Võ Thị Linh
Nhà Hạ của Trung Hoa tồn tại thế kỷ 21 trước CN
Trước khi đi vào vấn đề, chúng ta thử tìm hiễu về nước Trung Hoa. Tên chính thức của nước Tàu được gọi là Trung Hoa Đại lục (phân biệt với Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông), và Hoa Lục, với tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân cư nhất trên thế giới, với trên 1,35 tỷ. Trung Hoa là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao.
Lịch sử nước Tàu bắt nguồn từ một trong những văn minh cổ, văn minh này phát triển tại lưu vực phì nhiêu của Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hàng nghìn năm, hệ thống chính trị của nước Tàu dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là triều đại, khởi đầu với triều đại Hạ bán thần thoại ở lưu vực Hoàng Hà. Nhà Hạ bên Tàu khai sinh ra nước Tàu sau nước Văn Lang của nước ta 700 năm. "Tung bá Cổn" là người đầu tiên lập ra nước Hạ bên Tàu vào thế kỷ 21 TCN, còn Hùng Vương thứ nhật lập ra nước Văn lang vào thế kỳ 28 TCN ( 2879- Kinh Dương Vương). Nhưng các khám phá của ngành khảo cổ học về các di vật của nhà Hạ, cho tới nay vẩn chưa xác định được sự hiện hữu của nhà Hạ.
Nhà Hạ của Trung Hoa tồn tại thế kỷ 21 trước CN
Tháng 3.2007, Hàn Lâm viện Khoa học Quốc gia Mỹ đã công bố công trình của các nhà nhân chủng thuộc đại học Durham và Oxford Anh Quốc nghiên cứu mtDNA của heo và dạng răng heo trên toàn vùng Đông Nam Á lục địa và hải đảo đã đi tới kết luận: “Nghiên cứu mới về DNA của heo đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương và người Việt cổ (Bách Việt) là cư dân đầu tiên định cư trên các hải đảo Đông Nam Á rồi tới New Guinea, Hawai và Polynesia. Họ mang theo kỹ thuật làm thuyền độc mộc. Nghiên cứu mới về DNA đã viết lại lịch sử di dân khắp vùng Thái Bình Dương - hầu hết cư dân trong vùng có nguồn gốc từ VN.
Nhà nhân chủng Ballinger và đồng nghiệp đã nghiên cứu mtDNA của 7 dân tộc Đông Nam Á đã kết luận thuộc chủng Mongoloid phương Nam mà VN là trung tâm của mtDNA từ đó lan toả ra khắp vùng Thái Bình Dương”.
Người Việt có tỷ lệ cao nhất về biến đổi di truyền; có đủ 4 Haplotype chính gồm A, B, C, D và không có cặp căn bản số 9 giữa 2 thể di truyền COII/ tRNA.LYS mà các nhà di truyền học gọi là “Đột biến đặc biệt Á châu” nên được xem là dân tộc cổ nhất Đông Nam Á.
Từ năm 221 TCN, khi triều đại Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa, quốc gia trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại Thanh vào năm 1911, và thống trị Trung Hoa đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Cộng sản TH đánh bại Quốc dân đảng tại Trung Hoa đại lục, và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trên thế giới hiện nay có hai nước được gọi như sau: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc. Trên công pháp quốc tế cũng chưa có ghi nước nào mang tên là Trung Quốc.
Vậy tại sao hệ thống truyền thông của đảng csVN trong nước toàn xài cụm từ "Trung Quốc"?? và từ nầy cũng được một số người Việt tự do hải ngoại không đắn đo cân nhắc cũng dùng hùa theo các truyền thông trong nước, mà ít người hiểu được ý nghĩa của cụm từ nầy.
ÂM MƯU ĐẠI HÁN CỦA TÀU CỘNG.
Trong cuốn "Cội Nguồn Việt Tộc", tác gỉa Phạm Trần Anh, trang 48, có phân tích về cụm từ Trung Quốc như sau:
"Trung quốc" là nước có nền văn minh cao nhất mệnh danh là văn minh Hoa Hạ. Chính hai chữ Hoa Hạ(ïƒ Y) đã biểu lộ tính tự cao, tự đại của giống dân nầy, vì theo Hán tự Hoa (ïƒ) có nghĩa là tinh hoa, rực rỡ, thịnh vượng và Hạ (Y) là to lớn, nước ở giữa. (Cũng có thuyết cho rằng Hoa Hạ là vùng đất có núi Hoa, sông Hạ tức sông Hán, nơi "phát sinh" giống dân nầy, nhưng thuyết nầy ngày nay không còn đứng vững nữa vì nhờ các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đã giúp cho các môn Nhân chủng học, khảo cổ học ... xác định là nguồn gốc của người Hoa không phải phát xuất từ vùng đất nầy).
Với bản chất kiêu căng đó, họ cho rằng Trung Quốc là nước văn minh nhất nằm ở trung tâm thế giới, còn tất cả các nước khác ở chung quanh đều là man-di-mọi-rợ, vì thế Trung Quốc được giao cho trọng trách thay trời cai trị và khai hoá thiên hạ. Họ chủ trương "Dĩ Hạ biến Di" (lấy nền văn minh Hoa Hạ để khai hoá các dân tộc mọi rợ). Địa bàn do giống dân nầy cư ngụ gọi là Trung Hoa (nước có nền văn minh rực rỡ và cường thịnh nằm ở trung tâm), cư dân gọi là Hoa nhân (người Hoa). Sự thực vùng đất mà vương triều nhà Thương trực tiếp cai trị chỉ là vùng đất hẹp gần kinh đô gồm phía đông tỉnh Sơn Tây, phía tây tỉnh Sơn Đông, phía nam tỉnh Hồ Bắc và phía bắc tỉnh Hồ Nam được gọi là "Trung Nguyên" còn các vùng chung quanh đều do các chư hầu cai quản, phần lớn là dân bản địa đã bị đồng hoá sống chung với người Hoa.
Lưu Bang lập nên nhà Hán, tuy vẫn theo chế độ trung ương tập quyền và thừa hưởng những kết quả cải cách của Tần Thỉ Hoàng nhưng đã khôn khéo giảm nhẹ thuế khoá, bồi dưỡng sức dân, tạo nên cảnh an cư lạc nghiệp nên đất nước được phát triển về mọi mặt từ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá...Có thể nói đây là triều đại đầu tiên xây dựng nên một nước Trung Hoa thống nhất, ổn định, cường thịnh và phát triển. Về phía Tây, địa giới của nhà Hán bao gồm cả Mông Cổ và Tân Cương. Họ đã mở ra con đường tơ lụa để giao thương với Tây Phương. Vì cả vùng Trung và Đông Á đều được hưởng sự thái bình trong một thời gian dài nên được các sử gia Tây Phương gọi là Thái Bình Trung Hoa (Pax Sinica) tương đương với thái bình La Mã (Pax Romana). Chính do thời đại phát triển rực rỡ đó nên người Hoa tự xưng là "Hán Tộc", một sắc dân đông đảo nhất của Trung hoa, nắm quyền cai quản các sắc dân khác đã bị đồng hoá trong quá trình bành trướng lãnh thổ. Và cũng từ đó, chữ viết của họ được gọi là Hán tự.
Hán triều tiếp tục dùng vũ lực xâm chiếm các nước nhỏ yếu chung quanh để mở mang bờ cõi theo chủ nghĩa Đại Hán. Vẫn với não trạng tự tôn cố hữu, Hán tộc tự cho mình là giống dân cao quí nhất, văn minh nhất trong thiên hạ được trời giao cho trách nhiệm giáo hoá các giống dân khác. Người Hán rất kỳ thị chủng tộc, khinh khi tất cả các dân tộc sống chung quanh, gán cho các giống nầy những cái tên thật thấp hèn để thoả mản bản chất kiêu ngạo của họ. Họ gọi người sống ở phía đông là Di (Triều Tiên, Nhật Bản), phía tây là Nhung (Thổ Phồn, Tây Hạ), phía Nam là Man (người Việt, người Choang ở Quảng Tây, người Mân ở Phúc Kiến) phía bắc là Địch (Hung Nô, Kim, Khiết Đan, Hồ, Đột Quyết). Để thể hiện thái độ khinh thị nầy, trong chữ Hán có kèm theo các bộ "khuyển" (chó), bộ "trãi" (trĩ, loài sâu bọ), bộ "mã" (ngựa) để gọi những giống dân sống chung quanh. Các triều đại về sau, kể cả nhà cầm quyền Trung Hoa hiện nay vẫn theo đuổi chính sách nhất quán của nhà Hán là "Đại nhất thống thiên hạ" để lấn chiến đất đai. Chủ nghĩa nầy ngày nay thường gọi là "Chủ nghĩa Đại Hán", còn nhà cầm quyền Hà Nội trong thời gian xung đột với Trung Hoa thì gọi là "Chủ nghĩa sô-vanh nước lớn" hay "Chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc".
"TRUNG QUỐC" CHỈ LÀ MỘT HƯ DANH
TRONG QUÁ KHỨ.
Sự thật Hán tộc không phải là một dân tộc thượng đẳng được trời giao cho nhiệm vụ cai quản và giáo hoá các giống dân khác như họ tự tôn xưng, "Trung Quốc" cũng không phải là một nước hùng cường bách chiến bách thắng mà họ cũng bị chi phối bởi định luật "thịnh suy" như tất cả các dân tộc hay quốc gia khác. Qua quá trình lịch sử ta thấy dưới đời nhà Tống, Trung Hoa đã bị nước Liêu và Kim liên tiếp quấy nhiễu. Năm 1126 quân Kim đánh chiếm kinh đô Khai Phong, bắt vua Tống Huy Tông, tiêu diệt Bắc Tống. Về sau Tống Cao Tông phục nghiệp đóng đô ở Lâm An gọi là Nam Tống. Sau đó Trung Hoa bị người Mông cổ xâm lăng lập nên nhà Nguyên, cai trị Trung Hoa gần một trăm năm (1271-1368). Đến thế kỷ 17 Trung Hoa bị người Mãn Châu xâm lăng. Năm 1644 người Mãn Châu chiếm Trung Hoa lập nên nhà Thanh, cai trị 267 năm (1644-1911). Điều trớ trêu là hai dân tộc Mông Cổ và Mãn Châu tuy đã chiến thắng, chiếm đóng và cai trị Trung Hoa trong một thời gian khá dài, nhưng vì căn bản văn hoá thấp (không được như Việt tộc chúng ta) lại quá sùng bái nền văn minh tại Trung nguyên, nên bị nền văn minh của Trung Hoa âm thầm đồng hoá. Khi đế quốc Mông Cổ cũng như Mãn Châu bị tan rả, chẳng những hai dân tộc nầy bị hán hoá mà cả đất nước của họ cũng bị sát nhập vào Trung Hoa dưới sự cai trị của người Hán.
Tệ hại nhất là vào hậu bán thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 Trung Hoa bị các nước Tây Phương lấn áp phải ký các hiệp ước Nam Kinh 1842 và hiệp ước Thiên Tân 1854 dành cho người Tây Phương quá nhiều đặc quyền. Nước Trung hoa bấy giờ ngày càng suy yếu mặc sức cho người Tây Phương xâu xé, khinh khi, nhục mạ (như cấm người Hoa và chó vào các công viên của Tây Phương ngay trên đất Trung Hoa chẳng hạn). Thêm vào đó cuôc chiến tranh Trung Nhật năm 1894 -1895 đã làm cho người Trung hoa càng thêm mất mặt khi hạm đội Bắc Hải bị hạm đội của Nhật Bản tiêu diệt. Năm 1932 Nhật chiếm Mãn Châu, Nội Mông, ngày 07/7/1937 Nhật dựng lên vụ Lư Câu Kiều để khai chiến với Trung Hoa và chiếm thêm nhiều đất đai thuộc miền duyên hải và phong toả bờ biển Trung Hoa. Mãi đến tháng 8/1945 khi thế chiến thứ 2 chấm dứt, Nhật mới rút quân khỏi Trung Hoa. Trong thời gian chiếm đóng, người Nhật đã ngược đãi và nhục mạ người Hoa bằng mọi cách kể cả gọi người Hoa là "Cẩu Hán" không khác gì người Hán gọi các dân tộc thiểu số phía tây là "Khuyển Nhung" trong các thế kỷ trước. Trong thời kỳ bị ngoại nhân cai trị bởi những dân tộc bị người Hán khinh bỉ từ lâu nay, cũng có rất nhiều người Hán tự nguyện làm tay sai cho chế độ đương quyền, hãm hại người đồng tộc. Điều đó chứng tỏ rằng người Hán cũng hèn kém, tồi tệ, xu thời, dễ biến chất... chứ không phải là một dân tộc "thượng đẳng" như họ đã tự phong !
NỀN VĂN HOÁ TÀU KHÔNG PHẢI
DO NGƯỜI HÁN TẠO LẬP
Xét về đất nước và con người Tàu, còn về phương diện văn hoá thì ngày nay khoa học kỹthuật đã chứng minh được rằng nền văn minh Nước Tàu không phải do chỉ người Hoa tạo lập mà có sự đóng góp tích cực của dân tộc bản xứ đã định cư lâu đời tại địa bàn Nước Tàu ngày nay, nếu không muốn nói là người Hán đã cướp đoạt các thành quả văn hoá của người bản xứ - sau khi thôn tính đất đai và tiêu huỷ mọi di tích văn hoá của các dân tộc bị bại trận - đem về nhào nặn lại rồi lớn tiếng rêu rao là do Hán tộc tạo dựng rồi đem "giáo hoá" các dân tộc bị trị để đồng hoá họ.
- Minh chứng thứ nhất là các di vật thuộc thời kỳ đồ đá cũ (như rìu có vai) phát xuất từ Hoà Bình, Bắc Việt. Ngày nay được các nhà bác học về các môn khảo cổ gọi là nền văn hoá Hoà Bình có niên đại cổ nhất, sau đó do hiện tượng "biển tiến" khoảng từ 18.000 đến 8.000 năm, nền văn hoá nầy được các cư dân miền Bắc Việt Nam mang lên phía bắc mà "hậu duệ" của nó được tìm thấy ở Ngưỡng Thiều thuộc tỉnh Thiểm Tây.
Những di chỉ về văn hoá Hoà Bình
- Minh chứng thứ hai, là Cây Lúa Nước. Về cây lúa nước, trong quyển "Eden in the East" của Stephen Oppenheimer cũng đã chứng minh được rằng nguồn gốc của Cây Lúa Nước được tìm thấy sớm nhất ở Đông Nam Á mà các di vật được phát hiện rải rác ở vùng Bắc Việt, Bắc Lào và Bắc Thái Lan. Thêm vào đó những nghiên cứu về Nước Tàu còn xác định là thực phẩm chính của người "Hán" vào đời nhà Thương là lúa mì, lúa tắc chớ không có gạo, mãi đến đời nhà Hán họ mới ăn gạo. Từ sự kiện nầy, có thể kết luận rằng "Thần Nông" (vị thần dạy dân làm ruộng) là người Việt thời cổ đại đã dạy cho dân Việt cách trồng lúa nước, đã bị Nước Tàu chiếm đoạt làm ông tổ của dân tộc mình.
Người Việt cđ đại khai sinh kỹ thuật cấy lúa gạo ruộng nước (di chỉ tìm thấy tại Hemudu, nam Trung Quốc, Ban Kao, bắc Thái Lan, Sakai, bán đảo Mã Lai), mở đầu cho nếp sống định canh định cư và văn minh Hòa Bình vào khoảng 10000 đến 15000 năm trước đây.
Các nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)... đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới.
Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lý tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Còn ở Trung Hoa, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Hoa, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch.
Lãnh thổ của Âu Việt và Lạc Việt: Nhiều tài liệu cổ của Trung Hoa cũng đã công nhận, các vùng đất rộng lớn giữa lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử vốn là địa bàn cư trú của dân tộc Tam Miêu và Bách Việt, trong đó dân tộc Việt Thường ở phía Nam lưu vực sông Dương Tử, từ hồ Động Đình và Phiên Dương (thuộc tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc và Lưỡng Quảng ngày nay) trở xuống là đã có một nền văn minh lúa nước rất phát triển, đước coi là cái nôi của lúa nước trên thế giới.
Luận điệu của người Hán lâu nay vẩn cho rằng dân Việt học được cách làm ruộng nước từ người Hán, đó là những lời nói nhằm bêu xấu dân Việt, sách Hậu Hán Thư thiếu những chứng minh cho lời nói trên. Ngày nay với các bằng chứng cụ thể bằng khoa khảo cổ học phân tích DNA đã chứng minh được sự có mặt người Việt cổ và nền văn minh lúa nước có trước người Hán.
Văn hóa Đông Sơn – một nền văn hóa nổi tiếng của nước Văn Lang (hay Lạc Việt) trong thời đại kim khí bắt đầu cách nay khoảng 2.700 năm đã được cã thế giới công nhận – nền nông nghiệp Cổ Đại đã tích lũy một số tiến bộ quan trọng và đã trở nên nề nếp, xã hội đã có nhiều sản phẩm dư thừa qua khai quật tìm thấy các hầm ngũ cốc thối nát trong đất, chậu gốm lớn, thạp đồng. Xã hội nông nghiệp đã có những kỹ thuật tinh xảo, nhứt là khi cư dân phát triển mạnh nghệ thuật luyện kim đúc đồng và sau đó khám phá kim loại sắt.
Đó là một nền nông nghiệp dùng cày cuốc và sức kéo trâu bò, nông dân biết dùng các công cụ sản xuất thích hợp cho từng loại đất, biết trồng các giống cây khác nhau cho thích hợp từng mùa, như nhiều giống lúa đã được phát hiện trong các cuộc khai quật ở di chỉ Đồng Đậu cách nay hơn 3.000 năm . Trong thời đại này, nền nông nghiệp lúa nước trở nên thịnh vượng và nước Văn Lang được thành lập, trưởng thành dưới thời Hùng Vương-An Dương
Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước
Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa Bình những hạt thóc hóa thạch khoảng 9260-7620 năm trước. Nhưng theo nhiều nhà khảo cổ, đa số di tích, di vật tìm thấy ở Thái Lan, khi định tuổi lại thấy muộn hơn nhiều so với tuổi định ban đầu trước đó khi người ta tìm thấy những di tích về văn minh lúa nước
- Minh chứng thứ ba là Trống Đồng, Tiến sĩ W.G. Solheim II là vị học giả có uy tín nhất về việc nghiên cứu và phân loại Trống Đồng, đã kết luận là Trống Đồng Ngọc Lũ là loại trống đồng lớn nhất, đẹp nhất và cũ nhất. Hiện nay các nhà khảo cỗ học nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là Trống Đồng Ngọc Lũ, thuộc nền văn hoá Đông Sơn, phần đất ở Bắc Việt ngày nay, là loại trống đồng tiêu biểu nhất.Nước Tàu - với não trạng tự tôn cố hữu - đã cho tổ chức hội nghị Nam Ninh tháng 8/1980 để cố giành nền văn hoá trống đồng về cho mình nhưng đã thất bại ê chề vì không được các nhà khảo cổ học hàng đầu của thế giới công nhận.
Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ
CỘNG SẢN VN MỘT CHẾ ĐỘ THÁI THÚ
Sau 40 năm chiếm được miền nam VN, bộ mặt thật của bác và đảng đã lộ nguyên hình là những công cụ của QTCS3 và Tàu công. Mọi sinh hoạt của csVN đều được điều khiển từ Bắc Kinh. Bộ chính trị hiện nay của đảng csVN đang làm nhiệm vụ cánh tay nối dài của Bắc Kinh, để đàn áp tất cã các cuộc nổi dậy của của Việt tộc qua những tên thái thú trong Bắc Bộ Phủ. Những tên chỉ biết muối mặt vâng lệnh thiên triều, quên đi cội nguồi và thân phạn VN của chúng.. để làm đẹp lòng chủ của chúng là giặc Bắc Phương. Vì thế cho nên việc tôn xưng nước Tàu là Trung Quốc, chính là cách để làm đẹp lòng chủ của bọn csVN. Người Việt tự do chúng ta không có lý do gì bắt chước các hành động sùng bái nước Tàu một cách thái quá như những tên bán nước, bán hồn Việt cho giặc Tàu Bắc Phương. Một kẻ thù ngàn đời của Việt tộc chúng ta.
CÁCH GỌI CỦA NGƯỜI VIỆT TỰ DO
Người Việt tự do chúng ta vẫn đang theo đuổi cuộc chiến đấu để giải thể chế độ Cộng sản độc hại hầu cứu đất nước thoát khỏi nạn trì trệ, tham ô nhũng lạm, ô nhiểm môi trường, cứu dân tộc thoát khỏi tình trạng phá sản về luân lý, đạo đức, giáo dục ... nên cần có một chiến tuyến vững, một hậu phương mạnh. Hải Ngoại có đủ điều kiện để đảm trách nhiệm vụ nầy.
Một khi Hải Ngoại tuyệt đối không dùng từ "Trung Quốc" để "gọi" nước và người Trung Hoa nữa thì sẽ khiến cho quốc nội suy tư về thái độ nầy, sẽ "ngộ" và dần dần tìm cách gở cái ách nô lệ tinh thần mà tập đoàn cầm quyền Hà Nội cố ý tròng vào cổ của họ. Quốc nội sẽ tin tưởng quyết tâm của Hải Ngoại, sẽ ý thức được vai trò và tiềm lực của mình. Quốc nội sẽ tiếp tay với Hải Ngoại.
Nếu người Việt Hải Ngoại chúng ta không đồng lòng và dứt khoát trong cách dùng từ ngữ và làm gương cho quốc nội, thì công cuộc giải phóng đất nước sẽ còn nhiều chậm chạp trong việc khởi động bánh xe lịch sử lăn bánh. Từ hải ngoại cho đến nội đồng lòng trong việc xoá bõ ý đồ của bọn " bá quyền từ phương Bắc", thì trước hay sau gì bọn csVN sẽ đào thải ra khỏi đất nước VN không sớm thi muộn.
Đừng hời hợt trong đấu tranh để làm lợi cho kẻ quốc thù của Việt tộc để rồi trở thành những tội nhân thiên cổ. Từ bõ thói quen để kẻ thù không thể lợi dụng được chúng ta. Một hành động nhỏ nhất như viết cụm từ Trung Hoa thay vì Trung Quốc là thể hiện sự quyết tâm góp tay vào cuộc chiến sống mái với cộng Tàu lẩn cộng Việt.
Buồn Non Nước
Võ Thị Linh 13/4/2015
No comments:
Post a Comment