Jun 8, 2013

• OBAMA VÀ TẬP CẬN BÌNH CHƠI CỜ THẾ BIỂN ĐÔNG



TẬP CẬN BÌNH VÀ ÔNG OBAMA

Tin tổng hợp - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á Richard Bush mới đây có bài viết nói về cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vào chiều hôm nay. Trong cuộc gặp mặt giữa Tổng thống Obama với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, hai nhà lãnh đạo cấp cao đã không bàn đến vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, nhưng trong hội nghị thượng đỉnh vào chiều hôm nay tại trang trại Sunnylands ở California, vấn đề trên sẽ được đưa vào chương trình nghị sự.





Căng trên vùng biển Đông và Biển Hoa Đông xuất phát từ nhiều yếu tố và tất cả đều liên quan đến việc tranh chấp vì lợi ích kinh tế như dầu khí, ngư trường đánh bắt cá và tài nguyên khoáng sản của các quốc gia xung quanh. Để bảo đảm cho những lợi ích trên, các nước liên quan gồm Trung Cộng, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Mã Lai, Việt Nam, Phi Luật Tân và Brunei cũng đã tuyên bố chủ quyền ở trên khu vực Biển Đông, đồng thời độc quyền khai thác các tài sản ở vùng biển đó. Mỗi quốc gia đều có minh chứng lịch lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền vùng biển của mình.

Mỗi hoạt động ngoại giao hay hình thức khác cũng đều nhằm thể hiện lập trường không thay đổi về chủ quyền trước cộng đồng quốc tế. Người dân ở mỗi quốc gia cũng lên tiếng thúc đẩy chính phủ bảo vệ lợi ích quốc gia. Trung Cộng nhiều lần tuyên bố chủ quyền quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku, đồng thời tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông bằng yêu sách phi lý bản đồ đường chín đoạn. Hoa Kỳ tất nhiên không có chủ quyền lãnh thổ hay nguồn tài nguyên ở khu vực Đông Á, nhưng lại rất quan tâm tới các quốc gia lên tiếng về lãnh thổ của mình bị tranh chấp.

Washington cũng đã có tuyên bố rõ ràng rằng quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điều Ngư là thuộc chủ quyền Nhật Bản. Còn nữa, Mỹ quan tâm đến các vấn đề phù hợp với luật pháp quốc tế trong vấn đề hàng hải. Trung Cộng đã bắt đầu một hình thức hoạt động khai thác mới trên lãnh thổ của nước khác. Nếu các tàu cá của các quốc gia xung quanh vùng biển tranh chấp cùng hoạt động thì chắc chắn một điều rằng sẽ xảy ra xung đột. Và một khi các tàu cá được trang bị vũ khí thì hậu quả sẽ khôn lường.

Không một quốc gia Đông Á nào có khả năng quản lý tốt vấn đề này, đặc biệt khi dư luận từ công chúng đang ngày một lên cao. Và dễ hiểu một điều rằng khó có thể giải quyết tất cả các vấn đề tranh chấp hàng hải chỉ trong thời gian ngắn. Do đó các bên liên quan nên bắt đầu giải quyết vấn đề từ khía cạnh đơn giản dưới sự kiểm soát của cơ quan hàng hải. Các biện pháp nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng cũng có thể áp dụng và thích nghi với vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, thông qua cuộc thảo luận giữa Trung Cộng và các nước láng giềng.

Tuy nhiên Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có cơ hội để nhận ra sự nguy hiểm của các vấn đề tranh chấp liên quan tới lợi ích của cả hai nước và toàn bộ khu vực Đông Á. Hai bên có thể tạo ra một bối cảnh nhằm giảm nguy cơ va chạm nguy hiểm nhất ngay lập tức mà về sau, sự thay đổi đó có thể sẽ thúc đẩy sự hợp tác tốt hơn. Tác giả bài viết này là ông Richard Bush, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á. Tất cả mọi sự chú ý sẽ dồn vào phiên họp vào chiều nay giữa lãnh tụ hai cường quốc Mỹ và Trung.SBTN



Image
Image


ĐỌC TIẾP:
:mrgreen: TIN MỚI ĐĂNG
:!: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG ???)
:mrgreen: CHINA - US War:


Hiệp định TPP và Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Trung Quốc
by Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA - June 7, 2013 by HNSG


:mrgreen: Hội thảo: “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” ... 

Đồ họa cho thấy các thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, 
một thỏa thuận thương mại tự do Mỹ hậu thuẫn hiện đang đàm phán giữa 11 quốc gia.
AFP

Nguyên thủ của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ hội họp hai ngày tại một trang trại ở California. Nghị trình thảo luận giữa lãnh đạo của hai nền kinh tế đứng đầu thế giới tất nhiên bao gồm hồ sơ kinh tế và cả Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu riêng về hồ sơ đó qua phần trao đổi do Việt Long thực hiện với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

:?: Việt-Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, mà người ta gọi tắt là TPP, có nằm trong nghị trình làm việc của Tổng thống Barack Obama với Chủ tịch Tập Cận Bình nhân cuộc gặp gỡ cuối tuần này tại California hay không? Chúng tôi nêu câu hỏi đó và đề nghị ông trình bày về bối cảnh của thượng đỉnh này.

:mrgreen: Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về bối cảnh chung, kinh tế thế giới chưa ra khỏi năm năm đình trệ, bên trong lại có quan hệ thiếu cân xứng giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy, tôi thiển nghĩ rằng ưu tiên thảo luận vẫn xoay về kinh tế là hồ sơ có ảnh hưởng chính trị rất cao trong nội tình của từng nước.

Ngoài ra, hai nước còn có nhiều mâu thuẫn khác thuộc lĩnh vực an ninh. Như sự bành trướng quân sự của Trung Quốc tại miền Tây Thái Bình Dương khi Hoa Kỳ chủ trương “chuyển trục” về Đông Á. Hoặc khi “hắc khách”, hay “hackers”, xuất phát từ Trung Quốc lại đột nhập và ăn cắp thông tin lẫn kỹ thuật của doanh nghiệp hay cơ quan dân sự và quân sự của Mỹ. Mâu thuẫn ấy lại lồng trong bối cảnh quốc tế là sự bành trướng của Trung Quốc khiến nhiều xứ lân bang ưu lo và quan tâm đến phản ứng của Hoa Kỳ. Họ muốn biết Hoa Kỳ ứng xử ra sao với Trung Quốc và cân nhắc thế nào ưu tiên về kinh tế và an ninh của nước Mỹ trong khung cảnh chung của cả khu vực Đông Á hay Tây Thái Bình Dương. Chính là hai khía cạnh kinh tế và an ninh mới phần nào kết tụ vào một hồ sơ là Hiệp định TPP mà ông nêu ra.

Nếu Trung Quốc muốn trở thành cường quốc có trách nhiệm và trao đổi tự do với các nước thì việc tham gia vào một hiệp định chiến lược về kinh tế và về nhiều mặt khác là điều có lợi cho mọi người.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

:?: Việt-Long: Vẫn nói về bối cảnh, thưa ông, những người vừa lên lãnh đạo Trung Quốc kể từ Đại hội 18 vào Tháng 11 năm ngoái sẽ phải cải cách kinh tế từ cơ cấu. Đây là một ưu tiên của Trung Quốc để tránh động loạn ở bên trong như lãnh đạo Bắc Kinh đã nói ra từ nhiều năm nay. Liệu Hiệp định TPP có là cơ hội cải tổ không, nếu cho rằng Hoa Kỳ sẽ mời Trung Quốc gia nhập vòng đàm phán với các nước khác?

:mrgreen: Nguyễn-Xuân Nghĩa: Câu hỏi của ông nêu ra một vấn đề lý thú mà người ta có thể hiểu ra khi rà soát lại hiện tình kinh tế của Trung Quốc.

Sau 30 năm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhờ Đặng Tiểu Bình cải cách từ năm 1979, Trung Quốc đã bước qua hình thái kinh tế khác và không thể tiếp tục tăng trưởng trên 8% hay 9-10% như xưa. Vì vậy, yêu cầu chuyển hướng từ lượng qua phẩm với đà tăng trưởng thấp hơn là một đòi hỏi khách quan được đặt ra từ hơn năm năm trước mà vẫn chưa thể tiến hành và nay là trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo mới.

Khi có mức tăng trưởng kinh tế cao, Trung Quốc đã có thêm phương tiện đầu tư vào quân sự và trở thành một cường quốc quân sự gây e ngại cho các lân bang đang có tranh chấp về chủ quyền. Ngày nay, lãnh đạo của họ đang bị lỡ trớn vì gặp nhiều bài toán nan giải.

:?: Việt-Long: Ông nói về các bài toán nan giải của Trung Quốc, thưa ông đấy là gì?

:mrgreen: Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thứ nhất là kinh tế bên trong có nhiều nhược điểm phải cải sửa vì thiếu cân đối, bất công và không ổn định nên chẳng vững bền. Điều này, giới lãnh đạo đã công nhận nên họ mới nói đến yêu cầu chuyển hướng, nếu không thì xứ này sẽ bị nội loạn. Chúng ta đã có nhiều chương trình đề cập đến chuyện đó nên tôi xin khỏi nhắc lại ở đây.

Thứ hai, nếu phải giảm tốc độ tăng trưởng và tìm lực đẩy ở tiêu thụ nội địa hơn là xuất khẩu và đầu tư, trong khi hệ thống ngân hàng và các địa phương mắc nợ quá nhiều mà chẳng ai biết nổi là bao nhiêu, thì Trung Quốc có thể nào gia tăng ngân sách quốc phòng như xưa hay không?

Thứ ba, nói về phẩm hơn lượng, nếu phải dồn tiền giải quyết các vấn đề chồng chất, từ xã hội đến môi sinh, thì liệu quân sự sẽ ưu tiên tới mức nào? Một thí dụ là xứ này thiếu nước ngọt, nhiều mạch nước ngầm bị ô nhiễm sau mấy chục năm khai thác một cách cẩu thả và vô ý thức và các dự án thủy lợi hay thủy điện vĩ đại của họ là những quả bom nổ chậm. Cụ thể là thành phố Thiên Tân có 13 triệu dân đã phải lọc nước biển thành nước uống và năm 2011 đã mua một nhà máy của Israel với cái giá là bốn tỷ đô la để có nước ngọt với giá thành cao gấp đôi giá bán mà họ vẫn thiếu nước. Thành phố này cần một hệ thống lọc nước tốn đến 20 tỷ đô la.

Nếu kể thêm nhu cầu của nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải, ta có thể suy ra số đầu tư cần thiết cho môi sinh. Khi ấy, Trung Quốc có còn dồn tiền vào chiến cụ hay quân đội chăng? Tôi nghĩ rằng nhiều phần thì họ sẽ tiếp tục như vậy và gây ra hai vấn đề song hành là khó khăn bên trong và sự nghi ngại của các nước ở bên ngoài. Nói đến bên ngoài, ta trở lại chuyện TPP.


Tổng thống Mỹ Barack Obama nâng ly cùng Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào 
trong một bữa ăn tối tại Nhà Trắng hôm 19/1/2011. AFP photo
Bài toán của TQ

:?: Việt-Long: Trở lại hồ sơ Xuyên Thái Bình Dương, chúng ta biết là có bốn nước nguyên thủy là Brunei, Chile, New Zealand; rồi thêm Hoa Kỳ, Úc, Peru, Việt Nam từ năm 2008; sau đó có Malaysia, Mexico và Canada rồi mới đến Nhật và sau này sẽ còn vài xứ Thái Bình Dương khác. Nhưng cho đến nay, Trung Quốc chưa được mời tham gia. Liệu trong thượng đỉnh lần này giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đôi bên có thể thỏa thuận về việc đó không?

:mrgreen: Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta không quên là cũng như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, xứ nào tham dự Hiệp định TPP đều phải có sự đồng ý của từng thành viên, chứ không riêng gì Hoa Kỳ. Nước Mỹ có sức nặng kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn nhất nên sự đồng ý tất nhiên là có ảnh hưởng tới quan điểm của các nước khác, nhưng các nước kia cũng có yêu cầu của họ. Thí dụ là trước khi đặt chân tới Hoa Kỳ, ông Tập Cận Bình đã tới Mexico để chủ yếu thảo luận việc khai thông ách tắc về ngoại thương và đầu tư giữa hai nước. Trong đề mục thảo luận hôm Thứ Ba vừa qua cũng có nạn Trung Quốc vi phạm luật lệ về quyền sở hữu trí tuệ khi Mexico ra khỏi chiến lược xuất khẩu năng lượng mà trở thành một trung tâm chế biến có thể cạnh tranh với Trung Quốc không chỉ nhờ nhân công rẻ mà còn vì năng suất cao và lại tiếp cận với hai thị trường lớn ở Bắc Mỹ. Các thành viên khác cũng thế, họ đều có vấn đề với lề lối làm ăn của Trung Quốc và sẽ đòi hỏi nhiều điều kiện cải sửa khá gắt gao thì mới đồng ý.

:?: Việt-Long: Thưa ông, chúng tôi xin đặt ngược vấn đề là cả Chủ tịch Tập Cận Bình lẫn Thủ tướng Lý Khắc Cường của Bắc Kinh đều nói đến yêu cầu tái cấu trúc kinh tế và việc cải cách đó cũng phù hợp với quy tắc tự do kinh tế của Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương. Nếu như vậy thì việc Trung Quốc gia nhập hiệp định này cũng có lợi cho nỗ lực cải cách của họ chứ?

:mrgreen: Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy và đấy mới là điều kẹt cho lãnh đạo Bắc Kinh!

Chúng ta hãy nhìn sự thể như thế này, Hiệp định TPP sẽ kết hợp các nước Á Châu với các nước Nam Bắc Mỹ ở bên kia biển Thái Bình. Riêng khu vực Á Châu Thái Bình Dương đã quy tụ 60% sản lượng kinh tế và phân nửa số giao dịch ngoại thương của toàn cầu nên là thị trường rất lớn mà Trung Quốc không thể vắng mặt, nhất là khi đã có hai nền kinh tế hạng nhất và hạng ba là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhưng Hiệp định này dự trù xoá bỏ đến cả vạn điều khoản về thuế quan và gần ba chục chương trình cải cách đang được các nước liên tục đàm phán. Trong số này có vai trò của khu vực kinh tế nhà nước, có quy chế lao động và bảo vệ môi sinh hay quyền sở hữu trí tuệ, là loại vấn đề thật ra là sinh tử cho Trung Quốc vì đụng chạm vào quyền lợi của các nhóm lợi ích bên trong hệ thống kinh tế chính trị của họ. Một thí dụ khác là chế độ kiểm soát ngoại hối của Bắc Kinh với cách duy trì đồng Nguyên quá thấp nhờ ràng giá vào đô la Mỹ.

Nếu Trung Quốc muốn trở thành cường quốc có trách nhiệm và trao đổi tự do với các nước thì việc tham gia vào một hiệp định chiến lược về kinh tế và về nhiều mặt khác là điều có lợi cho mọi người. Nhưng nếu tham gia thì phải cải cách mạnh hơn và đấy mới là vấn đề cho Bắc Kinh.

Việt-Long: Nếu như vậy và nhìn từ giác độ của lãnh đạo Bắc Kinh, sáng kiến về hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP có là một phần của chiến lược be bờ ngăn cản Trung Quốc không?

:mrgreen: Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ta không quên rằng sáng kiến này xuất phát từ bốn nước nhỏ tại vành cung Thái Bình Dương và chỉ có sự tham dự của nước Mỹ từ năm 2008 với tầm ảnh hưởng mở rộng hơn một thỏa thuận về mậu dịch. Sau đó, các nước khác như Canada, Mexico hay Nhật Bản mới cân nhắc lợi hại, là muốn có lợi thì phải cải cách và ra khỏi lối suy tính bảo hộ ở bên trong.

Ban đầu thì lãnh đạo Bắc Kinh có thể bị tự kỷ ám thị và bệnh “tự bế” hay “autistic” vì cái nhìn thiên lệch về thế giới bên ngoài nên cho rằng đó là âm mưu be bờ hay vây hãm của Hoa Kỳ. Họ không thấy là chính sự bành trướng ảnh hưởng quân sự và uy hiếp xứ khác mới gây phản ứng ngược từ một chuỗi quốc gia lân bang, khi Hoa Kỳ còn bận tâm về chuyện khủng bố. Ngày nay, khi nước Mỹ cố rút chân khỏi hậu quả đắt đỏ của cuộc chiến chống khủng bố và chú ý hơn đến Á Châu thì đã có sự hưởng ứng và kêu gọi của các quốc gia nói trên, từ Nhật Bản qua nhiều nước ASEAN đến Úc và Ấn Độ. Sự hưởng ứng này đến từ các nước chứ không do Hoa Kỳ vận động. Trong khung cảnh đó, Hiệp định TPP là một mặt thiết thực của quan hệ quốc tế dựa trên quyền lợi kinh tế và nếu thấy có lợi thì tham gia mà muốn tham gia thì phải cải cách.

:?: Việt-Long: Kết luận của ông về hồ sơ TPP này là gì đặt trong mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?

:mrgreen: Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ là Bắc Kinh mắc bẫy do chính họ giăng ra cho các nước.

Dù bên trong gặp nhiều trở lực khi cần tái cơ cấu kinh tế, lãnh đạo của họ vẫn cứ tuyên truyền về thiện chí hợp tác kinh tế một cách hòa bình tử tế với các nước. Bây giờ, hiệp định TPP là cơ hội chứng tỏ sự thành tâm cải cách và làm ăn tử tế với các nước. Hoa Kỳ có thể lờ hẳn các vụ hăm dọa hay ăn cắp kỹ thuật mà nhũn nhặn đề nghị tham dự kế hoạch TPP khiến Trung Quốc thay đổi mà khỏi bị mang tiếng có ý đồ bao vây hay có âm mưu gọi là “diễn biến hòa bình”. Ta nên theo dõi chuyện đó mà suy ngẫm về cách hành xử của Việt Nam.

:?: Việt-Long: Chúng tôi cũng mong bàn luận về Việt Nam trong bối cảnhi tương tự trong một kỳ phát thanh sau này. Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.






Tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Rancho Mirage, California (REUTERS /K. Lamarque)

Tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau trong hai ngày 07/06 và 08/06/2013 tại California. Cuộc thảo luận trong ngày đầu tiên được mô tả là « thân thiện ». Washington hy vọng sẽ cùng Bắc Kinh thiết lập quan hệ « tin cậy lẫn nhau », nhưng lãnh đạo Trung Quốc vẫn cố thủ trong lập trường chính thức : Bắc Kinh không đứng đằng sau các vụ tấn công tin học.

Tại California, hàng ngàn người chống Trung Quốc xâm lược và vi phạm nhân quyền đã tập họp biểu tình gần nơi tổ chức hội nghị. 
Đón tiếp chủ tịch Trung Quốc tại Rancho Mirage, bang California trong một cuộc gặp gỡ bán chính thức và cởi mở, tổng thống Mỹ Barack Obama hy vọng thuyết phục lãnh đạo Bắc Kinh cùng xây dựng một « mô hình hợp tác mới ».

Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên 07/06/2013 tổng thống Mỹ đề cập ngay một số vấn đề mà công luận Mỹ và Tây phương rất bất bình Trung Quốc : đó là nạn tin tặc và hồ sơ nhân quyền. Thông tín viên Jean- Louis Pourtet tường thuật : 
"Nguyên thủ hai nước không mang cà-vạt trong buổi tiếp xúc đầu tiên. Tổng thống Mỹ muốn tổ chức hai ngày thảo luận không chính thức để tìm hiểu thêm về nhân vật lãnh đạo mới của đối thủ Trung Quốc. Trái với phong cách gò bó và kiểu cách của Hồ Cầm Đào, ông Tập Cận Bình chấp nhận được đón tiếp một cách đơn sơ.

Cuộc tiếp xúc đầu tiên có vẻ nồng nhiệt, hai nhà lãnh đạo cam kết xây dựng quan hệ tốt đẹp mà theo tổng thống Obama sẽ « quan trọng cho toàn cầu ». Ông Tập Cận Bình thì so sánh hội nghị California hôm nay với chuyến viếng thăm « lịch sử » của cố tổng thống Richard Nixon vào đầu thập niên 1970 tại Bắc Kinh và thẩm định quan hệ Mỹ -Trung đạt đến một « khởi điểm mới ».

Tuy nhiên, đằng sau những lời hoa mỹ này là nhiều vấn đề xung khắc : Tổng thống Obama đã liệt kê ra trước các nhà báo : những hồ sơ gây bất đồng giữa hai nước chẳng hạn như nạn tin tặc, trao đổi thương mại, vi phạm nhân quyền … Hoa Kỳ cũng muốn Bắc Kinh thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân.

Trong bối cảnh Washington quyết định tập trung chính sách đối ngoại vào châu Á - Thái Bình dương , tổng thống Mỹ cũng phải trấn an khách mời rằng chiến lược tái phối trí lực lượng không phải là mối đe dọa cho Trung Quốc.

Tuy sẽ không có những kết quả ngoạn mục nào sau hai ngày đối thoại nhưng Hoa Kỳ hy vọng nắng ấm ở Rancho Mirage sẽ giúp tạo ra bầu không khí « tin cậy » hơn giữa hai bên".

Theo AFP, tổng thống Mỹ có cơ hội giải thích với lãnh đạo Trung Quốc là cần phải tôn trọng nhân quyền vì đó là « chiếc chìa khóa của thành công, phồn thịnh và công lý ».

Về phần lãnh đạo Trung Quốc, khi bị một phóng viên chất vấn phải chăng Trung Quốc là thủ phạm tấn công đánh cấp tại liệu trên đất Mỹ, ông Tập Cận Bình từ chối trả lời.

Bên ngoài địa điểm họp thượng đỉnh Sunnylands, hàng ngàn người biểu tình chống Tập Cận Bình gồm các tổ chức nhân quyền, thành viên Pháp Luân Công, phong trào tranh đấu đòi độc lập cho Tây Tạng ... Trong khi nhiệt độ bên ngoài lên tới hơn 44°C, cộng đồng Philippines và người Việt hải ngoại tham gia đông đảo với biểu ngữ lên án « Trung Hoa đỏ xâm lược biển Đông ».
Tú Anh / RFI






Hai ông Tập Cận Bình và Barack Obama gặp nhau lần đầu từ khi ông Tập nhậm chức chủ tịch


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh kéo dài hai ngày tại tiểu bang California. Hai vị lãnh đạo bắt tay nhau trên con đường nhỏ ở trang trại Sunnylands ngoại ô Palm Springs.

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai vị nguyên thủ từ khi ông Tập nhậm chức chủ tịch hồi tháng Ba. Cuộc gặp được xem như cơ hội cho lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trao đổi trong bối cảnh có nhiều vấn đề gay cấn. Nghị trình cuộc họp được cho sẽ có các chủ đề như tình báo mạng, Bắc Triều Tiên, an ninh châu Á và thương mại. Ông Obama nói: "Việc chúng tôi quyết định gặp nhau sớm như thế này cho thấy tầm quan trọng của quan hệ Mỹ-Trung". Ông nói Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, và muốn thấy "trật tự kinh tế, nơi các nước cùng tuân thủ một luật lệ". Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi hai nước cùng hợp tác để chấn chỉnh tình trạng an ninh mạng.

Ông nói thêm: "Dĩ nhiên vẵn có các chủ đề căng thẳng giữa hai nước chúng ta". Ông Tập thì nói ông và ông Obama gặp nhau "để vạch ra tương lai cho quan hệ Trung-Mỹ và thiết kế mối quan hệ". "Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Hoa." Một số dân biểu Mỹ và các nhóm vận động nhân quyền đã yêu cầu ông Obama kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho 16 tù nhân được nhiều người biết tiếng, trong đó có Lưu Hiểu Ba, người được giải Nobel hòa bình. Mỹ là chặng dừng chân thứ tư của ông Tập Cận Bình trong chuyến công du hiện tại, trước đó ông đã tới Trinidad và Tobago, Costa Rica và Mexico.
Ông cùng với vợ, ca sỹ Bành Lệ Viên, đã tới sân bay quốc tế Ontario ở California vào hôm thứ Năm.

'Trung Quốc sẽ nhượng bộ'?
Cuộc gặp mặt tổ chức nơi trang trại ở sa mạc Mojave bắt đầu bằng buổi họp song phương, tiếp theo là bữa tối. Sáng thứ Bảy hai nguyên thủ lại tiếp tục cuộc thảo luận. Sự kiện này diễn ra trước kế hoạch nhiều tháng, đáng ra mãi tháng Chín tới hai ông Obama và Tập Cận Bình mới gặp nhau tại Nga.
"Thái Bình Dương mênh mông đủ chỗ cho hai nước lớn Hoa Kỳ và Trung Hoa."

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger nói với BBC: "Tôi có cảm tưởng rằng cả hai bên đều muốn xem xét lại tình hình, để xem liệu họ có thiết lập được một quan hệ [tốt] dựa trên các viễn cảnh dù chưa giải quyết được ngay các vấn đề trước mắt".

Trước cuộc họp, giới chức chính phủ Mỹ nói với các phóng viên rằng chủ đề do thám mạng sẽ được đề cập tới vì Mỹ ngày càng quan ngại về các vụ xâm nhập từ Trung Quốc trong những tháng gần đây.

Tháng trước, tờ Washington Post dẫn nguồn một phúc trình của Lầu Năm góc đưa tin rằng các hackers Trung Quốc đã tiếp cận được thiết kế của hơn 20 hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ.

Hồi đầu tháng Năm, trong một phúc trình khác Mỹ cũng cáo buộc Bắc Kinh là nhắm vào hệ thống máy tính chính phủ Mỹ trong chiến dịch tình báo mạng.
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc rằng chính phủ Bắc Kinh có vai trò trong các vụ xâm nhập mạng và nói cũng có trong tay hàng núi bằng chứng cho thấy bị tấn công mạng từ Hoa Kỳ.

Thương mại và Bắc Triều Tiên cũng là những chủ đề được trông đợi sẽ nằm cao trong nghị trình/Bắc Kinh, đồng minh thân cận của Bình Nhưỡng, được xem như quốc gia duy nhất có thể gây áp lực tạo thay đổi đối với Bắc Triều Tiên. Các chủ đề khác có thể được thảo luận là tranh chấp lãnh thổ ở Á châu và nhân quyền ở Trung Quốc.

Các nhà vận động cũng như thân nhân của họ đã kêu gọi tổng thống Mỹ nhắc tới 16 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ vì lý do chính trị và tôn giáo.
Phương thức họp mặt không chính thức được lựa chọn cho cuộc gặp lần này, thay vì nghi lễ cứng nhắc trong các cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung trước kia.


No comments:

Post a Comment