Nov 30, 2013

• B-52 của Mỹ bay qua “vùng xác định phòng không” của Trung Quốc




Image

Hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 của Hoa Kỳ hôm thứ ba vừa bay qua không phận quốc tế nơi Trung Quốc vừa ấn định là vùng xác định phòng không thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Tin từ Ngũ giác Đài hôm thứ ba cho hay các viên chức quốc phòng Hoa Kỳ nói hai phi cơ B-52 chỉ thi hành cuộc huấn luyện thường lệ đã được ấn định từ lâu, trước khi Trung Quốc áp đặt vùng phòng không, và Hoa Kỳ tiếp tục xác định quyền sử dụng vùng trời này, mà Hoa Kỳ coi là không phận quốc tế.

Ngũ Giác Đài cũng cho biết hai phi cơ ném bom chiến lược B-52 cất cánh từ Guam, bay qua không phận vùng quần đảo Senkakư/ Điếu ngư tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc lúc 7 giờ sáng giờ Tokyo, tức 7 giờ giờ Việt Nam, và trở về cùng nơi xuất phát, mà không gặp phản ứng nào của Bắc Kinh.

Hôm qua Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel đã ra tuyên bố rằng hành động của Trung Quốc không thể làm thay đổi phương cách Hoa Kỳ tiến hành những hoạt động quân sự trong khu vực.

Bản tuyên bố xác định: Hoa Kỳ giữ vững những cam kết với các đồng minh và đối tác, tái xác nhận rằng Hiệp ước quốc phòng Mỹ-Nhật được áp dụng cho khu vực quần đảo Senkakư.

Cũng ngày, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ là Đại Tá Steve Warren đã tuyên bố rằng máy bay mang cờ hiệu của Mỹ khi bay qua khu vực mà Trung Quốc mới quy định sẽ không làm những những thủ tục mà Bắc Kinh vừa đưa ra, tức không thông báo cho đài kiểm soát không lưu của Trung Quốc biết tên hãng hàng không, chuyến bay, điểm đến, và tần số liên lạc.


Ba đảo Uotsuri (phía trên), Kitakojima et Minamikojima,
thuộc quần đảo Senkaku/Điếu NgưREUTERS/Kyodo

:mrgreen: Mỹ bất chấp « vùng nhận dạng và phòng không » của Trung Quốc 
Tú Anh - rfi
Không quân Mỹ sẽ tiếp tục các phi vụ trên không phận biển Hoa Đông, không tuân thủ đòi hỏi của Trung Quốc và sẽ tự vệ khi cần thiết. Trên đây là phản ứng của Bộ Quốc phòng Mỹ liên quan đến quyết định áp đặt « vùng nhận dạng và phòng không » gây căng thẳng với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Quyết định đơn phương của Bắc Kinh thiết lập « vùng nhận dạng và phòng không » trên biển Hoa Đông bị lên án gây bất ổn vô ích cho an ninh khu vực.
Siêu cường số một Hoa Kỳ lên tiếng cùng với Nhật không công nhận quyết định của Trung Quốc.

Hôm nay 26/11/2013, trung tá Steve Warren, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố là quân đội Hoa Kỳ không thay đổi bất cứ hoạt động nào trên trên không phận Hoa Đông và các phi công Mỹ không thông báo cho phía Trung Quốc bản đồ phi hành hay tần số liên lạc vô tuyến cũng như không mở máy điện đàm trong khi bay ngang khu vực này.

Bình luận về « vùng nhận dạng và phòng không » mà Trung Quốc thông báo có hiệu lực kể từ ngày 23/11 bao trùm phần lớn biển Hoa Đông , phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ gọi đây là một yếu tố gây « bất ổn » và cảnh báo rằng các phi công Mỹ sẽ phản ứng để tự vệ.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cũng phê phán Trung Quốc gây căng thẳng một cách vô ích thay vì tìm cách giải quyết tranh chấp biển đảo bằng ngoại giao.
Chính quyền Trung Quốc đe dọa là « quân đội sẽ có biện pháp khẩn cấp » nếu phi cơ nước ngoài không tuân thủ yêu sách, nhưng không nói rõ là sẽ có biện pháp cụ thể như thế nào.

Úc phản đối Trung Quốc lập « vùng phòng không »
Hôm nay, 25/11/2013, Úc triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối việc Bắc Kinh đột ngột tuyên bố lập một « vùng phòng không » tại khu vực biển Hoa Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop khẳng định : « Úc bày tỏ rõ ràng quan điểm đối lập với mọi hành động vũ lực hoặc đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông ».
Ngoại trưởng Úc giải thích : « Thời điểm và cách thức mà Trung Quốc đưa ra tuyên bố kể trên không thuận lợi, trong bối cảnh có nhiều căng thẳng hiện nay tại khu vực, và không đóng góp gì vào ổn định tình hình tại khu vực này ».

Từ ba ngày nay, Bắc Kinh đơn phương quyết định áp đặt một « vùng phòng không » tại khu vực biển Hoa Đông bị các nước láng giếng Đông Bắc Á và Hoa Kỳ phản đối.
Phản ứng của Nhật Bản đặc biệt dữ dội, vì vùng phòng không này bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.
Hàn Quốc sẽ thảo luận với Trung Quốc

Ngày hôm qua, 25/11, đài phát thanh Hàn Quốc KSB dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng nước này, theo đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ thảo luận vấn đề này với phía Trung Quốc, trong khuôn khổ cuộc Đối thoại chiến lược quốc phòng song phương ngày 28/11 ở Seoul. Theo Hàn Quốc, « vùng nhận dạng phòng không » mà Trung Quốc đòi hỏi lấn vào không phận Hàn Quốc tại phía tây đảo Jeju, đảo Ieodo và một bãi đá ngầm ở phía tây nam bán đảo Triều Tiên.
Theo đài KSB, « vùng phòng không » mà Trung Quốc đòi hỏi riêng tại đảo Jeju, bao phủ một khu vực rộng 20km và dài 115km tức lấn sâu vào không phận Hàn Quốc đến 2300 km vuông.

Seoul khẳng định không để cho « vùng phòng không » của Trung Quốc ảnh hưởng đến vùng trời thuộc chủ quyền Hàn Quốc và làm tăng thêm mối căng thẳng tiềm tàng giữa hai nước.




(GDVN) - Những chiếc máy bay khởi hành từ căn cứ ở Guam bay vào "khu nhận diện phòng không" do Trung Quốc đơn phương vạch ra và công bố hôm 23/11 lúc 19 giờ sáng ngày 25/11 theo giờ Washington mà không gặp sự cố nào, tờ báo dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho biết.

Theo Wall Street Journal, ngày 26/11, một cặp máy bay B-52 của Mỹ đã bay qua chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc mà không thông báo trước với Bắc Kinh như một thách thức trực tiếp tới quốc gia này sau khi Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "khu nhận diện phòng không".

Những chiếc máy bay khởi hành từ căn cứ ở Guam bay vào "khu nhận diện phòng không" do Trung Quốc đơn phương vạch ra và công bố hôm 23/11 lúc 19 giờ sáng ngày 25/11 theo giờ Washington, tờ báo dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho biết.

Trước đó, Đại tá Steve Warren - người phát ngôn Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ không thừa nhận sự tồn tại của khu vực phòng không mới do Trung Quốc tự ý vạch ra và sẽ không thực hiện theo yêu cầu của Bắc Kinh như báo trước kế hoạch bay, tần số vô tuyến và các thông tin di chuyển khi đi qua khu vực trên.

"Chúng tôi xem nó như là một nỗ lực gây mất ổn định để thay đổi hiện trạng trong khu vực", Đại tá Warren nói.

Hai chiếc B-52, tại căn cứ không quân Anderson ở Guam, cất cánh để tham gia một cuộc diễn tập được gọi là Coral Lightning. Các máy bay này không mang theo vũ khí và không đi kèm với máy bay hộ tống. 

Trung Quốc hôm 23/11 đã công bố tọa độ và bản đồ của cái gọi là "khu nhận diện khòng không" trong nỗ lực tăng cường ảnh hưởng của mình trong khu vực này. Bắc Kinh cảnh báo sẽ phản ứng quân sự đối với các máy bay không tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc khi đi qua khu vực này.


Cái được gọi là "vùng nhận diện phòng không" do Trung Quốc đơn phương vạch ra.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói với Wall Street Journal rằng Trung Quốc đã không liên lạc với những chiếc B-52 khi chúng đi qua khu vực trên. Chúng đã bay trở lại Guam an toàn sau khi kết thúc cuộc diễn tập. 

Sự thành lập một khu vực phòng không trên Hoa Đông, bao trọn quần đảo tranh chấp Senkaku, được cho là một phần chiến lược dài hạn cố gắng dần dần thay đổi hiện trạng ở Hoa Đông, gây khó khăn cho Nhật Bản trong việc thực hiện tuyên bố chủ quyền và khiến Tokyo không thể băng qua giới hạn đỏ kích động một cuộc xung đột quân sự. 

Nhưng một số nhà phân tích cho rằng hành động thái quá trên của Trung Quốc đã không chỉ chọc giận Nhật Bản mà còn cả Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan. 

Các quan chức Mỹ cho biết, họ tin rằng họ đã phải thách thức tuyên bố mới của Trung Quốc để nhấn mạnh rõ ràng rằng động thái trên của Bắc Kinh là không phù hợp. Nhưng nói thêm rằng họ không tin các chuyến bay qua quần đảo Senkaku không báo trước sẽ gây ra một cuộc xung đột quân sự. 

Nhà Trắng cho biết các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cần được giải quyết về mặt ngoại giao.



Hải quân Hoa Kỳ mới đây lần đầu tiên đưa siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford - được cho là sẽ bố trí tại châu Á-Thái Bình Dương - ra biển. Đây là chiếc tàu sân bay liên tục được các chuyên gia quốc tế mang ra cân đo sức mạnh với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Liêu Ninh - suốt thời gian vừa qua với hầu hết nhận định ưu thế nghiêng về phía Mỹ. 

Sau khi trải qua nghi lễ hạ thủy và "rửa tội vào ngày 9/11, cuối tuần qua, USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ tiếp tục “khoe mình” khi lần đầu tiên rời bến đậu tiến ra biển. Chiếc tàu sân bay này sẽ được đưa ra dòng sông James rồi di chuyển đến cầu tàu Newport để tiếp tục những thử nghiệm tiếp theo (dự kiến vào ngày 28/11). Đây là những hoạt động nằm trong chuỗi thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức đưa USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động từ năm 2016.

USS Gerald R. Ford bắt đầu được chế tạo từ năm 2005 tại nhà máy đóng tàu Newport News của tập đoàn Northrop Grumman và hoàn thành bộ khung ở Dry Dock 12 vào tháng 11/2009. Chiếc tàu sân bay, được đặt tên theo vị Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ Gerald R. Ford, có chiều dài 333m, cao 77m, sàn đáp rộng 78m, lượng giãn nước trên 110.000 tấn và có thể chở theo 4.000 thủy thủ đoàn.

Theo các tài liệu quân sự Mỹ, tàu USS Gerald R. Ford (CVN-78) có sức chứa trên 90 máy bay các loại, bao gồm máy bay chiến đấu, trực thăng cảnh báo sớm, trực thăng chống ngầm, máy bay không người lái… Trong đó có chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 và “sát thủ” X-47B. “Máy bay không người lái là một phần của chiến lược sắp tới của chúng ta. Dù nó không thể thay thế máy bay có phi công, nhưng chúng vẫn có vai trò quan trọng”, Đô đốc Thomas J. Moore - người phụ trách dự án tàu sân bay - chia sẻ trên trang military.com.

Ngoài ra, theo khẳng định của Đô đốc Jonathan Greenert thuộc Hải quân Mỹ, chiếc tàu sân bay này còn có khả năng tung ra 220 cuộc không kích mỗi ngày. “CVN-78 thực sự là một tuyệt đỉnh của công nghệ”, ông Jonathan phát biểu trong buổi lễ hạ thủy hôm 9/11, theo Reuters.

Trong thời gian tới, Mỹ còn hạ thủy thêm 2 siêu tàu sân bay loại này vào năm 2025 và 2027. Cả 3 tàu này đều có thể hoạt động tới 50 năm. Nhưng đáng chú ý hơn cả, nhiều nhà bình luận quân sự và chuyên gia phân quốc tế đều đang cho rằng các tàu sân bay này sẽ được Washington bố trí tại châu Á-Thái Bình Dương, như một phần của chiến lược chuyển trục.

Trên tờ Minh Báo (Hong Kong), ông Hoàng Đông - Chủ tịch Hiệp hội Quân sự Quốc tế - nhận định: “CVN-78 sẽ xuất hiện tại châu Á-Thái Bình Dương nhằm thay thế cho USS George Washington (CVN-73)”. Thậm chí, chính Tổng biên tập một tạp chí quân sự Trung Quốc nói với tờ Wen Wei Po rằng: “Tàu sân bay Ford sẽ tác động lớn đến Hải quân Trung Quốc”. Ông này cũng thừa nhận công nghệ tàu sân bay của Trung Quốc tụt hậu 30 năm so với Mỹ.

Riêng về tàu sân bay Liêu Ninh, chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga - ông Vasily Kashin - bình luận trên Đài tiếng nói nước Nga rằng: các thông số mà Bắc Kinh từng loan báo về các đợt thử nghiệm thành công của Liêu Ninh vẫn chỉ dừng ở điều kiện thử nghiệm tốt, thời tiết lý tưởng. Hay nói cách khác, chỉ khi có điều kiện thuận lợi, J-15 mới có thể cất/hạ cánh thành công.

Chính vì vậy, trong thời gian qua, Hải quân Trung Quốc đã liên tục triển khai các hoạt động quân sự trên Biển Đông và Hoa Đông với hàng loạt các cuộc tập trận tăng cường tính phòng thủ và phô trường sức mạnh, mà mới đây là cuộc tập trận Mobile 5 nhằm đào tạo quân đội chống lại tàu sân bay của Mỹ, theo Duowei News.

Song, theo nhận định của tờ Military-Industrial Courier của Nga và tờ Strategy Page của Mỹ, cả Hải quân và Không quân Trung Quốc còn đang rất hạn chế về sức mạnh. Theo đó, nếu xảy ra xung đột, Washington sẽ chỉ bị giảm 10% sức mạnh trong khu vực nếu mất đi một tàu sân bay, trong khi để làm được việc đó, Hải quân Trung Quốc sẽ phải tiêu hao 40% lực lượng. 

Một số hình ảnh về tàu sân bay USS Gerald R. Ford:



Image
Susan Ford Bales con gái cựu tổng thống Gerald R. Ford
đập chai sâm panh khánh thành ngày 9-11


Image
USS Gerald R. Ford được thiết kế gần
như vô hình với radar của đối phương

Image
USS Gerald R. Ford lần đầu ra biển lớn

Image
USS Gerald R. Ford đang được đậu cạnh
người tiền nhiệm tàu sân bay Enterprise

Image
USS Gerald R. Ford sẽ là một trong những
vũ khí đáng sợ nhất của lầu năm góc

Image
Sinh ra để thống trị mọi chiến trường



Diễn Biến Nguy Hiểm tại Biển Hoa Đông
by Vu lep - Đào Văn Bình - (California ngày 25/11/2013)


Trong lúc cuộc tranh chấp chủ quyền về Đảo Điếu Ngư/Senkaku không có dấu hiệu hòa dịu kể từ khi Nhật Bản tuyên bố mua lại ba trong số các đảo này hồi tháng 9/2012, thì vào ngày 23/11/2013 Trung Quốc đơn phương tuyên bố thành lập vùng gọi là Air Defence Identification Zone mà BBC tiếng Việt dịch là “Vùng Nhận Dạng Phòng Không”.

Theo định nghĩa chung của tòan thế giới đây là không phận thuộc chủ quyền của một quốc gia cho nên có bố trí hệ thống phòng không (hỏa tiễn hoặc máy bay tuần thám).

Theo mệnh lệnh của nhà cầm quyền Trung Quốc: Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và duy trì trật tự hàng không, các máy bay nước ngòai bay vào vùng trời này phải cung cấp lịch trình, thông báo rõ quốc tịch và duy trì liên lạc thông tin hai chiều để đáp ứng kịp thời và chính xác các yêu cầu của nhà chức trách Trung Quốc.

Các máy bay nào không tuân thủ sẽ phải hứng chịu các biện pháp phòng vệ khẩn cấp.

Vùng Nhận Dạng Phòng Không này bao gồm một không phận rất lớn, trùm phủ lên vùng Đảo Senkaku, không phận của Nam Hàn, áp sát bờ biển Nhật Bản. Hành động này lập tức gây nên phản ứng mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ và Nhật Bản.

-VnExpress trích dẫn bản tin của AFP về lời tuyên bố của Thủ Tướng Nhật Bản Abe trước quốc hội, "Tôi đặc biệt lo ngại vì đây là một hành động hết sức nguy hiểm, có thể gây ra những hậu quả ngoài ý muốn. Nhật Bản sẽ yêu cầu Trung Quốc kiềm chế, đồng thời chúng ta cũng sẽ tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế".

Còn Ô. Katsunobu Kato, phát ngôn viên của chính phủ Nhật nói rằng, “Quyết định của Trung Quốc không có hiệu lực đối với đất nước chúng tôi".

-Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel - trong một thông cáo báo chí - gọi đây này là “hành động gây bất ổn nhằm thay đổi hiện trạng khu vực. Hành động đơn phương này làm tăng nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai. Ông Hagel nói tuyên bố này của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ không thể nào thay đổi cách Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực.” (BBC tiếng Việt)

-Bộ Trưởng Ngọai Giao John Kerry trong một thông cáo báo chí, tuyên bố, "Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc công bố xác lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không trên Biển Hoa Đông. Hành động đơn phương này là một nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông. Hành động leo thang sẽ chỉ gia tăng căng thẳng ở khu vực và tạo ra các nguy cơ xảy ra xung đột".

-Còn Nam Hàn thì phản ứng nhẹ nhàng hơn và chỉ gọi đây là “hành động đáng tiếc”. Có thể Nam Hàn không muốn mất lòng Trung Quốc hiện giữ vai trò quan trọng trong việc kiềm chế Bắc Hàn.

Trong khi phản ứng của thế giới như thế, Ô. Dưong Ngọc Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói rằng, “Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Nhật Bản chấm dứt toàn bộ các động thái phá hoại chủ quyền lãnh thổ cũng như những lời bình luận thiếu trách nhiệm đánh lạc hướng dư luận quốc tế và gây ra căng thẳng trong khu vực." (BBC tiếng Việt)

Nhận Định:

1) Để thực thi quyển kiểm sóat không phận của mình, Hoa Lục không gì khác hơn là bắn hạ các máy bay quân sự của nước ngòai xâm phạm không phận này để chứng tỏ “Vùng Nhận Dạng Phòng Không” không phải chỉ là lời đe doa suông hoặc nằm trên giấy tờ. Riêng phần Nhật Bản họ có dám đem máy bay chiến đấu tiếp tục bay trên vùng trời Senkaku, vừa để kiểm sóat vừa để xàc định chủ quyền của mình và cũng để thử thách Trung Quốc hay không?

2) Cùng “bài bản” này, liệu một lúc nào đó Hoa Lục có thiết lập một “Vùng Nhận Dạng Phòng Không” trên Biển Đông theo hình thể của Đường Lưỡi Bò rồi cho máy bay chiến đấu cất cánh từ Hải Năm hoặc đưa một hạm đội vào đây đê thực thi chủ quyền lãnh thổ của mình không? Khi đó tương lai của Đông Nam Á ra sao?

3) VOA trích dẫn phát biểu của Ô. Wendell Minnick- biên tập viên Á Châu của tập san Tin Tức Quốc Phòng, cho biết hành động của Trung Quốc rõ ràng là được tính toán kỹ để gây bất ngờ cho Washington. Ông nói, "Loan báo của Trung Quốc dường như là một mưu toan thường được gọi là cắt thịt băm.

Trung Quốc có xu hướng chiếm cứ lãnh thổ hoặc ban hành những qui định mới vào một thời điểm mà Hoa Kỳ có thái độ rất thân thiện với họ. Hoa Kỳ đã cố gắng rất nhiều để cải thiện các mối quan hệ quân đội-quân đội với Trung Quốc. Ông Minnick nói rằng sự chồng lấn giữa hai khu vực phòng không mang lại một số thách thức cho cả Tokyo lẫn Washington. “

4) Có lẽ từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, không một chính trị gia, tổng thống và người dân Hoa Kỳ nào mà không tự hào về vai trò “lãnh đạo thế giới” của Hoa Kỳ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc nói chung, sự hung hăng, hiếu chiến và tham vọng bành trướng lãnh thổ của Hoa Lục ở Biển Đông và Biển Hoa Đông nói riêng - đã khiến Hoa Kỳ giật mình, hối hả “xoay trục”, rồi thấy có vẻ mạnh bạo quá liền đổi qua “tái cân bằng lực lựợng”.

Tất cả những chuyển động đó phản ảnh sự lúng túng, tiến thóai lưỡng nan của Hoa Kỳ trước tình hình mới của thế giới. Cái lúng túng của Hoa Kỳ ở chỗ vừa muốn kiềm chế Hoa Lục lại vừa muốn “hợp tác chiến lược” về cả kinh tế lẫn quốc phòng với Hoa Lục, giống như một người muốn làm ăn buôn bán với bạn nhưng lại muốn đốn ngã ông bạn mình.

Dường như Trung Quốc hiểu được thế lúng túng của Hoa Kỳ cho nên “không sợ” mà cứ từ từ lấn tới.

Sự kiện 23/11/2013 (Vùng Nhận Dạng Phòng Không) đúng như nhận định của Wendell Minnick là thử thách nghiêm trọng - không phải chỉ cho Nhật Bản mà cho cả Hoa Kỳ. Mình là “lãnh đạo thế giới” mà thế giới nát bét hoặc nói chẳng ai nghe thì còn là “lãnh đạo” nữa không?

Không ai phủ nhận vào giờ phút này đây Hoa Kỳ vẫn là siêu cường số 1 về cả hai mặt vũ khí lẫn kinh tế nhưng vị trí “ lãnh đạo thế giới” của Hoa Kỳ đang bị thử thách (challenge). Liệu cái thế ổn định giả tạo ở Biển Hoa Đông và Đông Nam Á kéo dài bao lâu?

Nếu Hoa Kỳ không làm mạnh thì chuyến công du Á Châu và Đông Nam Á của Ô. Obama Tháng 4, 2014 tới đây chỉ có tác dụng “trấn an”. Khi ông ra về rồi thì các nước Đông Nam Á cũng chỉ “thank you” rồi lại phải họp bàn rồi tự lo liệu lấy có khi phải mời Ô. Tập Cận Bình hoặc Ô. Putin qua cho chắc ăn.

Thế “Xuân Thu Chiến Quốc” bây giờ là đây. Khi mình không lo liệu được cho “đàn em” thì “đàn em” phải đi tìm một “đại ca” khác. Ngồi “chờ sung rụng” chết sao?

Đào Văn Bình
(California ngày 25/11/2013)

No comments:

Post a Comment