Aug 9, 2013

• Chính sách bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc

Chính sách bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc
by Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-08-05

Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông cuối tháng 6/2010

Trung Quốc lâu nay tiến hành hằng loạt biện pháp bành trướng xuống hướng nam, trong đó có chính sách Biển Đông quyết liệt.

Nguyên nhân của chính sách đó là gì? Và phía Việt Nam có phản ứng ra sao trước một số hoạt động của Trung Quốc?

Gia Minh hỏi chuyện giáo sư- tiến sỹ Đỗ Tiến Sâm, trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học- Xã hội Việt Nam về những vấn đề đó. Trước hết ông đề cập đến lý do của chính sách bành trướng về phía nam của Bắc Kinh.

Nguyên nhân

Gs-Ts Đỗ Tiến Sâm: Chênh lệch phát triển vùng giữa miền đông và miền tây. Miền tây Trung Quốc có 350 triệu dân và miền này tiếp giáp với các nước Trung Á theo đạo Hồi khiến miền tây Trung Quốc khó, không thể phát triển được. Miền tây Trung Quốc muốn phát triển được phải đi qua ASEAN để đi ra biển … Như vậy sự phát triển bên trong Trung Quốc, nhất là miền tây, đòi hỏi Trung Quốc phải có tính toán lại về chiến lược.

Đối nội Trung Quốc có nhiều khó khăn, bên ngoài nhiều sức ép: các điểm nóng Bắc Triều Tiên vẫn còn đó, vấn đề biển Hoa Đông còn đó, vấn đề Đài Loan còn đó, vấn đề Biển Đông còn đó! Do vậy Trung Quốc phải có sự tính toán về chiến lược. Trung Quốc dù có mạnh mấy- dù là ‘con hổ’ chăng nữa, nhưng phải đối phó với nhiều mục tiêu quá từ bên trong đến bên ngoài.

Gia Minh: Có phải sự tính toán hướng nam dễ hơn các hướng khác?

Gs-Ts Đỗ Tiến Sâm: Đúng, trong các hướng thì hướng nam quan trọng nhất vì liên quan đến sự phát triển miền tây. Miền tây Trung Quốc ổn định có ảnh hưởng đến toàn bộ đất nước Trung Quốc Mà miền tây có thể phát triển thông qua các nước ASEAN, cho nên họ phải quan tâm đến các nước ASEAN, quan tâm đến Biển đông. Đó là hướng mà chúng tôi nghĩ họ tập trung vào phát triển sức mạnh cứng- gia tăng sức mạnh quân sự bao gồm cả những loại tàu màu trắng, tàu màu xám ( như lời các nhà khoa học nói). Tàu màu xám là lực lượng hải quân, tàu màu trắng là lực lượng chấp pháp trên biển. Mong muốn là kiểm soát, khống chế và mục đích lâu dài là khống chế Biển Đông. Thứ hai là gia tăng các sức mạnh mềm- về kinh tế thông qua các gói viện trợ, hợp tác kinh tế với một số các nước ASEAN; rồi gia tăng sức mạnh văn hóa. Các học viện Khổng Tử mọc lên trên thế giới mà ở các nước ASEAN rất nhiều từ đó nhằm gia tăng sức mạnh mềm của họ.


Họ tăng cường nghiên cứu khoa học về biển đảo nói chung và Biển đông nói riêng. Phải nói là chưa bao giờ các nghiên cứu về biển đảo của Trung Quốc nói chung, và Biển Đông nói riêng được tổ chức nhiều như hiện nay. Chúng tôi có những số liệu ( mà tôi không mang theo ở đây) về các bải viết, các công trình nghiên cứu mà thực chất chỉ là ngụy tạo, không đúng sự thật. Nhưng họ nghiên cứu và tuyên truyền phổ biến trong dân chúng, thậm chí dịch ra tiếng Anh đưa ra nước ngoài, tạo dư luận, tạo chứng cứ pháp lý, chỗ dựa lịch sử, chỗ dựa pháp lý về vấn đề biển đảo.

Họ có điều kiện kinh tế đầu tư vào công tác tuyên truyền như thế thông qua phim ảnh, thông qua các phương tiện truyền thông khác nhau để tuyên truyền.

Vì sao họ đặt vấn đề tuyên truyền như vậy? Qua theo dõi của chúng tôi thì Trung Quốc có chính sách một con- sáu người lớn có một trẻ con; chẳng may xảy ra xung đột, ai là người đi đánh nhau? Chắc không phải con em các nhà lãnh đạo rồi, vì con em các nhà lãnh đạo đều đi nước ngoài hết; hoặc trở thành quan chức cả rồi. Còn con nhân dân thì phải tạo ra dư luận, kích hoạt chủ nghĩa dân tộc để khi sự cố xảy ra còn huy động chứ. Đấy là bài của họ, giải pháp để kích động dư luận trong nước.

Phản ứng
:?: Gia Minh: Như giáo sư có nói dù thiếu cơ sở, nhưng người ta có chính sách rõ ràng; và phía Việt Nam đương nhiên phải có nghiên cứu để phản bác lại những cơ sở đó; vậy những viện nghiên cứu như chỗ của giáo sư lâu nay có những hoạt động ra sao để có thể đưa ra những chứng cứ nhằm phản bác lại những điều mà người ta đưa ra nhằm tuyên truyền như thế?

:mrgreen: Gs-Ts Đỗ Tiến Sâm: Trước hết cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta tại Biển Đông phải huy động sức mạnh tổng hợp nhiều bộ, ngành, nhiều lĩnh vực, giai tầng khác nhau trong xã hội. Chúng tôi chỉ là một phần trong đó. Viện chúng tôi tìm kiếm những thông tin về các động thái, chính sách của Trung Quốc, và phân tích những điều đó.

Sau đấy, những nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam biết nghiên cứu lịch sử để đấu tranh với những điều ngụy tạo của họ. Ví dụ họ nói có họ là quốc gia phát hiện sớm nhất, đặt tên sớm nhất, khai thác sớm nhất; mình cần phải đọc được những chứng cứ họ nêu lên có đúng không. Có khi họ trích dẫn sai mà mình không biết. Nên phải có người làm những vấn đề đó. Chúng tôi mua những tài liệu họ dẫn ra; các nhà sử học Việt Nam phải xem những chứng cứ họ trích dẫn có đúng không, phân tích những chứng cứ sai- đúng chỗ nào và đấu tranh từng bước một.

Thế rồi chứng cứ lịch sử phải dưới ánh sáng pháp luật quốc tế mới được; nên phải có sự kết hợp giữa các nhà sử học và các nhà nghiên cứu về luật pháp quốc tế.

Ở Việt Nam tôi thấy có những người như anh Phạm Hoàng Quân rất đáng kính trọng. Tôi đã tiếp xúc với anh này và tôi thấy rất đáng kính trọng. Anh ấy có khả năng đọc được chữ Hán, tra cứu cần mẫn làm việc đó. Thực ra trong điều kiện đời sống khó khăn hiện nay mà tìm được người tâm huyết, gắn bó với công việc đó như thế không nhiều; cần phải có chính sách tôn vinh. Tôi nghiên cứu Trung Quốc đọc được chữ Hán, nhưng Hán Nôm không đọc được; mà anh Quân đọc được. Chúng tôi chia sẻ thông tin; tôi đưa cho anh những tài liệu của Trung Quốc để anh tìm cách bác bỏ.

Vấn đề bác bỏ không chỉ đăng trên tạp chí Việt Nam mà cần phải đăng trên các tạp chí quốc tế. Cộng đồng người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp quan trọng vì họ biết tiếng Anh, lại biết những tạp chí nào uy tín trên thế giới để đăng những chứng cứ bác bỏ đó.

Đấu tranh không phải chỉ ở trong nước không thôi mà phải ở cả quốc tế.

:?: Gia Minh: Công tác đó lâu nay được xúc tiến thế nào và được sự hổ trợ của chính phủ ra làm sao?
:mrgreen: Gs-Ts Đỗ Tiến Sâm: Việc này tôi không nắm được lắm, chắc các anh ở Viện Biển Đông của Bộ Ngoại giao có thể có ý kiến thêm. Tôi biết Nhà nước có đầu tư nhất định cho viện đó không chỉ để nghiên cứu mà còn tuyên truyền quan điểm của Việt Nam, vận động ủng hộ quan điểm của Việt Nam từ các học giả.
Đó là việc của Viện Biển Đông của Bộ Ngoại giao làm tốt hơn.

:?: Gia Minh: Cám ơn giáo sư về cuộc phỏng vấn vừa rồi.




Ông Giang Hanbin Jianping, một giáo sư Đại Học Quốc Phòng của Trung Quốc đã đứng nói chuyện với một binh đòan Lính Trung Quốc tại núi Môn Đầu, ông cho biết là Việt Nam đã chiếm của Trung Quốc 29 đảo trong tổng số 53 đảo 'thuộc chủ quyền TQ' trên Biển Đông.

'Trang chấp bằng vũ lực trên Biển Đông là không thể tránh khỏi' Ông Giang tuyên bố như trên và còn cho rằng 'Sự mềm mỏng của Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề, còn gây thêm khó khăn.'

Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Bắc Kinh nhấn mạnh 'Không thỏa hiệp, không tranh chấp về quyền làm chủ của các rạn san hô thuộc Trung Quốc trên Biển Đông'

Ông Giang Hanbin đã nói với quân đội TQ là 53 đảo thuộc 'chủ quyền TQ', trên một khu vực rộng 1.17 triệu kilo mét vuông, nhưng trên thực tế Trung Quốc chỉ làm chủ thực sự là 9 đảo, phía Việt Nam chiếm 29, Phi chiếm 9 đảo, Malaysia 3 đảo, Indonesia 2 đảo và một đảo còn lại do Brunei chiếm đóng.

Giáo sư Giang Hanbin cho biết Biển Đông là khu vực có tầm chiến lược quan trọng đối với TQ. là nơi tàu bè hàng hải của thế giới qua lại . Trung Quốc sử dụng 60% khu vực nầy để xuất nhập khẩu qua eo biển Malacca do đó Biển Đông là tiềm năng của nền kinh tế Trung Quốc 'Không thể Tranh Chấp, Không Thể Nhượng Bộ' Ông Giang còn đề cập thêm đến các báo cáo về Điếu Ngư.

Kết luận phần nói chuyện với quân đội TQ tại Bắc Kinh, ông Giang Hanbin cho biết việc gia tăng vũ khí là một việc tốt cần phát triển. Ông giới thiệu về hiện đại hóa quân đội TQ mấy năm gần đây đã gia tăng đáng kể, xe tăng của quân đội Trung Quốc đứng đầu thế giới cùng với nhiều tàu Hải Quân mới xuất xưởng, tăng cường kế hoạch hiện đại hóa quân đội .

Nguyễn Thùy Trang lược dịch theo báo Xinhua
(*) Hình ảnh chỉ là Minh Họa
nguồn : http://news.xinhuanet.com/world/2013-08 ... 112472.htm





Image
Khương Hán Bân

"Thế giới này chỉ thuần phục kẻ mạnh, không thuần phục kẻ yếu", "Trung Quốc phải tranh Biển Đông và Điếu Ngư (Senkaku) quyết không thể nhượng bộ"?!
Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/8 đưa tin, Ban Tuyên truyền thuộc thành ủy Bắc Kinh bắt đầu tổ chức cái gọi là "các nhà lý luận về giấc mơ Trung Quốc thâm nhập cơ sở" từ hôm 2/8 để tuyên truyền, bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông hòng đầu độc nhận thức của cánh sĩ quan và binh lính các đơn vị cơ sở.

Tham gia đợt tuyên truyền xuyên tạc sự thật này có Khương Hán Bân, lon Thiếu tướng, giáo sư thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc và Âu Kiến Bình, lon Đại tá, Giám đốc sở Nghiên cứu xây dựng quân đội Trung Quốc.

Bộ đôi một tướng, một tá quân đội Trung Quốc này xuống các đơn vị cơ sớ ở Bắc Kinh để "tuyên truyền về giấc mộng Trung Quốc và giấc mơ xây dựng quân đội", thực chất là nhồi nhét những nhận thức lệch lạc và hiếu chiến: 

"Thế giới này chỉ thuần phục kẻ mạnh, không thuần phục kẻ yếu", "Trung Quốc phải tranh Biển Đông và Điếu Ngư (Senkaku) quyết không thể nhượng bộ"?!

Image
Âu Kiến Bình


Khương Hán Bân tiếp tục luận điệu sai trái và bóp méo trắng trợn sự thật, lịch sử cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế ở Biển Đông, tiếp tục nhận xằng "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nói rằng trong số 53 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa thì "Việt Nam chiếm giữ 29 điểm, Philippines chiếm giữ 9 điểm, Malaysia 3 điểm, Indonesia và Brunei mỗi nước chiếm giữ 1 điểm".

Trong khi ông Bân thao thao bất tuyệt về vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông và Biển Hoa Đông thì Âu Kiến Bình tập trung tuyên truyền sức mạnh của quân đội Trung Quốc.

Ông Bình cho rằng, lục quân Trung Quốc hiện nay riêng binh chủng tăng - thiết giáp có thể xếp vào top đầu thế giới trong khi hải quân Trung Quốc liên tục tăng cường các chiến hạm mới.




Hình ảnh mô phỏng hoạt động của siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford của Hải quân Mỹ

Trong bối cảnh siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford của Hải quân Mỹ sắp đi vào hoạt động, trả lời tờ Nhân dân Nhật báo, nhà phân tích quân sự Trung Quốc - Du Wenlong nhận định quân đội nước này đủ khả năng chống chọi với đối thủ từ Mỹ.

Siêu tàu sân bay lớp Ford được kỳ vọng trở thành lực lượng thay thế lớp Nimitz – loại tàu sân bay lớn nhất hiện đang phục vụ trong Hải quân Mỹ.

Nguồn tin từ Lầu Năm Góc tiết lộ tàu sân bay USS Gerald R Ford được thiết kế lớn gấp 3 lần so với tàu USS Nimitz cùng lượng choán nước là 112.000 tấn. Ngoài ra, với khả năng chuyên chở số lượng lớn máy bay không người lái như X-47B, Hải quân Mỹ có thể triển khai hàng loạt các cuộc không kích từ siêu tàu sân bay lớp Ford.

Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc - Yin Zhou cho biết trong tương lai, khả năng siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford của Mỹ sẽ được triển khai tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Để chuẩn bị cho kế hoạch hoạt động của tàu sân bay lớp Ford, cựu Tổng thống Mỹ - George W Bush từng yêu cầu quân đội nước này sân dựng một khu cảng mới tại đảo Guam. Theo ông Yin, mặc dù, thông tin USS Gerald R Ford được trang bị X-47B chưa được kiểm chứng, song chắc chắn quân đội Mỹ sẽ đưa các thế hệ máy bay không người lái vào hoạt động trên siêu tàu sân bay.

Chuyên gia phân tích quân sự Du Wenlong cho rằng quân đội Trung Quốc có thể xây dựng hàng loạt phương án đối phó với siêu tàu sân bay USS Gerald R Ford trong trường hợp xảy ra xung đột.

“Đây là loại tàu sân bay có khả năng triển khai vũ khí tàng hình và không chiến mạnh mẽ song nó vẫn chỉ là một tàu sân bay”, ông Du nói.

Do đó, tàu sân bay USS Gerald R Ford hoàn toàn có khả năng bị phát hiện khi hoạt động trong tầm bắn của quân đội Trung Quốc. Ngoài ra, để hạ lực lượng máy bay không người lái X-47B triển khai trên siêu tàu sân bay lớp Ford , theo ông Du, quân đội Trung Quốc nên chuyển sang phương án tấn công bằng xung điện từ.

Ngoài ra, ông Du cho rằng trong số 5 cuộc thử nghiệm hạ cánh trên tàu sân bay USS Gerald R Ford, máy bay không người lái X-47B đã 3 lần gặp thất bại. Đồng nghĩa với việc Hải quân Mỹ sẽ phải giải quyết hàng loạt vấn đề kỹ thuật trước khi đưa lực lượng máy bay không người lái hoạt động trên USS Gerald R Ford tham gia một trận chiến thực sự.



ĐỌC TIẾP:
:!: TIN MỚI

:!: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG)
:arrow: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG) by Đặng Chí Hùng
:arrow: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG) by Huỳnh Tâm

:mrgreen: CHINA - US War:
:mrgreen: CỘI NGUỒN của sự DIỆT VONG - là KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT của LOÀI NGƯỜI

No comments:

Post a Comment