Apr 4, 2015

• Nhật Bản: Quân đội Mỹ cần phá hủy 15 cầu Trường Giang khi khai chiến với TC - ĐÔNG BÌNH

ĐÔNG BÌNH
Ngoài các cây cầu chiến lược này, Mỹ cần đồng thời tấn công tiêu diệt các đơn vị hỏa tiển phòng không, các công trình đường sắt, đường bộ, khu điều hành...

Tưởng tượng về máy bay chiến đấu F-3E của Nhật Bản (nguồn mạng sina TQ)

Trang mạng sina Trung cộng ngày 19 tháng 3 dẫn tờ tạp chí "Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương" kỳ mới nhất của Đài Loan đăng bài viết được dịch từ một tạp chí của Nhật Bản có tên là "Nghiên cứu quân sự".

Theo bài viết, cơ quan nghiên cứu Nhật Bản nhiều năm nghiên cứu cho rằng, một khi Mỹ khai chiến với Trung cộng, mục tiêu chiến lược cần xóa sạch trước tiên của quân đồn trú Mỹ tại Nhật Bản là 15 cây cầu lớn trên sông Trường Giang. Đây hoàn toàn không phải là quân cảng của Quân đội Trung CỘNG hay căn cứ của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung cộng


Nhìn vào bản đồ, Nhật Bản có thể đã nghiên cứu nhiều năm và sẵn sàng cung cấp tin tức tình báo cho Mỹ, trong đó có tọa độ 15 cây cầu lớn, đề nghị khi xảy ra chiến tranh với Trung cộng thì Mỹ cần xóa sạch các mục tiêu chiến lược quan trọng này của Quân đội Trung cộng.

Theo bài báo, cách đánh chính của Quân đội Mỹ hiện nay là tác chiến nhất thể trên không, trên biển; nhưng tác chiến nhất thể trên không, trên biển khó có thể hoàn toàn áp chế được ý chí chiến đấu của Quân đội Trung cộng , cũng khó mà khuất phục được ý chí chiến tranh tương ứng của người dân Trung cộng .

Báo Nhật tưởng tượng về chiến tranh trên biển tương lai giữa Nhật-Trung, trong đóhkmh Hải quân Trung cộng bị tiêu diệt (nguồn mạng sina TQ)

Như vậy, phải làm thế nào? Theo bài báo, cách đánh nhiều hơn hiện nay của Mỹ là “ngăn chặn ngoài khơi”, tức là cách xa bờ biển của Trung cộng , ở khu vực biển vừa và gần, dùng hỏa tiển để ngăn chặn Trung cộng , nhưng ngăn chặn ngoài khơi rất khó đập tan hoàn toàn ý chí chống Mỹ hoặc tác chiến tương ứng của Trung cộng .
Theo bài báo,
  • Thứ nhất, xóa sạch những cây cầu lớn ở sông Trường Giang sẽ làm cho hoạt động vận chuyển vật tư sản xuất, vật tư chiến lược quan trọng của Trung cộng do quân đội nước này tiến hành sẽ bị gián đoạn hoàn toàn.
  • Thứ hai, điều rất quan trọng chính là xóa sạch lòng tin vào việc tiếp tục tác chiến của quân và dân Trung Quốc.
  • Thứ ba, Quân đội Mỹ hiện nay sử dụng cách làm ngăn chặn ngoài khơi - tức là bắn hỏa tiển ở khu vực cách xa lãnh thổ Trung cộng - là hoàn toàn không đủ, phải tcan dự hạn chế. Nhật Bản cho rằng, Mỹ chỉ có can dự hạn chế, mục tiêu quan trọng nhất của loại can dự này chính là xóa sạch 15 cây cầu lớn ở sông Trường Giang.
Nhật Bản cho rằng, nhiều năm qua, họ đã thăm dò, tìm hiểu 15 cây cầu lớn Trường Giang - những cây cầu đóng vai trò phòng thủ quan trọng của Trung cộng , có thể cho biết tọa độ của chúng. Nhật Bản đã do thám và nắm chắc các thông tin về phòng thủ từ thượng nguồn đến hạ du dài vài nghìn km của chúng, sẵn sàng cung cấp cho Quân đội Mỹ.

Bản đồ của Nhật Bản đã chỉ rõ, bắt đầu từ thượng du, đi qua Lô Châu, Trùng Khánh, Vạn Châu, Nghi Xương, Vũ Hán, Cửu Giang, Vu Hồ, cho tới Nam Kinh, thậm chí đề cập tới trong 15 cây cầu lớn này có một số thành phố quan trọng như Nam Kinh, Trùng Khánh, Vũ Hán v.v... Chúng đều là cầu 2 tuyến, hơn nữa những cầu 2 tuyến này khi đánh có thể đánh trúng 2 cầu.

Chiến tranh Nhật-Trung tương lai: máy bay chiến đấu Shinshin Nhật Bản bắn rơi máy bay chiến đấu J-15 Trung cộng (nguồn mạng sina TQ)

Ngoài ra, làm mất khả năng vận tải chiến lược quan trọng có thể làm thiệt hại vành đai kinh tế quanh trọng phía nam sông Trường Giang của Trung cộng , cho dù diện tích lãnh thổ phía nam sông Trường Giang Trung cộng chỉ chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ Trung cộng , nhưng GDP lại chiếm tới 1 nửa của Trung Quốc. Hơn nữa, các đô thị phát triển kinh tế của Trung cộng nằm ở phía nam sông Trường Giang, xóa sạch các cầu đường sắt có thể đập tan ý thức tiếp tục tác chiến với Mỹ của Trung cộng .

Theo bài báo, Nhật Bản còn đặc biệt nhấn mạnh, mỗi cây cầu trong số 15 cây cầu lớn của Trung cộng đều có lực lượng cảnh sát vũ trang bảo vệ, hơn nữa lực lượng này làm nhiệm vụ đề phòng sự phá hoại của con người, tức đây là loại phòng thủ cự ly gần, quy mô là khoảng 1 đại đội lực lượng cảnh sát vũ trang.

Nhưng, điều quan trọng hơn là chỉ có 8 cây cầu lớn quan trọng của sông Trường Giang được các đơn vị cấp tiểu đoàn trang bị hỏa tiển cự ly trung bình và ngắn bảo vệ, đó chính là hỏa tiển phòng không 


HQ-9, thường bố trí 2 - 3 tiểu đoàn ở lân cận. Có thể thấy, chỉ có 8 trong số 15 cây cầu trên sông Trường Giang có đơn vị hỏa tiển cấp tiểu đoàn phòng bị.
Nhật Bản cho rằng, một khi Mỹ muốn xóa sạch 15 cây cầu này, cần phải cùng lúc tấn công xóa sạch các đơn vị hỏa tiển cấp tiểu đoàn của 8 khu vực, ngoài ra cũng cần phá hủy cầu đường sắt và đường sắt, đường bộ tương ứng, đồng thời cũng cần đồng thời tiêu diệt các khu điều hành xe cộ ở xung quanh. Chỉ có đánh như vậy thì cầu đường sắt sẽ rất khó được lập tức khôi phục trong vòng 1 tháng, cho nên Nhật Bản cung cấp cho Mỹ cả kế hoạch tấn công tổng thể.



Tưởng tượng về máy bay chiến đấu F-3E, phiên bản cải tiến của Shinshin- Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (nguồn mạng sina TQ)

Nhật Bản cho rằng, máy bay chiến đấu và tàu chiến hiện nay của Mỹ có thể bắn hỏa tiển trong đó có Tomahawk, tấn công hạ lưuvà thượng du từ hai mặt tây – đông, đặc biệt là trực tiếp từ vịnh Bengal, có thể trực tiếp bắn trúng một số cây cầu ở sông Trường Giang như ở Trùng Khánh.


Bài báo cho rằng, như vậy, Nhật Bản cũng cố tình để lộ việc cung cấp phương pháp nghiên cứu này cho Quân đội Mỹ, hy vọng tạo ra một khả năng , uy hiếp đối với Trung cộng
SÔNG TRƯỜNG GIANG

Nhiều trong số các thành phố lớn nhất của Trung cộng nằm dọc theo sông Dương Tử. Ngoại trừ Thượng Hải đã không có tầm quan trọng thương mại thế kỷ 19 của Trung cộng đã làm cho nó một trong những thành phố lớn trên thế giới - tất cả trong số này đã tồn tại hàng thiên niên kỷ. Được liệt kê từ miệng lên dòng sông, đó là:
  • Thượng Hải, thương cảng lớn, thủ phủ tài chính của Trung cộng hiện đại 
  • Vô Tích
  • Dương Châu
  • Trấn Giang
  • Nam Kinh, thủ đô quốc gia dưới nhiều triều đại, các đối thủ Bắc Kinh cho tầm quan trọng lịch sử, thủ đô của Giang Tô
  • Vũ Hán, quan trọng trong thương mại thế kỷ 19 và công nghiệp hiện đại, thủ đô của Hồ Bắc
  • Nghi Xương, cửa ngõ vào Tam Hiệp
  • Trùng Khánh, một trong những thành phố lớn nhất của Trung cộng
Sông Dương Tử bắt nguồn từ một số nhánh ở thượng lưu, tuy nhiên 2 trong số đó được xem là đầu nguồn của nó là nhánh Tuotuo và Dan Qu. Chính phủ Trung cộng thì cho rằng nguồn nhánh Tuotuo bắt đầu từ chân của băng hà nằm ở phía tây của núi Geladandong ở dãi núi Dangla rìa phía đông của cao nguyên Thanh Tạng. Tuy nhiên theo các nguồn địa lý (như sông dài nhất tính từ biển) thì nguồn của nó nằm ở vùng đất ngập nước ở tọa độ 32˚36’14”B, 94˚30’44 Đ và độ cao 5170 m trên mực nước biển, chính là đầu nguồn của nhánh Dan Qu2. Các nhánh này hợp lưu và sau đó chảy về phía đông qua Qinghai, rồi vòng về phía nam tạo thành một thung lũng sâu ở ranh giới của Tứ Xuyên và Tây Tạng rồi mới đến Vân Nam. Trong phạm vi thung lũng này, cao độ của sông giảm mạnh từ trên 5000m xuống dưới 1000m.

Ít khách du lịch đi theo sông Dương Tử quá Trùng Khánh. Tuy nhiên, du khách trên đường mòn du lịch Vân Nam xem một số các thượng nguồn sông gần Lệ Giang.

Một số thành phố cổ xưa và quan trọng khác là không thực sự trên sông Dương Tử, nhưng dễ dàng truy cập từ nó:
Hàng Châu, thủ đô của Chiết Giang - gần Thượng Hải và được kết nối bởi các Đại Vận Hà đến Tô Châu và Vô Tích
Tô Châu, nổi tiếng với khu vườn và kênh rạch, nơi ở của các học giả, họa sĩ và nhà thơ - giữa Thượng Hải và Vô Tích
Thành Đô, thủ đô của Tứ Xuyên - gần Trùng Khánh và trên một trong những phụ lưu của sông Dương Tử
Tất nhiên cũng có hàng chục thành phố nhỏ hơn nữa.

BKTT

No comments:

Post a Comment