Jul 4, 2015

• Trung Quốc uy hiếp, 4 máy bay tuần tra Mỹ ở Biển Đông được lệnh bật vũ khí? NGUYỄN HƯỜNG

NGUYỄN HƯỜNG

(GDVN) - Hải quân Trung Quốc đã có hành động đe dọa 4 chiếc F-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ trên quần đảo Kalayaan ở Biển Đông.

Trang Ang Malaya Net hôm 2/7 dẫn tuyên bố trên Facebook cá nhân của cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines, Rafael Alunan III, Hải quân Trung Quốc đã có hành động đe dọa 4 chiếc F-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ ở phía Đông quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà Philippines yêu sách với tên gọi "quần đảo Kalayaan".

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines, 
Rafael Alunan III. Ảnh Manila Speak.

Theo ông, sự cố diễn ra vào ngày 1/7 khi tàu sân bay USS George Washington đang có mặt ở Biển Đông để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ an ninh và ổn định tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 

Ông Alunan nói rằng ông nhận được báo cáo cho biết 4 chiếc F-18 Super Hornet từ tàu USS George Washington đã bị Hải quân Trung Quốc thách thức khi đang di chuyển trên quần đảo tranh chấp. 

Hải quân Trung Quốc đã điều một phi đội JT 15 ra uy hiếp nhóm máy bay của Mỹ, tuy nhiên, các phi công F-18 vẫn bình tĩnh tiếp tục nhiệm vụ của mình và được lệnh bật hệ thống vũ khí radar.

Tuy nhiên, phát ngôn viên quân đội Philippines, Trung Tá Harold Cabunoc, đã bác bỏ tuyên bố trên của ông Aluna khi cho biết quân đội Philippines chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về vụ việc này.



Trần Thị Sông Dinh

Bản báo cáo này, được công bố trong tuần này và là cập nhật đầu tiên kể từ năm 2011, viết: “Những hành động của TQ gia tăng căng thẳng vùng châu Á Thái Bình Dương”. Bản báo cáo này đề cập cụ thể đến những “hành động nỗ lực tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ” của TQ tại biển đông.


Cali Today News – Bộ Ngoại Giao Trung Cộng vừa bày tỏ sự giận dữ của họ ngày hôm nay thứ sáu sau khi Ngũ Giác Đài của Hoa Kỳ đưa ra bản tường trình về chiến lược quân sự mới, mà nội dung bản tường trình này tố cáo việc đòi chủ quyền của Trung quốc tại biển đông là thô bạo và không nhất quán với luật lệ quốc tế.

Trung Cộng ngày càng thô bạo trong khu vực biển đông, xây dựng các đảo nhân tạo trong các vùng mà Phi Luật Tân và các nước khác cũng tranh chấp chủ quyền, tạo ra tình trạng báo động trong khu vực và ở Hoa Thịnh Đốn.

Bản báo cáo này, được công bố trong tuần này và là cập nhật đầu tiên kể từ năm 2011, viết: “Những hành động của TQ gia tăng căng thẳng vùng châu Á Thái Bình Dương”. Bản báo cáo này đề cập cụ thể đến những “hành động nỗ lực tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ” của TQ tại biển đông.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TQ Hoa Xuân Oánh nói rằng Mỹ đang thúc đẩy những phóng đại vô căn cứ: “Chúng tôi bày tỏ sự bất mãn và phản đối đối với những phóng đại phi lý của bản tường trình của phiá Hoa Kỳ về sự đe dọa của TQ.” Bà ta nói thêm: “Chúng tôi đã giải thích rành mạch lập trường của chúng tôi về vấn đề xây dựng trên những hòn đảo và bãi đá ngầm trong biển đông nhiều lần rồi. Chúng tôi tin rằng Mỹ nên bỏ đi thái độ của thời chiến tranh lạnh.”

TQ đang đòi chủ quyền của vùng biển đông giàu tài nguyên năng lượng, mà qua đó thương mại hải hành trị giá 5 ngàn tỷ Mỹ kim thông thương hàng năm. Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Brunei và Đài Loan cũng đòi hỏi chủ quyền ở vùng này.

Trần Thị Sông Dinh


Trần Thị Sông Dinh

Theo định nghĩa mới của Trung quốc thì lợi ích cốt lõi bây giờ gồm cả biển đông, và cả những vấn đề chủ quyền khác quan trọng đối với Trung quốc như vùng Arunachal Pradesh ở Ấn Độ, các hòn đảo ở biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku và Trung quốc gọi là Điếu Ngư.


Cali Today News – Những hành động và tuyên bố đầy hung hăng của Bắc Kinh đối với vùng biển đông của Việt Nam (hay biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc như họ thường gọi) đang tạo ra những căng thẳng trong vùng và một bộ luật mới về an ninh quốc gia cho thấy rằng Bắc Kinh bắt đầu tạo ra căng thẳng này.
Bộ luật mới về an ninh quốc gia được đề cập đến nhiều lãnh vực từ văn hóa, giáo dục cho đến không gian mạng.

Theo báo The New York Times, việc thông qua luật này cho thấy rằng đã xảy ra sự thay đổi quan trọng về vấn đề các lãnh đạo Trung Quốc quan niệm thế nào về “lợi ích cốt lõi” của họ.

Trong thời gian qua, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc có nghĩa là những vấn đề lãnh thổ giới hạn và cụ thể, như các vấn đề liên quan đến Tây Tạng và Đài Loan, mà chính quyền cộng sản này xem là vấn đề nội bộ.

Bộ luật mới này cho thấy rằng “quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc ngày nay được mở rộng ra. Theo trưởng văn phòng báo The New York Times tại Bắc Kinh là Edward Wong thì “Vào năm 2010, giới chức Trung Quốc và ngoại quốc, các học giả bắt đầu tranh luận về liệu biển Đông có nằm trong lợi ích cốt lõi của TrungQuốc hay không.”

Theo định nghĩa mới của Trung quốc thì lợi ích cốt lõi bây giờ gồm cả biển đông, và cả những vấn đề chủ quyền khác quan trọng đối với Trung quốc như vùng Arunachal Pradesh ở Ấn Độ, các hòn đảo ở biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku và Trung quốc gọi là Điếu Ngư.

Nếu các lộ trình hải hành và đảo ở biển đông bây giờ được xem là “quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc thì TrungQuốc sẽ chắc chắn thúc đâåy sự kiểm soát trên biển cũng như hải trình 5 ngàn tỷ Mỹ kim hàng hóa vận chuyển qua hải trình này mỗi năm.

Vào cuối tháng 5 rồi, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ là AntonyBlinken nói rằng “Nếu Trung Quốc tìm kiếm chủ quyền ngoài các lâu đài cát trên biển, thì họ sẽ làm tổn hại niềm tin trong vùng và làm giảm niềm tin của giới đầu tư.”

Trong vài tháng qua, tàu của Trung Quốc va chạm với các tàu của Việt Nam và hai chính phủ gọi phía bên kia là xâm lược.”

Phi Luật Tân cũng báo cáo những cuộc đụng độ với các tàu Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp. TrungQuốc tố cáo Phi Luật Tân leo thang căng thẳng tình hình.

Thứ trưởng Blinken nói tiếp rằng “Thái độ của Trung Cộng tạo ra tiền lệ mới là các quốc gia lớn hơn tự do bắt nạt các nước nhỏ hơn, vào tạo ra căng thẳng, bất ổn và có thể dẫn tới xung đột.”

Luật an ninh mới của Trung Quốc sẽ làm ồn ào hơn những sự quan tâm này.

Trần Thị Sông Dinh

No comments:

Post a Comment