Sep 20, 2012

• NƯỚC MẮT NÀO KHÓC NƯỚC THƯƠNG DÂN


NƯỚC MẮT NÀO KHÓC NƯỚC THƯƠNG DÂN
by Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Chuyển by THUCSVN1




Nước mắt nào cho dân tôi, 
Đang bơ vơ khắp nẻo đời,
Nước mắt nào cho dân tôi,
Đang trầm luân trong đêm tối. 
PRAGUE, MỘT CHUYẾN VIẾNG THĂM 
Tim đau oằn thắt máu sôi sục lòng,
"Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư" 


Lời Tiền nhân còn đó, nhưng nay giặc thù phương Bắc tràn sang như thác đổ, cướp Hoàng Sa, thác Bãn Giốc, Ải Nam Quan, chiếm đóng Tây Nguyên. Mộng thôn tính nước Nam từ ngàn năm trước, mộng Đại Hán đã thành, bởi chúng đã đào tạo và dựng nên tập đoàn tay sai thái thú tại Ba đình. Còn đâu nữa giang san nước Việt, dãy sơn hà gấm vóc được dựng nên bởi xương máu của tiền nhân. Nay dân ta phải bỏ nước ra đi, tuổi trẻ Việt Nam phải bán sức lao động trên khắp cùng thế giới, thân mệnh Mẹ Việt Nam bị banh xé tả tơi. 

Praha, Prague, Prag, là tên gọi của Thủ Đô nước Cộng Hoà Tiệp Khắc. Công Hoà Tiệp Khắc là một Quốc gia nhỏ nằm về phía Đông của Paris vào khoảng 1 giờ 45 phút bay. Chuyến bay cuả hãng Hàng không Wings đáp xuống Phi Trường Prague lúc 6 giờ chiều. Phi trường nối liền Terminal 1 và Terminal 2, tương đối khá nhỏ so với các Phi trường Quốc tế khác. Sinh ngữ dùng ở đây thuần túy là tiếng điạ phương Czech. 

Anh văn giới hạn còn Pháp văn thì không có chổ đứng. Prague thu hút nhiều du khách về những di tích lịch sử thắng cảnh trữ tình và cổ kính, Thành phố chia làm hai khu, Khu mới (Newtown) và Khu cũ (Old town) qua kiến trúc. Tại khu Oldtown, du khách được xem những nhà thờ cổ xây từ Thế Kỷ 13 với lối kiến trúc rất đẹp. Từ trên những đồi cao du khách có thể nhìn thấy toàn diện thành phố Prague với những mái nhà lợp bằng ngói đỏ nhô lên như ngàn ngọn nến. Một giòng sông uốn khúc bao quanh thành phố thơ mộng không kém giòng sông Seine Paris, về đêm du khách vẫn tấp nập. Những tòa lâu đài trên đồi với ngàn ánh đèn chiếu sáng thật lộng lẫy nguy nga. Prague có khá nhiều cây cầu bắc ngang sông để vào thành phố. Tuy nhiên cây cầu nổi tiếng nhất là cầu Charlie. «Charlie bridge» là di tích lịch sử do thái tử Charles IV xây vào thế kỷ thứ 13. Hai bên đầu cầu là 2 tháp chuông khá cao khoảng hơn 5 tầng lầu. Từ trên lầu cao nhất có thể thấy toàn bộ thành phố Prague. 

Chiêm ngưỡng sự vươn mình của Prague, một đất nước vừa tròn 20 năm thoát ách độc tài Cộng sản. Nhìn người mà nghĩ đến ta, Nghe tim nhỏ lệ sót xa cõi lòng.Trong muôn ngàn ánh đèn màu hoa lệ của Thủ Đô Prague có những giọt nước mắt của dân tôi trên khắp nẻo đường phiêu bạt . Xa xa chừng vài trăm mét là có một quán nhỏ của người Việt Nam.Người Việt ở đây đa số làm việc tất bật, ánh mắt trầm buồn như chứa đựng nỗi lòng âu lo sâu lắng. Phần đông là đồng bào miền Bắc, một số là du học sinh, thành phần xuất khẩu lao động, xin định cư ở lại Prague sau khi chế độ Cộng Sản Tiệp Khắc sụp đổ. Đó là số người may mắn vì có giấy tờ chính thức, số người này không nhiều lắm, so với lớp trẻ sau này tuổi từ 18 đến 30. đi theo chương trình xuất khẩu lao động, và mua Visa kinh doanh nhưng thực tế các em sang đây đi làm thuê. 

Nhà cầm quyền Hà Nội khai thác phương cách mới để thực hiện việc cai thầu lên xương máu và sức lao động của tuổi trẻ Việt nam,bằng cách bán lọai Visa kinh doanh cho những người muốn sang Tiệp Khắc. Bị cám dỗ bởi sự vẽ vời của những nhà môi giới, vì sự sống và muốn chạy trốn khỏi chế độ Cs, đành tìm đến nơi này để bán sức lao động rẻ mạt còn bị đối xử phân biệt, kỳ thị rẻ khinh của người bản xứ, người lao công Việt nam phải sống cúi mặt lặng lẽ chịu đựng, trước cảnh thờ ơ của Sứ qúan Việt cộng,đã vậy còn bị chính tập đoàn này bốc lột thảm thương. 

Sau 20 năm chuyển mình khi chế độ Cộng sản sụp đổ,Tiệp Khắc và CS Việt Nam không còn " cái tình Cộng Sản anh em môi hở răng lạnh " Sứ quán Việt Cộng nơi này thu hẹp trong phạm vi là cai thầu công nhân bằng chính sách sưu cao thuế nặng, một tổ chức buôn người, một đại lý lậu thuế, một sự lừa đảo cực kỳ tinh vi, chỉ có thể phát minh bởi tập đoàn Việt gian Cộng Sản,Chính phủ Cộng Hòa Czech không sao hình dung được tội ác sừng sửng trước ánh sáng mặt trời của nhà cầm quyền Mafia Cs Hà Nội. Sau hai ngày thăm viếng khá đầy đủ đồng bào Việt Nam sống chung quanh Thành phố Prague, chúng tôi Balô khăn gói lên đường,đi đến Khu Trung Tâm Thương Mại SAPA là nơi tập trung nhiều người Việt buôn bán sung túc. 

Sapa nằm cách trung tâm thành phố vào khoảng 45 phút đi xe Bus 198. Chuyến xe bus đưa chúng tôi qua một khu rừng hoang vắng, lên đồi cao và xa dần nhiều khu cao ốc. Chợ Sapa nằm vào trạm sau cùng của chuyến xe bus 198. Bước xuống xe, chúng tôi quan sát thấy hàng chữ SAPA dựng trên 3 cổng ra vào. Phần lớn người dân buôn bán trong Khu chợ Sapa đến từ Miền Bắc Việt Nam. Rất hiếm có người miền Nam hay Trung Việt. 

Chúng tôi như lạc vào gốc chợ của Hà Nội hay Hải Phòng. Có thể nói SAPA là Little Hà Nội. Từ năm 1991 đến nước Pháp với vốn liếng tiếng Pháp bập bẹ, tôi cũng chưa bao giờ cần đến thông dịch. Ở tù gần 1 năm nơi Anh Quốc và hơn 5 năm tù ở Hoa Kỳ, tôi chỉ có thông dịch lúc đứng trước Tòa Án nhưng tại nơi đây - Khu chợ Sapa, nơi nói toàn tiếng Việt Nam nhưng tôi phải cần thông dịch mới có thể hiểu được những từ ngữ do người Cộng Sản phát minh, chẳng hạn như: " Sản phẩm mới tầm cao mới, nhà tròn,Trung tâm áo quần Bò, Bún dọc mùng." Chúng tôi lang thang khắp cả khu chợ để tìm hiểu cuôc sống của người dân tại đây. Tiếp xúc với nhiều thanh niên trẻ tuổi đang làm nghề khuân vác hoặc bán hàng. Các em cho biết vì cuộc sống bên nhà qúa khó khăn nên phải "tha phưong cầu thực". Muốn đến Czech , phải trả mỗi đầu người từ 12,000 (Mười hai ngàn Mỹ kim). 

Số tiền này hoàn toàn đóng cho nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội để được cấp Chiếu khán Kinh Doanh 2 năm. Sau đó muốn ở lại thì phải đóng thêm bốn ngàn Mỹ Kim gia hạn cho 2 năm tiếp. Chúng tôi hỏi các em làm sao có đủ khả năng để đóng một số tiền lớn như vậy, ngoài ra còn phải thuê nhà cửa, chi phí, tiêu dùng... Các em cho biết để có tiền mua Visa đầu tiên là phải cầm cố nhà cửa đất đai, hoặc vay mượn của Ngân hàng với lãi xuất rất cao. Khi sang tới đây, may mắn mỗi tháng kiếm được khoảng $700 hay $800 (Bảy hay tám trăm Mỹ Kim) (tiền mặt) tất cả đều lảnh bằng tiền mặt, có nghiã là làm Noir không có quyền lợi hưu trí, thất nghiệp an sinh xả hội gì cả, và phải làm việc cật lực 7 ngày tuần lễ và mỗi ngày khoảng từ 10 đến 12 giờ. Sau khi trả tiền thuê nhà, ăn uống nhiều lắm là để dành khoảng $200 ( Hai trăm Mỹ kim ) gửi về quê nhà trả nợ và giúp đỡ thân nhân. 

Có người làm không đủ trả nợ. Đôi lúc không tìm ra được việc làm quẫn chí tự tử chết.có người lâm đường cùng phải làm việc phi pháp và bị tù đày, Trong năm qua tại chợ Sapa đã có 3 người treo cổ chết. Chúng tôi cũng tiếp xúc với hai chủ nhân của hai gian hàng ăn nhỏ tại đây, nơi này người chủ quán cũng như khách hàng bàn chuyện quốc sự sôi nổi và thẳng thắn, lên án sự cai trị độc tài của nhà cầm quyền Hà Nội. 

Chúng tôi có hỏi là bà con hiện ở trong gộng kìm của Việt Cộng sao qúy vị có thể phản đối nhà cầm quyền CS một cách "thẳng thừng" như vậy,thì một anh trung niên cười vang và trả lời "Chúng ta cần thoát khỏi sự sợ hãi! nơi này là đất nước tự do, SaPa là khu chợ đôc lập của doanh thương người Việt không liên quan gì tới sứ quán vc, trên nét Vc lập lờ đánh lật con đen treo cờ Cs để đồng bào khắp nơi ngộ nhận chợ Sapa đứng với dù của CS, đây là sự lừa bịp và mị dân, những tên chóp bu Vc như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết có vào đây chỉ là để ăn mày chớ chúng tôi nào có Welcome bọn chúng. Một điều thú vị nhất cho chúng tôi khi được nóí chuyện với người chủ quán Phở Bắc. Em là một trung niên tuổi khoảng trên dưới 40 .Em phân tích rất chi tiết về sự thối nát, cai trị hà khắc và chính sách ngu dân của nhà cầm quyền Hà nội, sự bất mãn của người dân tột độ trước sự xâm lăng của Tàu cộng vì sự hèn nhát bán nước của tập đoàn Đảng CS Việt gian, và kỳ vọng vào một sự thay đổi trong tương lai. Dò hỏi vài thành phần tiêu biểu chúng tôi thấy được nỗi khắc khoải chung của đồng bào đang sống dưới chế độ Cộng sản. 

Vì 85 % những người này bắt buộc phải trở về Việt nam. Mọi người đều thán oán tập đoàn đảng Cộng Sản đang lãnh đạo đất nước bằng tinh thần nô lệ ngoại bang, khép nép trước thế lực xâm lăng nhưng lại quan liêu hống hách và đàn áp dân lành, cai trị bạo tàn lên dân tộc. Đồng bào đang trông chờ vào một sự thay đổi! Đâu đâu chúng tôi cũng nghe tiếng thở dài, ánh mắt đầy tuyệt vọng khổ đau. Sự đợi chờ, nổi đợi chờ thăm thẳm đầy tuyệt vọng. Tôi trách các em sao lại ra đi trong lúc Tàu cộng đang đổ xô ào ạt vào Việt Nam thì các em trả lời: "Thưa cô, chúng cháu nào muốn bỏ nước ra đi, nhưng vì tương lai bế tắc,đất đã bán hết cho Tàu. Ở quê nhà cũng chỉ làm nô lệ ngoại bang, vì mọi đặc quyền đặc lợi của đất nước chỉ nằm trong tay Đảng Cs. Cả một thế hệ chúng cháu chỉ phục vụ cho một tập đoàn cai trị. 

Chúng cháu còn đường nào để sống ở quê hương mình, đành phải ra nước ngoài dầu trăm ngàn vất vả cũng có chút tiền gởi về giúp đỡ mẹ cha lúc gìà yếu ốm đau Chúng cháu sống mổi ngày trong khắc khoải âu lo." Nhìn giọt nước mắt của các em mà lòng tôi se thắt. Tôi nghe những giọt lệ đang chảy ngược vào tim! Đây là thế hệ tương lai, là Tinh hoa của đất nước đang nổi trôi và bị dập vùi thảm thương.Đáng lý ra các em phải có quyền mưu cầu Hạnh Phúc,nhưng cuộc đời của các em,của thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay dưới chế độ Cs như những chiếc lá tả tơi trong cơn lốc xoáy. Bão táp bạo quyền đang vùi lấp tương lai. Trước mắt chúng tôi là một thanh niên mặt mày khôi ngô tuấn tú. 

Em cho biết đã tốt nghiệp Đại học, nhưng bị chèn ép vì không phải là con cháu đảng viên CS, em đành sang đây buôn bán quần áo và rau cải cho người cô để kiếm sống. Chỉ khổ nổi Visa 2 năm sắp hết hạn nếu muốn ở lại em phải xin gia hạn và phải đóng cho Sứ Quán Việt Cộng số tiền 4000 USD (Bốn ngàn Mỹ kim). Thấy chúng tôi đến từ các nước Tự Do các em nhìn bằng sự thèm thuồng và ngưỡng mộ. Cũng trên chiếc Bus 198 chúng tôi chào hỏi một người Việt mà cứ ngỡ là một ông già với mái tóc bạc phơ nhưng hỏi ra ông chỉ mới 57 tuổi. 

Sau vài lời thăm hỏi làm quen chúng tôi được biết ông sắp về lại Việt Nam vì giấy tờ đã hết hạn. Tôi thân mật bắt chuyện với ông: -Chúc mừng anh sắp trở về với Thiên đường xả hội chủ nghĩa, Tự nhiên ông bật cười, nụ cười pha lẩn nổi đắng cay, chua xót. "Thiên đường xả hội chủ nghĩa, cái thiên đường chết tiệt đó tôi đâu muốn về, bất đắc dĩ cùng đường phải chiu thôi chị ơi! Các anh chị được ở nước Mỹ sướng qúa rồi. Chúng tôi chẳng dám mơ Nước Mỹ, một vùng "đất hứa", vùng đất mà người dân Việt Nam khốn khổ không dám ước mơ nhưng nơi này tập đoàn Việt Cộng đang rửa tiền, mua nhà lập nghiệp và bành trướng thế lực khắp cùng nước Mỹ. Chúng tung tiền ra mua chuộc những người nhẹ dạ bất tri,gây chia rẽ và xé lẻ Cộng đồng người Việt Quốc gia, sự nghi kỵ tỵ hiềm đang trùm phủ làm lòng dân rã rời ngao ngán, mềm lòng chiến sĩ thấm thía nổi cô đơn. 35 năm một cuộc chiến vùng lên không ngưng nghỉ dù phải đánh đổi bằng mọi đau thương, 35 năm chôn kín đời người Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Cầu và biết bao Anh Hùng Liệt nữ lẩm liệt cất cao tiếng thét. 

Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thanh Nghiên, Hồ Thị Bích Khương, Đó là những anh hùng tuổi trẻ, Đã bước đi bằng chính con tim. Họ đã hiên ngang trước gông xiềng, Và đang thét kêu gào Dân Chủ. 35 năm cai trị đất nước Cộng Sản đã thành công "biến vượn hóa ra người" và người trở thành những sinh vật biết câm nín ! Tội ác nặng nề nhất của tập đoàn đảng Cộng Sản Việt gian là tiêu diệt Dân Tộc, tiêu diệt mầm sống của con người và đưa cả đất nước vào gông cùm Tàu công. Lịch sử đã chứng minh, từ ngàn năm trước kẻ thù phương Bắc luôn lăm le thôn tính nước ta, để tiến về phía Nam mở rộng biên cương Đại Hán. 

Ngàn năm Bắc thuộc, tiền nhân ta đã viết lên bao trang sử liệt oanh bằng chính máu xương và lòng yêu nước,đã chiến đấu cho sự sinh tồn của Tổ Quốc giữ vững cõi bờ từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Trang sử oai hùng này hôm nay phải lập lại: Vận nước cheo neo cơn sóng dữ, Giữ vững tay chèo qua bão giông. Hỡi ai cùng nhói đau quốc hận, Thắm máu lệ hòa cứu núi sông. Chúng tôi hạnh phúc được uống chén đắng cùng Dân Tộc, để thêm lòng tự tin vào con đường mà những chiến sĩ Quốc gia đã và đang tự nguyện dấn thân. Đó chính là con đường sống còn của Tổ quốc, và để xác quyết một niềm tin mãnh liệt là Dân tộc sẽ vùng lên một ngày gần,chứ không phải vì hận thù qúa khứ hay nặng lòng chống Cộng. Chuyến đi Prague in đậm trong tôi nổi khổ đau pha lẩn lòng kỳ vọng của đồng bào. 

Chúng tôi có trao đổi với các em là phải tự cứu mình trước khi kêu cứu. Con đường duy nhứt để cứu lấy bản thân, gia đình và đất nước là phải can đảm đứng lên làm cuộc Cách Mạng Dân Tộc lật đổ bạo quyền như người dân các nước Đông Âu, điển hình như Tiệp Khắc này. Chúng tôi trở về Paris sau hơn 1 tuần lễ ghé thăm Prague và phát đi nhiều trăm tờ Tâm thư «Cất Cao Lời Kêu gọi lật đổ bạo quyền CS Việt gian, của ông Đào Văn Nghệ, một Đại Tá "quân đội nhân dân". Theo tin tức thăm dò chúng tôi được biết là vài tiếng đồng hồ sau đó sứ quán Việt Cộng ở Prague đã có những tờ truyền đơn này, Cùng phát truyền đơn với chúng tôi hơn tuần lễ ở Prague còn có 2 em trẻ. 

Một em 25, một em 27 tuổi với tinh thần hăng say nhiệt huyết, các em đã bất chấp hậu qủa sẽ bị CS trả thù gây khó dể, Những gì đến đã đến! Hai em bị Sứ quán Việt Cộng đuổi bắt, buộc phải trở về Việt Nam,một cuộc lẩn trốn đầy ngọan mục và nước mắt Cuối cùng chúng tôi đã sắp xếp và đưa các em đến Paris an toàn nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của một người chiến hữu. Hiện nay các em đang xin quyền tỵ nạn chính trị tại Paris. Đến Paris chúng tôi phát hiện một trong hai em có chứng bệnh lạ trong người. Trên thân thể của người con gái tuổi thanh xuân có những vết thẹo lồi lõm vắt ngang như những con sâu trông rất kinh dị. Đó là hậu qủa của những tháng ngày làm Osin (nô lệ) ở Đài Loan, hậu qủa cuả cuộc đời trước muôn ngàn bão táp. Chuyện gì thật sự đã đến với các em?. Hỡi những cô gái Việt, những tấm băng trinh của người mẹ Việt Nam. 

Tội ác này ai gây ra cho dân tộc?. Cám ơn Bác Sỹ Phan Minh Hiển đã khám và trị bệnh miễn phí cho các em. Xin tri ân vô vàn người chiến hữu của tôi, người bạn trẻ thân gầy như cây sậy, nhẹ nhàng như hạt bụi của những vì sao, những hạt bụi phũ phàng trong cuồng phong vũ bão, em dang tay cứu giúp đồng bào,với tất cả quyết tâm và bổn phận "lá lành đùm lá rách" nhưng cũng có những chiếc lá rách đang đùm bọc lá tả tơi. Có người hỏi chúng tôi, làm sao có thể tin được các em trong một thời gian qúa ngắn ngủi,nhất là các em là người miền Bắc, người sinh ra và lớn lên dưới chế độ cộng sản Việt gian. Vâng, xin thưa các em qủa thật sinh ra và lớn lên trong chế độ Cs, thậm chí các em chưa từng biết gì về lá quốc kỳ màu vàng 3 sọc đỏ của chúng ta, nhưng khi được chúng tôi giải thích lá cờ máu của Vc chỉ đại diện cho tập đoàn đảng Cs Việt gian bán nước, lá cờ vàng 3 sọc đỏ mới chính là mầu cờ của tổ quốc mầu cờ đã có từ thời của liệt vị Trưng Nữ Vương. 

Các em đã tự động cắt những mảnh giấy vàng đỏ làm thành lá cờ quốc gia, dán vào hành lý trên đường vượt thoát.Sự việc cho thấy chúng ta cần những cán bộ tuyên giác đi sâu đi sát vào lòng dân tộc, giãi thích cho các em, cho thế hệ trẻ Việt nam, biết đâu là chính nghĩa dân tộc đâu là sự gian tà dối trá. Chúng tôi đến với các em bằng tinh thần dân tộc, bằng tính nhân bản của người quốc gia không phân biệt địa phương Nam Trung Bắc không phân biệt Tôn giáo, qúa khứ, kẻ thù duy nhất của dân tộc hôm nay chính là tập đoàn tay sai Tàu cộng bọn việt gian thái thú tại Ba đình. Chúng tôi thống thiết cất cao lời kêu gọi "Hỡi những hào kiệt anh thư, cùng đau cho vận nước, xin hãy bỏ qua mọi tỵ hiềm chia rẽ, xin đoàn kết một lòng trong trận chiến mất còn với tà quyền Hà nội, hầu cứu lấy quốc dân thoát cảnh đời nô lệ,phải chấm dứt nổi quốc nhục, do chính bàn tay và tâm huyết của mỗi người chúng ta" Tổ Quốc trầm luân cơn bể dâu, Anh thư hào kiệt ở nơi đâu? Cho nhau xin một bàn tay ấm, Tiếp sức cùng tôi tận tuyến đầu.

Cuộc chiến này ta quyết giành lại Tự Do,
người ngã gục tiếp sức người tiến bước.


Dân tộc này sẽ không thiếu những Trần Bình Trọng, Nguyễn Thái Học, Phạm Hồng Thái,Trần Văn Bá, và những Anh Hùng Thần Tướng, không thiếu những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân, chỉ thiếu những Nguyễn Trãi, Hưng Đạo Vương, Trần Thủ Độ - những thiên tài chiến lược. Sỹ Phu ơi, hỡi Sỹ phu ơi! Vận nước nỗi trôi đến ngất trời Nước mất nhà tan anh có biết? Bên bờ Tổ quốc lệ tuôn rơi.

Viết xong ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 năm 2010 
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.


No comments:

Post a Comment