Aug 7, 2012

• Thượng viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết S.Res.524 ngày 03/8/2012 chính thức hoá ý chí của Mỹ

Thượng viện Hoa Kỳ ra Nghị Quyết S.Res.524 ngày 03/8/2012 chính thức hoá ý chí của Mỹ
ủng hộ ĐNA chống lại những động thái hung hăng, thiếu trách nhiệm và phi công pháp quốc tế củaTrung Cộng !

by melinh - 8/4/2012

Nghị quyết này có tầm cỡ chiến lược hết sức quan trọng vì những lý do sau đây :
:mrgreen: Do đại diện của lưỡng đảng ( Dân Chủ ( J. Kerry,J.Webb và Cộng hoà John Mc Cain..) đề xướng biểu lộ ý chí thống nhất của Thượng viện, đại diện 50 tiểu bang đồng thời là cơ quan lập pháp quan yếu về chính sách ngoại giao của Liên Bang. Hành pháp Mỹ (chính phủ) được Thượng viện hướng dẫn và ủng hộ để thực thi chính sách ngoại giao bảo vệ ĐNA chống lại động thái hung hăng,phi pháp và vô trách nhiệm của Bắc Kinh ở Biển đông/ĐNA. ( xem lời dẫn nhập,hàng số 2 phía dưới).

” Mr. KERRY (for himself, Mr. LUGAR, Mr. WEBB, Mr. INHOFE, Mr. LIEBERMAN, and Mr. MCCAIN) submitted the following resolution; which was referred to the Committee on Foreign Relations “

:mrgreen: Điều cuối số 5 của Nghị quyết : Thượng viện Mỹ khẳng định chính sách hổ trợ nền độc lập và hùng cường của các nước thành viên khối ĐNA và tăng cường hợp tác đa diện với các quốc gia này,kể cả hợp tác quân sự nhằm xây dựng một cấu trúc hợp tác an ninh vùng để bảo đảm ổn định, hoà bình,tự do hàng hải và thương mại kinh doanh hợp pháp cũng như công pháp quốc tế.

” (5) reaffirms the United States commitment–
(6) supports enhanced operations by the United States armed forces in the Western Pacific, including in the South China Sea, including in partnership with the armed forces of others countries in the region, in support of freedom of navigation, the maintenance of peace and stability, respect for international law, including the peaceful resolution of issues of sovereignty, and unimpeded lawful commerce.”


Hy vọng Việt Nam biết nắm lấy cơ hội thuận lợi này để thoát khỏi tình trạng lệ thuộc Bắc Kinh;mạnh dạn dân chủ hoá đất nước về chính trị cũng như kinh tế,tăng cường nội lực dân tộc,xích gần hơn Hoa Kỳ và các quốc gia tự do bạn ( Liên Âu,Nhật bản,Úc, Nam Hàn, Nga,Ấn độ…) tăng cường đoàn kết với khối ĐNA để xây dựng và kiện toàn nền độc lập tự lập tự cường của đất nước đồng thời hợp tác bình đẳng và thân hữu nhằm ngăn ngừa chiến tranh với Trung quốc!

Mong thay.
TS


:mrgreen: S.Res. 524: A resolution reaffirming the strong support of the United States for the 2002 declaration of conduct of parties …
http://www.govtrack.us/congress/bills/112/sres524/text

…in the South China Sea among the member states of ASEAN and the People’s Republic of China, and for other purposes.
112th Congress, 2011–2012. Text as of Jul 23, 2012 (Introduced).
Status & Summary | PDF | Source: GPO

:mrgreen: SRES 524 IS
112th CONGRESS2d SessionS. RES. 524
Reaffirming the strong support of the United States for the 2002 declaration of conduct of parties in the South China Sea among the member states of ASEAN and the People’s Republic of China, and for other purposes.
IN THE SENATE OF THE UNITED STATES
July 23, 2012

Mr. KERRY (for himself, Mr. LUGAR, Mr. WEBB, Mr. INHOFE, Mr. LIEBERMAN, and Mr. MCCAIN) submitted the following resolution; which was referred to the Committee on Foreign Relations


RESOLUTION
Reaffirming the strong support of the United States for the 2002 declaration of conduct of parties in the South China Sea among the member states of ASEAN and the People’s Republic of China, and for other purposes. Whereas the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) plays a key role in strengthening and contributing to peace, stability, and prosperity in the Asia-Pacific region; Whereas the vision of the ASEAN Leaders in their goals set out in the ASEAN Charter to integrate ASEAN economically, politically, and culturally furthers regional peace, stability, and prosperity; Whereas the United States Government recognizes the importance of a strong, cohesive, and integrated ASEAN as a foundation for effective regional frameworks to promote peace and security and economic growth and to ensure that the Asia-Pacific community develops according to rules and norms agreed upon by all of its members; Whereas the United States is enhancing political, security and economic cooperation in Southeast Asia through ASEAN, and seeks to continue to enhance its role in partnership with ASEAN and others in the region in addressing transnational issues ranging from climate change to maritime security; Whereas the United States Government welcomes the development of a peaceful and prosperous China which respects international norms, international laws, international institutions, and international rules, and enhances security and peace, and seeks to advance a ‘cooperative partnership’ between the United States and China; Whereas ASEAN plays an important role, in partnership with others in the regional and international community, in addressing maritime security issues in the Asia-Pacific region and into the Indian Ocean, including open access to the maritime commons of Asia; Whereas the South China Sea is a vital part of the maritime commons of Asia, including critical sea lanes of communication and commerce between the Pacific and Indian oceans; Whereas, in the declaration on the conduct of parties in the South China Sea, the governments of the member states of ASEAN and the Government of the People’s Republic of China have affirmed ‘that the adoption of a code of conduct in the South China Sea would further promote peace and stability in the region’ and have agreed to work towards the attainment of a code of conduct; Whereas, pending the peaceful settlement of territorial and jurisdictional disputes, the member states of ASEAN and the People’s Republic of China have committed to ‘exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and stability, including, among others, refraining from action of inhabiting presently uninhabited islands, reefs, shoals, and other features and to handle their differences in a constructive manner’; Whereas, pending the peaceful settlement of territorial and jurisdictional disputes, the member states of ASEAN and the People’s Republic of China affirmed their commitment ‘to the freedom of navigation in and overflight of the South China Sea provided for by the universally recognized principles of international law, including the 1982 UN Convention on the Law of the Sea’; and Whereas, although not a party to these disputes, the United States has national interests in freedom of navigation, the maintenance of peace and stability, respect for international law, and unimpeded lawful commerce: Now, therefore, be it



Bắc Kinh phản ứng gay gắt trước bản tuyên bố của Mỹ về Biển Đông (*)
(*) Giọng điệu của thằng vừa ăn cướp vừa la làng ! (melinh)


Image



Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương (Reuters)
Trọng Nghĩa

Chỉ một ngày sau khi bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố quan ngại về tình hình căng thẳng tại Biển Đông, Trung Quốc vào hôm nay 04/08/2012, đã có phản ứng dữ dội. Trong một tuyên bố được Tân Hoa Xã loan tải, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã bày tỏ lập trường « bất bình và phản đối mạnh mẽ » những cáo buộc của Hoa Kỳ, theo đó Bắc Kinh đã làm cho tình hình căng thẳng gia tăng khi thiết lập thêm một đơn vị quân sự đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa.

Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, những lời chỉ trích Mỹ « hoàn toàn không chú ý đến thực tế, cố tình nhập nhằng giữa cái đúng và cái sai, và gửi đi một tín hiệu sai lầm nghiêm trọng ». Ông Tần Cương còn nói thêm là hành động của Mỹ không góp phần vào các nỗ lực nhằm « bảo toàn hòa bình và ổn định tại vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và khu vực Châu Á Thái Bình Dương ». 

Quyết định của Trung Quốc thành lập đơn vị quân đội đồn trú tại « thành phố Tam Sa » trên vùng quần đảo đang tranh chấp đã gây phẫn nộ tại hai nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc là Việt Nam và Philippines. Cả hai đều đã lên tiếng tố cáo hành động hù dọa của Bắc Kinh. Vào hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chính thức lên tiếng phê phán các động thái lấn lướt của Trung Quốc. Trong môt bản Tuyên bố về Biển Đông, quyền phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell đã xác định rằng Washington quan ngại về « sự gia tăng căng thẳng » ở Biển Đông và cho biết là « đang theo dõi chặt chẽ tình hình ».

http://www.tredeponline.com/post/archives/24474

Trung Quốc triệu đại diện Hoa Kỳ để phản đối về Biển Đông
KienHoa - 8/6/2012
http://www.thegioinguoiviet.net/showthr ... #post54751






BEIJING – Trong một công hàm gửi vào cuối ngày thứ Bảy, ông Zhang Kunsheng (Trương Côn Thịnh ) - Trợ Lý của Ngoại Trưởng Trung Quốc - đã triệu tập ông Robert Wang - Phó Đại Diện Ngoại Giao Mỹ - để “phản kháng mạnh mẽ” những nhận xét của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông. Trước đó, hôm thứ Sáu 03-08, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố: họ theo dõi chặt chẽ tình hình vùng biển, việc Trung Quốc thành lập một đơn vị đồn trú quân sự tại đây có “nguy cơ làm leo thang sự căng thẳng,” đồng thời Hoa Kỳ cũng tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực ngoại giao của các quốc gia Đông Nam Á kết thành một khối, để đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Ông Zhang cho biết tuyên bố của Hoa Kỳ “hoàn toàn không tôn trọng sự thật, phải trái lẫn lộn, đã gửi đi một thông điệp sai lầm nghiêm trọng, và đã không nỗ lực giúp đỡ các bên duy trì hòa bình- ổn định ở Biển Đông, hay khu vực Châu Á Thái Bình Dương.” Trung Quốc bày tỏ sự bất bình, kiên quyết phản đối, kêu gọi Mỹ ngay lập tức phải sửa chữa sai lầm, cũng như khẩn thiết yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Trung Quốc. Trong khi đó, Hoa Kỳ nhấn mạnh: họ giữ vai trò trung lập về việc tranh chấp hàng hải; và tự do hàng hải là mối quan tâm chính của Mỹ ở Biển Đông.



Báo chí TQ yêu cầu Mỹ ‘câm mồm’.
Cập nhật 06/08/2012.
http://www.thegioinguoiviet.net/showthr ... #post54751






Trung Quốc tỏ thái độ rất cứng rắn với Mỹ về 'thành phố Tam Sa'

Truyền thông nhà nước của Trung Quốc hôm thứ Hai ngày 6/8 đã lên án Mỹ rất mạnh mẽ xung quanh các tuyên bố của nước này chỉ trích các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông. Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã yêu cầu Washington ‘câm mồm lại’ và kết tội Mỹ là ‘thổi bùng ngọn lửa’ chia rẽ trong khu vực.

Ngay trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập phó đại diện ngoại giao của Mỹ ở Bắc Kinh để bày tỏ phản đối trong khi người phát ngôn của bộ này là Tần Cương cũng lên án Mỹ là ‘không phân biệt phải trái’ khi bình luận về ‘thành phố Tam Sa’ của Trung Quốc.

Phía Mỹ cho rằng việc Bắc Kinh thành lập ‘thành phố Tam Sa’ trên vùng biển đảo có tranh chấp với các nước láng giềng và cho quần đồn trú ở đây là ‘đi ngược lại các nỗ lực ngoại giao’ và ‘làm leo thang căng thẳng’.

“Chúng ta hoàn toàn có quyền mắng vào mặt Mỹ: ‘Câm mồm’,” một bài xã luận trên ấn bản hải ngoại của tờ Nhân dân nhật báo viết hôm thứ Hai ngày 6/8.
“Làm sao có thể tha thứ cho hành động của nước khác can thiệp vào những vấn đề thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc?” bài xã luận bày tỏ.
"Chúng ta hoàn toàn có quyền mắng vào mặt Mỹ: ‘Câm mồm’."
Nhân dân nhật báo

“Tuyên bố của phía Mỹ đã làm lẫn lộn phải trái, đánh lừa dư luận, gửi thông điệp sai lầm và cần phải được nghiêm khắc phản bác.”

‘Lợi ích cốt lõi’
Trong khi đó, ấn bản nội địa của nhật báo này cũng thể hiện giọng điệu gay gắt tương tự với Mỹ và cáo buộc Washington tìm cách gây chia rẽ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.

“Thổi lửa và gây chia rẽ, cố ý gây ra sự thù địch với Trung Quốc, vốn không phải là trò gì mới (của Mỹ),” ấn bản tiếng Hoa của báo này viết.
“Nhưng gần đây Washington lại rất sốt sắng chơi trò này,” bài xã luận nói thêm.

Sự tức giận của Bắc Kinh cho thấy nguy cơ căng thẳng trên Biển Đông có thể leo thang thành tranh cãi ngoại giao ở phạm vi rộng lớn hơn.
"Thổi lửa và gây chia rẽ, cố ý gây ra sự thù địch với Trung Quốc, vốn không phải là trò gì mới (của Mỹ)."
Nhân dân nhật báo

Theo bài xã luận này thì Mỹ ‘đáng bị người ngoài đường nguyền rủa’ và mô tả tuyên bố của nước này là ‘kiếm chuyện một cách trắ́ng trợn’.
Nhân dân nhật báo cho rằng lời chỉ trích của Mỹ về ‘Tam Sa’ là ‘thể hiện sự khinh thường nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác’.
Hồi tuần trước, Nhân dân nhật báo đã từng lên tiếng rằng ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc đang bị đe dọa với các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Cách dùng từ như thế cho thấy Trung Quốc xem lợi ích tại Biển Đông tương đương với tuyên bố ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ ở Tân Cương và Tây Tạng và họ sẵn sàng dùng vũ lực để bảo vệ các ‘lợi ích cốt lõi’ này./BBC


------------------------------


Truyền thông Trung Quốc công kích Mỹ can thiệp vào hồ sơ Biển Đông 

Cập nhật 06/08/2012.
http://www.thegioinguoiviet.net/showthr ... #post54751
Image



Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đoạt, thành lập cái gọi là "Tam Sa". DR

Truyền thông Trung Quốc vào hôm nay 06/08/2012 đã đồng loạt “nã pháo” vào Hoa Kỳ, một hôm sau khi Bắc Kinh triệu mời Phó đại sứ Mỹ tại Trung Quốc lên để phản đối bản Tuyên bố về Biển Đông của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 3/8. Trước những lời tố cáo của Mỹ đối với các động thái gây căng thẳng gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, Bắc Kinh đã đả kích Washington xen vào điều mà Trung Quốc cho là “công việc nội bộ” của mình.

Trong bản tuyên bố hôm 03/08 Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại về những căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, với những diễn biến đáng lo. Chẳng hạn như giọng điệu ngày càng hung hăng nhắm vào nước khác, các bất đồng lộ rõ trong việc giành quyền khai thác tài nguyên, các hành động dùng kinh tế để gây áp lực, và các sự cố tại bãi Scarborough, trong đó có việc chăng dây tại cửa vịnh ra vào khu vực để chặn tàu nước khác.

Thủ phạm của các hành động kể trên không được nêu đích danh, nhưng đều gợi đến các hành vi gần đây của Bắc Kinh. Từ các lời đe dọa chiến tranh nhắm vào Hà Nội và Manila, các tuyên bố chống lại việc Philippines cho đấu thầu khai thác dầu khi trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, cho đến vụ tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc CNOOC mời thầu thăm dò các lô dầu hỏa sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Trung Quốc tuy nhiên đã bị nêu đích danh trong loạt hành vi nghiêm trọng nhất : Thành lập “thành phố Tam Sa” và đơn vị đồn trú tại khu vực tranh chấp với các láng giềng, tức là hầu như toàn bộ Biển Đông, bị cho là “đi ngược lại những nỗ lực ngoại giao chung nhằm giải quyết bất đồng và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng trong khu vực”.
Trong một bài xã luận vào hôm nay, nhật báo China Daily đã lớn tiếng cho rằng tuyên bố của Mỹ xứng đáng bị “nguyền rủa”, vì rõ ràng là nhằm mục tiêu gây rối. Đối với tờ báo này, hành động chỉ trích việc thành lập thành phố Tam Sa, vào tháng Sáu ngay trong quần đảo Hoàng Sa để củng cố đòi hỏi chủ quyền, đã “biểu thị thái độ coi thường đáng ngạc nhiên nguyên tắc không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác”.

Một bài xã luận trên ấn bản quốc tế của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thô lỗ không kém khi thẳng thừng kêu gọi Hoa Kỳ là nên “câm miệng” trên vấn đề Biển Đông, vì Trung Quốc không thể chấp nhận những “hành vi can thiệp như vậy của nước ngoài vào những vấn đề chỉ liên quân đến chủ quyền của Trung Quốc”. Ấn bản trong nước của tờ báo này cũng cứng rắn không kém, tố cáo Hoa Kỳ tìm cách gây chia rẽ giữa Trung Quốc với các láng giềng.
Với việc báo chí chính thức có những lời lẽ cực kỳ hung hăng như kể trên, Trung Quốc đang tiếp tục làm áp lực trên Hoa Kỳ về hồ sơ Biển Đông, mở thêm mặt trận truyền thông sau khi đã phản công về mặt ngoại giao.
Phải nói là sau tuyên bố của Mỹ về Biển Đông, phản ứng ngoại giao của Trung Quốc đã cứng rắn khác thường với việc triệu mời Phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Robert Wang (Vương Hiểu Dân) vào hôm qua lên để đòi Hoa Kỳ “tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, luận điểm Bắc Kinh đưa ra nhằm phản đối Washington “xen vào nội tình” Trung Quốc và không “tôn trọng chủ quyền” của Trung Quốc hoàn toàn không đứng vững. Bắc Kinh đã viện dẫn lý do lịch sử để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, điều cho đến nay không hề được quốc tế công nhận, và ngang nhiên vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà họ đã ký kết.

Lập luận cho rằng Hoa Kỳ cố tình chia rẽ Trung Quốc với các nước láng giềng cũng không đúng với thực tế, vì nguyên nhân gây bất hòa chính là các hành động lấn lướt của Bắc Kinh trong việc ép buộc các láng giềng của họ phải chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng biển bao quanh họ. Hầu như tất cả các nước có chung vùng biển với Trung Quốc đều lo ngại trước các hành động quyết đoán của Bắc Kinh, từ Nhật Bản, Hàn Quốc, trên biển Hoa Đông, cho đến Việt Nam, Philippines, Malaysia Brunei hay Đài Loan ở Biển Đông./Trọng Nghĩa (RFI)

No comments:

Post a Comment