Tham vọng siêu cường Trung Quốc: Giấc mơ còn xa!
by NguyenVSau
by NguyenVSau
Bản chất ích kỷ, tư tưởng hẹp hòi, dân không ưa mà quốc tế cũng chẳng yêu mến, Trung Quốc làm sao có thể trở thành siêu cường của thế giới?
Đại gia Trung Quốc mong con được làm công dân… Canada
Cách đây chưa lâu, trong cuộc phỏng vấn với tờ The Times về đời sống của các gia đình mới nổi tại Trung Quốc, một cặp vợ chồng trẻ giàu có ở Bắc Kinh đã rất hồ hởi kể về căn hộ thời thượng, những bộ quần áo hàng hiệu và nền giáo dục đẳng cấp mà con cái họ đang thụ hưởng.
"Trung Quốc có thể đem lại sự giàu có nhưng họ không mang lại hạnh phúc, an ninh, và trên tất cả, đời sống tốt đẹp cho người dân"
Thế nhưng, khi hỏi họ mong muốn điều gì nhất cho con gái của mình, không ngần ngại, cặp vợ chồng này đáp: “được làm công dân Canada”!
Theo kết quả điều tra năm 2011 của Công ty tư vấn kinh doanh Bain & Company, gần 60% số người Trung Quốc được phỏng vấn nói rằng họ đang cân nhắc việc di cư bằng các thương vụ đầu tư ở nước ngoài hoặc đã thực hiện xong kế hoạch này rồi.
Báo cáo cũng cho thấy, càng giàu có thì người Trung Quốc càng muốn ra nước ngoài sinh sống. Trong số những người sở hữu hơn 100 triệu nhân dân tệ, 27% đã di cư còn 47% thì đang cân nhắc.
Giới nhà giàu Trung Quốc ngày cành có xu hướng từ bỏ đất nước sang sinh sống ở các quốc gia phương Tây
Tại sao lại như vậy? Lý do nào khiến tầng lớp trung lưu và thượng lưu mới nổi của Trung Quốc mơ về cuộc sống ở phương Tây?
Ghaffar Hussain, nhà bình luận quốc tế và là chuyên gia về các vấn đề bản sắc, văn hóa Nam Á đã nhận xét rất đúng rằng: “Trung Quốc có thể đem lại sự giàu có nhưng họ không mang lại hạnh phúc, an ninh, và trên tất cả, đời sống tốt đẹp cho người dân. Đó là những lý do mà giới nhà giàu Trung Quốc sử dụng tài sản của chính mình để tìm kiếm con đường thoát khỏi đất nước”.
“Không quốc gia châu Á nào muốn sống trong thế giới bị Trung Quốc chi phối”
Ngay trong tháng 7/2013, kết quả khảo sát gần 40.000 người ở 39 quốc gia trên toàn cầu của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy, sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc không phải là yếu tố bảo đảm nước này sẽ được các quốc gia khác trên thế giới yêu thích và mong muốn kết bạn.
"Chẳng có giấc mơ Trung Quốc nào khiến mọi người khao khát”.
Chỉ có chưa tới một nửa số người được phỏng vấn có quan điểm ủng hộ Trung Quốc, trong khi đó con số này với Mỹ là 63%. Trong các lĩnh vực gắn kết với văn hóa, kinh doanh và mức độ lan tỏa tư tưởng, Trung Quốc thậm chí còn tệ hại hơn vì đây đều là những yếu tố quan trọng mà Mỹ nhận được sự ủng hộ trên toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ.
“Những câu hỏi về văn hóa và tư tưởng, giới trẻ thường bày tỏ các thái độ tích cực với Mỹ hơn là Trung Quốc”, báo cáo của Pew cho biết.
Người dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tại thủ đô Manila ngày 24/7/2013
Ảnh hướng của Trung Quốc ở châu Á lại càng đặc biệt hạn chế. Nước nào sẽ là đồng minh của Trung Quốc? Singapore hay Triều Tiên? Ấn Độ thì chắc chắn muốn liên minh với Mỹ hơn là Trung Quốc còn Nhật Bản thì cả thế giới đã rõ qua điểm của họ: theo Pew, chỉ có chưa tới 5% người Nhật thiện cảm với Trung Quốc sau những gì Bắc Kinh thể hiện ở Điếu Ngư/Senkaku.
Học giả Simon Tay, Giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Singapore từng phát biểu: “Không quốc gia châu Á nào muốn sống trong thế giới bị Trung Quốc chi phối. Chẳng có giấc mơ Trung Quốc nào khiến mọi người khao khát”.
“Siêu cường ư? Chưa phải là lúc nghĩ đến Trung Quốc”
Một số nhà phân tích từng cảnh báo: các nước lớn đang nổi lên luôn có xu hướng sử dụng sức mạnh kinh tế mới của họ cho mục đích chính trị, văn hóa và quân sự rộng lớn hơn. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi đánh giá này đúng với ý định của Trung Quốc thì Bắc Kinh cũng khó có khả năng quân sự để biến viễn cảnh đó thành hiện thực.
Tháng 11/2012, trong cuộc tranh luận chính trị về sự trỗi dậy của Trung Quốc được tổ chức tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế Mario Einaudi, Đại học Cornell, Mỹ, giáo sư Aaron Friedberg của Đại học Princeton đã bày tỏ quan điểm một cách rất thẳng thắn: “Tôi có thể nói ngắn gọn rằng Trung Quốc chưa thể trở thành siêu cường”.
Một cường quốc phải hùng mạnh trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, quân sự, chính trị và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Tuy nhiên, theo giáo sư Friedberg: “Đối chiếu với tất cả các tiêu chí này, Trung Quốc chưa phải là một cường quốc. Họ có thể mạnh về kinh tế nhưng khả năng khuyếch trương quân sự trên quy mô toàn cầu là chưa thể”.
Cùng chia sẻ quan điểm này, giáo sư David Lampton, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc của Đại học John Hopkins bày tỏ: “Siêu cường ư? Chưa phải là lúc nghĩ đến Trung Quốc”.
Giáo sư David Shambaugh, giảng viên môn khoa học chính trị và ngoại giao quốc tế, Đại học George Washington, tác giả cuốn “China Goes Global: The Partial Power” (tạm dịch: “Trung Quốc vươn ra toàn cầu: Một nước lớn nửa vời”) và là người luôn có thái độ thân thiện với Trung Quốc cũng phải thừa nhận: “Trung Quốc, về bản chất là một nhà nước hẹp hòi, ích kỷ và thực dụng, chỉ tìm cách tối đa hóa lợi ích và quyền lực của riêng mình. Xét cho cùng, Trung Quốc chỉ là một nước lớn cô đơn, không có đồng minh và luôn đánh mất lòng tin và luôn tạo ra các mối quan hệ căng thẳng với phần lớn thế giới”.
Giáo sư David Lampton, Đại học John Hopkins cho
rằng chưa phải lúc nghĩ đến vị thế siêu
cường của Trung Quốc
No comments:
Post a Comment