Jul 20, 2012

• HÁN CỘNG Trong Cơn Say Tàu Sân Bay


HÁN CỘNG Trong Cơn Say “Tàu Sân Bay”
by 7/15/2012
Sở hữu một KHMH là giấc mơ ám ảnh Bắc Kinh hàng chục năm, 
làm không được, 
ăn cắp cũng không xong 
cuối cùng đành phải mua hàng đồng nát


Image


Thập niên 1990, sau nhiều năm tìm cách giải bài toán đóng HKMH bất thành, TQ bắt đầu chuyển sang hướng khác. Cơ hội đã đến khi Ukraine loan báo bán một “con vịt” tên Varyag. Hạ thủy năm 1988, Varyag là chiếc HKMH đóng dang dở.

Năm 1987, Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi sẽ chết không nhắm mắt nếu Trung Quốc (TQ) không có hàng không mẫu hạm (HKMH)” (Business Week 25-1-2012).

Trước đó, năm 1985, TQ đã mua chiếc HKMH 15.000 tấn Melbourne của Úc để mổ ruột nghiên cứu; và hai năm sau dự tính mua chiếc Clemenceau của Pháp. Năm 1998, TQ mua thêm chiếc Minsk rồi chiếc Kiev (cả hai đều được cải tạo thành công viên nổi). HKMH, đối với TQ, thật sự là một cơn mê đầy ám ảnh...

“Lịch sử” của một giấc mơ

5g40 sáng giờ TQ, thứ tư 10-8-2011, sau nhiều thập niên mòn mỏi mong đợi, Thi Lang - chiếc HKMH đầu tiên của TQ - bắt đầu khởi hành từ cảng Hương Lô Tiều, đông nam tỉnh Liêu Ninh, mất hút vào màn sương mù, bắt đầu chuyến chạy thử nghiệm đầu tiên tại vịnh Bột Hải. Cảm xúc “tự sướng” ngập ứa trên các trang nhất báo chí TQ.

Như được kể trên chuyên san Naval War
College Review (Vol. 65, No. 1, Winter 2012), TQ từ rất lâu đã mơ sở hữu HKMH. Năm 1928, tướng hải quân Quốc dân đảng Trần Thiệu Khoan đã yêu cầu mua HKMH nhưng bị Tưởng Giới Thạch khước từ. Năm 1945, họ Trần lại đề cập vấn đề trên nhưng vụ việc bị gác bởi làn sóng chiến tranh. 
Sau khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, từ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đến tư lệnh hải quân Tiêu Kính Quang đều nhiều lần bày tỏ nỗi thèm khát sở hữu HKMH. Theo thời gian, vấn đề HKMH tiếp tục được đề cập dù không ít lần bị bàn ra. Năm 1971, khi tiếp đoàn khách nước ngoài, một sĩ quan TQ đã nói một cách khí thế: “TQ sẽ chẳng bao giờ thèm đóng HKMH. Nó là công cụ của chủ nghĩa đế quốc. Nó chẳng khác gì con vịt ngồi chờ bị bắn”. Nhưng dưới thời tướng tư lệnh hải quân Lưu Hoa Thanh vào thập niên 1980, việc bằng mọi giá phải có HKMH đã được nâng lên thành mục tiêu hàng đầu...

Image
Khối sắt "đồng nát" Varyag thu mua từ Ukraine được kéo về TQ

Image
Sau khi được cạo sét sửa chữa và sơn phết nó mang tên Thi Lang "lết" ra biển đầu tiên vào ngày 10/8/2011


Thập niên 1990, sau nhiều năm tìm cách giải bài toán đóng HKMH bất thành, TQ bắt đầu chuyển sang hướng khác. Cơ hội đã đến khi Ukraine loan báo bán một “con vịt” tên Varyag. Hạ thủy năm 1988, Varyag là chiếc HKMH đóng dang dở. Chẳng biết làm gì với đống sắt vụn, Ukraine mở thầu bán Varyag. Tháng 11-1998, một “doanh nhân” tên Cheng Zhen Shu mua Varyag (18 triệu USD cho xác tàu và 2 triệu USD cho bản vẽ thiết kế) để mở sòng bài. 

Bốn năm sau, năm 2002, Varyag được kéo về TQ, thả neo không phải ở Macau mà tại cảng Đại Liên. Năm 2009, một phóng viên hãng tin Bloomberg News phát hiện ánh sáng lóe mắt của các mỏ hàn xì trên boong Varyag. Trên bờ, cách cảng Đại Liên không xa, một mô hình tương tự Varyag dài 300m cũng được dựng lên, hẳn để dùng huấn luyện thủy thủ cho chiếc HKMH tương lai. Rồi đến tháng 4-2011, Tân Hoa xã hoan hỉ thông báo: “Con tàu chiến khổng lồ đang được dựng lên, hoàn thành giấc mơ mẫu hạm 70 năm của TQ”.

“Con vịt” Varyag được đổi tên thành kình ngư Thi Lang. Làm thế nào để “viễn kiến tác chiến”?
Bằng việc sở hữu HKMH, TQ đã tiến thêm một bước của kế hoạch “viễn kiến tác chiến” trong việc bảo vệ “hạch tâm lợi ích” tại biển Đông. Tuy nhiên, việc có được HKMH với việc “hoàn toàn làm chủ biển Đông” là hai cực của một vấn đề.

Như tác giả Wilson Vorn Dick viết trên China Brief Volume (30-3-2012), TQ còn một chặng dài để thật sự có được một HKMH đủ sức đe dọa thiên hạ. Cần biết rằng phải mất hàng chục năm Mỹ mới xây dựng được hạm đội mẫu hạm hùng mạnh như hiện nay. 

Trong Naval War College Review (Winter 2012), nhóm tác giả cho biết cựu sĩ quan hải quân Mỹ Robert Rubel từng ghi nhận rằng từ năm 1949 (khi máy bay bắt đầu được triển khai mạnh cho hải quân Mỹ) đến năm 1988 (khi thống kê sự cố của hải quân và thủy quân lục chiến bắt đầu giảm xuống cấp độ tương đương không quân), tổn thất đối với hải quân Mỹ là 12.000 máy bay và 8.500 nhân mạng! 

Chỉ riêng năm 1954, hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đã mất 776 máy bay và 535 người; và tổn thất do lỗi liên quan kỹ thuật cất hạ cánh xuống HKMH được thống kê cho thấy cao hơn các tổn thất trong hải quân nói chung.


Vì chưa có nổi một phi công nào có khả năng đáp xuống "tàu sân bay" nên chiếc chiến đấu cơ đầu tiên, chiếc Shenyang J-15- hàng nhái từ Su-33 của Nga được thả xuống Shilang từ cần cẩu


Theo Daniel Kostecka trong bài viết trên China Brief Volume (6-1-2012), Thi Lang khó có thể trở thành con tàu chiến chừng nào còn chưa vượt qua loạt khuyết điểm. Cho đến nay, TQ chỉ có một loại máy bay được tin là có thể sử dụng cho HKMH: sản phẩm nội địa Shenyang J-15 - một phiên bản hệt như Sukhoi Su-33. Năm 2001, TQ mua một mẫu tương tự Su-33, “T-10K-3” từ Ukraine rồi mổ bụng nghiên cứu để bản sắc hóa nó thành J-15.

Theo nhận xét của đại tá Igor Korotchenko thuộc Bộ Quốc phòng Nga vào đầu tháng 6-2010, “phiên bản nhân bản vô tính J-15 không có khả năng đạt chuẩn như chiến đấu cơ dành cho mẫu hạm Su-33”. Cần biết, TQ từng nhiều lần đàm phán để mua Su-33 nhưng bất thành sau khi Nga nhận thấy TQ chỉ đặt mua vài chiếc (hẳn chỉ để “nghiên cứu”); và đặc biệt, sau khi vụ TQ ăn cắp thiết kế Su-27SK để sản xuất chiến đấu cơ Shenyang J-11B bị đổ bể. Tháng 8-2009, J-15 bay thử lần đầu tiên. Tháng 5-2010, J-15 bắt đầu cất cánh từ dàn phóng theo mô hình mũi hếch của tàu Thi Lang tại một nơi heo hút ở sa mạc Gobi.
Cho dù J-15 cuối cùng rồi cũng có thể có khả năng tác chiến từ HKMH thì điểm yếu của hải quân TQ vẫn còn. Đó là việc lệ thuộc nhập khẩu động cơ máy bay. Wall Street Journal (14-5-2012) đã dẫn lại một bài viết trên Nhân Dân Nhật Báo (1-3-2012) nói rằng dù TQ có thể copy được hầu hết chi tiết từ động cơ phản lực AL-31 của Nga để ráp cho các chiến đấu cơ J-10 và J-11 nhưng họ vẫn phải nhập cánh quạt tuôcbin! 

Chính phi công chiến đấu TQ cũng phải thừa nhận động cơ nội địa WS-20 (mật danh “Thái Hành”) do Công ty phi cơ Thẩm Dương sản xuất không thể so được với AL-31.

Trong cuộc phỏng vấn tháng 1-2007, phi công chiến đấu cơ J-10 Lý Tồn Bảo cho biết WS-20 còn tồn tại nhiều lỗi nghiêm trọng, chẳng hạn thời gian chờ “nóng máy” để đạt đủ lực đẩy như AL-31 là hơi bị lâu... 

Cuối cùng, yếu tố không thể không đề cập nữa là việc huấn luyện phi công. Cho đến nay, vẫn không có nhiều thông tin liên quan chương trình đào tạo phi công đặc chủng với khả năng tác chiến từ HKMH của TQ. 

Theo China Brief Volume (6-1-2012), trong ấn bản 5-9-2008, tờ Giải Phóng Quân Báo cho biết Học viện hải quân Đại Liên bắt đầu tuyển học viên phi công lần đầu tiên với 50 người, tham gia chương trình bốn năm đào tạo phi công cho HKMH. Bây giờ bao nhiêu trong lớp 50 người đó có thể đã ra trường? Và, lý thuyết có thể đã thông nhưng còn kinh nghiệm?

Và còn nữa, hạm đội mẫu hạm không là một chiếc mẫu hạm đơn lẻ (nếu không, nó chỉ giới hạn ở đẳng cấp của tàu sân bay, như khu trục hạm Ise thuộc lớp Hyuga có bãi đỗ trực thăng của Nhật chẳng hạn). Luôn đi cùng với “mẹ” là đoàn “con” trang bị hệ thống rađa, tên lửa bắn chặn, chiến đấu cơ và tàu ngầm... tạo thành một đội hình tác chiến - phòng vệ nghiêm nhặt.

Dù “con vịt què” Varyag được cho là đã trở thành kình ngư Thi Lang, còn lâu TQ mới đạt được giấc mơ của mình trong việc “làm mưa làm gió” ở Thái Bình Dương.
Bài từ TTOnline, ảnh và chú thích bởi QHNM poster
http://www.quehuongngaymai.com/forums/s ... p?t=173324
Tân Sơn Hòa chuyển

No comments:

Post a Comment