Aug 9, 2012

• MỸ - HÁN CỘNG: TRẬN CHIẾN SẮP TỚI


MỸ - HÁN CỘNG: TRẬN CHIẾN SẮP TỚI
by melinh - 8/9/2012 - Trần Khải




Các nhà chiến lược quân sự tại Hà Nội đã nghĩ tới những trận chiến sắp tới và kế hoạch phòng thủ hay chưa?

Nhiệm vụ của nhà quân sự chiến lược là phải luôn luôn nghĩ tới các kế hoạch từ tệ hại nhất cho tới tốt nhất, và tùy từng trường hợp sẽ có một số cách xử trí – trong đó phương án hữu dụng nhất là Plan A, và nếu bất lợi sẽ là Plan B, và …vân vân. Vì nếu không sẵn sàng kế hoạch và nếu không từng tập trận để cho quen, hẳn là sẽ lúng túng trở tay không kịp khi hữu sự. Mỹ đã nghĩ tới kế hoạch chiến tranh với Trung cộng lâu rồi. Ít nhất, là một văn phòng quân sự Hoa Kỳ đã soạn trước những diễn tiến có thể xảy ra và kế hoạch đánh trả. Báo Washington Post hôm 1-8-2012 đã viết về kế hoạch quân sự này.

Khi Tổng Thống Obama kêu gọi quân lực Mỹ chuyển hướng về Châu Á đầu năm nay, nhà chiến lược 91 tuổi Andrew Marshall nghĩ ngay tới việc phải chạm trán quân sự. Văn phòng của Marshall trong Ngũ Giác Đài đã làm việc trong 2 thập niên qua về kế hoạch chiến tranh chống TC.

Không ai nghĩ ra là cuộc chiến có thể khởi sự thế nào. Nhưng phảỉ nghĩ tới việc Mỹ phải ứng phó, và kế hoạch đó được một người từng làm việc với Marshall gọi là “Air-Sea Battle” – nghĩa là, Trận Đánh Không Hải, tức là với Không Quân – Hải Quân

Image


Các phi cơ tàng hình và tàu ngầm tàng hình của Mỹ sẽ đánh sập hệ thống radar và hệ thống phi đạn chính xác của TC nằm sâu trong lãnh thổ TC. Chiến dịch này gọi là “chiến dịch chọc mù mắt” và rồi kế tiếp mới tấn công bằng không quân và hải quân.
Chi tiết cuộc chiến thuộc loại mật, nên chưa lộ ra. Nhưng chỉ cần nghe có kế hoạch như thế, quân đội TC đã giận sôi máu rồi. Một số nhà phân tích Châu Á lo sợ các cú đánh kiểu chiến tranh quy ước nhắm vào TC có thể khởi ra cuộc chiến nguyên tử.

Kế hoạch Trận Đánh Không Hải ít gây chú ý vì lính Mỹ nhiều năm nay còn trú đóng nhiều ở Iraq và Afghanistan. Bây giờ thì lính Mỹ rút nhiều từ 2 cuộc chiến chống khủng bố này, và khi có lệnh hướng về Châu Á, người ta mới chú ý về kế hoạch của văn phòng của nhà chiến lược Marshall.












Tổ quốc lâm nguy

Trong mấy tháng gần đây, Không Quân và Hải Quân Mỹ đã đưa ra hơn 200 đề xướng mà họ nói là cần thực hiện Trận Đánh Không Hải. Danh sách các đề khởi này có từ việc tập trận thực hiện bởi văn phòng của Marshall, và gồm cả các vũ khí mới và việc phối hợp Không Quân và Hải Quân.

Là một nhà chiến lược về nguyên tử, Marshall trong 40 năm qua điều hành Sở Thẩm Định Tình Hình thuộc Ngũ Giác Đài, suy nghĩ về những hiểm họa đối với sức mạnh Hoa Kỳ. Qua đó, ông đã xây dựng mạng lưới đồng minh trong Quốc Hội, trong kỹ nghệ quốc phòng, trong các viện nghiên cứu và trong Ngũ Giác Đài.
Những người ủng hộ Marshall ca ngợi Sở này là có tầm nhìn chiến lược, trong khi những người không ưa thì nói là Sở này chỉ phóng đại các hiểm họa.
Marshall bác bỏ những lời chỉ trích rằng Sở của ông tập trung nhiều vào việc xem TQ như kẻ thù tương lai, và nói nhiệm vụ của Ngũ Giác Đài, bộ não của Bộ Quốc Phòng Mỹ, là phải nghĩ tới những kịch bản tệ hại nhất.

Ông nói gần đây, “Chúng tôi có khuynh hướng không nhìn về những tương lai quá hạnh phúc.” Tất nhiên là khi lộ tin, phía Trung cộng nổi giận liền. Một số sĩ quan cao cấp TC cảnh cáo rằng nỗ lực mới của Ngũ Giác Đài có thể khởi ra cuộc đua vũ trang. 

Đại Tá Gaoyue Fan năm ngoaí nói trong một cuộc tranh luận bảo trợ bởi Center for Strategic and International Studies (Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS), một viện nghiên cứu quốc phòng, “Nếu quân lực Mỹ khai triển Trận Đánh Không Hải để đối phó với quân lực TC (viết tắt PLA), thì PLA sẽ buộc phảỉ chuẩn bị Phản Trận Không Hải.”

Các viên chức Mỹ mới bào chữa rằng kế hoạch đó chỉ tập trung vào việc đánh bại các hệ thống phi đạn chính xác, chứ không nhắm cụ thể vào một chế độ nào. Trong khi đó, các sĩ quan chỉ huy Không Quân và Hải Quân Mỹ nói rằng Trận Đánh Không Hải ứng dụng vượt xa hơn chiến tranh, vì khái niệm này có thể giúp quân lực Mỹ vươn xa tới các mỏm băng đá Bắc Cực hay một lò nguyên tử bị tan chảy ở Nhật Bản, theo lời Đô Đốc


Jonathan Greenert, Tư Lệnh Hành Quân Hải Quân, nói hồi tháng 5-2012 tại viện Brookings Institution.

Nhưng trong chỗ riêng tư, các viên chức cao cấp Ngũ Giác Đài nhìn nhận rằng mục tiêu Trận Đánh Không Hải là để quân lực Mỹ đánh trả khi PLA tấn công trước.

Nỗi lo của họ là do TC tiêu xài quốc phòng, tăng tới mức 180 tỷ đôla/năm, tức 1/3 ngân sách Bộ Quốc Phòng Mỹ, và với thái độ ngày càng hung hăng của TC ở Biển Đông. Hầu hết những gì Marshall viết trong 4 thập niên qua đều thuộc hồ sơ tối mật. Ông cũng không bao giờ nói chuyện chỗ công chúng, và ngay cả khi gặp gỡ riêng tư ông cũng thường im lặng trầm ngâm. Nhưng ảnh hưởng của ông cho thấy mức tăng ngân sách của Sở này về ngân sách nghiên cứu của ông, các năm gần đây tăng tới 13 triệu đô và rồi 19 triệu đôla, và thường trích ra cho các viện nghiên cứu làm việc với Sở của ông. Hơn nửa số tiền là đưa vào 6 công ty nghiên cứu.

Trong nhóm nhận tiền nhiều nhất là Trung Tâm Lượng Định Ngân Sách và Chiến Lược CSBA, một viện nghiên cứu quốc phòng điều hành bởi Trung Tá về hưu Andrew Krepinevich, người tốt nghiệp Harvard đã viết những bàì viết đầu tiên cho Marshall về cuộc cách mạng trong vấn đề quân sự.

Trong 15 năm qua, CSBA thực hiện hơn 20 cuộc tập trận trận chống TC tại văn phòng của Marshall và đã viết hàng chục bản nghiên cứu. Những cuộc tập trận do CSBA thực hiện đặt trong bối cảnh tương lai 20 năm sau và xem TC như đối thủ hung hiểm. Những phi đạn chính xác của TC bắn chìm các hàng không mẫu hạm Mỹ và các tàu chiến trên biển. Đồng thời, TC bắn phi đạn vào các căn cứ không quân Mỹ, nhằm làm Mỹ không đưa phi cơ tác chiến tấn công trả đũa. Và rồi Mỹ trong trường hợp này phảI đánh trả vào lục địa TC, phá sập trước tiên là dàn radar và hệ thống phi đạn chính xác.

Có thể hay không? Một cuộc chiến như thế có thể chưa xảy ra, nhưng viễn ảnh TC đưa quân chiếm toàn bộ các đảỏ ở Biển Đông là điều dễ thấy rõ hơn.



Image

Hà Nội đã nghĩ gì về các kế hoạch đối phó ?
http://www.tredeponline.com/post/archives/24522


-------------------------------------



Chiếm một vị trí khiêm tốn bên trong Ngũ Giác Đài, văn phòng nhỏ của ông Marshall, gọi là Văn phòng Đánh giá các mối đe dọa thực (ONA). Tại đây, một nhóm chuyên gia không ngừng nỗ lực trong suốt 2 thập niên qua



Image

Cuộc tập trận RIMPAC 2012 do Mỹ tổ chức mời hầu hết HQ các nước trên thế giới 

tham gia ngoại trừ TQ cho thấy Mỹ không bao giờ xem Bắc Kinh "đồng hội đồng thuyền" - 
Ảnh: U.S Navy



Phác họa về cuộc chiến tương lai Mỹ - Trung Quốc được hé lộ khi 2 bên đang có nhiều bất đồng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Không chờ đến khi Tổng thống Barack Obama hồi đầu năm nay tuyên bố chuyển trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương, các chuyên gia lão luyện của Ngũ Giác Đài thực tế đã sẵn sàng đáp ứng chính sách này. Theo tờ The Washington Post, nhà dự đoán tương lai (futurist)chiến lược gia Andrew Marshall (91 tuổi) là người chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược quân sự cho mục tiêu trên. 

Image
Mô hình tác chiến Không - Biển của QL Mỹ trong một cuộc tập trận với các đồng
minh trong khu vực Châu Á Cha đẻ của Tác chiến Không -
Biển (Air-Sea Battle)


Chiếm một vị trí khiêm tốn bên trong Ngũ Giác Đài, văn phòng nhỏ của ông Marshall, gọi là Văn phòng Đánh giá các mối đe dọa thực (ONA). Tại đây, một nhóm chuyên gia không ngừng nỗ lực trong suốt 2 thập niên qua để lên kế hoạch cho cuộc chiến chống lại “một Trung Quốc hung hăng, hiếu chiến và vũ trang hạng nặng”. 

Từ mục tiêu trên, nhóm của ông Marshall vạch ra một khái niệm có tên gọi “Tác chiến Không - Biển” (ASB - Air-Sea Battle). Theo đó, đầu tiên là các oanh tạc cơ tàng hình và tàu ngầm hạt nhân có nhiệm vụ hạ gục hệ thống radar tầm xa cùng những hệ thống tên lửa chính xác nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc. Tiếp đến, hải quân và không quân Mỹ hợp tác triển khai các cuộc tấn công lớn hơn bằng đường biển và đường không. Điển hình cho khái niệm trên là Chiến dịch Hừng đông Odyssey hồi năm 2011 mà phương Tây tiến hành để ủng hộ phe đối lập khi đó ở Libya. Trong những tháng qua, không quân và hải quân Mỹ đưa ra ít nhất 200 sáng kiến được cho là cần thiết để người cầm quân tiếp thu những gì tinh túy của ASB. Danh sách trên gồm các cuộc tập trận do văn phòng ông Marshall vạch ra, đồng thời yêu cầu thế hệ vũ khí mới, đề nghị tăng cường hợp tác giữa các hải quân với không quân. 

Khái niệm trên không chỉ chọc giận quân đội Trung Quốc mà còn bị chỉ trích từ nội bộ nước Mỹ vì quá đắt đỏ. Một số nhà phân tích châu Á còn lo ngại những cuộc tấn công Trung Quốc bằng vũ khí thông thường có thể khiến Bắc Kinh phản kích bằng vũ khí hạt nhân, làm bùng nổ chiến tranh giữa 2 cường quốc hạt nhân. Ban đầu, ASB ít thu hút được sự chú ý của giới quân sự, theo tờ The Washington Post. Tuy nhiên, khi ngân sách quốc phòng gần đây bị cắt giảm, các lãnh đạo Ngũ Giác Đài lại tìm đến văn phòng của ông Marshall để tìm hướng đi mới khi Washington chuyển trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương. Đối mặt với những chỉ trích ONA tập trung quá mức vào Trung Quốc như một kẻ thù tương lai, chiến lược gia Marshall phản bác rằng nhiệm vụ của ông là tính toán những kịch bản tồi tệ nhất. “Chúng tôi có khuynh hướng phải đối mặt với các tương lai không mấy gì vui vẻ”, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn mới đây.

Image
Sự vận hành của chiến thuật tác chiến Không Biển của QĐ Mỹ
một khi bị TQ tấn công (Washington Post image)


:arrow: Tăng cường hiện diện 
Tờ China Daily dẫn một nhận định từ Bắc Kinh cho rằng Mỹ, song song với việc đánh giá ASB, đang tăng cường kiềm chế Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương. Trong vòng 1 tuần, Mỹ liên tục có thêm đổi mới trong các quan hệ hợp tác quân sự với những đồng minh chủ chốt của nước này tại châu Á. Chẳng hạn như Washington vừa cùng Tokyo thông qua bản điều chỉnh thứ 2 về hợp tác quốc phòng khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto đến thăm Ngũ Giác Đài hồi tuần trước, theo tờ Sankei Shimbun. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng tuyên bố kế hoạch tham gia tập trận chung với Mỹ tại Okinawa vào cuối tháng. Yonhap thì đưa tin Seoul và Washington đang thảo luận về việc thành lập đơn vị tác chiến hỗn hợp mới. 

Bên cạnh đó, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ liên tục triển khai các chuyến thăm đến những nước đặt căn cứ cũ tại Đông Nam Á. Đồng thời, Ngũ Giác Đài đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các tư lệnh trong khu vực. Mới đây, tướng Herbert Carlisle trở thành người đứng đầu Bộ Tư lệnh không quân tại Thái Bình Dương, bao quát các căn cứ tại Alaska, Guam, Hawaii, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc bổ nhiệm tư lệnh Carlisle diễn ra chỉ vài tháng sau khi tướng hải quân bốn sao Samuel Locklear trở thành Tư lệnh của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Mỹ cũng cấp tập tổ chức nhiều cuộc tập trận với đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian gần đây. Đáng kể nhất là đợt tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2012 (RIMPAC 2012), được chủ trì bởi Washington, và diễn ra tại Hawaii cùng các vùng biển lân cận với sự tham gia của 22 nước vào mới được khép lại vào cuối tuần trước. Theo thống kê của Tân Hoa xã, tàu chiến và chiến đấu cơ của Mỹ cũng tham gia gần 20 cuộc tập trận tại châu Á - Thái Bình Dương trong 7 tháng qua, chiếm hơn phân nửa toàn bộ các cuộc tập trận được triển khai trong cùng thời gian. Điều đó cho thấy Mỹ đang đẩy nhanh chính sách tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương mà Washington đã vạch ra. 

Image
RIMPAC 2012


:arrow: Lược sử Tác chiến Không - Biển
Vào năm 2009, hải quân và không quân Mỹ hợp lực giới thiệu một khái niệm chiến đấu mới gọi là “Tác chiến Không - Biển” (viết tắt: ASB). Theo tạp chí Wired, ASB do Ngũ Giác Đài vạch ra nhằm ngăn chặn một thế lực tấn công xâm lược bên thứ 3. Đồng thời, ASB còn làm xói mòn khả năng xâm nhập lãnh thổ của thế lực đó, chẳng hạn như trường hợp của eo biển Đài Loan. Vì thế, giới chuyên gia suy luận rằng Trung Quốc cùng với Iran và CHDCND Triều Tiên đều bị xếp vào nhóm “thế lực tấn công xâm lược”. Trên thực tế, ASB không phải là một học thuyết hoặc chiến lược, có nghĩa là sẽ chẳng có tài liệu hướng dẫn hoặc lên kế hoạch trên chiến trận. Từ nhiều cuộc trao đổi trong vòng 9 tháng qua với các quan chức quốc phòng, chuyên gia cố vấn, tạp chí Wired đã rút ra kết luận sau: ASB là tổ đặc trách cố vấn cho chiến tranh ở thế kỷ 21. Văn phòng ASB tập trung những chuyên gia có thể đưa ra một giải pháp đáp ứng tức thời cho tư lệnh chiến trường để đối phó các đe dọa tại biển Đông, eo biển Hormuz hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới.


Ông Marshall xuất thân từ thành phố Detroit, tiểu bang Michigan (Mỹ) và tốt nghiệp 
ngành kinh tế của Đại học Chicago rồi gia nhập Tổ chức Nghiên cứu chính 
sách RAND, theo tạp chí In These Times. 

Trong thập niên 1950 và 1960, Marshall nằm cùng nhóm chuyên gia nghiên cứu với ông James Schlesinger, người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 1973 - 1975. Năm 1973, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Richard Nixon quyết định lập Văn phòng Đánh giá các mối đe dọa thực (ONA) và bổ nhiệm ông Marshall đứng đầu văn phòng này. Từ đó đến nay, chiến lược gia Marshall tiếp tục được các đời tổng thống Mỹ tin tưởng giao trọng trách trên. Ông trở thành một trong những người ảnh hưởng nhất đến chính sách quân sự của Washington. Thậm chí, ông còn ảnh hưởng cả đến chính sách quốc phòng của Trung Quốc. Gần đây, tờ The Economist dẫn lời Giáo sư Trần Chu, thành viên nhóm soạn thảo sách trắng quốc phòng Trung Quốc 2011, nói: “Anh hùng của chúng tôi là Andrew Marshall. Chúng tôi nghiền ngẫm từng lời của ông ta”.

Bài của Th.M.(TNO) theo Washington Post
U.S. model for a future war fans tensions with China and inside Pentagon 
http://www.quehuongngaymai.com/forums/s ... p?t=176042
Tân Sơn Hòa chuyển


-------------------------------------
Nhận diện kẻ thù: giặc ngoại xâm và giặc nội xâm
by Dương Thái Sơn (06/2012) - Luong Son - (http://chauxuannguyen.wordpress.com/...-giac-noi-xam/)


Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, đảng Cộng sản Việt Nam mỗi khi bị dồn vào thế lâm nguy đều tìm cách giải nguy bằng chiến thuật kêu gọi liên hiệp với người quốc gia để chống kẻ thù chung, nhưng thật sự là chiến thuật tiêu lòn để hại người quốc gia. Phần lớn, người quốc gia thường có lý tưởng vì quốc gia dân tộc, nên chân thật và cả tin. Thế rồi, hầu hết những người liên hiệp với đảng Cộng sản đều bị ám hại hoặc bị cộng sản giăng bẫy cho kẻ thù sát hại.

Ngày nay, Cộng sản Việt Nam cũng đang tứ bề thọ địch và nguy khốn vì thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều không còn, nên họ đang giở ra trò cũ: liên hiệp với các đảng phái quốc gia để cùng chống Trung Cộng xâm lăng. Một vài tổ chức chống Cộng ở hải ngoại vội hưởng ứng và chủ trương liên kết với Cộng sản Việt Nam để chống Trung Cộng xâm lăng.
Là một đảng với lập trường chống Cộng để xây dựng một nước Việt Nam dân chủ tự do, chúng ta cần kiểm điểm lại tình hình để xác định vị thế đấu tranh và không mắc mưu cộng sản lần nữa trong ván bài cứu nước, cứu dân.


:mrgreen: 1.- Hiễm họa ngoại xâm từ phương Bắc là một hiễm hoạ có thật.

Trung Quốc là kẻ thù từng xâm chiếm và đô hộ nước ta hơn một ngàn năm. Do đó, họ có tâm lý là luôn luôn xem nước ta là một Quận, Huyện của họ đã bị tách rời khỏi đất nước họ, và họ muốn thu hồi. Bởi vậy, mỗi khi nước họ hùng mạnh là họ có ngay ý nghĩ là phải đánh chiếm nước ta. Hồi trước 1975, ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Bắc Việt đã nhận vũ khí và sự yểm trợ của Trung Cộng để đánh chiếm Miền Nam, tức là đã nhận làm kẻ nội xâm để tiếp tay xâm lăng Miền Nam cho nước Tàu. Việc làm đó hoàn toàn đúng ý của Bắc Kinh: dùng xương máu người Việt để thôn tính Miền Nam Việt Nam cho Tàu. Hồi Đệ nhứt Cộng Hòa, ông Ngô Đình Nhu đã nhìn thấy rõ ý đồ này và ông đã viết rất rõ trong tác phẩm ‘’Chính Đề Việt Nam’’, dùng làm nền tảng cho Chính lược của Miền Nam. Tiếc thay, chính lược này đã bị bẻ gãy bởi sự phản bội của đồng minh.

Trong ‘’Chính Đề Việt Nam’’, ông Ngô Đình Nhu đã viết:

“Sự chia đôi lãnh thổ đã tạo thành hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. (..) Các lãnh đạo miền Bắc, khi đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. 

Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.

Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa hình thành, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.

Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm lối thoát cho các nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nay họ vẫn tiếp tục ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng.

Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc, và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần nữa..(..)”

Viễn kiến của ông Ngô Đình Nhu, ngày nay đang là sự thật. Như vậy, thật rõ ràng đảng Cộng sản Việt Nam đã làm Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà, là một thứ giặc nội xâm tiếp tay cho giặc ngoại xâm , dùng xương máu của dân ta để thôn tính toàn cõi nước ta dâng cho Tàu.


:mrgreen: 2.- Hiễm họa nội xâm nằm ngay trong nước cũng là có thật.

Cộng sản Việt Nam hiện nay có chống Tàu thiệt không? Theo bản tin từ chánh phủ Việt Nam thì Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã sang Bắc Kinh dể bày tỏ sự tin cậy, trung thành với Bắc Triều, thúc đẩy sự hợp tác toàn diện. Như vậy là ngoan ngoãn bán nước, dâng nguyên vẹn dân tộc và đất nước cho Bắc Triều, theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt: « láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai » và tinh thần « láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt ». Ôi thôi, còn gì nước Nam !

Như vậy thì bản chất của hợp tác với Cộng sản Việt Nam để chống Trung Cộng là gì ?

a/- Cộng sản Việt Nam là kẻ thù nội xâm, họ thông đồng với giặc ngoại xâm để xiết cổ dân ta và dâng hiến đất nước cho Trung Cộng, chứ họ đâu có chống giặc xâm lăng. Người dân nào lên tiếng chống Tàu xâm lăng đều bị họ đàn áp thẳng tay như Luật sư Lê Chí Quang, bà Bùi thị Minh Hằng, nhạc sĩ Việt Khang và nhiều người khác nữa.

b/- Hợp tác với Cộng sản Việt Nam để chống Trung Cộng là lừa đảo và phản bội đồng bào, là « bàn tay nhuốm máu đồng bào », tiếp tay cho sự tồn tại của đảng bán nước.

c/-Các chính khách kêu gọi hợp tác với Cộng sản Việt Nam để chống Trung Cộng xâm lăng là có ý lập công với Cộng sản nhằm mưu đồ quyền lợi riêng tư nào đó, nhưng họ quên rằng họ đã tiếp tay kẻ bán nước, chứ không phải là cứu nước. Họ cũng giống như những kẻ nối giáo cho giặc đã dẫn giặc vào chiếm thành phố Huế hồi Tết Mậu Thân, bàn tay của họ đã cùng với cộng sản vấy máu đồng bào.

Image


Kết luận: Để làm tròn nhiệm vụ cứu nước, cứu dân, người Việt Nam hiện nay cần phải chống cả hai thứ giặc: giặc nội xâm và giặc ngoại xâm. Người Việt Nam cần sáng suốt nhìn thấy cấp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đang biến màu như con cắc kè để lừa đảo đồng bào dưới hình thức kêu gọi đoàn kết, hợp tác chống kẻ thù xâm lăng từ phương Bắc, trong khi chính họ đã và đang rước kẻ thù vào nhà và tự do đi khắp nơi trong nước. Người dân nào ở trong nước lên tiếng chống giặc ngoại xâm thì bị giặc nội xâm đàn áp, bỏ tù ngay không thương tiếc.

Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang tứ bề thọ nạn. Thiên thời đã hết vì Phong trào Cộng sản quốc tế đã tàn. Địa lợi không còn vì chỗ dựa là Trung Quốc, trước kia như răng với môi, nay thì răng đã cắn môi mà Cộng sản Việt Nam vẫn một mực ngoan ngoãn trung thành 16 chữ vàng và 4 tốt. Còn nhơn hòa thì lòng dân đang sôi nổi, thế của Đảng Cộng Sản với nhơn dân như là cá với nước sôi ! Lần này, Đảng Cộng sản đi vào tuyệt địa, xin đừng ai tiếp tay cứu Đảng Cộng sản nữa! Hết nạn cai trị độc tài bởi Đảng Cộng sản thì người Việt Nam mới có cơ hội hưng vận quốc gia, gìn giữ được truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đức nước nhà, chấn dân khí, hậu dân sinh, phát triển đất nước, hầu có đủ sức mạnh và uy tín quốc tế để bảo vệ được bờ cõi và thu hồi những hòn đảo đã mất. Mong lắm thay !

No comments:

Post a Comment