Nov 5, 2013

• Tranh chấp Senkaku đã có mùi súng đạn - NgV



Image

Một bài bình luận trên trang tin điện tử của Voice of Russia cho biết, tranh chấp chủ quyền Trung-Nhật hiện đã bước vào giai đoạn công khai đe dọa sử dụng vũ lực. Nhật dọa bắn hạ UAV Trung Quốc nếu xâm phạm Senkaku, còn Trung Quốc đe nếu Nhật làm như vậy tức là hành vi chiến tranh và Trung Quốc sẽ trả đũa.

Thứ 6 và thứ 7 tuần trước, liên tiếp 2 chiếc máy bay ném bom căn cứ trên đất liền H-6 và 2 chiếc máy bay trinh sát Y-8 (được chế tạo trên cơ sở loại máy bay vận tải cùng tên) đã xâm nhập khu vực biển phía nam Nhật Bản, khiến Tokyo chấn động. Tuy không phận của Nhật không bị xâm phạm, nhưng lực lượng tự vệ trên không nước này đã phải tung máy bay chiến đầu lên đề phòng tình huống xấu nhất.

Trong chuyến đi thị sát căn cứ của lực lượng tự vệ Nhật Bản ở Asaka - khu vực phụ cận của thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tuyên bố, không cho phép bất cứ nước nào thay đổi hiện trạng ở Senkaku. Hiện nay, quần đảo này thuộc quyền quản lý của Nhật Bản nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với hòn đảo này (dưới cái tên “đảo Điếu Ngư”) và một số hòn đảo ở lân cận.

Trung Quốc khẳng định, quần đảo Điếu Ngư “tự cổ chí kim” đều thuộc chủ quyền của nước này và lập tức phái 4 tàu cảnh sát biển (Hải cảnh) tiến vào khu vực tranh chấp ở Senkaku vào ngày 28-10. Chính phủ Nhật Bản đã lập tức yêu cầu tàu Hải cảnh của Trung Quốc phải lập tức rời khỏi lãnh hải của họ, đồng thời Bộ ngoại giao Nhật Bản cũng gửi công hàm phản đối đến Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo. 



Image

Về vấn đề này, ông Valery Kistanov - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện nghiên cứu Viễn Đông - Viện hàn lâm khoa học Nga đã đưa ra dự đoán của mình đối với cục diện ở khu vực Đông Hải. Ông nói: “Nhìn bề ngoài, tình hình tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng leo thang và không thấy dấu hiệu hạ nhiệt. Hai bên đang bước vào một cuộc chiến cân não và có vẻ như sẽ dẫn đến xung đột quân sự.”

Tuy nhiên ông nghĩ: “Đó chỉ là một cách nhìn nhận bên ngoài, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh và Đông Kinh (Tokyo) đều hiểu rằng, không thể để tranh chấp biến thành xung đột quân sự. Chỉ cần một tiếng súng vu vơ hay một sự kiện phát sinh ngoài ý muốn thì hậu quả của nó đối với Nhật Bản, Trung Quốc hoặc rộng hơn là đông Á và cả châu Á là không thể tưởng tượng được. Vấn đề là, ai sẽ là người "xuống thang đầu tiên", để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.

Ông phân tích, một nguyên nhân quan trọng nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và Nhật Bản về vấn đề kinh tế. Đầu tư kinh tế của Nhật vào Trung Quốc là rất lớn và ngược lại, thậm chí có thể nói quan hệ kinh tế giữa họ là một sự gắn kết mật thiết. Đây là một nguyên nhân quan trọng để ngăn cản những mâu thuẫn về chính trị biến thành một cuộc đối đầu về quân sự.

Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và sự thấu hiểu cái giá phải trả về kinh tế, nếu để cho tình hình căng thẳng leo thang thành xung đột vũ trang, khiến cho cả 2 bên không ai muốn nhìn thấy hậu quả đó. Đây chính điều 2 bên đều muốn tránh nên đã kìm chế không để tình hình leo thang đến mức độ không thể kiểm soát. Xung đột sẽ được hóa giải nhưng chắc chắn khó khăn không phải trong tương lai gần.

Ông Kistanov cho biết, điều này có thể thấy ở chính vấn đề xử lý tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật về vấn đề quần đảo Kuril. Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Nhật Abe, bất kể là ở Moscow hay ở địa điểm khác đều có thể bàn bạc, trao đổi về Điều ước hòa bình và vấn đề tranh chấp biển đảo, chứ không đóng khung trong những hội nghị, hội đàm chính quy và đầy thủ tục. 

Ông nhấn mạnh, tháng 11 tới, hội đàm “2+2” giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng 2 nước Nga-Nhật sẽ được tổ chức ở Tokyo và tình hình đang tiến triển hết sức tốt đẹp, ít nhất là về phương diện thiện chí giữa 2 bên. Như vậy, việc giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình thông qua tiếp xúc, lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau giữa lãnh đạo 2 nước là điều không phải không có tiền lệ. 

Nhật sẽ bắt tay với Nga
Quan chức cao cấp quốc phòng và ngoại giao Nhật Bản và Nga sẽ gặp gỡ nhau tại Tokyo vào ngày 1.11 để bàn về hợp tác quân sự trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc đang leo thang. 

Hai quan chức cấp cao Nga, gồm Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Ngoại trưởng Sergei Lavrov, dự kiến sẽ gặp hai người đồng cấp bên phía Nhật, ông Fumio Kishida và ông Itsunori Onodera, tại hội nghị “2+2” tại Tokyo, theo AFP.

Giới quan sát nhận định đây là chuyện mà trước giờ Nhật chỉ làm với Mỹ và Úc.
Cuộc gặp gỡ này được lên lịch sau khi cả hai nước đã có đến 4 cuộc gặp riêng giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vòng 6 tháng qua, một mật độ gặp gỡ cấp cao bất thường, AFP phân tích.

Một quan chức ngoại giao Nhật cho biết hội nghị “2+2” được kỳ vọng sẽ đem lại một tác động trực tiếp và tích cực đối với các vòng đàm phán về một hiệp ước hòa bình giữa hai nước trong tương lai, cũng như thiết lập sự tin tưởng giữa hai bên.

Tuy nhiên, bất chấp hai nước có quan hệ chặt chẽ về thương mại, với sự gia tăng về mua bán nhiên liệu hóa thạch, giữa Tokyo và Moscow vẫn đang tồn tại tranh chấp chủ quyền quần đảo nằm ở phía bắc đảo Hokkaido của Nhật.

Nhật gọi quần đảo này là Vùng Lãnh thổ Phương Bắc, còn Nga gọi là quần đảo Kuril.
AFP nhận định mối quan hệ đang ấm dần lên giữa Nhật Bản và Nga hoàn toàn đối nghịch với căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. 
Nhật tập trận quy mô ngay tại cửa vào Thái Bình Dương 



Image

Từ ngày 1-18/11 tới đây, Nhật Bản sẽ triển khai một cuộc tập trận bắn đạn thật đại quy mô ngay tại eo biển Miyako – nơi các tàu chiến Trung Quốc thường phải đi qua nếu muốn tiến ra Thái Bình Dương 

Theo AFP, cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của các tàu khu trục, chiến đấu cơ F-2 cùng khoảng 34.000 binh lính Nhật Bản nhằm củng cố khả năng phòng thủ của nước này đối với các hòn đảo đang tranh chấp với Trung Quốc trên Hoa Đông. Quân đội Nhật cũng sẽ tổ chức bắn đạn thật và đổ bộ lên hòn đảo không người Okidaito – cách đảo Okinawa khoảng 450km về phía đông nam. 

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản còn tiết lộ lần đầu tiên sẽ điều động một đơn vị tên lửa đất đối hạm Type 88 tới đảo Miyako thộc quận Okinawa. 
Mặc dù nơi đây cách khá xa Senkaku – tâm điểm tranh chấp giữa Tokyo và Bắc Kinh, nhưng eo biển Miyako giữa 2 đảo Miyako và Okinawa lại là nơi các tàu chiến Trung Quốc thường phải đi qua nếu muốn tiến ra Thái Bình Dương để tập trận. Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sự kiện này sẽ làm thay đổi hình ảnh quân đội Nhật trong việc bảo vệ các hòn đảo trên Hoa Đông do nước này quản lý. Bên cạnh đó, một quan chức giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nhật khẳng định trên Asahi rằng: các quan chức cấp cao đang cân nhắc việc triển khai tên lửa đất đối hạm tầm ngắn tới đảo Ishigaki – chỉ cách Senkaku khoảng 150km. 

Sự kiện diễn ra đúng lúc Trung Quốc kết thúc cuộc tập trận lớn nhất từ trước tới nay tại tây Thái Bình Dương với sự tham gia của cả ba hạm đội Hải quân là Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải. Trong cuộc tập trận này BQP TQ đã "nổỉ cáu" vì một chiếc tàu chiến của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản đã chạy vào khu vực tập trận của Hải quân Trung Quốc hôm 25.10, theo tờ China Daily dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân.

Trước đó, Trung Quốc đã thông báo các địa điểm tập trận cho các tổ chức hàng hải quốc tế theo đúng luật quốc tế.
Tuy nhiên, chiếc tàu chiến Nhật vẫn tiến vào vùng biển nói trên và neo đậu ở đó trong suốt ba ngày liền trước khi rời đi vào hôm 28.10, Nhật Bản cũng đã điều động cả máy bay do thám theo dõi sát sao cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc, cũng theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc trên tờ China Daily.
Tuy nhiên hôm nay, 01/11, Nhật Bản đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng Tokyo đã “can thiệp” vào cuộc tập trận của PLA trên Tây Thái Bình Dương, đồng thời cho rằng quan điểm này là “không thể chấp nhận được”. 

Theo Reuters, phát biểu với báo giới trong ngày 1/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định nước này không hề “can thiệp” vào cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc tại vùng biển Tây Thái Bình Dương như cáo buộc mà Bắc Kinh đưa ra trong ngày hôm qua (31/10).

Ông Onodera cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành việc quan sát, phòng ngừa thông thường và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế”. Bên cạnh đó, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nhật tái khẳng định quan điểm của Tokyo rằng sẽ tiếp tục nỗ lực để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản trên Hoa Đông.

Nam Yêt chuyển




Nhật đưa tên lửa không đầu đạn lên đảo Miyako
by November 7, 2013 by DaVang - REUTERS/Kyodo - Tú Anh

Đơn vị tên lửa PAC-3, tại Miyakojima, phía nam đảo Miyako, Nhật Bản, 12/04/2012

Trong khuôn khổ một cuộc tập trận qui mô lớn gây khó chịu cho Bắc Kinh, quân đội Nhật đã chuyển lên đảo Miyako, cách Okinawa 300 km về phía nam, hai tên lửa chống hạm, nhưng không mang đầu đạn. Trung Quốc cũng đưa 4 tàu tuần duyên vào lãnh hải Senkaku/ Điếu Ngư, một hành động bị Tokyo xem là « đe dọa hòa bình ».

Theo Bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật, ngày hôm qua 06.11.2013, hai tên lửa thuộc loại « chống hạm » đã được đưa lên hòn đảo chiến lược Miyako, nằm cách Okinawa 300 km về hướng nam. Động thái này nằm trong khuôn khổ một chiến dịch tập trận qui mô của quân đội Nhật có bắn đạn thật bắt đầu, từ đầu tháng 11 cho đến ngày 18, huy động 34.000 quân, máy bay chiến đấu, khu trục hạm và tầu đổ bộ. Tuy nhiên, theo một phát ngôn viên, hai tên lửa bố trí tại Miyako tạm thời không sử dụng được vì chỉ có hệ thống phóng mà không có đầu đạn.

Theo AFP,về mặt chính thức, cuộc tập trận này nhằm mục đích cải thiện « khả năng hành quân tự vệ » của quân đội Nhật trong trường hợp đất nước bị xâm lăng, nhưng diễn ra trong bối cảnh Tokyo và nhiều nước trong khu vực lo ngại tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

Trong khi đó, cách Okinawa 400 km về phía tây, hải phận quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát và quản lý mà tiếng Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, lại bị tàu tuần duyên của Bắc Kinh xâm nhập. Theo tin của tuần duyên Nhật Bản, sau 9 ngày yên tĩnh, vào lúc 15 giờ trưa nay, giờ địa phương, bốn tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi vào vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku.

Đợt xâm nhập gần đây nhất xảy ra vào ngày 28.10. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cho đây là một động thái nguy hiểm, là một « vùng xám nằm giữa hòa bình và tình trạng khẩn cấp ».

Trong thời gian trước tháng 10, tầu Trung Quốc xâm nhập hàng chục lần mỗi tháng.

No comments:

Post a Comment