Sep 28, 2014

• "Xã tắc lâm nguy, thất phu hữu trách"

"...Sáng sớm chủ Nhật, tận dụng không khí và nhiệt tình sôi nổi của sinh viên, học sinh, tổ chức "Chiếm lấy khu Trung Tâm", một chiến dịch bất tuân dân sự thúc đẩy phổ thông đầu phiếu tại Hồng Kông, đã quyết định khởi động các cuộc biểu tình của họ sớm hơn dự kiến. Quyết định được đưa ra ngay sau khi xảy ra các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát gần trụ sở chính của chính phủ Hồng Kông..."





Chan Kim Man, một trong những nhà tổ chức hướng dẫn: "Trong trường hợp có xung đột, hãy giơ cả hai tay lên để cho thấy rằng bạn không có ý định tấn công người thi hành pháp luật." Anh nhắc nhở người biểu tình luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc hòa bình và bất bạo động.
Cuộc biểu dương ấy đang đi đến những phút căng thẳng nhất. Đã bắt đầu các va chạm bạo lực giữa sinh viên và cảnh sát Hồng Kông khi hàng chục ngàn người ủng hộ dân chủ bắt đầu một kế hoạch làm tê liệt trung tâm tài chính châu Á vào sớm ngày Chủ nhật.

Trong hơn 24 giờ qua, những người lãnh đạo phong trào và các sinh viên nhóm Sholarism đã bị cảnh sát dùng võ lực và bình xịt hơi cay chống trả khi họ phá vỡ rào cản của cảnh sát để xông vào trụ sở chính quyền thành phố.



"Hành động này là cho tương lai của thành phố, những ai yêu thương Hồng Kông hãy đến tham gia với chúng tôi", Jimmy Lai. ông trùm ngànhh xuất bản, người công khai chỉ trích chính quyền cộng sản Trung Quốc, nói với Reuters.

Đồng thời, Đức Hồng Y Joseph Zen, 82 tuổi, trước đây là Giám Mục Công Giáo của Hồng Kông, nói với Reuters. "Đã đến lúc chúng ta thực sự cho thấy mình muốn được tự do chứ không chịu làm nô lệ, chúng ta phải đoàn kết với nhau,"

Cuộc biểu dương đã thu hút được hàng ngàn người biểu tình trang bị kính bảo hộ, mặt nạ và áo mưa để chuẩn bị cho một cuộc đối đầu bạo lực với cảnh sát, là một trong những hành vi ngoan cường nhất của biểu hiện bất tuân dân sự từng diễn ra trong cựu thuộc địa Hồng Kông.



Wong Kai-keung, một sinh viên biểu tình cho biết, "Chúng tôi không sợ bị tổn thương hay bị bắt giữ. Chúng tôi chỉ cần dân chủ thực sự."

Trong khi đó, một số tài phiệt thế lực nhất Hong Kong đã tuyên bố chống lại phong trào "Chiếm lấy Trung Tâm". Họ báo động rằng cuộc biểu dương này sẽ đe dọa đến kinh tế thịnh vượng ổn định của thành phố.



Lai Tung-Kwok,chỉ huy an ninh Hồng Kông, đã bác bỏ những cáo buộc của công chúng cho rằng cảnh sát đã sử dụng vũ lực quá mức và hung bạo với các sinh viên.

"Cảnh sát có trách nhiệm duy trì trật tự trong xã hội theo quy định của pháp luật. Vì vậy họ cần phải được chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo rằng những người muốn bày tỏ ý kiến của mình phải thể hiện một cách hòa bình và hợp pháp ", ông nói.


Một số nhà quan sát đã so sánh cuộc biểu tình này với cao điểm của cuộc đàn áp đẫm máu các sinh viên ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh vào năm 1989.

Cho đến hôm nay, cảnh sát bắt giữ hơn 70 người, trong đó Joshua Wong, người lãnh đạo 17 tuổi của nhóm học sinh Scholarism. Anh vẫn còn bị giam cùng với các nhà lãnh đạo học sinh khác là Alex Chow và Lester Shum.



Một số chính trị gia dân chủ tại Hồng Kông cho biết sức mạnh bất ngờ của những người biểu tình trẻ tuổi, những người đã bao vây trụ sở chính quyền thành phố kể từ tối thứ Sáu, đã thuyết phục thế hệ trước phải nhường lại nhiều ảnh hưởng cho các nhà hoạt động sinh viên, những người dường như ít chịu thoả hiệp với độc tài Bắc Kinh.

Lịch sử đang chứng kiến một bước ngoặc tuyệt vời, thể hiện ý chí khao khát dân chủ mãnh liệt của người Hồng Kông, đặc biệt từ giới trẻ, tham gia biểu tình có những em chỉ vừa đến 12 tuổi.



"Những gì đã xảy ra kể từ ngày hôm qua đã vượt quá sức tưởng tượng của chúng tôi", Albert Ho, 62 tuổi, một thành viên của Đảng Dân chủ trong cơ quan lập pháp Hồng Kông, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Bảy.

"Bây giờ những người trẻ đã nắm quyền kiểm soát và tạo được tình huống bất ngờ của mình", ông Ho nhấn mạnh: "Đây là những sự việc khiến chính phủ phải quan tâm sâu sắc"

Lê Quốc Tuấn
Theo FB Lê Quốc Tuấn



Người dân Hồng Kông tặng hoa cho cảnh sát. Sức mạnh của đấu tranh Bất Bạo Động đến từ cảm hóa lương tâm, không phải từ bạo lực.

Đất nước quả thật đang lâm nguy. Với công hàm Phạm Văn Đồng, thoả hiệp bí mật để mất Gạc ma và những che giấu đằng sau Hiệp ước Thành Đô, Đảng CSVN đã cho thấy đó không phải là Đảng của những người yêu nước. Những ai cho rằng Trung Quốc sẽ khởi động một cuộc chiến quy ước để đánh chiếm Việt Nam thì quả là ngây thơ. Tất cả sẽ là một cuộc xâm lăng bằng kinh tế, chính trị, ngoại giao... mà mỗi bước đi đều được cân nhắc, tính toán kỷ càng, khôn ngoan. Cái thòng lọng mỗi lúc một siết chặt vào khiến con mồi không thể phản kháng. Tình thế hiện tại nếu cứ trông mong vào nghị quyết đại hội Đảng sắp nhóm họp, trông mong vào phe cải cách thân Mỹ để "thoát Trung", trông mong vào những vũ khí sát thương mua về từ Mỹ để giáng trả Trung Quốc những đòn đích đáng như cuộc chiến 17/2/1979 thì thật là không tưởng.

Tất cả phải nhờ vào đầu óc và lòng yêu nước của chính mình.

Lâu nay rất nhiều bạn băn khoăn là Đảng cầm quyền thi hành bạo lực để ngăn cản các phong trào yêu nước ở Việt Nam. Cứ hở ra là bắt nhốt khiến tất cả đều bị dập tắt trong trứng nước. Thế nhưng các bạn lại không nghĩ là nhân dân các nước khác cũng thế. Chính quyền nơi nào cũng đàn áp phong trào đấu tranh dân chủ chứ không riêng gì Việt Nam. Vấn đề là ta chưa có một phương pháp đấu tranh và các sách lược đúng đắn. Một ngọn lửa nhỏ sẽ làm bùng một đám cháy lớn. Thế nhưng nếu bạn dùng ngọn gió to để thổi nó sẽ tắt ngay, chỉ cần thổi nhẹ một cách từ từ ngọn lửa ấy mới có cơ hội bùng lên.

Trước hết phải trả lời câu hỏi:"Tại sao chúng ta bị bắt?" Vì chúng ta hay dao to búa lớn, hay chửi chính quyền và không đoàn kết. Phải xác định rằng chỉ có phương pháp bất bạo động mới đưa đến thành công. Và hãy xác tín rằng chỉ khi nào có sự lan toả trên diện rộng cả nước thì mới làm cho chính quyền run sợ.

Vậy thì vũ khí chúng ta có là gì? Đó không phải là "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Không có súng gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc" (Hồ Chí Minh) hoàn toàn sai lầm. Vũ khí của chúng ta là những Quyền Con Người có ghi rõ ràng trong hiến pháp. Hãy tận dụng thứ vũ khí đó và hãy dùng nó để đấu tranh.

Hãy tạm thời cởi bỏ các câu khẩu hiệu về đấu tranh dân chủ mà chỉ tập trung vào việc "Đừng vô cảm với vận mệnh đất nước", "Sát cánh với dân oan". 


"Họ có súng, chúng tôi có số đông". Sự thành công của đấu tranh bất bạo động nằm ở chỗ lôi kéo được số đông tham gia.

Hãy tiến tới liên kết thành lập các tổ chức xã hội cùng nghề nghiệp như: phụ hồ, xe ôm, thợ may, công nhân cùng công xưởng hoặc bạn bè cùng sở thích đam mê về thể thao, văn hóa, truyền hình... Hãy biến FB hay bàn nhậu thành nơi giác ngộ lòng yêu nước... Các tổ chức này không cần bầu ra người đứng đầu mà chỉ cần ngầm hiểu với nhau là đủ, đặc biệt phải chú ý tới nguyên tắc mở rộng thành viên theo hệ thống hình tháp hoặc theo kiểu "bán hàng đa cấp".

Các mục tiêu cần đấu tranh trong lúc này đó là:

- Chống hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường một cách không kiểm soát.

- Chống chính sách giao thầu cho các nhà thầu Trung Quốc trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên toàn quốc.

- Chống việc đưa lao động Trung Quốc sang thay thế lao động Việt Nam.

- Chống việc cướp đất nông dân để xây những khu tái định cư hoặc đô thị dành cho người Trung Quốc.

- Chống các lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc Trung Hoa.

- Chống việc Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma và quá trình biến "đá" thành "đảo" trên biển Đông.

Quá trình đấu tranh cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc bất bạo động và kiên quyết vạch mặt những phần tử do chính quyền trà trộn vào dùng bạo động để phá rối tạo cớ cho chính quyền đàn áp.

- Không dùng những biểu ngữ mang tính kích động, chửi bới chính quyền mà chỉ dùng với nội dung mang tính thức tỉnh nhân dân.

- Không dùng lời thô tục, mạ lị với lực lượng chấp chính, bảo vệ chính quyền.

- Tuyệt đối không dùng gạch đá hoặc các chất thải để tấn công cảnh sát.

- Trong mọi trường hợp nên khoác tay nhau để tạo sự đoàn kết và lòng can đảm. Nếu cần thiết nên chuyển sang hình thức ngồi hoặc nằm để bày tỏ sự quyết tâm.

- Nếu chính quyền sử dụng bạo lực hoặc hơi cay để giải tán cứ bình thản trở về nhà và xem như đó đã là một thắng lợi của cuộc biểu tình.

- Nếu chính quyền bắt giữ người, không cần chống cự mà cứ theo họ về đồn.

- Nếu chính quyền muốn tịch thu đồ đạc mang theo hãy cứ giao cho họ.

- Khi bị bắt không nên có ý nghĩ "Ta nằm xuống cho đất nước đứng lên" để tránh các hành vi tạo cớ cho chính quyền vu cáo. Hãy bình thản trả lời các câu hỏi thẩm vấn của họ một cách đường hoàng, không cần che giấu mục đích, phương pháp hành động hoặc thân thế của bản thân. Nhưng không nên để lộ thái độ hèn nhát.

- Hãy xem việc bị chính quyền bắt giữ là một cơ hội để trải nghiệm trong chốn lao tù.

- Những người chưa bị bắt hãy tiếp tục đấu tranh để tìm ra những kẻ đã ký lệnh bắt giữ. Và sử dụng mạng xã hội để chất vấn, vạch trần nguyên nhân bắt giữ người trái phép của các cơ quan quyền lực.

Hãy liên kết với những người dân oan trong mọi cuộc đấu tranh vì họ có động lực, lòng can đảm và không có gì để mất trong cuộc chiến giành lẻ phải với chính quyền. Trong bất cứ trường hợp nào cũng phải nằm lòng hai điều tâm niệm:

- Chúng ta không có gì sai khi hiến pháp, luật pháp và cả chính nghĩa luôn được tuân thủ một cách rõ ràng.

- Bất cứ chuyện gì trên đời này cũng có giá của nó. Nếu không chấp nhận trả giá anh sẽ đừng mong được thụ hưởng. Tất nhiên ta phải cố gắng để cái giá phải trả là thấp nhất nhưng không phải là sự vô cảm và hèn nhát.

Hãy đứng lên các bạn. "Xã tắc lâm nguy, thất phu hữu trách."

Dương Hoài Linh

No comments:

Post a Comment