Chuyện ai cũng hiểu vì vùng biển này có trữ lượng dầu khí rất lớn so với nền kinh tế đang khát đói dầu thô cùng khí đốt như Tàu Cộng.
"huyết lộ" dầu thô đi qua Biển Đông trung bình hàng ngày
tính theo đơn vị triệu thùng barrel / 1 ngày
Mỗi năm giá trị hàng hóa đi qua vùng Biển Đông lên đến 5300 tỷ Mỹ Kim; trong đó giá trị thuơng mãi của Hoa Kỳ chiếm đến 1200 tỷ. Nếu có khủng hoảng xảy nó kéo theo khủng hoảng kinh tế do hàng trăm ngàn container và tìm đường biển khác xa hơn , khó khăn cùng chi phí cao hơn nhiều lần kéo theo thời gian tăng lâu dài vận chuyển. Chiến tranh xảy ra dù mức độ nào cũng là lực cản trở tất cả các nước đối đầu trong sự kiện Biển Đông làm mất đi quá nhièu lợi nhuận cho các bên liên quan mà khả năng phong phú từ vùng biển này mang lại cho họ. Bonnie S. Glaser ...[ Bonnie S. Glaser (Armed Clash in the South China Sea)]
Đã nói như thế thì thế giới có thể làm ngơ cho Tàu Cộng chính thức sở hữu chủ Biển Đông hay không? Câu trả lời chắc chắn là không bao giờ. Tàu Cộng nuôi giấc mơ chiếm hữu Hoàng Sa và Trường Sa từ đó làm "tâm điểm" để đưa ra chủ quyền Biển Đông bằng cách tự vạch ra quyền kiểm soát một vùng hàng triệu cây số vuông diện tích biển một cách hàm hồ phi pháp mà thế giới đang nhìn thấy.
Đây là trò chơi kiểu cường hào ác bá và quá ngây thơ! Thế giới Tự Do chưa can thiệp vào chuyện tranh chấp đảo Hoàng Sa và Trường Sa đậm nét vì đối với quyền lợi thế giới nói chung, đường thông thuơng hàng hải là chuyện đáng bàn với thế giới, lý do nó ảnh hưởng sự phát triển kinh tế của thế giới.
Lời sơ bàn kể trên là lý do thứ nhất để chúng ta thấy giấc mơ sở hữu chủ hoàn toàn biển Đông là viễn mơ cho Bắc Kinh mà thôi. Biển Đông vẫn là vùng biển quốc tế không ai có quyền lập thành vùng ranh giới quốc gia kể cả tuyên bố về không phận như một vùng tại đông bắc Á mà Tàu vừa tuyên bố vào năm 2013.
Chuyện đến chúng ta bàn thực lực kinh tế của Tàu đã và đang đưa dần Bắc Kinh vào canh bạc khát nước vì sẽ 'cháy túi' nuôi một đội hải quân to lớn vừa bảo vệ gần 15 ngàn cây số bờ biển của Tàu vừa "hao của tốn tàu" bao che vùng biển rộng lớn của Biển Đông. Chỉ một giàn khoan 981 chưa có lợi ích gì mà hàng trăm chiếc tàu ăn chực nằm chờ hơn cả tháng trời, nếu cả vùng Biển Đông thì ngân sách quốc phòng phải tăng lên vùn vụt.
Sự Giàu Có Giả Tạo Với một nền kinh tế què cụt hao phí từ hàng vạn tổ chức Kinh Tế Quốc Doanh đang gặm nhấm thực lực của Tàu: Đây cũng là chuyện phải phanh phui. Trung Cộng giàu nhưng không thực sự giàu có khi hàng vạn tổ chức kinh tế quốc doanh, thua lỗ và nợ nần với trung ương. Hàng ngàn tỷ đô la nợ xấu không thanh toán được. Hàng vạn tham quan đang thi nhau bốc hốt cũng là nguyên nhân suy sụp bên trong của Tàu Cộng. Theo Bưu Điện Thế Giới, (GlobalPost.com) có lẽ chúng ta sẽ 'sốc'khi biết rằng nền kinh tế địa phương (local debts) với những số nợ xấu hiện nay lên đến 3.3 trillions vào cuối năm 2012. Những số bạc khổng lồ từ tay các ngân hàng trung ương do đảng CS Tàu lãnh đạo tha hồ cho các giới chức địa phương vay mượn và sự chấm dứt của những đồng bạc như vào những "cái thùng không đáy" bị mất hút từ những công trình "to lớn" và những thua lỗ do làm ăn quốc doanh gây nên.
Sự ra tay trấn áp của Tập Cận Bình thanh trừng các "bố già" về tham nhũng hối lộ chỉ là mặt nổi của tình hình kinh tế chính trị của Bắc kinh.
Sự Chạy Đua Vũ Trang, cái phanh không kìm được để nuôi dưỡng một đội quân quá lớn khó có sức cải tiến trang bi tinh vi theo đà thế giới.
Trung Cộng tham lam vô độ, dùng đồng tiền lời bề ngoài, dư dả khi buôn bán với thế giới để tăng cường kinh phí quân sự, đứng hàng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Đây là "tử huyệt" của Tàu mà chúng ta nên nhìn ra. Cái xương sống kinh tế nhà nước mục nát, các ngân hàng nhà nước tại Bắc Kinh đang oằn vai gánh mối nợ xấu không có khả năng hoàn lại hàng ngàn tỷ mỹ kim, trong lúc vừa chạy đua vũ trang, rõ ràng đây là điểm CHẾT.
Hơn ai hết, Hoa Kỳ đang ngồi "cười mỉm" nhìn Tập Cận Bình đang dần dà đi theo vết xe đổ của Liên xô trước đây cũng từ chạy đua vũ trang mà sụp đổ.
No comments:
Post a Comment