Aug 23, 2012

• Mỹ có kế hoạch lập lá chắn tên lửa tại châu Á


Mỹ có kế hoạch lập lá chắn tên lửa tại châu Á
by Đức Tâm - Thứ năm 23 Tháng Tám 2012


Báo Mỹ The Wall Street Journal, số ra ngày hôm nay, 23/08/2012, cho biết Hoa Kỳ đang có kế hoạch mở rộng hệ thống phòng thủ chống tên lửa ở châu Á, nhằm ngăn chặn mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên, nhưng đồng thời, cũng nhằm chống lại sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Đây là một phần trong hệ thống phòng thủ, bao phủ một vùng rộng lớn ở châu Á, với việc đặt thêm trạm radar ở phía nam Nhật Bản và có thể ở Đông Nam Á, giúp phát hiện và bắn chặn kịp thời tên lửa của đối phương được phóng đi từ đất liền hoặc từ tàu chiến.

Kế hoạch này nằm trong chiến lược phòng thủ mới của chính quyền Obama, tập trung chú ý tới châu Á-Thái Bình Dương, khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế Mỹ.

Việc mở rộng hệ thống phòng thủ diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực lo ngại về nguy cơ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân, cũng như thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp về chủ quyền biển đảo, như tại Biển Đông.

Giới hoạch định chiến lược quân sự Mỹ đặc biệt quan ngại về việc Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu chiến. Loại vũ khí này đe dọa các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, phương tiện chủ chốt cho phép mở rộng tầm hoạt động và sức mạnh quân sự.

Ông Steven Heldreth, cố vấn về vũ khí cho Quốc hội Mỹ, nói rõ, kế hoạch phòng thủ mới có mục tiêu trước mắt là Bắc Triều Tiên nhưng về lâu dài là Trung Quốc.

Phương tiện chủ chốt trong kế hoạch phòng thủ này là radar cảnh báo sớm, có tên gọi là X-Band. Một khi radar X-Band phát hiện và xác định được đường đi của tên lửa đối phương, hải quân Mỹ, từ các dàn phóng tên lửa đặt trên tàu hoặc trên đất liền, có thể bắn chặn phá hủy.

Năm 2006, Mỹ đã đặt một trạm X-Band ở Aomori, phía bắc Nhật Bản. Các quan chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với The Wall Street Journal là Lầu Năm Góc đang thương lượng với Tokyo và có thể đạt được thỏa thuận trong vài tháng tới, về việc đặt thêm một trạm X-Band trên một hòn đảo ở phía nam Nhật Bản.

Vẫn theo nguồn tin này, Bộ Chỉ huy quân sự Thái Bình Dương và Cơ quan Phòng thủ chống tên lửa của Mỹ đang xem xét các địa điểm, để có thể đặt thêm một trạm radar thứ ba, ở khu vực Đông Nam Á, rất có thể là tại Philippines. Các cuộc thương lượng đang ở giai đoạn khởi đầu.

Ba vị trí đặt radar X-Band, ở phía bắc, phía nam Nhật Bản và tại Philippines, sẽ tạo thành một vòng cung, hướng về phía đông bắc châu Á, cho phép Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực, phát hiện sớm, chính xác, các tên lửa đạn đạo được phóng đi từ Bắc Triều Tiên, cũng như từ một phần lãnh thổ Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định là tương quan sức mạnh quân sự ở eo biển Đài Loan ngày càng mất cân đối, nghiêng về phía Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đặt từ 1000 đến 1200 tên lửa đạn đạo tầm ngắn chĩa sang phía Đài Loan. Mặt khác, Bắc Kinh cũng phát triển các loại tên lửa đạn đạo, kể cả hỏa tiễn có thể bắn vào các tàu chiến đang di động, ở tầm xa 930 dặm.

Theo các quan chức cấp cao Mỹ thì hệ thống phòng thủ mới có thể giúp theo dõi và ít nhất là đẩy lùi được một cuộc tấn công có giới hạn, hoặc răn đe được mọi ý đồ tấn công của Trung Quốc.

Hải quân Mỹ có kế hoạch mở rộng hạm đội tàu chiến có trang bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, từ 26 lên thành 36 chiếc, từ nay đến năm 2018 và 60% số tàu chiến này sẽ được triển khai ở vùng châu Á- Thái Bình Dương.




Hoa Kỳ đang dự tính thành lập một hệ thống lá chắn phòng thủ phi đạn ở Châu Á để kiềm chế các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên và chống lại các khả năng phi đạn của Trung Quốc đang phát triển.


Báo Wall Street Journal của Mỹ cho hay hệ thống này có thể bao gồm một hệ thống radar mới ở miền Nam Nhật Bản và có thể là ở Đông Nam Á nữa.
Theo tờ Telegraph của Anh ngày 23/8, tin này được đưa ra sau khi một giới chức Hoa Kỳ không nêu tên cho Tuần báo Quốc phòng Jane’s Defence biết rằng quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm phi đạn đạn đạo liên lục địa hôm 24/7 với tầm bắn xa có thể tấn công bất kỳ thành phố nào ở Hoa Kỳ.
Tuần báo này cho hay phi đạn mà Trung Quốc thử nghiệm DF-41 có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân riêng rẽ, mỗi đầu đạn có thể được lập trình tấn công một mục đích riêng.


Ngoài ra, Ngũ Giác Đài cũng quan ngại trước việc Trung Quốc phát triển phi đạn chống tàu mới có thể tấn công các hạm đội của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Các phi đạn này có tầm bắn 930 dặm được thiết kế để ngăn không cho tàu Mỹ áp tới Biển Đông, khu vực đang có tranh chấp căng thẳng.Báo The Australian cùng ngày 23/8 dẫn nguồn tin từ giới chức hải quân Mỹ cho biết Hoa Kỳ đang lên kế hoạch mở rộng hạm đội các tàu chiến có khả năng phòng thủ phi đạn đạn đạo, từ 26 chiếc hiện nay lên thành 36 chiếc vào năm 2018.


Các giới chức Mỹ nói 60% trong số này có phần chắc sẽ được bố trí tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.


Trước đó một ngày, hôm 22/8, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta một lần nữa khẳng định là Mỹ sẽ tập trung và đưa lực lượng vào khu vực Thái Bình Dương.


Các kế hoạch tăng cường quân sự của Hoa Kỳ tại khu vực bị Trung Quốc cực lực phản đối, với những chỉ trích kịch liệt từ truyền thông Trung Quốc.
Tờ China Daily ngày 23/8 đăng bài tiếp tục cáo buộc Mỹ can thiệp vào khu vực, nhất là vùng Biển Đông, để tìm cách kiềm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực.


China Daily cảnh cáo rằng các thông điệp lẫn lộn của Mỹ đưa ra đối với các vấn đề quan trọng tại đây có thể dẫn tới những hiệu ứng ngược đối với nền hòa bình-ổn định trong khu vực.


Với lời tố cáo tương tự, Tân Hoa xã cùng ngày 23/8 đăng tải bài yêu cầu Mỹ ngưng gây thêm căng thẳng cho Biển Đông.


Hãng thông tấn của nhà nước Trung Quốc nói kể từ khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền hồi năm 2009 tới nay, Hoa Kỳ đã khởi sự bành trướng can thiệp vào một loạt các tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước ASEAN ở Biển Đông.


Bài báo của Tân Hoa xã yêu cầu Mỹ thay vì cam kết suông là không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp, Hoa Kỳ nên bắt đầu thật sự tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông để tránh các tình huống gây cận

source The Australian, Telegraph, Xinhua, China Daily





Khu trục hạm lớp Atago của LLPV lãnh hải Nhật

Nhật Bản hiện đang là đối tác quan trọng nhất của Mỹ trong việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng nhằm chống lại các tên lửa ở mọi tầm bắn và mọi tầm bay.

Mỹ và Nhật Bản đang thảo luận việc nâng cấp sức mạnh cho hai chiếc tàu khu trục của Nhật Bản nhằm nâng cao khả năng phòng thủ trước một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo có thể xảy ra, một nguồn tin từ nhà thầu vũ khí hàng đầu của Ngũ Giác Đài, Mỹ hôm qua (15/8) đã tiết lộ như vậy.

Theo kế hoạch nâng cấp trị giá nhiều triệu USD, hai chiếc tàu khu trục lớp Atago mang tên lửa dẫn đường của Nhật Bản sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo "Aegis" tối tân nhất, có sức mạnh ngang bằng những hệ thống được cung cấp cho tàu chiến của Hải quân Mỹ, ông Nick Bucci, người phụ trách các chương trình hàng hải tại tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu Lockheed Martin Corp, cho biết.

Nhật Bản hiện đang là đối tác quan trọng nhất của Mỹ trong việc thiết lập một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng nhằm chống lại các tên lửa ở mọi tầm bắn và mọi tầm bay. Mỹ đã chi khoảng 10 tỉ USD mỗi năm cho dự án phát triển lá chắn tên lửa này. Điều đó phản ánh nỗi quan ngại ngày càng tăng của Mỹ đối với Triều Tiên và Iran. Tokyo cũng có chung nỗi lo ngại về Triều Tiên với Washington, đặc biệt sau khi Bình Nhưỡng liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.

Hệ thống chiến đấu Aegis của tập đoàn lừng danh Lockheed Martin Aegis là sự kết hợp các thiết bị phức tạp khác nhau gồm radar, máy tính, phần mềm, máy phóng vũ khí và vũ khí nhằm chống lại một loạt mối đe dọa trên mặt đất, trên không và dưới nước. Mục đích của sự kết hợp này là nhằm tạo ra một hệ thống chiến đấu toàn diện nhất.

Không phải vô cớ mà Aegis được ví là tấm lá chắn huyền thoại của thần Zeuss. Nó chính là hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới, là "trái tim" của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia mà Mỹ đang xây dựng.

Mỹ sẽ triển khai các hệ thống Aegis trên bờ biển của Rumani và Ba Lan bắt đầu từ năm 2015 với mục đích được cho là nhằm để bảo vệ Châu Âu khỏi các mối đe dọa từ các nước như Iran. Aegis cũng sẽ được lắp đặt trên một loạt tàu chiến của Mỹ.

K.L.(VnMedia) dẫn nguồn Reuters

Về hệ thống chiến đấu Aegis
Hệ thống chiến đấu Aegis do Hải quân Mỹ triển khai, được mệnh danh là hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới, là "trái tim" của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia mà Mỹ đang xây dựng. Aegis là sự kết hợp các thiết bị phức tạp khác nhằm để tạo ra hệ thống chiến đấu toàn diện.

Aegis là gì?
Aegis là viết tắt của Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất), được hiểu đơn giản hơn là “lá chắn”, nhằm đối phó với các tình huống chiến đấu khác nhau, trong đó đặc biệt ưu tiên cho tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa BMD.
Hệ thống Aegis được Lockheed Martin thiết kế và đưa vào sử dụng lần đầu đầu tiên từ năm 1987 trên tuần dương hạm Ticonderago, biến thể sử dụng trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke được đưa vào sử dụng năm 1991.

Thành phần của Aegis
Hệ thống chiến đấu Aegis là sự tích hợp của nhiều thành phần khác nhau, dựa trên một số hệ thống cảm biến riêng biệt để theo dõi các mối đe dọa khác nhau từ mìn, ngư lôi, tàu ngầm, đến các mục tiêu đường không, tên lửa chống hạm, tên lửa đạn đạo, gồm:

1- Hệ thống radar AN/SPY-1, tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa chính của hệ thống Aegis. Đây là một hệ thống radar mạng pha đa chức năng, có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn hướng pha giữa cho tên lửa đánh chặn SM.

Radar AN/SPY-1 được xem là trung tâm của hệ thống chiến đấu Aegis, với 2 biến thể. Biến thể AN/SPY-1A/B được trang bị cho các tàu tuần dương hạm Ticonderago, biến thể AN/SPY-1D được trang bị trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke, radar này có thể theo dõi 100 mục tiêu ở cự ly 190km.

2- Hệ thống chỉ huy và quyết định (C&D) là hệ thống máy tính cực mạnh, phối hợp và kiểm soát một loạt hoạt động phức tạp của hệ thống Aegis.

3- Hệ thống kiểm soát và điều khiển vũ khí (WCS), kiểm soát trạng thái của tất cả các hệ thống vũ khí được dùng cho hệ thống Aegis.

4- Hệ thống kiểm soát bắn (FCS), cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa đã được radar AN/SPY-1 chiếu xạ. FCS gồm 4 hệ thống radar AN/SPG-62A, hệ thống cho phép chiếu xạ và dẫn đường cho nhiều tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc.

5- Hệ thống hiển thị Aegis ADS, là máy tính điều khiển cung cấp hiển thị các hình ảnh phức tạp khác nhau về môi trường chiến thuật. Hệ thống được hiển thị dưới dạng hình ảnh mô phỏng đồ họa. Với ADS, người chỉ huy có thể quan sát và kiểm soát tình trạng hệ thống như môi trường xung quanh, hệ thống vũ khí và tình huống chiến tranh cụ thể. Sau khi nhập dữ liệu hệ thống sẽ tự động hiển thị thông tin về vị trí của tàu và các hệ thống liên quan. ADS được cập nhật thông tin từ hệ thống C&D.

6- Hệ thống hoạt động thử nghiệm ORTS, là hệ thống giám sát và thử nghiệm điều khiển máy tính, có khả năng phát hiện các lỗi, cách ly, theo dõi tình trạng và cấu hình lại hệ thống. ORTS tự động đánh giá và hiển thị mức cao nhất các tác động đến hệ thống. Thông qua bàn phím, người điều hành có thể bắt đầu thử nghiệm, đánh giá hiệu năng của hệ thống, tải các chương trình hay ứng dụng mới vào máy tính của Aegis. ORTS được thiết kết nhằm kiểm soát tất cả các lỗi có thể xảy đối với hệ thống đảm bảo cho hệ thống vận hành một cách chính xác nhất.

7- Hệ thống đào tạo Aegis, cho phép các nhân viên trên tàu Aegis thực hiện đào tạo thông qua các kịch bản chiến tranh. Hệ thống có khả năng ghi lại các tình huống, các sự kiện cụ thể cho việc tự đánh giá. Vận hành Aegis là một công việc cực kỳ phức tạp, do đó, nhân viên vận hành cần phải được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu.

8- Hệ thống vũ khí gồm các biến thể khác nhau của tên lửa đánh chặn SM-2/SM-3, pháo hạm, hệ thống Planlax, tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa hành trình Tomahawk.

Image

Image
Phòng điều khiển của hệ thống tác chiến Aegis


Cơ cấu vận hành 
Việc vận hành hệ thống chiến đấu Aegis là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và ăn ý từ nhiều thành phần khác nhau.
Thiết kế ban đầu của Aegis nhằm đối phó với mối đe dọa từ tên lửa chống hạm, tuy nhiên các biến thể sau này chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa, đặc biệt là tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Đầu tiên, hệ thống vệ tinh SATCOM sẽ thực hiện việc theo dõi và phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa, đặc biệt là tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Dữ liệu về các vụ phóng tên lửa sẽ được truyền cho các tàu có trang bị hệ thống chiến đấu Aegis. Riêng đối với tên lửa chống hạm, hệ thống có thể phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa bằng chính radar AN/SPY-1 trên tàu Aegis.

Hệ thống chiến đấu Aegis sẽ kích hoạt radar AN/SPY-1 để theo dõi quỹ đạo bay của tên lửa, radar liên tục chiếu xạ mục tiêu, tham số về mục tiêu liên tục được cung cấp cho trung tâm điều khiển. Hệ thống điều khiển sẽ đánh giá quỹ đạo bay, tốc độ của tên lửa, sau đó dẫn đường cho tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tại tọa độ đã được hệ thống dữ liệu tính toán sẳn.

Radar AN/SPY-1 vừa có thể chiếu xạ mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn cùng lúc, tuy nhiên, để phát huy tối đa năng lực đánh chặn, hệ thống chiến đấu Aegis thường kết hợp hai tàu chiến với nhau, hoặc một tàu tuần dương hạm Ticonderago với một tàu khu trục Arleigh Burke.

Radar AN/SPY-1 của một trong hai tàu chiến sẽ đảm được nhiệm vụ chiếu xạ mục tiêu, radar còn lại sẽ đảm đương nhiệm vụ dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu. Hệ thống liên lạc vệ tinh sẽ đảm đương công việc kết nối hai tàu chiến với nhau nhằm đảm bảo hệ thống vận hành một cách chính xác nhất.
Ngoài ra, để đánh chặn tên lửa một cách chính xác còn có sự phối hợp của các biện pháp chiến tranh điện tử nhằm phá vỡ các hoạt động gây nhiễu của đối phương. Cùng các hệ thống phụ khác để tạo nên hệ thống hoàn chỉnh.


Vũ khí
Vũ khí chính của hệ thống chiến đấu Aegis là tên lửa đánh chặn Standard Missile (SM), các biến thể đời đầu của hệ thống chiến đấu Aegis sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-66/67/156 (SM-2).

Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn có tầm bắn tối đa tới 170km với tầm cao 24km. Biến thể SM-2 Block IIIA sử dụng đầu dò radar bán chủ động, SM-2 Block IIIB sử dụng đầu dò hồng ngoại bán chủ động. Tên lửa được phóng trong ống phóng tiêu chuẩn Mk-41. Các biến thể Aegis hiện đại hơn sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-161 SM-3, tên lửa có tầm bắn lên đến 500km, tầm cao tới 160km, tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa ở bên ngoài tầng khí quyển.

Hiện tại, hệ thống chiến đấu Aegis đã được tích hợp trên toàn bộ các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderago của Mỹ cùng với một số tàu khu trục của Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Na Uy với khoảng hơn 100 tàu chiến. (ĐVO)

Sinh Tồn chuyển


No comments:

Post a Comment