Jul 27, 2012

• CON ĐƯỜNG PHẢI ĐI - CON HỔ ĐÓI HÁN CỘNG BỊ MẮC BẨY


CON ĐƯỜNG PHẢI ĐI - CON HỔ ĐÓI HÁN CỘNG BỊ MẮC BẨY


by June 6, 2012 by DaVang




Mấy ngày qua, cả thế giới đã theo dõi bước chân của ông Lion Panetta, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ công du 9 ngày tại Á Châu. Thôi thì biết bao nhiêu bàn tán, bình luận, hy vọng, phẩn nộ, mặc cảm, lo sợ, hăm dọa, v.v… quanh chuyến đi của nhân vật quan trọng này. Theo tin AFP thì Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đã tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và New Zealand.

Chạy đua vũ trang?
Điều tuyên bố của ông Lion Panetta làm cho các nhược tiểu Á Châu mừng rỡ là Hoa Kỳ sẽ đem đến Thái Bình Dương 60% lực lượng Hải Quân và Không Quân cũng như tăng cường các cuộc tập trận tại đây. Nói cách khác, Hoa Kỳ sẽ điều động khoảng 6 Hàng Không Mẫu Hạm đến Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Cộng chỉ mới có một “Tàu Sân Bay” chưa bảo đãm “tàu bay có bay từ sân tàu” này lên được hay không. Như vậy, để cân bằng lực lượng, Trung Cộng phải cấp tốc đóng thêm ít nhất là 5 “Tàu Sân Bay” nữa. Về máy bay tàng hình thì Hoa Kỳ đã có một số lượng “đủ dùng”, đủ chất lượng” trong khi máy bay tàng hình của Trung Cộng còn đang trong vòng thử nghiệm nhờ những tài liệu lấy từ … Hoa Kỳ. Cuộc chạy đua vũ trang Nga Mỹ, nay lại Mỹ Tàu. Đây là cú “knock out” gạo cội của Hoa Kỳ. Cú này Hoa Kỳ đã chơi với Liên Sô khiến Liên Sô “bán lúa giống” để theo; rốt cuộc theo cũng không kịp và đành … tan hàng. Nay đến lược Trung Cộng.

Có nhiều người cho rằng, Liên Sô lúc đó kinh tế đã quá xập xệ rồi nên mới mắc mưu Hoa Kỳ, còn Trung Cộng ngày hôm nay “giàu hơn Mỹ” bằng chứng là Mỹ phải vay nợ Trung Cộng, do đó, nếu Hoa Kỳ dùng cú đấm này với Trung Cộng… thua là cái chắc. Nhưng hình như chuyện vay nợ của Trung Cộng cũng nằm trong “đối sách” của Hoa Kỳ, Trung Cộng ngoài cho Mỹ vay một số vốn kếch xù, còn rãi ra tỉ, tỉ để mua chuộc Phi Châu, Âu Châu và cả những nước Nam Mỹ Châu nữa. Trong khi đó thì nhân dân Trung Cộng cũng đói meo chẳng thua gì dân oan Việt Nam, phần thì bị đảng viên bóc lột với qui hoạch, với cưỡng chế, có nhiều nơi cũng đã nổi dậy phản đối. Trong khi đó, các nhà bình luận quốc tế về kinh tế đang lắc đầu ngao ngán cho nền kinh tế của Trung Cộng, xuất cảng đã khựng lại nhất là về phía Âu Châu, trong khi nhập cảng thì không thể giảm được, nhất là nguyên liệu, dầu hỏa.







Trở lại Á Châu kỳ này, Hoa Kỳ có lẽ đã không chủ trương đánh ai, chỉ “khoe của”, “lộ hàng” cho các fan chiêm ngưỡng, cho kẻ thù lác mắt rồi quyết chạy nước rút; chẳng những cho kịp hàng họ của Mỹ; mà còn phải qua mặt Mỹ cho thế giới biết tay, vì chỉ cần đánh sụp đế quốc Mỹ là Trung Cộng nghiễm nhiên bá chủ hoàn cầu. Với giấc mộng này mà từ cổ chí kim chưa ai đạt được mà vẫn cố làm cho được. Trung Cộng cũng không thoát khỏi cái“tật lớn” này. Thế là phải chạy đua vũ trang, thế là mắc mưu Hoa Kỳ.

Nếu kẹt “một sợi tóc” mà Trung Cộng không “dính câu”, không ham mồi thì sao? Thì bán mồi cho cá con! Những nước nhược tiểu chung quanh Hoa Lục đều muốn mua vũ khí của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ bán được vũ khí thì kinh tế Hoa Kỳ lên, trong khi Trung Cộng diệu võ dương oai với các nước láng giềng thì phải lo đối phó, sự kiện Trung Cộng xung đột với Philippines mấy tuần qua đã thấy rõ. Mục đích của Trung Cộng là lấn biển để lấy dầu, lấn biển để xâm lăng đất liền, để cắt Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương v.v… khiến cho sự lưu thông hàng hải của các nước Tây Phương, nhất là Hoa Kỳ phải trở ngại, muốn thông suốt thì phải lụy Trung Cộng. Nhưng chỉ mới đụng Philippines mà đã “thấy khó nuốt” rồi, giấc mộng chiếm dầu trong phạm vi “lưỡi bò” đã vạch ra rất khó một khi mấy chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ còn nhởn nhơ chung quanh bờ biển, các khu trục hạm luân phiên tập trận, trong khi đó thì ”các lực lượng thù địch bên ngoài” xúi dân Tây Tạng tự thiêu, đòi quyền tự trị, dân Tân Cương muốn độc lập, lực lượng công nông bị “lực lượng thù địch” xúi dục nổi lên, nhất cử nhất động đều được Hải Quân và Không quân Hoa Kỳ giám sát và có khi còn “yễm trợ ngầm”. Khi nào Hoa Kỳ thấy “có ăn”, ai cấm Mỹ không nhào vào kiếm chát, như đã nhào vào 2 trận Thế Chiến vừa qua. Đánh cho nó chạy về Mỹ thì cũng khókhông đánh thì láng giếng khi dễđòi nợ thì Hoa Kỳ “chưa trả được”, làm gì nhau? Đó là chưa kể Hoa Kỳ giết “chết” đồng dolla, làm cho cổ phiếu trong tay Trung Cộng trở thành con số khôngHết nợ!

Image

Image


---------------------------------------------
CON ĐƯỜNG MÀ HÁN CỘNG PHẢI ĐI LÀ:
:arrow: Tự Bỏ Quyền Lực chờ dân Lục địa xử phạt, hay
:arrow: Chờ Nhân Dân Lục Địa Đứng Lên Xóa Bỏ, hay
:arrow: Chờ TAN BIẾN
---------------------------------------------





Nhân quyền và Việt Cộng.
Trong khi tiếp xúc với ông Lion Panetta, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Cộng cũng mong muốn: “Chúng tôi mong muốn sớm bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí sát thương, vì mục đích bình thường hóa quan hệ 2 nước và vì lợi ích chung của 2 nước… Nếu được dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khi sát thương, chúng tôi có nhu cầu ua một số vũ khí trang bị, trước hết để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp một số vũ khí chúng tôi thu được trong chiến tranh”. Trong cuộc tiếp xúc với ông Lion Panetta, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt cộng cũng kêu gọi Hoa Kỳ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Nhưng từ nghị sĩ John McCain đến Ngoại Trưởng Rhodam Hilary Clinton và nay cả Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ cũng nêu điều kiện để Hoa Kỳ bán vũ khí sát thương Việt Nam là Việt Cộng phải tôn trọng NHÂN QUYỀN. Nhân Quyền là điều kiện ắt có và phải có để Hoa Kỳ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việt Cộng biết chắc một điều là vũ khí của Nga, của Ấn Độ và các nước khác không thể đương đầu nỗi với vũ khí của Trung Cộng, vì thế vấn đề mua vũ khí của Hoa Kỳ rất cần thiết cho Việt Nam, nhưng tại sao Việt Cộng vẫn khư khư giữ 2 chữ Nhân Quyền?


Tại sao Hoa Kỳ cứ đòi hỏi “Nhân Quyền”.
Người ta cho rằng Nhân Quyền là “vũ khí rất cổ điển và rất tối tân của Hoa Kỳ mỗi khi hợp tác hay đối tác với bất cứ nước nào. Riêng đối với Việt Nam, Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Cộng phải thực thi Nhân Quyền rất có lợi cho… Hoa Kỳ! Một là, nếu Việt Nam có nhân quyền dân Việt Nam được tự do thì chế độ Cộng Sản phải đội nón ra đi. Hai là, nếu Việt Nam có Nhân Quyền sẽ là một ngòi nổ, nổ tung trái bom Trung Cộng, vì dân chúng Trung Cộng sẽ đòi hỏi nhà cầm quyền của họ thực thi nhân quyền. Nhân Quyền cũng là đốm lửa đốt cháy cả Hoa Lục. Đó là ước mơ của Hoa Kỳ. Ba là, nếu có Nhân Quyền, Hoa Kỳ đã làm thỏa mãn nguyện vọng của người Việt tị nạn Cộng Sản tại Mỹ mà chỉ trong vòng một tháng đã có đến 150 ngàn chữ ký, chứng tỏ người Mỹ gốc Việt rất mong muốn có nhân quyền.

Nói vậy nhiều khi không phải vậy, nhiều khi Hoa Kỳ nhân danh Nhân Quyền mà tiêu diệt những người hết sức tôn trọng nhân quyền, trường hợp cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là trường hợp điển hình nhất. Tuy nhiên, trong trường hợp hiện nay, sự đòi hỏi “Nhân Quyền” cho Việt Nam rất có lợi cho “Nhân Quyền” và cho Hoa Kỳ.

Điều đáng chú ý là những ngày gần đây, khi nhu cầu mua vũ khí sát thương của Hoa Kỳ được Việt Cộng “đánh giá cao” rất cao lại chính là lúc Việt Cộng đàn áp Nhân Quyền một cách ác nghiệt nhất. Tại sao? Tại Việt Cộng sợ bị lật đổ? Tại Việt Cộng phải tuân lệnh Hoa Lục, vì Trung Cộng sợ “cháy nhà lây”. Hay tại vì trước khi “rút lui” Việt Cộng muốn “tiêu diệt “Nhân Quyền” càng nhiều càng tốt để cho người Việt hết muốn lật đổ chúng, trước khi chúng nhận điều kiện về Nhân Quyền của Hoa Kỳ.

“Bỏ điều 4 Hiến Pháp là tự sát”. Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng Việt Cộng đã tuyên bố như vậy, nhưng thực thi Nhân Quyền” cũng là “tự sát”, tuy nhiên, cái “tự sát” này có thể giúp được Việt Cộng mất Đảng nhưng không mất mạng, nếu Việt Cộng thực thi nhân quyền một cách đầy đủ và thành thật.



Một chuyện giả sử.
Nếu một ngày nào đó, vì nhu cầu cấp bách phải dằn mặt Trung Cộng mà Hoa Kỳ để Nhân Quyền qua một bên, bán vũ khí cho Việt Cộng như nguồn tin một người Việt của Vietpressusa đã loan báo chưa thể kiểm chứng được, đại loại là Hoa Kỳ sẽ lập căn cứ tại Cam Ranh, bỏ cấm vận kỹ thuật cao, bán tàu ngầm nguyên tử hạng trung Silo và máy bay tàng hình phản lực cho Việt Nam (sic). Giả sử bản tin này đúng nó có lợi hay có hại cho Việt Nam, tại sao Hoa Kỳ lại phải “cấp bách” bải bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam trong khi Việt Nam đang đàn áp khốc liệt Nhân Quyền? Bộ mặt Việt Cộng nói riêng Cộng Sản nói chung là bộ mặt của ác quỷ, điều này ai cũng biết, nhưng Cộng Sản không bao giờ chấp nhận lỗi lầm một cách công khai, sợ mất mặt! Do đó, trong trường hợp này, hoặc là Việt Cộng đã hứa (trong bóng tối) với Hoa Kỳ rằng sẽ thực hiện Nhân Quyền nhưng không tuyên bố công khai vì sợ “nhân dân lợi dụng tự do dân chủ”, và Việt Cộng sợ bị Hoa Lục “cằn nhằn” nên không tuyên bố công khai. Hoặc là Hoa Kỳ đã bị Việt Cộng “thuốc”, đưa vào xiếc rằng “chúng tôi phải có vũ khí tối tân có khả năng đương đầu với Trung Cộng, chúng tôi mới dám công khai “tách” ra khỏi Trung Cộng mà hợp tác với Hoa Kỳ. v.v… và v.v…”. Do đó nếu chuyện Việt Cộng nhận vụ khí sát thương trước, thực thi nhân quyền sau cũng không có lợi cho dân chúng Việt Nam, có khi còn thiệt hại cho cả Hoa Kỳ nữa. Vì:


Trung Cộng xâm lăng Việt Nam với một hình thức khác.
Trong quá khứ, đã có những hiệp ước, hiệp định được ký kết giữa Trung Cộng và Việt Cộng bất lợi cho Việt Nam mà cả 2 đều dấu nhẹm, không công khai. – Trung Cộng xâm lăng Việt Nam không có tiếng súng nỗ và chúng đã đi một đoàn đường khá dài rồi. Việt Cộng khó trở mặt để dùng vũ khí Hoa Kỳ đánh lại Trung Cộng. Hình thức xâm lăng của Trung Cộng tại Việt Nam hôm nay ai cũng thấy rõ, người Trung Cộng, đa phần là lính đã chia nhau ở khắp Việt Nam. Những địa danh then chốt, quan trọng của Việt Nam đã bị Trung Cộng chiếm giữ, những “làng” của Trung Cộng trên đất nước Việt Nam chính Việt Cộng cũng không dám vào. Thành phố Lao Kay đã công khai chưng cờ Trung Cộng, kết hoa đèn theo kiểu Trung Cộng, dân Trung Cộng công khai nuôi cá ngay bờ biển Việt Nam mà Việt Cộng không dám lên tiếng phản đối. Tóm lại, đảng Cộng Sản Việt Nam đã bị Trung Cộng khống chế 99% rồi. Vũ khí tối tân mà không sử dụng thì cũng vô ích, giống như Liên Sô sụp đổ không một tiếng súng. Vụ việc nhỏ nhặt nhất là “chiến thuật mua khoai lang” của dân Trung Cộng. Chúng ồ ạt mua khoai lang của Việt Nam với giá cao, càng ngày càng cao, dân chúng Việt Nam tận dụng đất đai để trồng khoai, đùng một cái, Trung Cộng không mua khoai lang nữa, gây cho nông dân Việt Nam lâm cảnh khốn đốn mà Việt Cộng không dám hé môi. Một khi linh hồn không còn trong xác nữa thì đó là thây ma, dù có võ trang tận răng cũng chẳng làm gì được. Với tình trạng tinh thần của Việt Cộng hôm nay, xem Trung Cộng như là bực thầy, là chủ nhân ông tuyệt đối rồi, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam, không có vũ khí tối tân nào ngăn được những bước xâm lăng hay đồng hóa Việt Nam của Trung Cộng, trừ dân tộc Việt Nam.


Chỉ có người Việt Nam.
Phải có nhân quyền trước, vũ khí sau mới giúp được Việt Nam. Muốn chống xâm lăng, trước hết nhà cầm quyền tức chính phủ phải có quyết tâm chống xâm lăng mới được. Đó là điều kiện ắt có và đủ để chống xâm lăng. Hai lực lượng thường dùng để chống xâm lăng là Quân Đội và Công An, nay Quân đội trong tay Việt Cộng, công an trong tay Việt Cộng, mà Việt Cộng không chống xâm lăng lại dùng 2 lực lượng này làm tay sai cho quân xâm lăng như Việt Cộng làm hiện nay thì làm sao Trung Cộng không chiếm Việt Nam một cách dễ dàng?

Con đường phải đi.
Hoa Kỳ muốn Việt Nam trở thành nước đối đầu với Trung Cộng, ngăn chận Trung Cộng tiến xuống phương Nam, Hoa Kỳ phải đòi hỏi, phải áp lực kinh tế, tài chánh đối với Việt Cộng, buộc chúng phải thực thi nhân quyền, lúc đó Việt Nam mới có thể chống Trung Cộng. Hoa Kỳ hay bất kỳ ai cũng biết rằng, chống một nước xâm lăng phải có sự góp sức của toàn dân, mà dân chúng mới xuống đường biểu tình phản đối Trung Cộng, Việt Cộng đã đàn áp còn hơn là đàn áp kẻ phụ thù của chúng, làm sao mà chống xâm lăng? Giao vũ khí tối tân cho Việt Cộng trong trường hợp này không khác gì nối giáo cho giặc Tàu. Hoa Kỳ phải rút kinh nghiệm của Miến Điện, dù Mién Điện đã chấp nhận đối lập, đã trả tự do cho tù nhân chống đối chế độ, mà dù tỏ ra từ bỏ độc tài, đã cho tự do tôn giáo, thế mà Hoa Kỳ và các nước Tây Phương vẫn còn dè dặt đối với Miến Điện? Phải áp dụng “sự nghi ngờ khoa học” này với Việt Cộng.

Con đường Việt Cộng phải đi là:
:arrow: phải lật đổ Việt Cộng hoặc 
:arrow: Việt Cộng tự lật đổ chế độ để hợp tác với dân tộc
Đó là con đường duy nhất và độc nhất người Việt phải đi.

Lê Văn Ấn




Đông Nam Á đua nhau mua sắm tàu ngầm

by Hoang Thy Mai Thao 6/6/2012



RFI - Thứ tư 06 Tháng Sáu 2012

Anh Vũ
Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng của thế giới. Một cuộc chạy đua vũ trang đang rộ lên ở nhiều nước trong khu vực thời gian gần đây cùng với đà gia tăng sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Nhật báo Le Monde hôm nay có bài viết đề cập đến « cuộc chạy đua trang bị tàu ngầm ở Đông Nam Á » nhân cuộc đối thoại quốc tế về an ninh vừa diễn ra tại Shangri-La, Singapore từ ngày 01-03/06/2012.

Đặc phái viên của tờ báo tại Singapore nhận định vùng biển Đông Nam Á, vốn đã tấp nập các hải đội thương thuyền thế giới qua lại, sắp tới sẽ còn dậy sóng từ dưới sâu bởi hàng chục chiếc tàu ngầm chiến đấu đang được các nước đua nhau mua sắm. Đua nhau mua sắm tàu ngầm là một chủ đề được Hội nghị quốc tế Shangri-La Singapore về vấn đề an ninh từ ngày 1-3/6 vừa qua tâm đặc biệt.

Theo chuyên gia Christian Le Miere, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Luân Đôn thì trong khu vực châu Á thực sự đang có một “làn sóng mua sắm” tầu ngầm. Tờ báo đưa ra con số thống kê: Trung Quốc vừa mới khánh thành căn cứ Hải Nam dự kiến sẽ chứa 66 chiếc tàu ngầm. Việt Nam đang trong giai đoạn đặt mua 6 chiếc, Indonesia cũng đặt 3 chiếc, Úc đang muốn tăng đội tàu ngầm 6 chiếc của mình lên gấp đôi.

Nhật Bản thì từ nay đến năm 2020 cũng sẽ nâng đội tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc. Hàn Quốc từ năm 1990 đến nay cũng đã sắm được 12 chiếc, Malaisia cũng đã có 2 chiếc, còn Ấn Độ đội tàu ngầm 15 chiếc của họ vừa được bổ sung thêm một chiếc chạy bằng năng lượng nguyên tử trong tháng 4 vừa qua. Tác giả bài viết còn cho biết tại hội nghị Shangri-La hôm 2/6 vừa rồi, một nguồn tin quân sự còn ước tính đến năm 2025 số lượng tàu ngầm họat động trong khu vực Ấn Đô Dương và Thái Bình Dương sẽ tăng gấp ba hiện nay, tức là vào khoảng 170 chiếc.

Để lý giải cho cuộc chạy đua mua sắm tàu ngầm, báo Le Monde trích dẫn phân tích của bà Valerie Niquet, nhà nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Paris : « Việc gia tăng tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông cùng với việc mở rộng tầm ảnh hưởng của họ là yếu tố dẫn đến làn sóng hiện đại hóa các hạm đội hải quân trong khu vực Đông Nam Á. Trong vài năm gần đây, tàu ngầm đang trở thành hướng ưu tiên của hải quân trong vùng ».

Theo Le Monde, những con số chạy đua vũ trang nói trên cho thấy tầm mức quan trọng của vùng biển trong khu vực Đông Nam Á này. Tại hội nghị Shangri-la, người ta cũng đã nhắc lại con số đáng lưu ý đó là 1/3 lượng hàng hóa thương mại của Mỹ mỗi năm, trị giá khoảng 1200 tỷ đô la, được chuyển qua tuyến đương hàng hải trên Biển Đông.


Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Diễn đàn Shangri-La (REUTERS)

Để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải và không để cho Bắc Kinh phủ nhận không gian lưu thông chung này, mỗi nước có liên quan đều tỏ ra sẵn sàng tự triển khai những phương tiện bảo đảm an ninh cho mình, nhưng đồng thời vẫn cố gằng làm sao không ảnh hưởng đến quan hệ thương mại sống còn với Trung Quốc.

Tác giả bài viết nhận thấy, Washington cũng như Paris đều khuyến khích các nước trong khu vực đưa ra một bộ luật ứng xử trên biển. Nhưng các nước châu Á cho thấy họ còn gặp nhiều khó khăn để triển khai được việc này. Theo Le Monde, chính sách « cân đối lại » lực lượng Mỹ tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương sẽ góp phần gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực châu Á. Chuyến công du châu Á 9 ngày vừa rồi của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta là một bước cụ thể hóa chiến lược mới của Mỹ.

Washignton sẽ gây khó cho Trung Quốc cùng với việc rải quân khắp từ Singapore đến Úc, qua Philippines, Indonesia, Hàn Quốc rồi Nhật Bản, Guam và không loại trừ cả Việt Nam. Washington đang gia tăng các đối tác sẵn sàng trợ giúp cho các nước có lực lượng hải quân yếu.

Theo tác giả bài viết, các nước châu Âu như Đức, Anh và Pháp cũng đang muốn tìm được một vị trí trong bàn cờ an ninh khu vực này. Nhưng theo giới quan sát thì ngoài việc bán vũ khí ra, vai trò của Liên Hiệp Châu Âu rất hạn chế. Tại Singapore lần này, Pháp và Đức đã không bỏ lỡ cơ hội chào mời các nước về trang thiết bị quân sự chủ yếu là trong lĩnh vực tàu ngầm. 

No comments:

Post a Comment