Apr 5, 2013

• "GIẢI PHÓNG" NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM VIỆT - Tiến Sỹ Lê Hiển Dương


"GIẢI PHÓNG" NỖI KINH HOÀNG CỦA NGƯỜI DÂN NAM VIỆT
by Tiến Sỹ Lê Hiển Dương - Sunday, January 1, 2012
Image




Kính thưa quý vị,

Kính thưa quý thân hữu, quý chieesnn hữu cùng quý Niên trưởng,

Ngày nay hầu như nhân loại trên khắp hoàn cầu đều lấy năm Chúa Kitô giáng sinh làm mốc định thời gian, chúng ta đang ở vào năm 2010, tức là 2010 năm kể từ ngày Chúa giáng thế. Nhiều sự kiện khoa học hay lịch sử cũng được xác định dựa trên mốc thời gian này cho dù những dữ kiện đó hoàn toàn không liên quan gì đến niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Chẵng hạn nhà toán học Pythagore sinh năm 580 và mất năm 500 trước Công Nguyên, Tề Hoàn Công trị vì từ năm 685 đến năm 643 trước Công Nguyên…, Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng xảy ra năm 42 sau Công Nguyên… Các văn bản bằng tiếng Anh thì dùng BC (before Christ) hoặc AD (Anno domini) để chỉ những sự kiện xảy ra trước hoặc sau Thiên Chúa giáng thế. Riêng người Việt nam chúng ta từ trong Nam ngoài chí Bắc từ sau 30 tháng tư năm 1975 lại có một mốc định thời gian mới: “hồi trước giải phóng” hay “hồi sau giải phóng”, tất nhiên người Việt mình nghe mãi rồi quen tai và không thấy gì phản cảm khi dùng hoặc nghe cụm từ này… Nhưng khi tôi vô tình dùng nó lúc nói chuyện với một đồng nghiệp người nước ngoài rằng “…after the liberation of the south…” thì ông ta sững sốt hỏi ngay rằng “… liberation from what?…” – Giải phóng khỏi cái gì? Thì tôi mới hốt hoảng với cách dùng cụm từ này để định mốc thời gian của người Việt… bởi đối với hầu hết người Việt, nhất là người miền Nam hoặc đối với cả đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nữa, thì “giải phóng” là một nỗi ám ảnh trong cả đời người…

Còn nhớ ngày 30 Tư năm 1975, lúc đó chúng tôi còn là sinh viên của đại học sư phạm Vinh đã hồ hởi, phấn khởi hò reo meeting nhiều đêm ngày để mừng Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, bởi chúng tôi tin rằng từ đây đồng bào Miền Nam ruột thịt của chúng tôi sẽ không còn đói rách lầm than và không còn sống trong cảnh “ngụy kềm, Mỹ hãm” nữa… Họ đã được đảng và Bác cùng nhân dân Miền Bắc chúng tôi giải phóng. Và những tháng tiếp theo đó chúng tôi được tận mắt nhìn thấy hàng đàn hàng lủ bọn ngụy quyền ác ôn bị sự trừng phạt của chính quyền cách mạng, của nhân dân miền Bắc và của chính chúng tôi… Số là mỗi tuần một lần. chúng tôi được chính quyền và ban giám hiệu nhà trường thông báo vào những ngày giờ có những ô tô của cục quân pháp chuyển tù cải tạo là những sỹ quan, ngụy quyền ác ôn của chính quyền Mỹ Thiệu đi ngang qua địa phương để đến các trại cải tạo ở mạn ngược. Cùng với đồng bào địa phương, mỗi sinh viên chúng tôi phải chuẩn bị đầy đủ cơ số đá trứng nhặt từ đường ray xe lửa để khi đoàn xe tù đi ngang qua là hô hào toàn dân trút những trận mưa đá lên đầu những tên ngụy quyền ác ôn này, bởi chúng có quá nhiều nợ máu với nhân dân, với đất nước… Và sau mỗi lần trừng trị bọn ngụy quyền ác ôn đó, chúng tôi đều có hội họp, báo công và được tuyên dương khen thửơng, được kết nạp vào đoàn, được vinh dự đứng vào hang ngũ của đảng vì đã đả thương được bao nhiêu sỹ quan ngụy quyền đó. Tất nhiên là cũng có nhiều buổi họp báo công, chúng tôi cũng bị phê bình kiểm điểm vì đã không có trường hợp thương vong nào được ghi nhận trong những vụ “tập kích” đó…




Kết thúc 4 năm đại học với vô số những cuộc tập kích để ném đá vào những xe chuyển tù, rồi chúng tôi cũng tốt nghiệp đại học, rồi được đảng và nhà nước chi viện vào miền Nam để mang ánh sáng văn hóa vào cho đồng bào miền Nam ruột thịt bao năm qua sống trong u tối lầm than vì cứ liên miên bị ngụy kềm, Mỹ hãm chứ đâu có được học hành gì…

Chúng tôi thực sự choáng ngợp khi xe qua khỏi vùng chiến sự Quảng Trị, đến Huế, đến Đà Nẵng.. rồi Nha Trang, Sài Gòn rồi về Miền Tây, đến thị trấn Cao Lãnh, đâu đâu cũng lầu đài phố xá chứ có tường đất mái tranh như ở thành phố Vinh chúng tôi đâu!

Nhận xong nhiệm sở từ ty giáo dục Đồng Tháp, chúng tôi được đưa về công tác tại trường trung học sư phạm Đồng Tháp ngay tại trung tâm của thị trấn Cao Lãnh, và tại đây, trong suốt nhiều năm liền chúng tôi được bố trí ở tại khách sạn Thiên Lợi mà chính quyền cách mạng đã tịch biên từ tên tư sản Thiên Lợi… Chúng tôi đi từ choáng ngợp này đến choáng ngợp khác, bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi biết được thế nào là “Khách Sạn”, biết được thế nào là lavabo là hố xí tự hoại, bởi cả thành phố Vinh, cả tỉnh Nghệ An chúng tôi hay thậm chí cả miền Bắc XHCN lúc bấy giờ chỉ sử dụng hố xí lộ thiên, để còn dùng nguồn “phân Bắc” này để canh tác, để tăng gia sản xuất theo sáng kiến kinh nghiệm cấp nhà nước của đại tướng Nguyễn Chí Thanh mà được bác Hồ khen thưởng và có thơ ca ngợi rằng:

“Hoan hô anh Nguyễn Chí Thanh
Anh về phân Bắc, phân xanh đầy nhà”…

Thậm chí ở xã Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên quê tôi lúc bấy giờ còn có cả những vụ án các tập đoàn viên, các hợp tác xã viên can tội trộm cắp phân bắc từ các hố xí của láng giềng để nộp cho hợp tác xã… Tôi thấm thía hơn với những câu thơ ca ngợi miền Bắc đi lên XHCN của Tố Hữu mà ngoài sinh viên học sinh chúng tôi ra thì hầu như cả nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ ai cũng thuộc nằm lòng:

“Dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá
Mỗi hòn than mẩu thóc cân ngô
Hai tay ta gom góp dựng cơ đồ…”

Tôi bắt đầu nghi ngờ với cụm từ “giải phóng miền nam” … Rồi những trận đổi tiền để đánh tư sản, rồi nhiều nhà cửa của đồng bào bị tịch biên, rồi hàng triệu đồng bào bắt đầu bỏ nước ra đi, nhiều giáo sinh của trường chúng tôi cũng vắng dần theo làn sóng đi tìm tự do đó… tôi bắt đầu hiểu đích thực ý nghĩa của cụm từ “giải phóng niền nam” và bắt đầu cảm thấy xấu hổ cho bao nhiêu năm sống trong niềm ảo vọng mù quáng của bản thân… mà dù ở chừng mực nào cũng được xem là thành phần trí thức trong xã hội…

Dần dần tôi hiểu sâu hơn cái sự mỉa mai chua chát của hai từ “GIẢI PHÓNG” đang được dùng trong kho tàng Tiếng Việt của nước nhà… “Giải phóng miền nam” thực sự có mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc vô biên và cả sự thịnh vượng nữa với gia sản có thể đột ngột tăng lên cả 16 tấn vàng ròng… những tất nhiên chỉ cho một thiểu số trong xã hội, chỉ chừng 16 người trong tổng số non 50 triệu dân lúc bấy giờ thôi… Còn lại thì “giải phóng” đồng nghĩa với cảnh côi cút vì “sinh bắc tử nam” mất con, mất chồng, mất cha, mất anh mất em bởi họ đã vào chiến trường và không bao giờ trở về nữa… Giải phóng cũng có nghĩa là tù đày, là cải tạo nơi rừng thiêng nước độc, là mất vợ.. mất con, mất nhà cửa ruộng vườn, mất bao nhiêu người thân trên biển cả và mất hết tự do dân chủ nhân quyền và mất luôn cả tổ quốc! Rồi “giải phóng mặt bằng” cũng chỉ mang nguồn lợi lớn lao cho một nhóm quan phương, nhưng lại là nỗi ám ảnh nỗi hãi hùng của muôn dân, bởi sau “giải phóng mặt bằng” là hàng trăm đồng bào lại phải vô tù ra khám bởi tội “chống người thi hành công vụ”, bởi sau giải phóng mặt bằng là cái chết của thiếu niên Lê Xuân Dũng và Lê Hữu Nam, là thương tật của nông dân Lê Thị Thanh …

Chẳng biết người dân Việt nam từ nay còn dùng cụm từ “trước ngày giải phóng” hay “ sau ngày giải phóng” để định mốc thời gian nữa không… Riêng tôi, tôi cảm thấy quá căm thù nhân loại bởi đã bịa ra từ ngữ “giải phóng” và “giải phóng mặt bằng” mà chi để dân Việt chúng tôi vì nó mà phải khổ lụy đến dường này.

Tiến Sỹ Lê Hiển Dương
Cựu Hiệu Trưởng-Đại Học Đồng Tháp
Đồng Tháp 36 năm sau ngày những người cộng sản chúng tôi cướp nước của Người Miền Nam 

Image


chuyện không muốn kể.
by Nguyễn Bá Chổi



Kính thưa quý vị, kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên Trưởng,
Những chuyện cười ra nước mắt, bắn ra nước đá... xảy ra trong “thời kỳ quá độ” tiến lên thời đại Đồ Đói Đồ Đần Đồ Đểu Đồ Đụm Đồ đủ thứ .., nói chung là Đồ ...con Ếch, nôm na là hồi mới “giải phóng”, thì nhiều vô kể. Kể đến bao giờ cho hết; kể đến Tết Công Gô, kể đến tuổi ông Bành Tổ chết cũng không xong. Người viết cũng không buồn kể vì sợ góp thêm phần vào đống “di sản” đã có nhiều người lưu lại vốn chẳng tốt đẹp gì nhưng lại hổ ngươi cho con cháu muôn đời mai sau. Tội nghiệp cho chúng, khi lần mò về lịch sử giống nòi sẽ phải xấu hổ vì tổ tiên mình đã phải trải qua một thuở trời ơi đất hởi như thế. 

Một lý do nữa là những chuyện “hồi mới giải phóng” kể ra sẽ làm cho triệu người vui thì cũng khiến cho triệu người ..nhột (nói theo cách chú Kiệt); lại còn mang tội đã 36 năm rồi mà vẫn còn nói xấu cách mạng, dù mặt mày cách mạng ngày càng xấu xí thảm thương, xuống cấp tệ hại theo đà tuổi tác; đó là chưa kể đến mình mẫy cách mạng tuy đang sống khoẻ nhờ ăn bạo nuốt bạo, nhưng đang bốc mùi ngày một nặng nề . “Ở đây âm khí nặng nề” . Cụ Nguyễn Du ở trên ấy chắc cũng tủm tỉm cười để yên cho thằng cháu noi gương chôm chỉa của “ông bác” Làng Sen mà “thiên tài” sửa thành của riêng mình để biết đâu sau này được xếp vào hàng nhà văn hóa của thế giới: “Đảng nay xú khí nặng nề”.

Một lý do không muốn kể nữa, là vì thương các anh bộ đội cu Hồ. Chẳng qua cũng vì hoàn cảnh, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.” Giá như hồi 1954, thằng cu Chổi không dại dột vô Nam cho Mỹ Ngụy chúng kìm kẹp, nhồi nhét văn hóa đồi trụy, bắt sống cảnh phồn vinh giả tạo; cứ ở lại ngoài ấy sống dướì “thiên đường mù”, tuy trong cảnh nghèo đói nhưng là nghèo đói thật sự (chứ không phải nghèo đói gỉa tạo) , cái nghèo đói thật tình do hậu quả của Cải Cách Ruộng Đất đảng bác để lại, chỉ là khó khăn tạm thời, đợi khi có chiến lợi phẩm của Mùa Xuân Đợi Thắng 1975, ta sẽ ngồi xơi tơi bời ...

Ấy, nếu thằng cu Chổi vô phúc ở lại trong cái ống xã hội chủ nghĩa từ ngày đất nước chia đôi, 20 mươi năm sau mới chui ra, thấy Ánh Sáng Miền Nam không chóa mắt tá hỏa tam tinh sao được ; và biết đâu đã có anh bộ đội giải phóng tên Chổi người dài như cái ống bơi bơi trong bộ quân phục màu cứt ngựa rộng thùng thình, đầu nón cối chân giép râu (đúng ra thì khi vào Sài Gòn các cu cậu mang giày bố Trung Cuốc) lại còn làm nhiều chuyện tiếu lâm thảm hại hơn những chuyện người ta kể mấy chục năm qua về “hồi mới giải phóng”. Chổi rất đồng tình với bạn “Trung Tín” góp ý trong trang mạng DLB như sau:

“ Những chuyện nghe qua , chúng ta có thể cười , nhưng đừng trách các chú Bộ Đội...bởi vì do đời sống mấy chú ngày đó chỉ chịu thương , chịu khó trong rừng , nên khi ra ánh sáng con mắt nhìn còn mơ huyền ...Có trách thì trách ông bà cố nội , hay ông bà nội...nói một đường làm một hướng...”

“Chuyện không muốn kể “ Chổi kể ra đây không nhằm mục đích ...tiếu lâm khiến có thể xúc phạm đến chính sách “hoà hợp hoà giải” một chiều của đảng đề ra.Hòa hợp hoà giải một chiều, vì miệng thì cứ nói, như lời Tướng Trà, " Giữa chúng ta không có kẻ thua người thắng mà chỉ có dân tộc VN thắng Mỹ";

Image

Từ trái sang phải: Tướng Trần Văn Trà, ông Dương Văn Minh và ông Nguyễn Văn Huyền (phó tổng thống) - Ảnh tư liệu TTXVN

Trong khi tay làm thì cứ làm ngược lại, như “tập trung cải tạo ngụy quân ngụy quyền” ,đào phá hết dấu tích nghĩa trang quân đội VNCH khắp cõi Miền Nam, chỉ còn lại nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà thì đập phá mộ bia , giật sập tượng đài:


Nhưng chuyện Chổi kể dưới đây chỉ nhằm mục đích cung cấp chút ít “tài liệu” có được qua kinh nghiệm sống của bản thân ,với lòng kỳ vọng chút tài liệu khiêm nhường ấy sẽ làm nên vài tia ánh sáng soi rọi vào sự thật của một giai đoạn lịch sử dân tộc bị bưng bít và lật lọng để biện minh cho việc chủ xướng một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn vô nghĩa, vô tích sự và vô duyên nhất lịch sử lòai người, gọi là “Giải Phóng Miền Nam” .

Ngày 26 tháng Tư 1975, vào lúc quá ngọ ,Trường Thiết Giáp Long Thành thuộc vòng đai phòng thủ cuối cùng của Thủ đô Sài Gòn bị pháo kích dồn dập và bị tấn công bằng bộ binh và xe tăng. Trước tương quan lực lượng quá chênh lệch mà phần yếu thuộc về mình, Đại tá chỉ huy trưởng (Trường TG) Hùynh Văn Tám lúc đó đang bận đi họp ra lệnh qua vô tuyến, tất cả phải rút ra quốc lộ 15 và dàn quânbố trí chặn đường tiến quân của địch về SàiGòn. Ngay chiều hôm đó lúc trời bắt đầu nhá nhem tối, Trung tướng Thiêt Giáp Nguyễn Văn Toàn đang làm Tư lệnh Quân Đoàn lll kiêm Tổng trấn Sài Gòn- Gia Định trên xe Jeep mui trần đích thân đến phòng tuyến và ra lệnh phải đánh chiếm lại trường TG .

Thế là bao nhiêu tinh hoa còn lạị tập trung về phòng tuyến cuối cùng : Lôi Hổ, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Thiết Giáp quần cho tả tơi quân Giải Phóng. Nhị thức Bộ Binh Thiết Giáp hợp đồng tác chiến của bộ đội cu Hồ sao trông như “đàn bò vào thành phố” của Trịnh Công Sơn ,nên T.54 bị bắn cháy như rạ.

T.54 bị hạ nào không cháy, leo lên thấy chất đầy nịt vú .

Sáng sớm 30 tháng Tư 1975, đơn vị Chổi được lệnh về thủ đô, đến Ngã Tư Hàng Sanh quay đầu xe tăng M. 48, M. 41, thiết vận xa M.113 bố trí, nòng đại bác và đại liên hướng Bắc . Nhưng đang khi đồng bào chung quanh mang bánh mì, thuốc lá, nước ngọt đến cho thì “bổng dưng muốn khóc”. Mà Đại tá Huỳnh Văn Tám khóc thiệt qua giọng nói của ông trong máy vô tuyến, đại khái” Lệnh của Tướng Lâm Văn Phát , Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô ( thay thế Tướng Toàn đã biến mất từ chiều ngày 29) kéo về Công trường dân Chủ, vô hiệu hoá súng ống, chiến xa, và cho con cái mạnh ai nấy đi . Tổng thống Dương Văn Minh vừa ra lệnh buông súng, đầu hàng..”

Thay vì về công trường Dân chủ, xe dẫn đầu đã lạc đường dẫn đoàn cua sắt về Ngã Bảy Chợ Lớn . Tại đây chúng tôi đã làm đúng như lệnh trên.

Chổi theo một đồng đội về nhà anh gần đấy để thay bộ quân phục bằng quần áo thường dân . Trên đường đi bộ về nhà ông anh tận mãi Hoà Hưng, Chổi bắt gặp những đoàn xe Molotova chở đầy bộ đội hướng vào trung tâm thủ đô. Người nào cũng ngước mắt nhìn lên các toà nhà cao tầng, mồm há hốc, nếu không bịt kín lại bằng cái gì trông giống như cái nịt vú trong đống chiến lợi phẩm giải phóng được trong T.54 không may bị M.48 bắn gục .

Ngày mùng 2 tháng Năm 1975, tôi ghé nhà một đồng đội khác, nhà ở Tân Định, tên anh là Trần Châu G. Tại đây tôi “được” gặp một “người lạ” và được giới thiệu là anh em con cô cậu với bạn tôi, từ Bắc mới vào.Theo lời kể thì anh là quân y sĩ ; trước khi lên đường vào Nam anh được cha mẹ dặn vào đến Sài Gòn nhớ tìm nhà người cậu để có thể giúp được gì cho gia đình cậu bị đói rách khốn khổ dưới chế độ Mỹ Ngụy. Bạn tôi giới thiệu “người lạ” cho tôi với cặp mắt đỏ hoe khiến tôi nghĩ là do anh bạn cảm động quá sau hơn hai mươi năm anh em mới gặp nhau, lại trong cảnh bẽ bàng, nhưng sự thực không phải vậy. Khi tôi chào ra về, ông bố ghé tai tôi nói nhỏ, “thằng G. nó nằm khóc vì uất ức suốt từ hôm đó đến giờ”. Khi tôi ra về anh y sĩ bộ đội giải phóng cũng từ gĩa chủ nhà đề về lại đơn vị vì đã hết 24 giờ phép . Anh cầm trên tay gói quà của gia đình người cậu mà tôi liếc thấy trong đó có hộp kem đánh răng Hynos có hình “anh Bảy Chà da đen”, anh có vẻ bịn rịn như không muốn bước ra khỏi nhà, va nói lớn như cốy ý cho tôi nghe,” có vào đây mới biết bà con ngoài ấy quá khổ”.

Trước khi ngừng câu chuyện “hồi mới giải phóng” theo lời bạn đọc yêu cầu tôi kể trên đây, tôi xin nhấn mạnh một điều. Đó là những cái nịt vú và hộp kem đánh răng hiệu Hynos made in SaiGon tôi đưa ra không nhằm mục đích diễu cợt những người lính trận như tôi ở bên kia chiến tuyến, nhưng nhằm vào một múc đích khác mà ý nghĩa của nó tùy thuộc vào cái nhìn cũa mỗi người đọc . Nói một cách khác đây là chuyện buồn thì đúng hơn là chuyện tiếu lâm như một số bạn đọc muốn kể. Chổi mong được các bạn thông cảm cho vì đây là một trong vô vàn “chuyện hồi mới giải phóng” là nhũng chuyện không muốn kể.

ĐỌC TIẾP:
:mrgreen: TIN MỚI ĐĂNG
:!: QUỐC HẬN 30 tháng 4 năm 1975:

:mrgreen: • 30/04/1975: THÁNG TƯ ĐEN: GIẢI PHÓNG GÌ? AI GIẢI PHÓNG AI? Nguyễn Thu Trâm
:mrgreen: • 30/04/1975: Hãy Chụp Giùm Tôi - Ai Còn Nhớ tháng TƯ ĐEN - Trần-Văn-Lương


đừng "NHẬN GIẶC LÀM CHA"
HỒ CHÍ MINH là tên gián điệp HỒ TẬP CHƯƠNG của TRUNG CỘNG - Giặc Tàu đưa cả ngàn gián điệp "Âm Mưu Hán hóa" qua thằng Cu ly Hồ chí Minh thành lập đảng cướp CS Đông Dương. Thảo nào mà chúng không tàn sát hơn 10 triệu dân Việt Nam chúng ta, không thương xót, máu lệ đã thắm trên lá cờ Máu của thực dân và thái thú Tàu. Chúng còn mang con cháu chúng ta đi bán làm nô lệ cho ngoại bang.... 


:mrgreen: Hãy Chụp Giùm Tôi - Ai Còn Nhớ tháng TƯ ĐEN - Trần-Văn-Lương
:mrgreen: VIỆT CỘNG XÂM LĂNG MIỀN NAM VIỆT NAM VÀO NGÀY 30-4-1975
:mrgreen: TẬP ĐOÀN CỘNG SẢN PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRƯỚC LỊCH SỬ VỀ VẤN ĐỀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ VÀ SINH TỒN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

:arrow: BỐN MƯƠI MỐT NĂM-THIÊN THU CÒN MÃI
:arrow: Viết tặng cho người nằm xuống ngày 30-4-75 - Nguyễn Thanh Tâm .
:arrow: Những giờ cuối cùng cuả thành phố Đà Nẵng , Cuối tháng 3-1975
:arrow: Đêm Hoa Đăng Bi Thảm (Hồi ký chiến trường).
:arrow: Liên Đoàn 31 Biệt Động Quân tháng 4/1975...
:arrow: CHO MỘT NGÀY ĐẦU THÁNG TƯ _ Việt Nhân.
:arrow: Những ngày cuối tháng tư - Trần Quán Niệm
:arrow: Trận Đánh Cuối Cùng, Sài Gòn Thất Thủ
:arrow: 21/4/1975:TT Nguyễn Văn Thiệu trao quyền lãnh đạo VNCH cho Cụ Trần Văn Hương..
:arrow: CÂU CHUYỆN VƯỢT NGỤC 1979 TRẠI GIA TRUNG K1 - GIA LAI KONTUM
:arrow: HỒI KÝ NGẮN CỦA DƯƠNG PHỤC: TÔI VƯỢT NGỤC LONG GIAO
:arrow: Người Thiếu Phụ Trong Mưa Phùn
:arrow: CHỦ ĐỀ MÙA QUỐC HẬN " CHẾT BỞI HOÀNG DUY HÙNG " by Nguyễn Thị Ngọc Hạnh


:D Cuối Đường - Hồi Ký cuả Vương Mộng Long, Khóa 20
:D 30 Tháng 4 của Tiểu đoàn 9 Dù - Giao Chỉ - Tân Sơn Hòa chuyển
:D Cô giáo Ngụy - March 29, 2013 by HieuLe
:D 30 tháng 4, một vài hồi tưởng - Hàn Phú
:D 471 của tôi, Đại đội Viễn Thám C của tôi - Phạm Gia Thụy 4/71
:D Gần đến tháng 4 đen: Cuộc bỏ phiếu bằng chân vĩ đại !
:arrow: QUỐC HẬN 30 tháng 4 năm 1975:
:arrow: Hình ảnh: 30 tháng 4 năm 1975
:arrow: Hình ảnh: QLVNCH



No comments:

Post a Comment