Sep 16, 2012

• Tranh chấp lãnh thổ tại châu Á có thể gây ra Chiến Tranh

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo
Tranh chấp lãnh thổ tại châu Á có thể gây ra Chiến Tranh
by Đức Tâm - Chủ nhật 16 Tháng Chín 2012

Image

Image



Những người biểu tình chống Nhật tại Thành Đô ngày 16/09/2012. Dòng chữ trên biểu ngữ bên phải: "Hãy khởi chiến với Nhật Bản!" REUTERS/Jason Lee

Hôm nay 16/09/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản trong vòng công du châu Á. Tại Tokyo, khi được hỏi về căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc, đối với quần đảo Senkaku / Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ bày tỏ sự lo ngại là tranh chấp lãnh thổ tại châu Á có thể dẫn đến chiến tranh.
Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tuyên bố : « Tôi lo ngại khi nhìn thấy các nước có những hành động khiêu khích khác nhau và điều này có thể dẫn đến những bạo lực và cuối cùng là dẫn đến xung đột ». Ông Panetta nhấn mạnh : « Cuộc xung đột này có thể còn lan rộng ra ».

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiến hành vòng công du châu Á trong bối cảnh từ vài ngày qua, các cuộc biểu tình chống Nhật đã xẩy ra ở nhiều thành phố Trung Quốc. Căng thẳng đã tăng thêm một nấc sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua lại một số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và khẳng định là Bắc Kinh có chủ quyền đối đối với các hòn đảo này. Ngày mai, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ hội đàm với đồng nhiệm Nhật Bản, trước khi ông lên đường sang Trung Quốc.

Các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng làm cho Hoa Kỳ quan ngại khi mà Trung Quốc không chấp nhận từ bỏ các đòi hỏi về chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích vùng biển này. Quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực như Việt Nam và Philippines cũng đang căng thẳng.

Hà Nội và Manila tố cáo Bắc Kinh có thái độ quyết đoán và hù dọa trong các tranh chấp chủ quyền.

Hoa Kỳ tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo, nhưng ủng hộ các nước ASEAN xây dựng một bộ luật ứng xử tại Biển Đông. Mặt khác, Washington nhấn mạnh là Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc bảo đảm tự do thông thương hàng hải ở Biển Đông.




Biểu tình chống Nhật Bản tiếp tục lan rộng tại Trung Quốc
by Thanh Hà - Chủ nhật 16 Tháng Chín 2012

Image



PHƠI BÀY SỰ THẬT “ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA”, KẾT TỘI THỦ PHẠM “ĐẠI CÁCH MẠNG VĂN HÓA” by Long - 9/14/2012 - 6.9.2012 - Tác giả: 46 ông già lịch sử ở hai thành phố Thành Đô và Trùng Khánh - Người dịch: Quốc Thanh
viewtopic.php?f=24&t=612

Biểu tình trước lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải ngày 16/09/2012 với ảnh Mao Trạch Đông và cờ Trung Quốc. REUTERS/Aly Song

Hàng ngàn người phẫn nộ tiếp tục biểu tình tại nhiều thành phố ở Trung Quốc để phản đối Nhật Bản mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bạo động đã xảy ra tại một số nơi. Thủ tướng Noda kêu gọi Bắc Kinh bảo đảm an ninh cho công dân Nhật.

Ngày 16/09/2012, tại nhiều thành phố, hàng ngàn người Trung Quốc tiếp tục xuống đường chống đối việc Nhật Bản mua lại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nơi đang có tranh chấp chủ quyền. Đây là ngày thứ hai liên tiếp phong trào bài Nhật dấy lên ở nhiều nơi. Đài truyền hình Hồng Kông cho thấy hình ảnh cảnh sát chống bạo động Thẩm Quyến dùng hơi cay để giải tán đám đông trogn lúc đoàn người biểu tình giương cao những khẩu hiệu đòi có một « cuộc tắm máu » ở Tokyo.

Ở Quảng Châu, đã có khoảng 1.000 người xuống đường, đốt cờ Nhật và đập phá một khách sạn sát cạnh tòa lãnh sự Nhật. Tại Thượng Hải, 1.500 người cầm cờ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông tiến tới lãnh sự quán Nhật nhưng đã bị cảnh sát Trung Quốc chận lại. Cả ngàn người người trở lại đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh. Cho dù đã được cảnh sát chống bạo động bao vây và bảo vệ nhưng người biểu tình Trung Quốc vẫn tìm cách ném chai lọ vào tòa đại sứ Nhật. Tại đây, có những người chửi rủa Nhật Bản, lại có người hát quốc ca Trung Quốc.

Tuy nhiên theo nhận xét của AFP phần lớn thông tin về các cuộc biểu tình bài Nhật đã không được các phương tiện truyền thông Trung Quốc đăng tải. Một vài tờ báo hiếm hoi đề cập đến chủ đề này, chủ yếu là để kêu gọi người dân « kiềm chế » bởi vì theo như tờ Thanh Niên Nhật Báo của Trung Quốcsố ra ngày hôm nay 16/09/2012 « đốt phá nhà cửa, xe cộ để bày tỏ phẫn nộ không phải là những hình ảnh của một xã hội văn minh ». Ngoài ra những thông tin trên mạng internet của Trung Quốc về làn sóng chống Nhật Bản kể trên cũng bị các cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc chận lại. Theo giới quan sát, đây là dấu hiệu cho thấy chính quyền Bắc Kinh rất lo ngại phong trào tự phát nói trên vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền.


Thông tín viên đài RFI từ Bắc Kinh, Delphine Sureau gửi về bài tường trình :

« Thượng Hải, Nam Kinh, Trùng Khánh và đương nhiên là Bắc Kinh : các cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã diễn ra tại hầu hết các thành phố lớn của Trung Quốc. Xe hơi và nhà hàng Nhật Bản trở thành mục tiêu tấn công. Tình hình tại thủ đô Bắc Kinh đặc biệt căng thẳng : người biểu tình tập hợp trước sứ quán Nhật để phản đối một cách thô bạo việc Tokyo quốc hữu hóa quần đảo Điếu Ngư. Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc đã vất vả trong việc kềm chế người biểu tình. Đương nhiên các cuộc xuống đường phản đối chủ quyền của Nhật đối với quần đảo có tranh chấp đã được nhà nước cho phép nhưng cảnh sát Trung Quốc luôn bám sát theo các đoàn biểu tình.

Bày tỏ phẫn nộ của dư luận được coi như là một tín hiệu gửi đến Nhật Bản. Nhưng trong bối cảnh các cuộc biểu dương lực lượng của người dân Trung Quốc đang lan rộng, Bắc Kinh dường như muốn làm hạ nhiệt tình hình. Ngay từ chiều hôm qua 15/09/2012 hình ảnh các cuộc biểu tình đã bị gỡ khỏi các trang internet. Đài truyền hình nhà nước không hề đả động đến các cuộc biểu tình trong ngày. Bắc Kinh muốn làm chủ tình hình và bảo đảm ổn định trong xã hội. Đó là mục tiêu quan trọng hơn bao giờ hết vào thời điểm Trung Quốc chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho một thế hệ lãnh đạo mới ».

Về phía Tokyo, hôm nay Thủ tướng Yoshihiko Noda kêu gọi Trung Quốc bảo đảm an ninh cho các kiều dân, các cơ sở kinh tế của Nhật Bản trước làn sóng bài Nhật ngày càng lan rộng. Hai nhà máy của tập đoàn điện tử Panasonic tại Thanh Đảo và Tô Châu cùng với nhiều đại lý của hãng xe Toyota tại Trung Quốc bị đốt phá trong hai ngày qua. 


No comments:

Post a Comment