đổ vào các căn cứ quân sự Philippines trên biển Đông. 

Bộ trưởng Voltaire Gazmin cho biết thêm, hiện Mỹ và Philippines đang thảo luận về phương thức luân chuyển binh lính, để đảm bảo sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ tại các căn cứ quân sự của nước này. Trong số các phương thức được đề xuất, 2 nước rất coi trọng các cuộc diễn tập quân sự liên hợp với trình độ cao và phạm vi ảnh hưởng lớn trên biển Đông.

Tuy vậy, Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cũng nhấn mạnh, bản kế hoạch này không bao gồm các vấn đề nhạy cảm như: Mỹ sẽ xây dựng căn cứ quân sự mới ở Philippines hoặc là sự hiện diện vĩnh viễn của quân đội Mỹ ở nước này.

Ngày 27/07, các phương tiện truyền thông Mỹ ồ ạt đưa tin, Mỹ và Philippines đang thảo luận về việc, mở rộng quy mô hiện diện của tàu chiến và binh lính Mỹ tại các căn cứ quân sự của Philippines trên biển Đông. Điều này sẽ làm tăng cường sợi dây liên kết giữa 2 nước, đồng thời giúp quân đội Mỹ tiếp cận gần hơn, phản ứng nhanh hơn đối với các điểm nóng tranh chấp trên biển Đông.

Image
Lực lượng Mỹ và Philippines tại cuộc diễn tập “Balikantan-2012”


Nội dung thảo luận giữa 2 nước trong các cuộc hội đàm lần này, là cho phép Mỹ triển khai càng nhiều tàu chiến và binh lính, đến căn cứ quân sự Subic. Về lâu dài, Mỹ sẽ được phép cất trữ ở đây các phương tiện tác chiến, thiết bị, phụ tùng, vật tư… và triển khai tạm thời các thủy thủ và lính thủy trong thời gian ngắn.

Các phương tiện truyền thông Mỹ và Philippines còn đưa tin, vào tháng 10 tới đây, hải quân 2 nước sẽ tổ chức diễn tập quân sự liên hợp đổ bộ tấn công tại nhiều địa điểm ở khu vực phía bắc Philippines. Đây là hoạt động tiếp nối cuộc diễn tập Balikantan (Vai kề vai) được tổ chức vào tháng 4 và cuộc diễn tập Carat-2013 (Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển) được tổ chức vắt qua cuối tháng 6, đầu tháng 7 vừa qua.


ĐỌC TIẾP:
:!: TIN MỚI

:!: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG)
:arrow: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG) by Đặng Chí Hùng
:arrow: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG) by Huỳnh Tâm

:mrgreen: CHINA - US War:
:mrgreen: CỘI NGUỒN của sự DIỆT VONG - là KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT của LOÀI NGƯỜI

No comments:

Post a Comment