Jun 17, 2013

• Nhật chuẩn bị khai chiến với Trung Quốc? LangDu


Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vừa có chương trình phỏng vấn 2 chuyên gia quân sự diều hâu Doãn Trác và Đằng Kiến Quần về cục diện trên đảo Điếu Ngư/Senkaku. 

Một nhận định mới được đưa ra là: Nhật Bản đang ráo riết chuẩn bị để đánh một trận với Trung Quốc ở đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nội dung chương trình phỏng vấn như sau:
Theo nguồn tin của báo chí Nhật Bản, ngày 11-6 vừa qua, đảng Dân chủ tự do – đảng cầm quyền của Nhật Bản đã tổng kết ra cái gọi là Luật Cảnh giới bảo đảm an toàn trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trọng tâm của đạo luật này là trao quyền cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tiến hành cảnh giới trong phạm vi 12 hải lý xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nếu tàu công vụ Trung Quốc không đếm xỉa đến lời cảnh cáo của phía Nhật Bản, Tokyo sẽ cho phép lực lượng phòng vệ và cảnh sát biển Nhật Bản cưỡng chế ra khỏi vùng biển Điếu Ngư/Senkaku.

Ngoài ra, mới đây, quan chức Nhật Bản cũng cho biết, Bộ quốc phòng nước này đang xem xét thành lập một lực lượng mới chuyên trách nhiệm vụ đoạt lại quyền kiểm soát những hòn đảo Nhật Bản nằm ở xa dễ bị nước ngoài xâm phạm. Một báo cáo của “túi khôn” Mỹ được đưa ra mới đây chỉ ra rằng, những phát ngôn hữu khuynh của thủ tướng Shinzo Abe và một số chính khách Nhật Bản đang gây tranh cãi lớn, đây là trở ngại lớn cho an ninh khu vực Đông Bắc Á.
Trung Quốc có thể nhận thấy, mới đây Nhật Bản liên tiếp có những động tác tăng cường lực lượng, dường như còn sẽ không ngừng phát ra những tín hiệu khuynh hữu khác.


CCTV: Một vấn đề rất cần phân tích là Nhật Bản chia hải vực quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku ra thành 3 khu vực: Ngoài 24 hải lý – gọi là khu vực giám sát cảnh giới; từ 12 hải lý đến 24 hải lý – gọi là khu vực giám sát chặt chẽ; trong phạm vi 12 hải lý – gọi là khu vực cấm tuyệt đối. Nếu theo đề án hiện tại của Nhật Bản, việc dùng vũ lực để cưỡng chế tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển Điếu Ngư/Senkaku được hiểu như thế nào? Sẽ cưỡng chế bằng biện pháp nào, dùng vũ lực gì, dùng vũ lực thật sự hay chỉ nổ súng cảnh báo?

Dùng vũ lực cưỡng chế đồng nghĩa với xung đột vũ trang
Doãn Trác: Bao gồm tất cả những yếu tố trên, đây là một khái niệm tổng thể, tàu chiến của Lực lượng tự vệ Nhật Bản cưỡng chế đuổi tàu chấp pháp Trung Quốc không được trang bị vũ khí ở quanh khu vực Điếu Ngư/Senkaku chính là hành động sử dụng vũ lực. Bất luận anh có nổ súng, nã pháo hay không, đây đều là sử dụng vũ lực. Vì tàu chiến của Nhật Bản là tàu chiến phục vụ cho quân đội, tàu chiến cưỡng chế đuổi tàu chấp pháp tồn tại hợp pháp của Trung Quốc trong phạm vi 12 hải lý (theo cách lý giải của phía Trung Quốc-ND).

CCTV: Hay nói cách khác tàu chiến của anh chỉ cần va vào tôi một cái cũng là sử dụng vũ lực?
Doãn Trác: Tàu chiến của anh tiến vào phạm vi 12 hải lý để đuổi tàu chấp pháp của tôi, bất luận anh dùng biện pháp gì để cưỡng chế đều là sử dụng vũ lực, đây là vấn đề không phải bàn cãi. Dĩ nhiên cái gọi là sử dụng vũ lực ở đây còn có một cách giải thích trực tiếp hẹp hơn là nổ súng, nã đại bác, dùng tên lửa, trực tiếp tấn công chúng ta.

Trên thực tế tàu của Cảnh sát biển Nhật Bản cũng có đại bác, pháo 40, pháo 20, tàu Trung Quốc để dành vị trí lắp nhưng đều không lắp, đều là phi vũ trang, chỉ có một số vũ khí hạng nhẹ đề phòng hải tặc, nhưng tàu Nhật Bản có đại bác. Nếu Nhật Bản dùng đại bác thì lại là chuyện khác, nhưng chỉ cần tàu chiến của lực lượng này tham gia...

CCTV: Điều này cho thấy Nhật Bản đang tiếp tục tiến bước, tình trạng này sẽ khiến cho xác suất xảy ra xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong phạm vi 12 hải lý ở đảo Điếu Ngư/Senkaku sẽ tăng cao. Đây là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra vì từ năm 2012, Trung Quốc đã có tiến hành hàng loạt hành động như tuần tra thường quy đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku, bảo vệ chủ quyền... Một số tàu hải giám của Trung Quốc khi vào phạm vi 12 hải lý, nếu phải nghiêm chỉnh chấp hành cái gọi là đề án của Nhật Bản thì xác suất xảy ra xung đột chắc chắn sẽ tăng cao đúng không thưa ông?


Doãn Trác: Và mỗi bước leo thang đều do Nhật Bản gây ra trước, ví dụ đầu tiên Nhật Bản bắt ngư dân của Trung Quốc, chúng ta mới phải đi bảo vệ ngư dân. Bọn họ đã sử dụng thuyền chấp pháp để bắt ngư dân của Trung Quốc và còn đòi kết án, tàu chấp pháp của Trung Quốc tiến hành chấp pháp, nếu bọn họ lại sử dụng tàu chiến thì mâu thuẫn lại leo thang. Nếu tàu chiến của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đi vào phạm vi 12 hải lý cưỡng chế đuổi tàu Trung Quốc thì đồng nghĩa với việc xảy ra xung đột vũ trang, vì chắc chắn Trung Quốc sẽ phải bảo vệ tàu chấp pháp không được trang bị vũ khí.

Chắc chắn tàu chiến của Trung Quốc sẽ phải kéo đến, anh vào được thì chúng tôi cũng vào được, chúng tôi không nổ phát súng đầu tiên, không bước vào đầu tiê. Nhật Bản cất bước đầu tiên, bước thứ hai chắc chắn phải là Trung Quốc. Trong vấn đề này, Trung Quốc không có sự lựa chọn nào khác.

CCTV: Hiện tại quân đội của Trung Quốc chưa tiến vào, nếu quân đội Nhật Bản tiến vào, chắc chắn Trung Quốc cũng sẽ có biện pháp tương ứng để đối phó. Mới đây báo chí Nhật Bản đưa tin rằng, Bộ quốc phòng Nhật Bản không loại trừ khả năng tàu chiến của Lực lượng phòng vệ nước này tham gia vào hoạt động phòng ngự đối với đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trước vấn đề này, ông Đằng Kiến Quần – chuyên gia của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế có nhận định gì?
Nhật đang chuẩn bị khai chiến với Trung Quốc

Đằng Kiến Quần: Thực tế cho thấy, tàu chiến của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản đã áp sát đảo Điếu Ngư/Senkaku, những sự kiện mới xảy ra gần đây như thăm dò tàu ngầm của Trung Quốc ở quanh vùng biển này hoặc cử một lực lượng gồm hơn 1.000 người đến Đảo Santa Catalina nằm ở California để tổ chức tập trận tác chiến đổ bộ... Thế nên hiện tại có thể thấy Nhật Bản đang gấp rút chuẩn bị đánh một trận với Trung Quốc ở hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku. Sự chuẩn bị này đã được tiến hành từ lâu, Trung Quốc tuyệt đối không được ôm bất cứ ảo tưởng gì mà buộc phải có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt quân sự, trong đó có sự tham gia của Mỹ. Nếu Trung Quốc còn ôm ảo tưởng gì thì chắc chắn điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.


Quân đội Nhật tập trận đổ bộ với lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ.
CCTV: Ông Doãn Trác có đồng tình với quan điểm của ông Đằng Kiến Quần là Nhật Bản đang chuẩn bị đánh một trận với Trung Quốc về vấn đề Điếu Ngư/Senkaku hay không?

Doãn Trác: Chắc chắn là chính phủ và quân đội Nhật Bản sẽ phải có sự chuẩn bị này vì Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tuyên bố rất rõ ràng rằng, tàu chiến nước này đang chuẩn bị tiến vào đảo Điếu Ngư/Senkaku và tiếp cận vấn đề Điếu Ngư/Senkaku. Điều này đồng nghĩa với việc quân đội Nhật Bản chuẩn bị dùng sức mạnh quân sự để giải quyết xung đột Điếu Ngư/Senkaku. Chính vì thế ông Đằng Kiến Quần nói rất có lý, Trung Quốc buộc phải chuẩn bị, chúng ta không nổ phát súng đầu tiên nhưng anh buộc phải chuẩn bị sẵn sàng sau khi Nhật Bản nổ phát súng đầu tiên, anh sẽ phải làm gì. Anh buộc phải xem xét phương án này.

CCTV: Vừa nãy ông cũng đã nói Nhật Bản cũng đang cùng Mỹ ráo riết tổ chức các đợt huấn luyện, tập trận cướp đảo..., tuy nhiên dường như trong vấn đề này, Mỹ tỏ thái độ lập lờ, không dứt khoát, có lúc lại tỏ ra rất bàng quan, có lúc lại kín đáo bày tỏ ủng hộ Nhật Bản. Nếu rơi vào trạng thái khai chiến hoặc xung đột vũ lực leo thang, Mỹ sẽ có hành động gì?

Mỹ không thể giữ thái độ trung lập
Đằng Kiến Quần: Tôi tin rằng xuất phát từ góc độ chiến lược, Mỹ sẽ trực tiếp tham gia. Chúng ta có thể thấy, tháng 4 vừa qua, ông Kerry có bài phát biểu ở Đại học Tokyo, nói rằng Mỹ sẽ thực hiện giấc mơ Thái Bình Dương, đây là lời đáp trả đối với giấc mơ Trung Hoa của chúng ta, chính vì thế giấc mơ này chính là đóng vai trò chủ đạo trong sự sắp đặt của cả khu vực này. Ông Kerry không cho phép bất kỳ ai khiêu khích vị thế chủ đạo của Mỹ ở khu vực này.

Image

Nhưng siêu cường Mỹ chắc chắn sẽ không khoanh tay ngồi nhìn đồng minh Nhật Bản bị uy hiếp và xâm chiếm lãnh thổ trong trường hợp chiến sự nổ ra.
Ngoài ra, sau khi kinh tế Trung Quốc vượt Nhật Bản, Tokyo cũng vô cùng hụt hẫng. Xét trên cấp độ chiến lược, Mỹ - Nhật sẽ có suy nghĩ chung là tiếp tục chiếm vị thế bá chủ trong khu vực này, không cho phép bất kỳ quốc gia nào khiêu khích vị thế chủ đạo về mặt quân sự của họ. Xét trên góc độ kỹ thuật, đồng minh quân sự Mỹ - Nhật đã làm những gì, ta đều đã thấy rất rõ. Mới đây cuộc tập tập trận quân sự trên quy mô lớn đã được tổ chức tại California, và tháng 9-2012, một cuộc tập trận khác dự định được tổ chức ở khu vực sát quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nhưng sau đó đã hủy vì quá nhạy cảm.
Chính vì thế, dù xét cấp độ chiến lược hay góc độ quân sự, Mỹ đều đang chuẩn bị tham gia vào cuộc xung đột này. Dĩ nhiên, mọi sự va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ, không những sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho hai nước, mà còn gây thiệt hại lớn cho cả khu vực. Chắc chắn nhà lãnh đạo hai nước đều có đủ trí tuệ để kiểm soát cuộc khủng hoảng này.

CCTV kết luận trong tuần vừa qua, lực lượng phòng vệ mặt đất, trên biển, không quân Nhật Bản được điều động toàn bộ để tập kết ở bờ biển phía Nam California để triển khai cuộc tập trận chung mới Mỹ, mục đích của cuộc tập trận là nâng cao khả năng tác chiến trên bộ và dưới nước của Nhật Bản, vừa ráo riết tập trận với nước đồng minh, vừa gấp rút tăng cường lực lượng phòng ngự, sửa đổi đạo luật phòng ngự, hành vi chỉ làm theo ý mình của Nhật Bản đã gây bất an trên toàn thế giới (theo quan điểm của phía Trung Quốc-ND).



Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori onodera đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng cho chuyến thăm đến Philippines vào cuối tháng này và Mỹ vào tháng sau nhằm tìm kiếm biện pháp thắt chặt “vòng kim cô” kiểm soát Trung Quốc. Thông tin này đã được một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản tiết lộ ngày hôm qua (14/6).

Trong chuyến thăm đến quốc gia Đông Nam Á từ ngày 26/6 và đến Hawaii, Mỹ, vào ngày 1/7, Bộ trưởng onodera sẽ hướng tới mục tiêu nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm an toàn hàng hải dựa trên pháp luật trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng hung hăng ở các vùng biển tranh chấp, nguồn tin Nhật Bản cho biết.

Ở Hawaii, Bộ trưởng onodera muốn tái khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong sự quản lý của Nhật Bản là thuộc phạm vi điều chỉnh trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Theo hiệp ước này, Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang.

Trước chiến dịch tranh cử Thượng viện diễn ra vào ngày 4/7 tới, chính phủ Nhật Bản cũng muốn đảm bảo với những người bảo thủ trong nước rằng, nước này vẫn duy trì một lập trường cứng rắn trong các vấn đề an ninh, các nhà phân tích chính trị cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng onodera có kế hoạch thảo luận với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông và biển Hoa Đông đồng thời tìm kiếm khả năng phối hợp hành động giữa hai nước để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết liệt trong tranh chấp, nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho hay.

Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp nhau quyết liệt chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo tuyên bố, không có cuộc tranh chấp nào tồn tại bởi quần đảo nằm ở biển Hoa Đông này là thuộc một phần lãnh thổ không thể tách rời của Nhật Bản xét cả về khía cạnh lịch sử lẫn luật quốc tế. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng khăng khăng đòi khẳng định chủ quyền đối với quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư và đang nằm trong sự quản lý của Tokyo này.

Ở Biển Đông, Trung Quốc đang đối đầu căng thẳng với Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á khác vì tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo, quần đảo, bãi cạn và bãi đá.

Cả Tokyo và Manila đều phản đối việc Trung Quốc liên tiếp đưa tàu thuyền vào xâm phạm những vùng lãnh hải của họ gần khu vực tranh chấp.

Trong khi ở thăm Hawaii, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản onodera cũng sẽ thảo luận với Đô đốc Samuel Locklear – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, về việc liệu hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ có đủ sức để đối phó với Triều Tiên hay không trong bối cảnh Bình Nhưỡng liên tục đạt được những tiến bộ trên con đường phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân.

Kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền hồi tháng 12 năm ngoái, ông này đã nỗ lực tìm cách củng cố mối quan hệ quốc phòng giữa Nhật Bản với các nước. Ông Abe đã cử một loạt quan chức hàng đầu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến các quốc gia Đông Nam Á để thắt chặt quan hệ. Tất cả những bước đi này được cho là nằm trong kế hoạch tạo vòng vây chiến lược để đối phó với một Trung Quốc ngày càng mạnh lên và ngày càng có nhiều tham vọng.

Phản ứng của Trung Quốc

Tờ Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận của Trung Quốc mới đây đã có bài viết lên án gay gắt cái mà nước này gọi là chiến lược bao vây họ của Nhật Bản. Tờ Tân Hoa xã cho rằng, kể từ khi tiếp nhận chức Thủ tướng, ông Abe đã thực hiện một chiến dịch ngoại giao dồn dập hằm tạo dựng một vòng vây xung quanh Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, một mặt, Thủ tướng Abe và các thành viên nội các thực hiện chuyến thăm đến gần 30 nước xung quanh Trung Quốc. Mặt khác, lãnh đạo của hơn 10 nước trong đó có Ấn Độ và Myanmar cũng đã đến thăm Tokyo.

Khi cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tiếp tục leo thang, ông Abe đã tăng cường các hoạt động ngoại giao nhằm lôi kéo các nước tạo vòng vây kiềm chế Trung Quốc đồng thời để tái lập vị trí thống trị của Nhật Bản ở Châu Á, tờ báo của Trung Quốc đã cáo buộc như vậy. Tuy nhiên, tờ Tân Hoa xã cho rằng, “âm mưu” của ông Abe chắc chắn sẽ thất bại vì một số nguyên nhân.

Thứ nhất, mối quan hệ kinh tế và thương mại của Trung Quốc với các nước láng giềng đang phát triển nhanh chóng và Nhật Bản hầu như không thể thay đổi được điều đó. Tờ Tân Hoa xã đưa ra ví dụ, mặc dù Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng chính Trung Quốc mới là nước chiếm vị trí số 1. Kể từ khi thực hiện Khu vực Tự do Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, thương mại và đầu tư song phương đã tăng vọt. Giá trị trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt con số kỷ lục 400 tỉ USD năm 2012 và đầu tư hai chiều lên tới 100 tỉ USD. Sự trao đổi về nhân lực giữa hai bên là khoảng 15 triệu người.

Lý do thứ hai mà tờ báo của Trung Quốc đưa ra để khẳng định kế hoạch thắt chặt vòng vây xung quanh họ của Nhật Bản thất bại liên quan đến vấn đề lịch sử. Theo tờ Tân Hoa xã, các nước Đông Nam Á là nạn nhân của sự xâm lược của đế quốc Nhật Bản thời Chiến tranh thế giới thứ II và các nước giờ đây vẫn cảnh giác với chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Theo Tân Hoa xã, mặc dù một số nước Đông Nam Á đang phối hợp hành động với Nhật Bản vì có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông nhưng đa số các nước khác trong khu vực vẫn đồng ý giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán và không nước nào công khai ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Tờ Tân Hoa xã còn cảnh báo, Trung Quốc giờ đây không còn là một nước nghèo và yếu như thời thời chiến tranh Trung-Nhật năm 1894 hay là một quốc gia bị chia cắt như năm 1931. Với sức mạnh tăng lên rất nhiều, Trung Quốc sẽ không thể bị Nhật Bản kiềm chế, tờ Tân Hoa xã tuyên bố.

ĐỌC TIẾP:
:mrgreen: TIN MỚI ĐĂNG
:!: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG ???)
:arrow: HCM by Đặng Chí Hùng
:arrow: HCM by Huỳnh Tâm
:arrow: CHINA - JAPAN War:,
:mrgreen: CHINA - US War:
:mrgreen: CỘI NGUỒN của sự DIỆT VONG - là KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT của LOÀI NGƯỜI


No comments:

Post a Comment