NHỮNG TẤM LÒNG ÁI QUỐC
Từng khuôn mặt, tình non sông son sắt!
Khắc trên bia vì nòi giống: tri hành.
Trước kẻ thù phải dứt khoát đấu tranh,
Không đồng lõa, không cúi đầu khép nép.
Dân tộc Việt từ ngàn xưa sử chép
Chưa bao chấp nhận cảnh làm nô.
Vì lợi danh mà quên cả cơ đồ!
Lòng bất khuất còn nguyên từng pho sử.
Tình đất nước không bao giờ bỏ dở,
Khi non sông Tàu cộng vẫn thừa cơ.
Mà Việt gian Bắc-bộ-phủ làm ngơ,
Cho Hán cộng tìm mọi phương đồng hóa !
Hỡi bạn Trẻ ! Hãy nhìn kia đại họa !
Bọn giặc Tàu đang "lừa gió bẻ măng"
Do tập đoàn thái thú phản nhân dân,
Còn đâu biết đến gốc nguồn Lạc Việt.
Hãy cứu nước đang trong vòng ngã nghiệt
Đừng để Tàu hống hách với nghênh ngang
Chúng đã vào sát bờ biển Việt Nam
Lũ Việt cộng cứ trơ lì "hữu nghị"
Vĩnh Nhất Tâm 25.07.2012
-------------------------
TÌNH RIÊNG NỢ CHUNG
Này em, em biết gì không?
Nhớ thương đã nhuộm mênh mông cả trời
Quê hương mình vẫn xa vời
Nỗi đau biên giới, máu ngời Hoàng Sa!
Bốn ngàn năm lẻ Ông Cha
Phương Nam một cõi, sơn hà vững yên
Bây giờ vận nước đảo điên
Từ trong văn hóa trải liền hoang mang...
Này em, em thấy gì không?
"Sao vàng cờ đỏ" xâm lăng không nào!
Biểu tình (chống Tàu) em chọn cờ nào?
Để cho tâm thức không gào nỗi đau!
Em vì tình nước...công lao
Máu đào, xướng trắng... anh hào dựng nên.
Bắc-Trung-Nam cả ba miền
Non sông hùng vĩ, trời Nam vang lừng.
Ta cùng nghiệm nghĩa "nhục vinh"
Chung nền văn hiến, chung tình nước non.
Bà Trưng thể hiện lòng son
Chết vì Tổ Quốc cháu con theo Bà.
Non hai thiên kỷ giang hà
Trưng...Ngô, Lê, Lý, Trần Lê, Nguyễn-triều (*)
Bao phen đã đuổi giặc Tàu
Giữ nền độc lập một màu Việt Nam!!!!
Vĩnh Nhất Tâm 11.08.2011
Chú thích, Vĩnh Nhất Tâm dựa vào sử liệu mà tóm lược một cách khái quát về sự phi thường của Tiền-nhân, giữ nước để cùng chia sẻ với hết thảy quý bạn trẻ trong ngoài Facebook.
(*) (...) chỉ thời trước Hùng Vương và Hùng Vương. (...) chỉ Bà Triệu Trinh Vương, Lý Nam Đế,... đến dòng Họ Khúc.
Tiếp bước từng thời đại chống Tàu xâm lăng giành độc lập là Ngô Quyền đã giành lại được nền độc lập một cách toàn diện sau trận thủy táng 100 ngàn quân Nam Hán (Tàu) trên dòng sông Lịch-sử Bạch Đằng Giang; các Triều đại sau giữ nước đã đánh đuổi xâm lăng từ phương Bắc (Tàu):
Nhà Tiền Lê mở đầu kỷ nguyên phá Tống; tiếp sau là nhà Hậu Lý chấm dứt giặc Tống xâm lăng; ba lần đánh đuổi xâm lăng Mông Cổ (nhà Nguyên) do nhà Trần chấm dứt xâm lăng của giặc Nguyên sau ba trận, đã lừng vang thế giới; đến thời đánh đuổi giặc Minh (đánh thắng nhà Hồ tức Lê Quý Ly). Giặc Minh đô hộ nước ta trên dưới 20 năm, do Bình Định Vương Lê Lợi và Mưu-thần Nguyễn Trãi đã hoàn thành cuộc Kháng Chiến giành lại nền độc lập và ra đời triều-đại Hậu Lê.
Và sau cùng rất là một thiên tài quân sự ra đời tại đất phương Nam là Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ xóa bỏ sông Gianh (còn gọi là Linh Giang) tức là dẹp Trịnh Nguyễn Phân Tranh.
Lúc bấy giờ tại nước Tàu tức triều đại nhà Minh bị dòng Mãn Châu xâm lăng và đô hộ nước Tàu. Lúc bấy giờ nhà Thanh rất mạnh và vững vàng nắm phương Bắc trong tay của vua Càn Long (mang dòng giữa Hán Mãn) một vị vua tài ba. Và cũng vào lúc bấy giờ vua Càn Long thấy phương Nam một vị thiên tài về quân sự ra đời chỉ trong một thời gian ngắn trên dưới 10 năm đã thống nhất nước Nam, là một điều đáng lo sợ, trong khi Càn Long nói riêng và phương Bắc nói chung đang nhìn một cách chú ý nếu không muốn nói chờ cho hai con hổ tại rừng phương Nam đánh nhau, nếu không chết một con thì tiềm lực (vật chất và tinh thần) quốc gia tại phương Nam cũng bị suy giảm đến kiệt huệ, thì Càn Long sẽ ra tay biến nước Đại Việt thành một tỉnh của nước Tàu không sớm thì muộn ( chuyện này đã có từ thời Tần Thủy Hoàng vào khoảng năm 221-214 trước Tây Lịch). Chính vì thế khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Hậu Lê vừa nhu nhược vừa kém tài nên không xoay xở được nội tình của miền Bắc vào lúc bấy giờ, sau khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã giúp và xóa hẳn đi sự thao túng của chúa Trịnh, là để giữ vững mặt tuyến đầu của nước Đại Việt tức miền Bắc rất quan trọng nếu không muốn gọi là cái Nôi Văn Minh của phương Đông ngự tại đó và cũng là thành trì văn hóa của nước Nam từ khi mở nước.
Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã tiên liệu trước mọi vấn đề sẽ phải xãy đối với một tầm mắt lãnh đạo đất nước đã nhìn rất xa của một nhà lãnh đạo cả ba mặt: chính trị, kinh tế và quân sự đang bị đe dọa cả hai mặt:
1) Mặt thứ nhất là miền Bắc sẽ không tránh khỏi việc xâm lăng của nhà Thanh nếu có cơ hội.
2) Miền Nam chúa Nguyễn Ánh sẽ rước ngoại bang trong thời điểm đang trên đà thực dân phương Tây nói chung và Pháp nói riêng sẽ xâm lăng và đi chiếm làm thuộc địa.
Càn Long một vị vua không phải tầm thường rất khôn ngoan và cùng một viễn vọng về phương Nam không bỏ cuộc. Bấy giờ thì nhà vua (chỉ Lê Chiêu Thống) đã vì một ngôi vương sang cầu cứu nhà Thanh. Vậy chuyện gì đã xãy ra lịch sử cả Tàu lẫn Việt đã rõ ràng cuốc chiến đuổi xâm lăng Mãn Thanh dưới chiêu bài "Diệt Nguyễn phò Lê".
Bắc Bình Vương nghe tin báo quân nhà Thanh đã vào Thăng Long do Lê Chiêu Thống cầu cứu. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ phải chính danh một vị Hoàng-đế nước Nam theo yêu cầu của các tướng sĩ thay mặt toàn dân, Ngài đã lập đàn giao tại Bàn Sơn, Hương Thủy tức tại cố đô Huế bây giờ để tế trời đất và lên ngôi Hoàng-đế tức là Quang Trung Nguyễn Huệ rì Ngài ra quân đuổi giặc xâm lăng trong vòng bảy ngày đã thần tốc đuổi non 20 ngàn quân Mãn Thanh và lấy lại đất nước và ăn Tết mừng chiến thắng tại Thăng Lòng thành cùng với toàn dân và toàn quân vào ngày Mồng 7 Tết năm Kỷ Dậu (1789).
Theo sử viết là 7 ngày nhưng thực sự tình từ giờ cahm mặt với kẻ xâm lược và đến lúc vào Thăng Long thành thì tín h ra chỏ chưa tới 5 ngày. Tiếc thay! Đại-đế Quang Trung sớm thác nên tình thế nước Nam bước vào ngỏ cụt từ đó.
Sách đọc tham khảo:
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, Việt Sử Toàn Thư và Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn-Sơn, Anh Hùng Dân Tộc Quang Trung Nguyễn Huệ của Cụ Hoa Bằng.
No comments:
Post a Comment