Nov 24, 2013

• China creates air defence zone over Japanese islands by AFP

China creates air defence zone over Japanese islands
by AFP - Saturday, November 23, 2013

Image taken on September 15, 2010 shows Japan's Senkaku islands

Beijing — Tokyo branded as "very dangerous" a move by Beijing Saturday to set up an "air defence identification zone" over an area that includes Japan's Senkaku islands.

In a move that raised the temperature of a bitter territorial row between the two countries, China's defence ministry said that it was setting up the zone to "guard against potential air threats". 

It later scrambled air force jets, including fighter planes, to carry out a patrol mission Saturday in the newly established zone.
The outline of the zone, which is shown on the Chinese defence ministry website and a state media Twitter account, covers a wide area of the East China Sea between South Korea and Taiwan that includes airspace above the Japanese islands known as the Senkaku.

Junichi Ihara, who heads the Japanese foreign ministry's Asian and Oceanian affairs bureau, lodged a protest by phone to Han Zhiqiang, minister at the Chinese Embassy in Japan, the ministry said in a statement.

He said Japan could "never accept the zone set up by China" as it includes Japanese islands, the statement said.
Ihara also told the Chinese side that such move by Beijing would "escalate" current bilateral tensions over the islands, branding it "very dangerous".
Japan's vice foreign minister Akitaka Saiki plans to summon the Chinese ambassador to Japan, Cheng Yonghua, as early as possible on Monday and state Japan's position on the matter, Kyodo news agency reported.

Chinese Defence Ministry spokesman Yang Yujun said the establishment of the zone, which became operational on Saturday morning, was aimed at "safeguarding state sovereignty, territorial land and air security, and maintaining flight order".

"It is a necessary measure in China's exercise of self-defence rights. It has no particular target and will not affect the freedom of flight in relevant airspace," Yang said in a statement on the ministry's website Saturday.

"China will take timely measures to deal with air threats and unidentified flying objects from the sea, including identification, monitoring, control and disposition, and it hopes all relevant sides positively cooperate and jointly maintain flying safety," he said.

Along with the creation of the zone in the East China Sea, the defence ministry released a set of aircraft identification rules that must be followed by all planes entering the area, under penalty of intervention by the military.


A Japan coastguard handout photo taken on November 2, 2013 shows a Chinese coastguard ship cruising near the Senkaku islets

Aircraft are expected to provide their flight plan, clearly mark their nationality, and maintain two-way radio communication allowing them to "respond in a timely and accurate manner to the identification inquiries" from Chinese authorities.

Shen Jinke, spokesman for the People's Liberation Army Air Force, said late Saturday that it had conducted a patrol of the area using early warning aircraft and fighters.

"The patrol is in line with international common practices, and the normal flight of international flights will not be affected," Shen said.
Four Chinese coastguard boats briefly entered Senkaku waters on Friday, following multiple incursions at the end of October and start of November which revived tensions between Beijing and Tokyo.

Japanese Defence Minister Itsunori Onodera said in late October that the repeated incursions were a threat to peace and fell in a "'grey zone' (between) peacetime and an emergency situation".

He spoke after a report said Japan had drafted plans to shoot down foreign drones that encroach on its airspace if warnings to leave are ignored.
The Chinese defence minister warned Japan that any bid to shoot down its drones would constitute "an act of war".

Sino-Japanese relations have remained at a low-ebb for more than a year as a result of the dispute, which was revived when Japan nationalised three of the archipelago's five islands in September 2012.




Photo courtesy: Chinese Defense Ministry

Trong thời gian qua, sự căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc về vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku đã gia tăng, và việc tuyên bố này của Trung Quốc một cách đơn phương càng làm cho tình hình thêm phức tạp. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel nói rằng Hoa Kỳ hiện có 70 ngàn quân đồn trú tại Nam Hàn và Nhật Bản không chấp nhận vùng bảo vệ không phận mà Trung Cộng vừa công bố.

Hôm qua, Trung Cộng công bố "air defence identification zone" (vùng bảo vệ không phận” của họ và tuyên bố này bị các quốc gia nói trên phản đối, vì ngang ngược bao trùm lên cả vùng bảo vệ không phận của các nước láng giềng hay vùng không phận bị tranh chấp với các nước láng giềng.
Nhật cảnh cáo về những rủi ro khó thể nào tiên liệu trước về vấn đề này. Nam Hàn thì lên tiếng lấy làm tiếc trước lời tuyên bố đơn phương này của Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Nhật là Fumio Kishida tuyên bố sẽ tiến hành việc phản đối “ở mức cao hơn” sau khi Trung Cộng xác lập vùng bảo vệ không phận của họ gồm cả quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư mà Nhật hiện đang quản trị và kiểm soát.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel hôm qua đã bày tỏ “sự quan tâm sâu sắc” về quyết định này của TQ và tuyên bố sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu tranh chấp quân sự xảy ra vì quần đảo Senkaku nằm trong hiệp ước bảo vệ đồng minh giữa Nhật và Mỹ.

Trung Quốc đơn phương đưa ra một bộ nguyên tắc mà các máy bay vào khu vực này phải tôn trọng. 
Ngoại trưởng Nhật Kishida tuyên bố Nhật không chấp nhận bộ quy tắc này vì đó là quyết định đơn phương và có thể dẫn tới những rủi ro khó lường trước.

Tại Seoul, Bộ Quốc Phòng Nam Hàn tuyên bố vùng bảo vệ không phận mà Trung Cộng vừa loan báo trùng lắp một phần vùng không phận của Nam Hàn, nhất là trên đảo Jeju, hay trên khu vực đảo đá ngầm của Nam Hàn. Sự trùng lắp này nằm trên một khu vực rộng lớn: bề ngang 20 cây số và chiều dài 115 cây số.

:mrgreen: Bộ Quốc Phòng Nam Hàn nói rằng “Chúng tôi sẽ bàn bạc vấn đề này với TQ nhằm ngăn chận việc xác lập có ảnh hưởng quyền lợi quốc gia của chúng tôi.”
Trong thời gian qua, sự căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc về vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku đã gia tăng, và việc tuyên bố này của Trung Quốc một cách đơn phương càng làm cho tình hình thêm phức tạp.

:mrgreen: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel nói rằng Hoa Kỳ hiện có 70 ngàn quân đồn trú tại Nam Hàn và Nhật Bản không chấp nhận vùng bảo vệ không phận mà Trung Cộng vừa công bố.

:mrgreen: Nhật Bản thề sẽ không từ bỏ chủ quyền, thậm chí không thừa nhận sự tranh chấp với Trung Cộng về chủ quyền quần đảo Senkaku. 
Nhật Bản tố cáo Trung Cộng dùng chính sách uy hiếp, dọa nạt để thay đổi hiện trạng chủ quyền lãnh thổ.

Trần Thị Sông Dinh








Quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Trung Quốc vốn đã ngột ngạt, nay lại căng như dây đàn sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.

Trung Quốc “chơi rắn”
Tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ lâu đã trở thành mâu thuẫn khó hóa giải, gây nhiều hiềm khích giữa hai cường quốc châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc.

Xung đột tiếp tục được đẩy lên cao trào vào ngày hôm qua, 23.11, khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ trên biển Hoa Đông, trùm lên cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 

Theo quy định, bắt đầu từ 10 giờ sáng 23.11.2013, tất cả máy bay, vật thể qua lại vùng ADIZ đều phải thông báo trước kế hoạch với giới chức Trung Quốc, phải gắn logo, cờ hiệu rõ ràng và nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn của họ.

Trong trường hợp máy bay không thực hiện quy định, Trung Quốc sẽ thẳng tay áp dụng “các biện pháp phòng thủ khẩn cấp”. Thậm chí, các chuyên gia quốc phòng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ bắn hạ máy bay nếu xem nó là một mối đe dọa. 

“Quân đội Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đáp trả những máy bay không hợp tác trong việc nhận dạng hoặc từ chối tuân theo hướng dẫn”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông báo.

Nhật nổi giận, Mỹ “nóng mặt” lây

Ngay sau thông báo của Bắc Kinh về ADIZ, Nhật Bản đã lập tức thể hiện sự phẫn nộ khi cho rằng, đây là một động thái “rất nguy hiểm”. Giám đốc Vụ châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara đã gửi thông điệp phản đối với Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo, đồng thời khẳng định, hành động này của Bắc Kinh có thể làm gia tăng căng thẳng nghiêm trọng giữa hai quốc gia. Theo kế hoạch, ngày mai, 25.11, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki sẽ triệu Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa tới để bày tỏ quan điểm của Tokyo đối với vấn đề liên quan tới ADIZ.

Trong khi đó, với tư cách là một đồng minh, Mỹ cũng đã nhanh chóng lên tiếng thể hiện lập trường đứng về phía Nhật Bản. Theo đó, hôm 23.11, trong một Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã một mực chỉ trích: “Hành động đơn phương này là một nỗ lực gây mất ổn định của Trung Quốc nhằm thay đổi tình hình hiện tại trên biển Hoa Đông”.
Ông Kerry cho biết thêm, Washington đã kêu gọi Trung Quốc nên thận trọng và kiềm chế để tránh làm gia tăng nguy cơ dẫn tới đụng độ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng khẳng định, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản căn cứ theo nội dung hiệp ước an ninh đã ký giữa Washington và Tokyo.


Quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc tranh giành chủ quyền và gọi là Điếu Ngư
REUTERS

Sự kiện Bắc Kinh đưa quần đảo Senkaku/ Điều Ngư vào không phận của Trung Quốc gây phản ứng mạnh từ Nhật Bản. Đại sứ Trung Quốc Hàn Chí Cường bị triệu lên Bộ Ngoại giao Nhật trong khi đó, Washington thúc giục Bắc Kinh tôn trọng quyền tự do lưu thông, tránh làm tình hình căng thẳng thêm, dẫn đến leo thang và xung đột.

Hôm qua 23/11/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát hành bản đồ không phận mới, bao trùm cả vùng trời quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, nhưng Trung Quốc tranh giành chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.

Sự kiện này đã gây phản ứng mạnh tại Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Nhật triệu mời đại sứ Trung Quốc Hàn Chí Cường để nghe phía Nhật Bản phản đối hành động được gọi là « không thể chấp nhận được và rất nguy hiểm » của Bắc Kinh.

Cùng lúc đó, ông Tomohiko Taniguchi, một cố vấn của Thủ tướng Shinzo Abe cảnh báo Bắc Kinh « thách thức quyền tự do lưu thông trên không và trên biển trong khu vực » và làm tăng « nguy cơ xảy ra va chạm giữa một bên là quân đội Trung Quốc và một bên là liên quân Mỹ - Nhật ».

Hoa Kỳ cũng bài tỏ mối quan ngại « sâu sắc ». Ngoại trưởng Mỹ, đang tham dự đàm phán với Iran , đã tuyên bố từ Genève : Quyết định đơn phương của Trung Quốc là một âm mưu làm thay đổi nguyên trạng tại Hoa Đông. Một cuộc leo thang quân sự chỉ làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực và nguy cơ xung đột ngoài ý muốn.

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi Trung Quốc phải « thận trọng và chừng mực », không xâm hại đến những phi cơ không tuân thủ lệnh của Trung Quốc phải khai báo danh tính và đường bay khi qua không phận mà Trung Quốc thông báo là thuộc chủ quyền của mình.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết sẽ tham khảo ý kiến Nhật Bản và các đối tác khác bị ảnh hưởng vì quyết đinh mới của Bắc Kinh và có hiệu lực kể từ đêm thứ Bảy 23/11/2013.






Ngày 1 tháng 11, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế tiến hành cảnh giới, theo dõi thông thường không có bất cứ vấn đề gì, hoàn toàn không thể hiểu được sự phản đối của Trung Quốc".

Ông Onodera cho rằng, ông không hiểu được sự phẫn nộ của Trung Quốc đối với việc tàu chiến, máy bay Nhật Bản xâm nhập khu vực diễn tập của Quân đội Trung Quốc trước đó. Nhưng, trong cùng một ngày, Nhật Bản điều động 15% tổng binh lực của Lực lượng Phòng vệ (34.000 quân) tiến hành tập trận đoạt đảo quy mô lớn.

Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, đây là hành động ứng phó với tình hình đảo Senkaku. Một đài truyền hình của Anh cho rằng, Lực lượng Phòng vệ tiến hành diễn tập quân sự truyền đi hai thông điệp lớn: Cho dù Quân đội Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku, chúng tôi cũng có thể đoạt lại; thông qua triển khai tên lửa đất đối hạm, chúng tôi có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Trong khi đó, bài viết cho rằng, tổ chức diễn tập quy mô lớn sẽ gây lo ngại cho dư luận về khả năng chung sống giữa Nhật-Trung trong thời đại mới đối đầu cứng rắn. Đài phát thanh YTNNam Hànngày 1 tháng 11 cho rằng, cùng với không khí "sẵn sàng chiến đấu" giữa Trung-Nhật ngày càng tăng, đảo Senkaku đang vượt qua bán đảo Triều Tiên, trở thành thùng thuốc súng hàng đầu Đông Bắc Á.

Tập trận đại quy mô đoạt lại đảo
Trước khi diễn tập, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố quy mô của cuộc diễn tập từ ngày 1 đến ngày 18 tháng 11 năm 2013, cho biết: "Khoảng 34.000 quân tham gia, 2 khu vực tác chiến lớn là Kyushu, Okinawa, máy bay chiến đấu F-2, tàu khu trục được điều động, 3 quân chủng lục, hải, không quân phối hợp diễn tập phòng thủ và đổ bộ lên đảo, đồng thời có bắn đạn thật".

Đài truyền hình Anh cho rằng, tuy đảo Okidaito, nơi diễn ra cuộc tập trận đổ bộ đoạt đảo của Lực lượng Phòng vệ cách đảo Senkaku rất xa, nhưng Bắc Kinh hiểu thâm ý Tokyo nhằm vào đối tượng diễn tập đổ bộ của Lực lượng Phòng vệ chính là đảo Senkaku.

Tờ "Daily Telegraph" Anh ngày 1 tháng 11 cho rằng, cuộc diễn tập lần này đã được tổ chức công phu, trước khi tập trận, khẩu chiến giữa Nhật-Trung bất ngờ leo thang, máy bay quân sự Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản gần đây liên tục trong 3 ngày cất cánh ứng phó với máy bay quân sự Trung Quốc, phát biểu nhằm vào Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng đã tăng thêm một bậc, tuyên bố: Trung Quốc đang đe dọa hòa bình khu vực.
Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cân nhắc triển khai hỏa tiễn đối hạm Project 88 tầm phóng 150 km ở đảo Ishigaki (cũng có người suy đoán là đảo Miyako), trong khi đó đảo này cách đảo Senkaku không đến 100 km.

Đài truyền hình Anh cho rằng, Nhật Bản thông qua cuộc diễn tập quân sự lần này truyền đi một thông điệp cứng rắn với Trung Quốc: "Chúng tôi sẽ phòng thủ những hòn đảo này, cho dù chúng bị các anh xâm lược, chúng tôi sẽ đoạt lại chúng bất cứ giá nào !".

Thông điệp cứng rắn thứ hai của cuộc diễn tập quân sự cũng quan trọng: Thông qua triển khai những hỏa tiển đối hạm này, các anh sẽ hiểu rõ, nếu Nhật-Trung trở nên đối đầu, các anh đi qua những tuyến đường này sẽ rất khó khăn.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt ngày 1 tháng 11 trả lời tờ "Thời báo Hoàn Cầu" cho rằng, truyền thông Nhật Bản cho biết, Nhật sẽ triển khai tên lửa chống hạm Project 88 ở đảo Miyako, tên lửa này có tầm phóng 150 km, trong khi đó, độ rộng của eo biển Miyako chỉ 250 km.
Nếu Nhật Bản triển khai tên lửa này ở hai bờ eo biển, một trong những tuyến đường hàng hải chính ra vào Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc đối mặt với rủi ro bị phong tỏa hoàn toàn.

Tờ The Diplomat Nhật Bản có bài viết nhan đề "Thủy quân lục chiến tương lai của Nhật Bản tổ chức diễn tập đổ bộ quy mô lớn", cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố thẳng rằng, mục đích diễn tập phòng thủ đảo là ngăn chặn Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku.

Bài viết còn cho biết, tháng 11 hàng năm Nhật Bản đều sẽ tiến hành diễn tập đổ bộ quy mô lớn tương tự, quy mô tham gia diễn tập năm 2011 đạt 35.000 quân. Tháng 11 năm 2012, Nhật-Mỹ từng tiến hành diễn tập quân sự liên hợp, nhưng do lo ngại gây kích động Trung Quốc quá mức nên hủy bỏ nội dung tác chiến đổ bộ lên đảo. Nhưng năm nay (2013), Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ độc lập tiến hành diễn tập, Tokyo đã triển khai nội dung tác chiến đổ bộ lên đảo.

Lý Kiệt cho rằng, Nhật Bản luôn hy vọng một khi đảo Senkaku nổ ra xung đột, Nhật Bản có thể được Mỹ tiến hành việc động binh, nhưng đến nay, thái độ của Washington có vẻ chỉ cung cấp hỗ trợ tình báo, khí tài QS và hậu cần cho Nhật Bản, Mỹ sẽ không trực tiếp xuất quân, vì vậy, Nhật Bản phải tự mình kiểm tra năng lực độc lập đoạt đảo.

Tờ The Diplomat cho rằng, lực lượng tham gia chính của cuộc diễn tập lần này là đơn vị WAIR (JGSDF Western Army Infantry Regiment), một LLĐB giỏi phòng thủ đảo nhỏ và tác chiến tinh nhuệ.

Đơn vị WAIR lấy căn cứ Sasebo ở Nagasaki làm trụ sở, Lực lượng này chính là tiền thân của Thủy quân lục chiến tương lai Nhật Bản.
Tờ "Asahi Shimbun" cho biết, Đại cương Phòng vệ mới sắp được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố vào tháng 12 năm nay, chính thức lấy 700 binh sĩ từ đơn vị WAIR để thành lập trung đoàn đổ bộ, trong tương lai quy mô lực lượng này sẽ tăng quân số 3.000 người.

Tờ Diplomat còn cho biết, một đơn vị trực thuộc của WAIR hầu như hàng năm đều đến San Diego tham gia diễn tập quân sự Mỹ-Nhật, học hỏi kỹ xảo tác chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ. "Chương trình học" của họ ngày càng phức tạp, đến nay còn bao gồm nội dung tác chiến đổ bộ hoàn chỉnh.

Tờ "Thời báo Hàn Quốc" có bài viết nhan đề "Nếu như Trung-Nhật bước vào chiến tranh" cho rằng, "Nhật Bảntự tin họ có thể giành thắng lợi".

Các quan chức của họ cho rằng, tuy tổng binh lực của Quân đội Trung Quốc gấp 10 lần Lực lượng Phòng vệ (2.240.000/ 230.000), nhiều con số khác của Quân đội Trung Quốc cũng chiếm ưu thế như số lượng tàu chiến hải quân (1.090/ 143), số lượng máy bay chiến đấu (620/ 250), số lượng tàu ngầm hạt nhân (8/ 0), nhưng binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật luôn tự hào là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới, trong lịch sử, truyền thống lực lượng này đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu như chiến tranh Thái Bình Dương thời Đệ II Thế Chiến, cùng những chương trình tập trận thường xuyên với đồng minh Hoa Kỳ hiện nay

Tờ "Thời báo Hàn Quốc" cho rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay có cách nhìn về chính họ rất giống với quân đội Thiên Hoàng khi tập kích Trân Châu Cảng vào năm 1941.

Ngày 5-11, Nhật báo Yomiuri Shimbun dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, Nhật Bản đang cân nhắc tăng cường hạm đội tàu khu trục Aegis của nước này từ 6 chiếc hiện nay lên 8 chiếc để đối phó với những mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên cũng như những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc.
Theo nhật báo trên, chính phủ nước này đã bắt đầu kế hoạch chuẩn bị để chế tạo thêm hai chiếc tàu khu trục Aegis mới được trang bị tên lửa đánh chặn hiện đại.

Nhật Bản hy vọng sẽ đưa kế hoạch này vào một chương trình phòng thủ cơ bản mới, sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Dự kiến, hai tàu khu trục mới này có thể được triển khai trong vòng 10 năm tới, nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết.

Hiện tại, Nhật Bản đang sở hữu sáu chiếc tàu thuộc 2 lớp tàu khu trục Kongo và Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, sử dụng tên lửa SM-2 và SM-3 do Mỹ phát triển.

Bộ quốc phòng nước này cho rằng việc tăng cường quy mô của hạm đội là một lựa chọn đang được cân nhắc thuộc một phần của kế hoạch đánh giá chương trình quốc phòng của chính phủ.
"Chúng tôi đang cân nhắc việc tăng cường hạm đội tàu chiến Aegis", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tsuyoshi Hirata cho biết.
Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản muốn tăng cường đội tàu chiến Aegis là vì sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã trở thành một mối đe dọa cận kề đối với an ninh của Nhật Bản và đặc biệt là mối đe dọa từ Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng xung quanh vùng biển phía tây nam của Nhật Bản, khi hai nước đang có những tranh chấp đối với chuỗi đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.

Nhật báo này nhấn mạnh rằng việc chế tạo các tàu Aegis mới này không chỉ để chống lại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, mà còn nhằm tăng cường khả năng giám sát và theo dõi của Nhật Bản, nếu họ có thể thực sự triển khai được tàu chiến Aegis trang bị một hệ thống radar hiện đại thường trực tới các khu vực xung quanh quần đảo phía tây nam này.

No comments:

Post a Comment