May 19, 2014

• Hoa Kỳ chính thức truy tố năm thành viên của quân đội Trung Quốc by Kha Trần


Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho mảng gián điệp. Photo Courtersy: scmp.com
Năm người thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, thuộc đơn vị ngầm 61398 đã bị cáo buộc tội danh đánh cắp những bí mật của ngành công nghiệp thép, và người hưởng lợi chính là các công ty do chính quyền Bắc Kinh điều hành.

Cali Today News - Thứ Hai, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ loan báo: 



Hoa Kỳ đã chính thức truy tố năm thành viên của quân đội Trung Quốc về tội đánh cắp các bí mật của Hoa Kỳ bằng cách đột nhập qua mạng internet, nhằm giúp các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc. 

Năm người thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, thuộc đơn vị ngầm 61398 đã bị cáo buộc tội danh đánh cắp những bí mật của ngành công nghiệp thép, và người hưởng lợi chính là các công ty do chính quyền Bắc Kinh điều hành. 

Các cáo buộc hình sự cho biết: các tin tặc này đã đột nhập vào các máy tính của Hoa Kỳ để đánh cắp các bí mật, gây thiệt hại cho các công ty của Mỹ như Westinghouse và Steel Corp.

Tổng trưởng Tư Pháp Eric Holder cho biết những cáo buộc này sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với những kẻ đang nuôi mộng đâm sau lưng Hoa Kỳ. Ông nói:
“Chính quyền này sẽ không tha thứ cho hành động của bất kỳ quốc gia nào tìm cách phá hoại các công ty của Mỹ một cách bất hợp pháp, cũng như làm suy yếu tính chất cạnh tranh công bằng của các công ty Mỹ trên thị trường tự do. Bản cáo trạng đã nêu rõ rằng những người đã tham gia vào các hoạt động gián điệp kinh tế, thậm chí qua Internet từ các văn phòng xa xôi ở Thượng Hải, cũng sẽ phải đền bù cho hành vi phạm pháp của mình. Họ sẽ bị bắt giữ, bị truy tố tại một toà án của Mỹ, theo luật pháp Mỹ.”

Được biết, bản cáo trạng này được đưa ra là kết quả của một cuộc điều tra dài hàng năm trời. Các nhân vật có tên trong bản cáo trạng cũng đã được công bố:
Wang Dong, Sun Kailiang, Wen Xinyu, Huang Zhenyu và Gu Chunhui.


Hành động này của Hoa Kỳ cũng đánh dấu một sự leo thang trong tranh chấp căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong lần này, Hoa Kỳ đã vượt lên nắm đầu cán của Trung Quốc.

Vụ việc đánh cắp thông tin qua mạng trực tuyến này đã trở thành một chất kích thích quan trọng trong mối quan hệ vốn đã phức tạp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tổng thống Obama đã thể hiện mối quan ngại sâu sắc đối với những hành động của Chủ tịch Tập Cận Bình. 

Trong một báo cáo vào tháng Hai năm ngoái, hãng an ninh Mandiant cho biết rằng Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho mảng gián điệp qua internet và thiết lập một đơn vị quân đội liên kết với hàng ngàn nhân viên chuyên đánh cắp các tài sản trí tuệ và các bí mật của các chính phủ nước ngoài. Các nhân viên này làm việc trong một toà nhà không có vẻ nổi bật, cao 12 tầng ở ngoại ô Thượng Hải. Họ đã đánh cắp dữ liệu từ ít nhất 141 tổ chức thuộc 20 ngành công nghiệp khác nhau. Bản báo cáo này cũng cho biết thêm rằng nhóm các tội phạm công nghệ này được gọi là APT1 - viết tắt của ‘Mối đe dọa liên tục tăng cao’ – đây được cho là một chi nhánh của Đơn vị bí mật 61398 của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Một báo cáo khác do cựu quan chức Hoa Kỳ công bố vào năm ngoái đã ước tính rằng ‘tội phạm công nghệ’ đã làm thiệt hại của nền kinh tế Hoa Kỳ hơn 300 tỷ Mỹ Kim mỗi năm. Tương đương với tổng giá trị hàng hoá mà Hoa Kỳ bán vào châu Á mỗi năm. 

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thủ phạm lớn nhất về ‘tội phạm công nghệ’, mặc dù các quốc gia khác bao gồm cả Nga cũng đã từng tấn công vào hệ thống dữ liệu máy tính của Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã đánh bật lại những cáo buộc của Hoa Kỳ và gọi Washington là đạo đức giả khi chính Washington cũng đã thăm dò các quốc gia khác trên thế giới, dựa vào những tiết lộ của Edward Snowden.

Hoa Kỳ đã đầu tư rất nhiều vào chiến tranh mạng, Ngũ Giác Đài còn thành lập một đơn vị chuyên dụng đặc biệt chuyên về phần này. 

Kha Trần



Những hackers bị sa lưới pháp luật. Photo courtesy: CNN
Trong các trường hợp khác, ông Holder cho biết các tay tin tặc đã thu tóm những cuộc thông tin nội bộ có khả năng làm chứng cớ cho những cạnh tranh hay thậm chí các kiện tụng về tác quyền. Chiến lược của TQ rõ ràng là làm hại các công ty Hoa Kỳ để thu lợi cho mình.

Cali Today News - Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ Eric Holder trưa thứ hai 19/5 loan báo là chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức quy trách nhiệm giới quân đội Trung Quốc có vai trò trong việc hackers đã tấn công vào nhiều doanh nghiệp và cá nhân Hoa Kỳ.

Ông Holder cho hay các sĩ quan của quân đội Trung Quốc đã ‘vươn tới một cách bất hợp pháp các máy điện toán của các nạn nhân để ăn cắp thông tin của các công ty này’.

Trong nhiều trường hợp các hackers này đã ăn cắp các bí mật thương mại vốn sau này có lợi rất nhiều cho các công ty Trung Quốc, theo lời ông Holder cho hay.

Trong các trường hợp khác, ông Holder cho biết các tay tin tặc đã thu tóm những cuộc thông tin nội bộ có khả năng làm chứng cớ cho những cạnh tranh hay thậm chí các kiện tụng về tác quyền. Chiến lược của TQ rõ ràng là làm hại các công ty Hoa Kỳ để thu lợi cho mình.

Ông Holder còn bày tỏ hy vọng chính phủ TQ sẽ hợp tác với các viên chức Hoa kỳ hầu đưa những kẻ có trách nhiệm ra trước công lý và đặc biệt là ngành tư pháp Hoa Kỳ sẽ truy tố các hackers TQ trước một tòa án ở Mỹ, trước mắt là 5 viên chức quân đội TQ.

Đây được xem là ‘vụ án do thám mạng’ chưa có tiền lệ ở Hoa Kỳ. Ông Holder nói thẳng: “Thành công của một công ty là do sáng kiến, cách tân và cạnh tranh lành mạnh, chứ đâu phải do nhà nước đỡ đầu do thám và ăn cắp bí mật thương mại của kẻ khác”.

Đào Nguyên 




 Mỹ điểm mặt chỉ tên, truy tố 5 hacker quân sự Trung Quốc

Posted By Chinh Luan on 19 tháng 5 2014 | 20:37


Từ trái sang phải: Wang Dong, Sun Kailiang, Gu Chunhui, Wen Xinyu, Huang Zhenyu.


Nguyễn Hường (GDVN) - Một tòa án Mỹ hôm 19/5 đã truy tố 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc với cáo buộc tấn công các hệ thống máy tính của các công ty Mỹ và đánh cắp các bí mật thương mại để đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi cạnh tranh với các công ty Mỹ.

Đây được xem là phản ứng mạnh mẽ nhất của chính quyền Mỹ đối với các hoạt động gián điệp mạng từ Trung Quốc đã trở thành mối lo ngại lớn đối với quốc gia này những năm gần đây. Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ truy tố các quan chức nước ngoài liên quan tới hoạt động gián điệp mạng.


FBI truy nã một trong số các hacker quân sự của Trung Quốc.

Các cá nhân trên đều là những nhân viên trong đơn vị bí mật 61398 có trụ sở ẩn trong một tòa nhà thương mại 12 tầng ở Thượng Hải. Đây là lực lượng tấn công mạng ưu tú của quân đội Trung Quốc từng bị cáo buộc tấn công ít nhất 141 công ty thuộc 20 ngành công nghiệp lớn của Mỹ trong năm 2013 như Lockheed Martin, tập đoàn Chertoff và Coca-Cola, các công tố viên Mỹ cho biết hôm 19/5.

Họ bị buộc tội xâm nhập sáu công ty của Mỹ và đánh cắp bí mật thương mại có giá trị và thông tin kinh doanh nhạy cảm khác thay mặt cho Trung Quốc.

"Lần đầu tiên, chúng tôi phơi bày những cái tên và khuôn mặt ẩn phía sau bàn phím ở Thượng Hải đánh cắp của các doanh nghiệp Mỹ", John P Carlin , Phó tổng chưởng lý Văn phòng Liên điều tra an ninh quốc gia cho biết.

Các sĩ quan quân đội Trung Quốc đã truy cập trái phép vào máy tính của các nạn nhân để đánh cắp các thông tin hữu ích cho các đối thủ Trung Quốc, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, luật sư Eric Holder nói.

Cáo trạng cáo buộc 5 thành viên của đơn vị 61398 gồm Wang Dong, Sun Kailiang, Wen Xinyu, Huang Zhenyu và Gu Chunhui trong khoảng từ năm 2006 đến 2014 đã tấn công gián điệp mạng máy tính của các công ty Westinghouse Electric, US subsidiaries of SolarWorld AG, United States Steel, Allegheny Technologies Inc. (ATI), Paper and Forestry, Rubber, Manufacturing, Energy, Allied Industrial & Service Workers International Union (USW), Alcoa hoạt động trong lĩnh vực điện hạt nhân, luyện kim, năng lượng mặt trời.
Mỗi sĩ quan trên bị cáo buộc 31 tội danh, bao gồm gián điệp máy tính, lạm dụng luật, trộm cắp bí mật thương mại và gián điệp kinh tế.

Các công ty Mỹ từ lâu đã kêu gọi chính phủ có biện pháp để đối phó với hoạt động gián điệp mạng từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Bắc Kinh chính thức bác bỏ cáo buộc trên và gọi nó là sự "vu khống", đồng thời nhấn mạnh rằng hành động như vậy gây tổn hại tới lòng tin giữa hai nước. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ đình chỉ các hoạt động của nhóm công tác Trung-Mỹ trên Internet.

Chính phủ Mỹ sẽ không thể bắt giữ những người bị buộc tội vì Bắc Kinh sẽ không dẫn độ họ. Tuy nhiên, họ sẽ không thể đi tới Mỹ và các nước khác có ký kết hiệp ước dẫn độ với Mỹ. Theo các chuyên gia, các hacker quân sự Trung Quốc trong danh sách truy tố trên có thể sẽ không thể tìm được công việc khác sau khi rời quân ngũ vì Mỹ sẽ không chấp thuận làm việc với những công ty sử dụng họ./.

Nguyễn Hường

____________________

Hình ảnh 5 nhân viên quân đội Trung Quốc bị truy tố tại Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ở Washington, ngày 19/4/2014.

(VOA) - Hoa Kỳ đã truy tố 5 quân nhân thuộc quân đội Trung Quốc vì đã tiến hành do thám kinh tế nhắm vào các công ty năng lượng mặt trời, thép và hạt nhân của Mỹ.

Trung Quốc đã nhanh chóng phản bác cáo buộc hình sự của Mỹ, vốn đánh dấu lần đầu tiên chính phủ Mỹ truy tố nhân viên của một cường quốc kinh tế khác liên quan tới các vụ phạm tội trên mạng nhắm vào các công ty Mỹ.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder hôm nay nói rằng tất cả các quốc gia đều tham gia các hoạt động thu thập thông tin tình báo.

Nhưng ông Holder nói rằng Hoa Kỳ ‘lên án mạnh mẽ’ hành vi do thám của một đơn vị thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa tại Thượng Hải rồi sau đó cung cấp các thông tin ‘quan trọng’ cho các công ty Trung Quốc, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích các cáo trạng là ‘bịa đặt’ và nói rằng chúng làm tổn hại lòng tin giữa hai chính phủ. Đáp lại, Bắc Kinh nói rằng họ ngưng hoạt động của một nhóm làm việc về Internet giữa Trung Quốc và Mỹ.

Hiện câu hỏi còn để ngỏ là liệu 5 quân nhân Trung Quốc sẽ có được đưa ra tòa ở Mỹ hay không.

Ông Holder nói rằng Mỹ hy vọng rằng Bắc Kinh ‘sẽ tôn trọng hệ thống tư pháp hình sự của chúng tôi’, và cho phép các quân nhân bị cáo buộc bị đưa ra xét xử.

Ông Holder nói rằng việc do thám nhắm mục tiêu vào 5 công ty Mỹ, trong đó có các doanh nghiệp nổi tiếng như Alcoa, US Steel và Westing House Electronic cũng như các công ty Allegheny Technologies và SolarWorld cùng với liên đoàn lao động chính của công nhân ngành thép Mỹ.

5 quân nhân Trung Quốc đối mặt với tổng cộng 31 cáo trạng với mỗi cáo trạng có mức án tù tới 15 năm tù giam.

Vụ việc này có thể sẽ lại đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào thế đối đầu nhau.

Hoa Kỳ có tổng sản lượng kinh tế gấp đôi Trung Quốc, ở mức từ 8.000 tới khoảng 16.000 tỷ đôla. Nhưng một số nhà phân tích nói rằng nếu xét theo các khía cạnh khác, chỉ trong năm nay, Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ về vị thế nền kinh tế lớn nhất thế giới.

http://www.voatiengviet.com/content/my-truy-to-nam-quan-nhan-trung-quoc-toi-do-tham-kinh-te/1917836.html

Tú Anh
RFI - 20/05/2014

5 sĩ quan Trung Quốc bị Hoa Kỳ khởi tố vì tội gián điệp. DR
Một ngày sau khi bộ Tư pháp Mỹ truy tố đích danh năm sĩ quan Trung Quốc tội gián điệp kinh tế và tin tặc, Bắc Kinh phản ứng lại : vừa phản đối vừa lên án Hoa Kỳ cũng có hoạt động gián điệp tương tự nhắm vào Trung Quốc.

Trong một bản thông cáo trên mạng điện tử, bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng qua các vụ tiết lộ tài liệu mật của WikiLeaks và cựu nhân viên tình báo Edward Snowden, cho thấy thái độ « giả dối, bên trọng bên khinh » của Washington về vấn đề an ninh trên mạng.

Theo Bắc Kinh lời cáo buộc của tòa án Mỹ và lệnh truy nã năm sĩ quan quân đội Trung Quốc về tội « gián điệp kinh tế » chỉ là « ngụy tạo để phục vụ một chiến lược mờ ám ».

Cùng lúc đó thì bộ ngoại giao Trung Quốc triệu Đại sứ Mỹ Max Baucus lên bộ để trao « lời phản đối mạnh mẽ » nhất.

Hôm 19/05/2014, một đại bồi thẩm đoàn ở bang Pennsylvania đã truy tố 5 sĩ quan Trung Quốc thuộc đơn vị gián điệp 61398 đặt tại Thượng Hải : Vương Đông (Wang Dong), Tôn Khải Lượng (Sun Kai Liang), Văn Tân Vũ (Wen Xin Yu), Hoàng Chấn Vũ (Huang Zhen Yu), Cố Xuân Huy (Gu Chun Hui).

Theo Washington Post, tin tặc Trung Quốc đã làm cho kinh tế Mỹ bị thiệt hại từ 24 tỷ đến 120 tỷ đô la mỗi năm.

No comments:

Post a Comment