Hình ảnh 3D mô phỏng hạm đội mẫu hạm do tàu Liêu Ninh dẫn đầu
Giữa lúc công luận thế giới cảm nhận được nhiệt độ ngoại giao vùng Đông Á, Mỹ Nhật và Trung Quốc như nóng lên sau tuyên bố đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không (ECSADIZ) trên không phận nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư/biển Hoa Đông, thì tiếp theo, Bắc Kinh tuyên bố điều động hàng không mẫu hạm Liêu Ninh rời quân cảng Thanh Đảo, phía đông Trung Quốc, để xuống vùng Biển Đông với 4 tàu khu trục tên lửa hộ vệ bao gồm hai tàu khu trục đạn đạo Type 051C, hai tàu hộ vệ chống ngầm Type 054A cụ thể là các tàu Thẩm Dương, Thạch Gia Trang, Yên Đài và Duy Phường tạo thành cụm tập đoàn hạm đội để gọi là “diễn tập” ở vùng biển này với quy mô chưa từng có.
Trước diễn biến cực đoan như thách thức ấy của TQ, buộc lòng các chuyên gia chiến lược quân sự quốc tế phải đặt câu hỏi: Bao giờ thì đến lượt không phận biển Đông tiếp theo biến thành “ECSADIZ” (vùng nhận dạng phòng không) đặc quyền của Trung Quốc khi Ông Doãn Trác, thiếu tướng hải quân, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, đưa ra thông tin liên quan khi trả lời phỏng vấn của đài truyền hình trung ương CCTV hôm 23/11. Ông Doãn khẳng định rằng Trung Quốc “chắc chắn” sẽ lập các vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, biển Hoàng Hải và các vùng biển có liên quan đến Trung Quốc.
Ông Doãn không giấu diếm mà nói thẳng ra rằng mục đích của Trung Quốc khi lập vùng phòng không là tuần tra, theo dõi, kiểm soát và sử dụng các biện pháp để thực thi pháp luật, nếu các máy bay đối phương không phối hợp hoặc từ chối kiểm soát radar, “một khi đã đi vào vùng trời phòng không của Trung Quốc thì không loại trừ sẽ bị bắn hạ”. (1)
Tham vọng độc quyền “ECSADIZ” (vùng nhận dạng phòng không) của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và biển Đông.
Chắc chắn là trừ Trung Quốc, không một quốc gia nào trong vùng và cả thế giới có thể “nuốt” nổi lời tuyên bố trịch thượng kẻ cả này, từ đó lại thêm một câu hỏi nữa: Là một nước lớn, thành viên thứ 5 thường trực của Hội Đồng Bảo An/LHQ - Trung Quốc dựa vào đâu mà hành xử giang hồ không thấy tinh thần trách nhiệm “bảo an” chút nào cho khu vực và thế giới như vậy?
Tất cả đặc trưng là từ bản chất bành trướng bá quyền và tham vọng “vĩ cuồng” của “đại hán” bất chấp hiện trạng hòa bình ổn định bởi lịch sử ràng buộc chứng minh trong khu vực từ khi chấm dứt thế chiến II.
Manh nha khởi đầu, lợi dụng thế lực quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam (HĐ Paris 1973) Trung Quốc tiến hành cướp đoạt dễ dàng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ trong tay QL/VNCH (có sự đồng tình của CS Bắc Việt) như được khuyến khích,tiếp theo là tuyên bố chủ quyền trên toàn biển Đông - Ở Đông Á với Nhật Bản cũng giống như vậy với nhóm đảo Senkaku thuộc Nhật Bản trên biển Hoa Đông mà cao điểm mới nhất là động thái thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ECSADIZ) trên không phận nhóm đảo Senkaku này bất kể những di luỵ nguy hiểm của nó có thể gây ra xung đột vũ trang, từ đó cho chúng ta thấy Trung Quốc đang tỏ ra ngày càng trở nên hung hăng hơn.
Báo The Economist của Anh số ra ngày 4/5/2013 bình luận. Trong bài blog có tựa đề “Thunder out of China” (TQ ra sấm sét) mục cột báo Banyan chuyên phân tích về tình hình chính trị và văn hóa Á châu điểm lại những cuộc xung đột gần đây nhất của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng liên quan tới vấn đề lãnh thổ, lãnh hải, ngoài hai “địa chỉ” dưới biển ở hướng Đông và Đông Á nêu trên là vụ việc trên bộ ở hướng Tây với Ấn Độ, mà theo đánh giá của The Economist là vụ gây nhiều ngạc nhiên nhất.
Binh lính Trung Quốc vào ngày 15/04/2012 đã ngang nhiên tiến hành dựng trại lấn sâu tới 19km vào bên kia “đường kiểm soát thực tế” (LAC) vốn phân chia Ladakh thuộc bang Jammu & Kashmir của Ấn Độ với Trung Quốc do hai nước chưa đạt được sự thỏa thuận về biên giới. Tất cả những vụ việc trên, Trung Quốc đều nói rằng họ chỉ đáp trả sự khiêu khích và bảo vệ chủ quyền mà thôi. Điều đó khiến các nước láng giềng lo sợ, The Economist bình luận.
Với công bố chủ quyền lãnh hải, rất “láu cá” và thủ đoạn trơ trẻn khi Bắc Kinh biện minh rằng: “Dù luật biển có đưa ra các quy định về các vùng nước và các khu đặc quyền kinh tế xung quanh các đảo, nhưng bộ luật không hề đề cập nói gì về chủ quyền đối với các vùng biển đó,và đó là vấn đề quan điểm riêng của Trung Quốc”!? (2).
Phải chăng Trung Quốc đang tự tin trong hành vi áp đặt “bá quyền” của mình khi tự đắc: Là một quốc gia đã “ hùng cường” về mọi mặt, ai có loại vũ khí gì ta có thứ đó để có thể thách thức mọi thế lực, nhất là Mỹ khi mang tiếng là nền kinh tế số 1 thế giới nhưng đang ngập đầu trong nợ nần với nợ công (Theo số liệu mới được Bộ Tài chính Mỹ), nợ công Mỹ đã vượt trần 16,7 nghìn tỷ USD trước đó, lên mức 17,027 nghìn tỷ USD vào ngày 17/10/2013 đến nỗi CP Mỹ phải đóng cửa đột xuất vì “hết tiền” (Tháng 10/2013). Còn Trung Quốc đã leo lên nền kinh tế hàng thứ 2 thế giới qua mặt Nhật, Đức và đang thặng dư ngoại tệ tính đến cuối tháng 9/2013, dự trữ ngoại hối đạt mức 3.660 tỷ USD. (khá tốt nếu có chiến tranh) (3) & (4)
Liệu nhân dân Mỹ trong lúc “của khó người khôn” một viên đạn giá trị bằng chục trứng gà, có đồng tình? và CP Mỹ có đủ tiền của để khởi động một cuộc chiến đương đầu với TQ khi cuộc chiến ấy không ảnh hưởng trực tiếp hay liên quan mật thiết đến nhân dân Mỹ bên kia Thái bình Dương? Và khi mà Ấn Độ Dương do Ấn Độ và nước Nga vùng vẫy, Đại Tây Dương do Mỹ là chủ nhân ông thì Bắc Kinh muốn “gồng cơ bắp” để Mỹ phải nhường cho Trung Quốc 2/3 Thái Bình Dương cho “Đại Hán” độc diễn xưng danh, xứng tầm với thiên hạ? Trước khi áp đặt bằng sức mạnh “quân sự và áp lực kinh tế” lên toàn Châu Á để thiết lập một trật tự thế giới mới dưới ảnh hưởng tuyệt đối của Trung Quốc thời cận đại dựa trên quyền lực mềm như tạo nên một qui luật “tam quốc chí” (danh phận chi tự). Nghĩa là, chủ quyền hợp pháp không nhất thiết dựa trên sự kiểm soát mang tính trực tiếp, mà như là buộc người đứng đầu mọi quốc gia yếu hơn phải xin thừa nhận sắc phong chịu thần phục. Theo logic đó, TQ toan mở rộng quyền lực của mình vượt khỏi biên giới chẳng những bằng vũ lực mà còn bằng sự cai trị mềm khiến các quốc gia khác phải thừa nhận quyền lãnh đạo của “Đại Hán” như chủ quyền gắn với triều cống ngày xưa.
Tuy nhiên. Thay vì thức thời hòa nhập với cộng đồng văn minh nhân loại lợi dụng kinh tế đất nước đang cất cánh, dùng thặng dư tài chính để nâng cao đời sống đại bộ phận nhân dân TQ đang còn rất nghèo (thu nhập dưới 2 USD/ngày xếp sau Việt Nam và Campuchia) cho bằng với cư dân thuộc địa Ma Cao, Hồng Kong hay lãnh thổ tư bản Đài Loan, tập đoàn CSTQ lại mưu đồ xây mộng “bành trướng bá quyền” bằng mồ hôi nước mắt nhân dân TQ, mặc cho khu vực và thế giới lên án, thậm chí Philippines kiện ra tòa còn không dám ra mặt.
Nếu với tư duy tự tin lạc quan thái quá ấy đại hán TQ coi chừng “già néo bị tréo hay đứt dây” Bởi dù là con nợ đang như chúa Chổm nhưng ngoài đồng minh đắc lực là khối NaTo thì khi Mỹ “lâm trận lớn” những quốc gia vốn vẫn tôn thờ nữ hoàng Anh: Elizabeth, như Canada, Australia và Newzealand khó mà đứng ngoài vòng chiến để không chi viện tại mặt trận Á Châu cùng liên minh Đông Á Mỹ Nhật Hàn. Trong khi phía Tây biên giới giáp Trung Quốc, Nga và các quốc gia SNG (tách ra từ Sô Viết) và Ấn Độ thì cầu mong chế độ CSTQ sớm biến mất trên cõi đời này.
Xem chừng như “mưu bá đồ vương” tóm thâu thiên hạ của đại hán có rất ít cơ may hoàn thành nếu không muốn nói chỉ cần sai lầm trong khoảnh khắc đánh giá đối phương và toàn cục cuộc phiêu lưu đôi khi có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ CSTQ ở lục địa, cho Đài Loan & Hong Kong có cơ hội giải phóng quê hương Hoa Lục – Cũng cầu mong như vậy để toàn dân Việt Nam có cơ hội lật đổ chế độ XHCN thoát ách độc tài của CSVN!?.
ĐỌC TIẾP:
TIN MỚI
HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH (HCM):
HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG)
HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG) by Đặng Chí Hùng
HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG) by Huỳnh Tâm
“Hồ Chí Minh sinh bình khảo” (Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh) - Hồ Tuấn Hùng
Wikileaks: ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC - VIỆT NAM Thành Khu Tự Trị của Hán Cộng (1990-2020)
CHINA - US War:
CỘI NGUỒN của sự DIỆT VONG - là KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT của LOÀI NGƯỜI
Vùng phòng không của Trung Quốc, bài trắc nghiệm cho chính sách của Mỹ ở Châu Á - Anh Vũ
Chiến đấu cơ Trung Quốc tuần tiễu vùng phòng không - Thụy My
Chứng minh Trung Quốc không có cửa trước Nhật-Mỹ - Doremi
Tương quan lực lượng Hải Quân Nhật và Trung Quốc nếu chiến tranh xẩy ra .
Japan PM says ready to be more assertive against China: media
China warns Japan against leading Asia-Pacific toward confrontation
Japan, South Korea Fly Through Disputed Air Space - VOA
"Vùng phòng không" Trung Quốc : Cơ hội vàng cho Mỹ
Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng thực sự đối mặt với nhiều thử thách nghiêm trọng
REUTERS /Chris Meyers/Files
Nhìn về phía Trung Quốc, Bắc Kinh không che giấu nỗi bực tức trước việc 2 chiếc B-52 của Mỹ phớt lờ đòi hỏi của Trung Quốc để bay vào vùng phòng không mở rộng trên biển Hoa Đông, và được Washington giải thích là một hoạt động huấn luyện bình thường.
Nếu Bộ Quốc phòng Trung Quốc phản ứng một cách rất dè dặt, thì cư dân mạng Trung Quốc lại không ngần ngại chế nhạo chính quyền. Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde nhận định từ Bắc Kinh :
« Hai chiếc máy bay B-52 của Mỹ vào hôm nay đã được một số cư dân mạng so sánh với « các con ngỗng trời », tức là loài chim mà người ta nhìn bay qua mà không có phản ứng gì.
Như trong tất cả những vấn đề liên can đến lòng tự ái dân tộc, thì dư luận Trung Quốc thường chia rẽ giữa một bên là những người nghĩ là Trung Quốc chưa bảo vệ đúng đắn quyền lợi của mình, và bên kia những người cho là Trung Quốc đã đi quá trớn.
Quan điểm thứ hai này, đã được một người ký tên là Xiaosizaijiang, bộc lộ trên mạng Vi bác như sau khi nói về sự kiện vùng nhận dạng và phòng không mà Trung Quốc đơn phương thiết lập đã làm Washington và Tokyo nổi giận : « Chúng ta đã làm những chuyện ngoài khả năng của mình và bây giờ phải chịu hậu quả. Chúng ta đang đối mặt với thách thức, và ai cũng đợi xem Bộ Ngoại giao Trung Quốc sẽ tấn công máy bay Mỹ bằng cái miệng của mình như thế nào ».
Các nhà quan sát còn ghi nhận là việc hai chiếc B-52 bay qua '‘vùng nhận dạng và phòng không’' ngoài Biển Hoa Đông còn trùng hợp với sự kiện chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc khởi hành đi xuống vùng biển phía Nam, và sẽ đi qua các vùng đảo tranh chấp.
Hành động thách thức của Hoa Kỳ diễn ra sau khi Bắc Kinh yêu cầu Mỹ đứng ngoài tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Báo chí Trung Quốc, trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ 3, khẳng định là vùng nhận dạng và phòng không mới này không ảnh hưởng đến những chuyên bay bình thường, nhưng đối với những chuyến bay có ý đồ xấu hay khiêu khích, thì tất cả các nước đều phải có phản ứng’. Thế nhưng trước mắt, thì phản ứng chưa thấy. »
Phi cơ B-52 của Mỹ cất cánh từ đảo Guam - U.S. Air Force
Máy bay B-52 của Mỹ đột nhập "vùng phòng không" của Trung Quốc
Vào hôm qua, 26/11/2013, Lầu Năm Góc Hoa Kỳ chính thức loan báo : Hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 không võ trang cất cánh từ đảo Guam, gần Philippines, đã thực hiện một phi vụ huấn luyện bình thường được dự kiến từ lâu. Tuy nhiên, hai chiếc B-52 này đã bay khoảng một tiếng đồng hồ trên vùng phòng không vừa do Bắc Kinh đơn phương áp đặt trên Biển Hoa Đông vào tuần trước.
Hai chiếc B-52 của Mỹ đã bay qua vùng "phòng không" theo cách gọi của Bắc Kinh, nhưng không hề báo trước như đòi hỏi của Trung Quốc. Theo thông tín viên Jean-Louis Pourtet tại Washington, đây rõ ràng là một động thái công khai thách thức Trung Quốc của Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Tokyo – đồng minh của Washington - và Bắc Kinh trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
« Ngay khi Trung Quốc thông báo vào thứ 7 việc thiết lập một vùng nhận dạng và phòng không, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, đã lập tức lên tiếng phản đối, và Nhà Trắng đã đánh giá quyết định của Bắc Kinh là "dễ gây bùng nổ" ».
Khi để cho 2 chiếc B-52 bay qua vùng gây tranh cãi mà không đưa trước kế hoạch bay, Hoa Kỳ có thể là muốn trắc nghiệm phản ứng của Trung Quốc trước cuộc thao diễn quân sự Mỹ-Nhật trong khu vực. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, chuyến bay của hai chiếc B-52, nằm trong kế hoạch thao diễn dự kiến từ lâu, đã diễn ra bình yên, không sự cố.
Cho đến nay, Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo về quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, Washington lo ngại là vùng nhận dạng và phòng không mới của Trung Quốc này có thể dẫn đến xung đột quân sự do tính toán sai lầm hay leo thang trong tranh chấp.
Và nếu Nhật Bản bị tấn công, thì Hoa Kỳ sẽ phải can thiệp đúng theo thỏa thuận phòng thủ ký kết giữa hai nước. Điều mà Tổng thống Obama không mong muốn chút nào là một cuộc phiêu lưu quân sự mới, lần này ở Châu Á, sau khi kết thúc chiến tranh ở Irak và sắp đóng lại trang can thiệp quân sự vào Afghanistan. »
Máy bay B-52 của Mỹ bay qua vùng "phòng không " của Trung Quốc - Creative Commons / US Air Force
Đọ sức trên Biển Hoa Đông : Trung Quốc bất lực trước đòn thị uy của Mỹ
Trọng Nghĩa
« Quân đội Trung Quốc đã theo dõi toàn bộ quá trình bay (của hai chiếc B-52), đã thực hiện trong một thời hạn hợp lý việc nhận dạng và xác định rõ đó là loại máy bay Mỹ nào ». Trên đây là nội dung thông cáo vào hôm nay, 27/11/2013, của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, liên quan đến sự kiện hai pháo đài bay B-52 của Mỹ đã đột nhập mà không hề báo trước vào vùng phòng không mà Bắc Kinh vừa thành lập bao trùm không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Phản ứng này được coi là một lời thừa nhận sự bất lực của Bắc Kinh trong việc buộc nước khác công nhận hành vi đơn phương mở rộng khu vực vùng gọi là « nhận dạng và phòng không » của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên một vùng cho đến nay vẫn được coi là không phận quốc tế.
Các nhà phân tích ghi nhận hai yếu tố trong phản ứng ngắn gọn ban đầu của Bắc Kinh trước hành động rõ ràng là thách thức Washington : Thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc rất thận trọng, tránh đổ lỗi cho Mỹ, đồng thời tìm cách vớt vát thể diện cho Bắc Kinh khi khẳng định rằng : « Trung Quốc có khả năng thực hiện việc kiểm soát hiệu quả không phận của mình ».
Theo giới quan sát, dù không nói ra, nhưng khi quyết định cử hai chiếc B-52 thâm nhập vào vùng phòng không mà Trung Quốc đơn phương quy định trên Biển Hoa Đông, Mỹ đã muốn truyền đạt thông điệp ngầm rằng Washington hoàn toàn không có ý định để cho Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi Hoa Kỳ đang muốn tăng cường ảnh hưởng.
Quyết định của Mỹ, theo hãng tin Pháp AFP, đã gửi một đến Bắc Kinh một lời cảnh cáo rõ ràng rằng Washington sẵn sàng đẩy lùi mọi hành vi bị cho là hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực. Động thái của Mỹ cũng là tín hiệu cho thấy hậu thẫn mạnh mẽ của Mỹ đối với Nhật Bản, hiện đang bị Trung Quốc tranh giành vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Phi vụ không báo trước của hai chiếc B-52 vào hôm qua đã công khai đi ngược lại các đòi hỏi quan trọng nhất của Trung Quốc khi thiết lập vùng phòng không mở rộng trên Biển Hoa Đông. Đó là mọi phi cơ bay qua khu vực này phải nộp trước kế hoạch bay, tự động báo cáo danh tính, duy trì liên lạc vô tuyến và làm theo hướng dẫn của chính quyền Trung Quốc. Nếu không tuân thủ, quân đội Trung Quốc có quyền can thiệp.
Vấn đề đặt ra là quy định vùng phòng không mở rộng là một chuyện, nhưng có phương tiện để buộc nước khác tôn trọng vùng đó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Cần phải có đến nào là phi cơ radar, nào là máy bay chiến đấu có khả năng phản ứng nhanh chóng và bay trên một hành trình dài để ngăn chặn bất kỳ kẻ xâm nhập nào, hay để buộc đối tượng thay đổi đường bay và áp tải phi cơ lạ ra khỏi vùng phòng không. Thông thường, các biện pháp cưỡng chế như trên – mà tột cùng là việc bắn hạ phi cơ lạ - chỉ áp dụng trên không phận của nước có liên quan.
Sự kiện hai chiếc B-52 của Mỹ thâm nhập vùng phòng không do Trung Quốc áp đặt trên Biển Hoa Đông mà không hề gặp phản ứng có thể được hiểu là vì Bắc Kinh tránh gây sự cố, hoặc là vì quân đội Trung Quốc chưa có khả năng để buộc các nước tôn trọng vùng phòng không của mình.
Trong cả hai trường hợp, câu hỏi đặt ra là phải chăng Bắc Kinh đã xem thường phản ứng của Mỹ, và của cộng đồng quốc tế khi tự động mở rộng vùng phòng không ra ngoài Biển Hoa Đông. Dẫu sao thì trong vụ này, Trung Quốc tự nhiên biến thành kẻ sinh sự, bị Hoa Kỳ tố cáo là đã mưu toan « đơn phương thay đổi nguyên trạng tại vùng Biển Hoa Đông ».
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Quan hệ quốc tế) - Ngày 23/11/2013, Trung Quốc công bố bản đồ tọa độ “khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông”, gồm cả không phận quần đảo Senkaku do Nhật Bản đang quản lý.
Trước đó, Tờ Thiết Huyết tháng 11/2013 đã trích lại bài viết trên tờ Văn Hối nói: 30 năm nữa Trung Quốc sẽ đủ điều kiện chiếm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Ngày 26/11, các báo còn đưa tin Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang với Nhật. Cùng ngày, chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này đã rời cảng Thanh Đảo đến Biển Đông để “nghiên cứu khoa học (tàu sân bay nghiên cứu khoa học gì ở đây?) và tập trận với sự hộ tống của 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm.
Với các diễn biến trên, tình hình xung quanh quần đảo tranh chấp đang ngày càng nóng, mọi việc đều có thể xảy ra.
Ba mươi năm, đó là một khoảng thời gian tương đối dài và đến lúc đó không biết sẽ như thế nào. Nhưng vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, nếu xảy ra một cuộc chiến Trung – Nhật thì ai thắng ai bại?
Chúng ta hãy điểm qua một số phân tích và dự báo về kết cục của một cuộc chiến giả định giữa hai nước của 2 nhà chiến lược quân sự Nga là V. Kashin - chuyên gia thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, chuyên gia Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga kiêm Tổng biên tập Tạp chí “Moscow Defence Brief” và K.Sivkov - Phó chủ tịch thứ nhất Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị Viện Hàn lâm khoa học Nga mới được đăng trên báo Vzgliad (Quan điểm) ngày 18/11/2013 – tức 5 ngày trước khi Trung Quốc công bố cái gọi là “khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông”.
1. So sánh lực lượng
Về nội dung này, ý kiến 2 chuyên gia có những điểm khác nhau. Xin trích dẫn:
a. V. Kashin:
“Trên biển, hiện Trung Quốc không có ưu thế tuyệt đối về số lượng, trong khi về chất lượng thì Hạm đội của PLA kém xa Nhật Bản. “Trung Quốc mới bắt đầu đóng các tàu tương đối hiện đại vào khoảng năm 2007. Tất cả những tàu được đóng trước đó đều là đồ bỏ đi (nếu so với các tàu của Nhật). Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc có thể tạo ra mối nguy hiểm nhất định đối với Nhật Bản, nhưng Hải quân Nhật Bản được xây dựng với định hướng ưu tiên là đối phó với các tàu ngầm, trước hết là với các tàu ngầm của Hạm đội Xô Viết trước đây (cho nên mối de dọa đó đã được giảm thiểu). Tôi (V.Kashin) đã từng được nghe các chuyên gia Mỹ chuyên về chiến tranh trên biển đưa ra nhận xét là – nếu chỉ tính riêng ở góc độ một cuộc chiến chống ngầm thuần túy gồm các yếu tố: kinh nghiệm, trang bị và phương pháp (tác chiến) - Hải quân Nhật Bản còn có mặt trội hơn cả Hải quân Mỹ. Trong khi đó, đối với Trung Quốc, chỉ riêng công tác huấn luyện tác chiến cho các kíp thủy thủ tàu ngầm đã là cả một vấn đề”.
“Trung Quốc hiện đang ở tình trạng tương tự như Liên Xô cuối những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Nước này mới ở giai đoạn đầu xây dựng Hạm đội đại dương, nhưng để làm được điều đó thì thứ nhất – cần phải khắc phục được sự tụt hậu về kỹ thuật. Thứ hai, cần phải có những đột phá trong công tác huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức.
Hạm đội Liên Xô thời kỳ đầu cũng chỉ hoạt động ven bờ, không có khả năng hoạt động độc lập cách xa bờ biển của mình, phải mất hàng chục năm mới trở thành hạm đội hoạt động trên các đại dương. Trung Quốc bây giờ mới chỉ mới chỉ ở giai đoạn đầu của chặng đường đó.
Trong những năm 80, Hải quân Trung Quốc phát triển theo tinh thần Học thuyết phòng thủ ven bờ và theo hướng: thành lập hạm đội duyên hải với số lượng các tàu lớn chỉ ở mức tối thiểu, chủ yếu là các tàu nhỏ (lượng giãn nước từ 10 đến 400 tấn) và một khối lượng lớn pháo binh bờ biển.
Hải quân Trung Quốc mới phát triển từ giữa những năm 90, những tiến bộ về chất lượng cũng mới xuất hiện trong mấy năm trở lại đây. Trung Quốc không hề có kinh nghiệm cũng như trường phái Hải quân riêng nào cho phép họ có thể cảm thấy tự tin (khi đối đầu với Hạm đội Nhật Bản).
Chiến đấu cơ J-10 của Không quân Trung Quốc
b. K.Sivkov:
“Về số lượng thì Lực lượng quân sự Trung Quốc gấp Nhật Bản khoảng chục lần. Quân đội Trung Quốc trong thời bình có 2,5 triệu người, còn Nhật Bản- khoảng 250.000 người. Nhưng trong cuộc chiến tranh giành quần đảo, lực lượng mà hai bên sử dụng chủ yếu sẽ là hải quân và không quân. Để giải quyết các nhiệm vụ tác chiến nếu xung đột xảy ra, Trung Quốc có thể sử dụng từ 400 đến 500 máy bay chiến đấu, khoảng 20 tàu ngầm điện- diesel, 3 tàu ngầm hạt nhân. Ngoài ra, nước này còn có thể đưa vào tác chiến một số tàu tên lửa nhỏ và tàu khu khục mang tên lửa có điều khiển do các đảo này cách không xa Trung Quốc.
Về phía Nhật Bản, để chống lại lực lượng trên, nước này có thể huy động đến 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, khoảng 10 tàu ngầm diezel, khoảng 5 đến 10 tàu phóng lôi và tàu tuần tiễu. Thành phần tác chiến của Hạm đội Nhật Bản sử dụng để bảo vệ các đảo này, về số lượng sẽ chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc”.
Các máy bay của Trung Quốc chủ yếu là các loai máy bay đã lạc hậu. Nếu tính yếu tố chất lượng, Nhật Bản có ưu thế áp đảo. Trung Quốc không có máy bay tuần thám radar trong khi Nhật Bản có các máy bay loại này nên có khả năng kiểm soát không phận và điều khiển tác chiến trên không, và đây chính là ưu thế đáng kể của không quân tiêm kích Nhật Bản.
Nhìn chung, xét tổng thể thì sức mạnh của Nhật Bản và Trung Quốc trên không là tương đương nhau, mặc dù Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng.
Còn về hải quân, các tàu ngầm Trung Quốc có các tính năng kỹ - chiến thuật và công nghệ tương đương với các tàu đầu những năm 70. Có nghĩa là có độ ồn lớn. Nhật Bản có các tàu ngầm hiện đại hơn, ít tiếng ồn hơn và có thể tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại các tàu ngầm Trung Quốc rất hiệu quả. Nhưng thành phần tàu nổi của Trung Quốc, không nghi ngờ gì nữa, vượt trội so với các tàu nổi của Nhật”.
Oanh tạc cơ B-52
Nếu chiến tranh xảy ra vào ngày mai
Kịch bản một (một chọi một) - Ý kiến của 2 chuyên gia trên vẫn hơi khác nhau.
a. V.Kashin:
“Chắc chắn hơn cả, cuộc xung đột giành các đảo sẽ kết thúc bằng một thất bại nhục nhã của Trung Quốc. Nếu hai bên sử dụng lực lượng tương đương nhau, Trung Quốc sẽ phải gánh chịu những tổn thất nặng nề trong khi không thể gây cho Nhật Bản thiệt hại nào đáng kể.
Vào thời điểm hiện tại, Nhật Bản có ưu thế rất lớn cả về trang bị lẫn huấn luyện tác chiến. Còn với Trung Quốc, tất cả các hệ thống (vũ khí) mới đều chưa qua thử nghiệm thực tiễn, trình độ huấn luyện, kỹ năng của bộ đội đang còn là một dấu hỏi. Không những tất cả các loại vũ khí (của Trung Quốc) đều thua kém vũ khí của Nhật Bản mà Trung Quốc cũng không có khả năng tận dụng hết năng lực của các loại vũ khí mà mình có. Chắc chắn là Trung Quốc sẽ thảm bại trước Nhật Bản”.
“Hải quân Nhật Bản rất mạnh. Mặc dù (Hải quân) Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng để có được trình độ (như Nhật Bản), trước hết là trong chiến thuật và huấn luyện thì nước này còn phải mất nhiều năm nữa (có lẽ vì thế mà Trung Quốc dự tính đến năm 2040 mới chiếm lại Sensaku chăng?).
b. K.Sivkov
Không đồng ý với dự đoán như vậy. Theo ông, tổn thất của Trung Quốc quả thực sẽ tương đối lớn, nhưng một mình Nhật Bản sẽ không thể ngăn chặn được Trung Quốc.
“Trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc chủ yếu sẽ tiến hành chiến lược tiến công, trong khi Nhật Bản tập trung vào phòng thủ, và trong trường hợp đối đầu trực tiếp, Trung Quốc có nhiều cơ hội thắng hơn.
Lý do: Trung Quốc có ưu thế đáng kể về lực lượng tên lửa, các tàu phóng lôi và tên lửa có điều khiển, có thể giải quyết nhiệm vụ tiêu diệt các cụm tàu nổi của Nhật và đổ bộ lính (lên các đảo). Do Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng máy bay và quân dự bị (hàng chục lần), Không quân Nhật Bản không thể đánh trả được các đợt tấn công ồ ạt của Không quân Trung Quốc”.
“Về huấn luyện binh sĩ - Trung Quốc không thua kém gì Nhật Bản, và ở một số lĩnh vực nào đấy, có thể còn tốt hơn. Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên, liên tục và chi nhiều tiền để thực hiện nhiệm vụ này.
Vì thế, nếu sự chuẩn bị của hai bên là như nhau thì Trung Quốc có thể giải quyết nhiệm vụ đánh bại các cụm không quân Nhật Bản trên chính lãnh thổ nước họ dù cái giá phải trả là rất đắt, và (Không quân Trung Quốc) cũng sẽ giải quyết được nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không tại khu vực đổ bộ (lên các đảo)”.
Kịch bản hai “hai đánh một”
Trong trường hợp này, quan điểm của 2 chuyên gia trên hoàn toàn trùng nhau – Trung Quốc không có cửa nào.
Nhật Bản, mặc dù quân số của Lực lượng phòng vệ kém PLA Trung Quốc hàng chục lần, nhưng có một ưu thế: đó là có đồng minh Mỹ. Theo Hiệp ước an ninh giữa hai nước thì trong trường hợp Nhật Bản bị xâm lược, Mỹ phải có trách nhiệm can dự. Khác với sự khác biệt về dự báo trong trường hợp “một chọi một”, khi dự báo về kết cục dành cho Trung Quốc nếu đối đầu quân sự với cả Nhật Bản và Mỹ, các chuyên gia đều có một quan điểm chung.
Căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Okinawa
a. K. Sivkov:
“Chỉ riêng yếu tố Mỹ đã hoàn toàn loại trừ khả năng của Trung Quốc tiến hành chiến dịch quân sự ở khu vực các đảo trên. Trong cuộc “đối đầu trực tiếp” (giả định) giữa Trung Quốc và Nhật Bản-Mỹ thì dù Không quân Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng nhưng Không quân của Hải quân Mỹ cùng với Không quân tiêm kích chiến thuật triển khai tại Okinawa sẽ thừa sức để đánh trả các đòn tấn công và gây những thiệt hại không thể chịu đựng nổi cho Không quân tấn công Trung Quốc.
Dĩ nhiên khi đó các sân bay Trung Quốc sẽ bị tấn công bằng các tên lửa có cánh kiểu Tomahawk, phần lớn máy bay (đậu trên sân bay) sẽ bị tiêu diệt, cơ sở hạ tầng cũng sẽ chịu chung số phận, và chỉ trong vòng một đến 2 tuần với sự tham gia của Mỹ, đại bộ phận lực lượng của Không quân Trung Quốc sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Hải quân Trung Quốc, tương tự như vậy, cũng bị đánh tan vì các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ kiểu Los Angeles lúc đó sẽ tham gia – những tàu loại này sẽ “giải quyết” các tàu Trung Quốc một cách nhẹ nhàng.
Vũ khí trên tàu của Trung Quốc tương đối mạnh, nhưng vũ khí phòng không (của các tàu đó) rất yếu, vì thế các tàu này sẽ nhanh chóng bị các tên lửa có cánh của Mỹ phóng từ cự ly ngoài tầm với của các tên lửa Trung Quốc tiêu diệt.
Theo ông Sivkov, nếu Trung Quốc biến những tuyên bố hung hăng thành hành động và xảy ra xung đột quân sự thì cuộc xung đột này chỉ giới hạn trên biển và trên không, sau đó Mỹ đe dọa can thiệp và gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải chấm dứt các chiến dịch quân sự, nhưng thay vào đó là sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh.
Ông này kết luận: “Dù không có sự hậu thuẫn của Mỹ, các Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản vẫn đủ sức giữ các đảo (trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô nhỏ). Nhưng nếu giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn quyết định chiếm các đảo này bằng mọi giá thì (lúc đó) Nhật Bản sẽ không đủ sức. Tổn thất trong trường hợp này như sau: Không quân Trung Quốc sẽ chịu tổn thất đáng kể - khoảng 150 máy bay, còn Nhật Bản sẽ mất khoảng vài chục chiếc. Đến lúc Mỹ can thiệp (và phải can thiệp), thì Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ đại bại.
b.V.Kashin:
“Mỹ không có lập trường rõ ràng về các tranh chấp lãnh thổ, nhưng có điều gì đó xảy ra với Nhật Bản thì dứt khoát Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ có tại khu vực này một cụm quân gồm tàu sân bay G. Washington, lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa, không quân và lục quân tại Hàn Quốc.
Có nghĩa là ngay sát cạnh các đảo tranh chấp, Mỹ đang có một lực lượng quân sự mạnh, kể cả các cụm tàu sân bay tấn công - những tàu này trong trường hợp xảy ra mối đe dọa xung đột thì chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ là đã có mặt ở khu vực tác chiến và tham gia ngay. So sánh lực lượng quá bất lợi cho Trung Quốc và nước này không có một cơ hội nào. Phải còn rất lâu nữa, Trung Quốc còn phải qua một chặng đường rất dài nữa mới có thể trở thành một mối đe dọa thực sự đối với Nhật Bản”.
Vài lời nói thêm
1. Nhật Bản có quyền chủ quyền đối với các đảo này vào cuối thế kỷ XIX, sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất. Sau khi thua trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật mất chủ quyền đối với tất cả các khu vực lãnh thổ chiếm được trước đó, những đảo này nằm dưới quyền tài phán của Mỹ. Đến năm 1972, Mỹ đã trao trả đảo Okinawa và quần đảo này cho Nhật Bản. Chính vì vậy mà Mỹ lại càng không có lý do gì để ngồi nhìn những hòn đảo mà chính mình trao lại cho Nhật lại bị Trung Quốc chiếm đoạt. Ngay từ năm 1943, chủ đề các đảo tranh chấp với Nhật đã được đề cập tới trong hội nghị Cairo năm 1943 với sự tham dự của Tưởng Giới Thạch, Roosevelt và Churchill.
2. Cách đây không lâu (ngày 20/5/2013) báo Lenta.ru có đăng bài với tiêu đề “Đối với Thiên triều (Trung Quốc) – thì bao nhiêu (lãnh thổ) cũng là ít”, trong đó liệt kê một số tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Tinh thần của bài báo là: tham vọng lãnh thổ của “Thiên triều” đối với các nước láng giềng là không bao giờ thay đổi - từ xa xưa, từ Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, thời kỳ Mao, tiền Mao và hậu Mao… Vấn đề là ở chỗ sức của Trung Quốc tới đâu, thủ đoạn gì cũng như đối sách và sức mạnh của các “nạn nhân” như thế nào. Không thể tin vào các câu mà giới lãnh đạo Trung Quốc thường rao giảng về “láng giềng hữu nghị ….” – vốn luôn ngược với những điều mà họ nghĩ cũng như những điều mà họ làm .
3. Ngày 26/11, Trung Quốc đã điều chiếc tàu sân bay duy nhất của nước này (Liêu Ninh) đến Biển Đông để “nghiên cứu khoa học” và tập trận với sự hộ tống của 2 tàu khu trục và 2 khinh hạm. Sau khi vấp phải sự phản đối kịch liệt của các nước có liên quan như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia... trước “khu vực nhận diện phòng không”, Trung Quốc chuyển hướng dọa dẫm sang các nước láng giềng phía nam chăng?
4. Diễn biến mới đáng chú ý hơn cả: Vào lúc 19h00 ngày thứ 2 (25/11- theo giờ bờ đông nước Mỹ - tức sáng ngày thứ ba 26/11 – giờ Việt Nam), 2 máy bay B-52 của Mỹ cất cánh từ sân bay Guam đã bay vào “khu vực nhận diện phòng không” nói trên mà không thèm báo trước cho phía Trung Quốc “theo quy định”.
Đã không hề có một biện pháp “quân sự khẩn cấp” nào được áp dụng, thậm chí phía Trung Quốc cũng đã không tìm cách liên lạc với 2 chiếc máy bay này.
Nói theo cách nói của tờ Wall Street Journal thì bước đi trên đây của Mỹ là “thách thức trực tiếp” đối với Trung Quốc liên quan đến vụ “thành lập khu vực phòng không “…
Tây Phương nhìn về Châu Á qua sự leo thang của Trung Cộng
Á Châu đang bị báo động : Nhật và Trung Cộng đang đấu nhau chỉ vì đảo Senkaku . Người ta đang sợ sự leo thang chiến tranh , đó là lời nói của bà Gudrun Wacker trong bài nói chuyện với đài truyền hình n-tv của Đức quốc . Hai quốc gia đang tranh cải tột bực và Châu Âu cũng đang lo ngại vì Mỹ sẽ tham chiến và con đường buôn bán coi như bị tắt nghẻn !
n-tv : Nhật và Trung Quốc đang đang đấu đá với nhau , chuyện này nguy hiểm như thê´ nào ?
Gudrun Wacker (GW) : Tôi không nghĩ là hai quốc gia bắt đầu cuộc chiến . Nhưng có sự nguy hiểm là có tai nạn xảy ra và làm cho cuộc xung đột rắc rối đưa đến sự leo thang . Nếu có nguy cơ chiến tranh thì đó chỉ là chiến tranh tai nạn (war by accident), là do sự hiểu lầm hay do sự thiếu suy nghĩ . Trung Cộng không có ý nghĩ gây chiến tranh với Nhật, vì Mỹ đã ký kết là đồng minh với Nhật và Mỹ sẽ can thiệp nếu Nhật bị Trung Quốc tấn công .
n-tv: Đã có những cuộc xung đột như thế xảy ra chưa ?
GW: Đã có những vụ xảy ra rồi , máy bay của Trung Quốc nhiều lần xâm phạm không phận của Nhật và bị đuổi ra ngoài , nhưng đây là trò chơi với lửa . Không biết chuyện gì sẽ xảy ra khi tình trạng đi quá trớn . Giữa hai nước không có điện thoại đỏ hay một hình thức nào để báo cho nhau biết về tình hình nghiêm trọng .
n-tv: Người Trung Quốc đã tự vẽ ra một đường ranh không phận của họ và Mỹ đã cho máy bay quân sự của họ bay qua đó mà không cần cảnh báo .Tại sao Mỹ dám khiêu chiến như vậy ?
GW : Người Mỹ muốn dùng B-52 của họ để nói với Trung Quốc rằng : Họ không công nhận lằn ranh giới mà Trung Quốc tự vẽ ra và họ cũng tự cho Trung Quốc thấy rằng họ rất quan tâm về vấn đề này vì họ là đồng minh với Nhật .
n-tv: Sự xung đột xảy ra chỉ vì đánh cá , dầu hỏa và khí đốt như nhiều người đã nghĩ không ?
GW: Về đánh cá và nguyên liệu người ta có thể thỏa thuận nhau được bằng cách ký thõa hiệp nào đó . Tài nguyên không phải là nguyên nhân gây ra sự xung đột . Ở đây là vấn đề thể diện quốc gia , họ muốn được sự công nhận vượt trội và biểu diển sức mạnh .
n-tv: Nước Đức sẽ ảnh hưởng thế nào khi sự xung đột leo thang ?
GW:Nếu thật sự xảy ra chiến tranh thì nền kinh tế Đức sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng . Cả hệ thống thương mãi của Châu Âu đều bằng đường biển qua khu vực này !
n-tv : Tại sao sự xung đột xảy ra lúc này ? Những cái đảo đó đã có từ lâu rồi !
GW:Sự xung đột đã xảy ra từ bao thập niên rồi , chuyện đó liên quan tới sự kiện lịch sử . Nhật cho rằng những đảo này thuộc về Nhật từ năm 1895, vì cho tới thời điểm đó không quốc gia nào lên tiếng là đảo đó là của mình và cũng năm đó Trung Quốc đã thua Nhật trong một trận chiến và là kẻ thắng trận Nhật đã nhận Đài Loan làm thuộc địa . Mãi đến năm 1945 đảo Đài Loan vẫn còn là thuộc địa của Nhật . Những đảo này (Senkaku) nằm rất gần Taiwan và Taiwan lại cũng đòi đảo này như Trung Quốc !
n-tv : Những sự kiên đó có liên quan gì tới cuộc tranh giành trong lúc này ?
GW: Sau khi chiến tranh thứ hai kết thúc Nhật bị bắt buộc phải trao trả những đảo đã mà họ đã chiếm nhưng những đảo nằm rải rác chung quanh Okinawa thì không bởi vì những đảo này đã thuộc vào vòng đai của Okinawa, và được Mỹ quản trị sau thế chiến , cho đến ngày hôm nay Mỹ đã có một căn cứ quân sự ở đó .Vấn đề là người ta phải trả lại những đảo không thuộc về ai hay là những đảo đó có thật sự là đảo hoang hay không , cho đến nay chưa ai trả lời đươc. Trong hiện tại Trung Quốc và Nhật đang tranh cải về vấn đề lịch sử !
n-tv: Tại sao lúc này cuộc tranh giành lại leo thang ?
GW: Sự leo thang cũng có điều tốt ....Có nghĩa là : Cả lãnh đạo Trung Quốc và Nhật đều có tinh thần quốc gia , không một bên nào cố gắng tìm sự thỏa thuận . Trung quốc đang cổ vỏ chống Nhật vì Trung Quốc là nạn nhân của Nhật trong đại chiến thứ hai . Sự liên hệ Đại Hàn và Nhật cũng gặp khó khăn , Đại Hàn và Nhật cũng tranh nhau đảo Dokdo (tên Đại hàn) mà người Nhật gọi là Takeshima .
n-tv: Đại Hàn cũng thấy không phận của mình bị xâm phạm qua đường vẽ không phận đơn phương của Trung Cộng
GW: Không phận này không thuộc về không phận của ai cả .Vì không phận này nằm ngoài không phận quốc gia .Thường thường những máy bay bay qua không phận của nước nào thì phải thông báo , nhưng Trung Quốc chưa thông báo là các máy bay phải làm gì khi bay qua không phận này .
n-tv: Vậy thì không phận này chỉ vẽ ra để biểu dương lực lượng hay sao ?
GW: Trên nguyên tắc thì như thế này : Nhật và Nam Hàn đã thống nhất về vấn đề không phận. Và không phận mà Trung Cộng vẽ ra lấn chiếm cả không phận này . Tại sao lại có không phận mới này , tôi không hiểu nổi .Chúng ta nên nhìn vào mấy "cái đầu" của nhà cầm quyền Trung Quốc là ai đã quyết định tạo ra chuyện đó !
n-tv: Bà tiên đoán gì , mọi chuyện sẽ êm lặng trôi qua ?
GW: Bây giờ Trung Quốc và Nhật không ai có ý muốn giải quyết vấn đề là nên gặp nhau . Nhưng cũng có thể là chuyện sẽ tồi tệ hơn trước khi chuyện trở nên tốt lành trở lại .
Các máy bay chiến đấu FA-18 Hornet trên
tàu sân bay USS George Washington.
Mỹ, Nhật tập trận hải quân lớn gần vùng phòng không Trung Quốc
Cuộc tập trận hải quân thường niên quy mô lớn tên gọi AnnualEx 2013 giữa hạm đội 7 của hải quân Mỹ và lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản có sự tham gia của hàng chục tàu chiến, các tàu ngầm và máy bay.
Hàng không mẫu hạm USS George Washington của Mỹ đã được điều động tới vùng biển ngoài khơi đảo Okinawa, Nhật Bản để tham gia cuộc tập. Tàu sân bay lớp Nimitz này đã trở lại trạng thái tác chiến sau khi tham gia hoạt động cứu trợ bão Haiyan tại Philippines gần đây. Theo hải quân Mỹ, cuộc tập trận nhằm kiểm tra khả năng đối phó tương tác hiệu quả với việc bảo vệ Nhật Bản hoặc một cuộc khủng hoảng khu vực hay tình huống bất ngờ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hải quân Mỹ cho hay cuộc tập trận diễn ra tại vùng biển cách quần đảo Okinawa ở cực nam của Nhật Bản khoảng 300 km về phía tây nam. Đây là vùng tiếp giáp với vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc công bố thiết lập hồi tuần trước.
Giới chức Mỹ nói rằng cuộc tập trận này đã được lên kế hoạch từ lâu, trước thông báo về ADIZ của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc tập trận năm nay được chú ý trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng sau tuyên bố về ADIZ của Bắc Kinh.
Sau Mỹ, phi cơ quân sự Nam Hàn, Nhật bất chấp vùng phòng vệ của Trung Cộng: Cuộc chiến tranh ngôn ngữ gia tăng!
by Trần Thị Sông Dinh
by Trần Thị Sông Dinh
Vùng không phận phòng vệ mới mà Trung quốc vừa tuyên bố đơn phương vào thứ bảy qua. Photo courtesy: Washington Post
Cuộc chiến tranh ngôn ngữ gia tăng và ủy ban nghiên cứu chính sách của đảng Dân Chủ Tự Do của thủ tướng Shinzo Abe yêu cầu TQ rút lại vùng không phận phòng vệ nói trên và cho rằng TQ đang theo đuổi chính sách “bành trướng phi lý”.
Cali Today News – Các phi cơ của Nhật và Nam Hàn đã bay qua vùng không phận phòng vệ mới mà Trung quốc vừa tuyên bố đơn phương vào thứ bảy qua, và không báo cho Trung quốc biết trước. Đây là một sự bất chấp, coi thường và thách thức TQ.
Hôm trước, Mỹ cũng cho 2 chiếc B52 không vũ trang bay qua khu vực này mà cũng chẳng báo cho TQ biết.
Quyết định tuyên bố đơn phương của TQ về vùng phòng vệ này không chỉ nhằm vào việc cưỡng đoạt không phận của đảo Senkaku/Điếu Ngư mà còn thách thức sự thống trị của Mỹ trong vùng này.
Hôm nay, TQ bác bỏ đề nghị của Nam Hàn yêu cầu TQ xem lại vùng không gian phòng vệ nói trên, nhưng TQ đã bác bỏ yêu cầu của Nam Hàn. Hai công ty hàng không dân sự lớn nhất của Nam Hàn cũng tuyên bố bất chấp lệnh nói trên của TQ.
Phó TT Joe Biden của Mỹ chuẩn bị công du qua các quốc gia nói trên, cũng vì mục đích tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này.
Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao TQ yêu cầu các hãng hàng không của các quốc gia hợp tác để có được trật tự và an toàn hàng không, nhưng Bộ Trưởng Nội Các của Nhật tuyên bố là các tàu thuyền và máy bay tuần tra của Nhật vẫn tiến hành bình thường trong khu vực này.
Nam Hàn cũng cử các phi cơ bay qua đảo đá ngầm Ieodo mà Trung Quốc gọi là Suyan, hiện do Nam Hàn cai quản, mà TQ tuyên bố là của họ. Nam Hàn xây một trạm nghiên cứu biển trên đảo này.
Khi được hỏi về chuyến bay của Nam Hàn qua đảo này thì phát ngôn nhân Ngoại giao TQ tuyên bố là Bắc Kinh biết chuyện này.
Phản ứng của Nam Hàn đối với TQ về vụ này khá im lặng và điều này cho thấy Nam Hàn muốn kết thân hơn với TQ và muốn “lạnh giá” với Nhật Bản. Phó Bộ trưởng Quốc Phòng Nam Hàn nói với mộït viên chức quân sự cao cấp của TQ là vùng không phận phòng vệ mới của TQ tạo ra căng thẳng quân sự trong vùng và yêu cầu TQ rút lại.
Phiá TQ cho rằng Nhật đòi hỏi TQ rút lại vùng nói trên là vô lý vì Nhật đã thiết lập vùng này vào năm 1969. Nếu muốn TQ rút lại, thì Nhật nên rút lại trước, và chờ 44 năm sau, TQ sẽ xem xét rút lại.
Cuộc chiến tranh ngôn ngữ gia tăng và ủy ban nghiên cứu chính sách của đảng Dân Chủ Tự Do của thủ tướng Shinzo Abe yêu cầu TQ rút lại vùng không phận phòng vệ nói trên và cho rằng TQ đang theo đuổi chính sách “bành trướng phi lý”.
Một vùng rộng lớn từ biển đông bắc, Hoa Nam, và Đông Nam Á đều dậy sóng vì thái độ bành trướng của TQ.
Trung Cộng đưa phi cơ chiến đấu vào vùng không gian phòng vệ: Hoàn toàn có thể xảy ra những cú đụng đột bất ngờ ngoài ý muốn.
Theo phát ngôn nhân Shen Jinke của không quân TQ thì TQ đã đưa các máy bay chiến đấu và cả máy bay cảnh báo vào vùng vùng không gian phòng vệ, nhưng không nói rõ là họ đưa các máy bay chiến đấu vào vùng trên vào lúc nào.
Cali Today News – Bản tin của AP đánh đi từ Bắc Kinh hôm nay cho biết là Trung Cộng tuyên bố đưa phi cơ chiến đấu vào vùng không gian phòng vệ, sau khi Mỹ, Nhật, Nam Hàn đưa máy bay vào vùng này mà không hề báo cho Trung Cộng biết, bất chấp việc Trung Cộng tuyên bố vùng không gian phòng vệ vào thứ bảy vừa qua.
Theo phát ngôn nhân Shen Jinke của không quân TQ thì TQ đã đưa các máy bay chiến đấu và cả máy bay cảnh báo vào vùng vùng không gian phòng vệ, nhưng không nói rõ là họ đưa các máy bay chiến đấu vào vùng trên vào lúc nào.
Hiện TQ tập trung cuộc tranh chấp lãnh hải với Nhật, và vùng không gian phòng vệ cũng không nằm ngoài mục đích này.
Theo phân tích của các học giả thì tình hình rất đáng quan ngại vì TQ thì quyết cưỡng bức thực hiện vùng không gian phòng vệ trong lúc Nhật cương quyết phản đối với sự ủng hộ của Mỹ.
Hoàn toàn có thể xảy ra những cú đụng đột bất ngờ ngoài ý muốn.
Trần Thị Sông Dinh
No comments:
Post a Comment