Trung Cộng Cố Thoát Vòng Kim Cô – Liên Minh Quân Sự Của Hoa Kỳ
by Timothy R. Health - Liêm Nguyễn lược dịch theo The Diplomat - Cali Today News
by Timothy R. Health - Liêm Nguyễn lược dịch theo The Diplomat - Cali Today News
Do đó hệ thống liên minh và quan hệ đối tác châu Á hiện nay của Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở thành nguồn gốc gây tranh chấp với TQ.
Các nhà hoạch định chính sách cao cấp của Hoa Kỳ đã nói rõ rằng Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược hợp pháp và quan trọng ở châu Á. Hơn nữa, Hoa Kỳ vẫn còn là một sức mạnh đáng kể thống trị trong khu vực, mặc dù một số lợi thế tương đối đã giảm trong những năm gần đây. Hoa Kỳ cũng đã tái khẳng định giá trị chiến lược của các liên minh cũng như tầm quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của các đồng minh.
Tranh chấp chủ quyền giữa Trung quốc với các nước láng giềng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Vấn đề lớn hơn là Trung quốc muốn thay đổi trật tự địa chính trị và an ninh khu vực mà hiện Hoa Kỳ đang thống lĩnh qua hệ thống các liên minh quân sự và đối tác ở châu Á. Trung quốc xem hệ thống này là phương cách mà Hoa Kỳ dùng để kiềm chế sự trỗi dậy của mình. Hệ thống liên minh này rồi đây sẽ trở thành nguyên nhân gây xung đột ngày một gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung quốc.
Trong khi các tranh luận qua lại giữa những diễn giả Trung quốc (TQ), Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La gây sự chú ý đặc biệt cho giới truyền thông, ít người để ý đến lời kêu gọi của tướng TQ Wang Guanzhong cho một “khái niệm an ninh mới cho châu Á”. Thực ra, ông Wang cũng chỉ lặp lại ý tưởng mà chủ tịch TQ Tập cận Bình đã vẽ ra tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tương Tác và Các Biện Pháp Xây Dựng Lòng Tin lần 4 (CICA) vào ngày 21/5/2014 tại Thượng Hài.
Trong nhiều phương diện, các vận động cho một trật tự an ninh được sửa đổi theo ý muốn của TQ không phải là điều gì mới. Các quan chức TQ đã đề xướng các nguyên tắc của ý tưởng an ninh mới này vào 1997. Đến năm 2005, lãnh đạo TQ đã hé lộ những khái niệm chính, bao gồm cái gọi là “thế giới hài hoà”, và một dẫn xuất của nó là “châu Á hài hoà”, để mô tả rõ ràng hơn về một trật tự mới của thế giới và châu Á mà TQ muốn xây dựng, để thích ứng với sự vươn lên của nước này. Ý tưởng về một nền an ninh mới cho châu Á của Tập Cận Bình tại thượng đỉnh CICA, cũng giống như những ý tưởng mà các lãnh đạo trước của TQ ủng hộ, đề xuất việc xây dựng các mối quan hệ, các thể chế, và cấu trúc chính trị và an ninh mới, để tăng cường sự gắn kết của cả khu vực với nền kinh tế TQ. Tuy nhiên các chi tiết của ý tưởng này đều rất mơ hồ.
Trong khi các nguyên lý của cái trật tự mới mà TQ đề bạt không có gì mới, điểm khác biệt lần này các lãnh đạo TQ đã tăng cường chỉ trích hệ thống an ninh mà Hoa Kỳ đang lãnh đạo ở châu Á như một cản trở cho ý tưởng mới của họ. Cần nói rõ là các lãnh đạo TQ vẫn chưa dám chỉ mặt gọi tên Hoa Kỳ như kẻ thù của TQ. Ngược lại, sự cấp bách nằm sau việc vận động của TQ cho cái gọi là “quan hệ nước lớn kiểu mới”, kêu gọi sự hợp tác gần gũi giữa các cường quốc để cùng giải quyết các vấn đề gây mâu thuẫn, cho thấy một TQ đang vươn lên đã cố tránh va chạm với thế lực hiện hữu là Hoa Kỳ. Dù gì thì TQ vẫn cần sự ổn định trong khu vực để tiếp tục đà phát triển. Tuy nhiên, chắc TQ cũng ngày càng nhận ra là những nhu cầu an ninh và phát triển của mình mâu thuẫn với trật tự an ninh hiện tại.
Lo ngại an ninh
Nguyên nhân cơ bản cho những đối kháng ngày một gia tăng từ TQ có nguồn gốc sâu xa và đi vào các vấn đề cốt lõi. Chúng không phải là những lựa chọn cá nhân của lãnh đạo TQ, hoặc bắt nguồn từ những phản ứng của TQ với các tuyên bố từ lãnh đạo Mỹ, chẳng hạn như về việc tái cân bằng châu Á, mặc dù những phát biểu kiểu này thường làm người TQ tức giận. Người TQ đã chỉ trích Hoa Kỳ từ lâu với những danh từ như “chủ nghĩa bá quyền” hay “não trạng chiến tranh lạnh”, nhưng trước đây những chỉ trích thường chỉ nhắm vào những chính sách cụ thể, ví dụ như việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Ngược lại, những chỉ trích mới nhất nhắm vào các yếu tố mang tính cơ cấu, làm cản trở tham vọng an ninh và phát triển của TQ. Trong con mắt của các lãnh đạo TQ, những trở ngại về cơ cấu đó bắt nguồn từ hệ thống liên minh và đối tác an ninh châu Á của Hoa Kỳ.
Tập Cận Bình tại Đối thoại CICA 2014
Tại thượng đỉnh CICA, Tập chỉ trích rằng các liên minh như vậy hoàn toàn không có lợi cho an ninh khu vực. Ông ta nói: “Việc tăng cường các liên minh quân sự với các bên thứ ba sẽ là điều bất lợi cho an ninh chung trong vùng”. Các nhận xét từ những cơ quan ngôn luận nhà nước thậm chí còn thẳng thắn hơn. Một bài báo điển hình đăng trên Tân hoa xã ngày 21/5 nhận định rằng việc tăng cường các liên minh của Hoa Kỳ "sẽ không mang lại điều gì ngoài việc gia tăng tình trạng bất ổn hiện nay". Có 3 lý do dẫn đến quan điểm này của TQ:
(i) Hoa Kỳ sử dụng trật tự hiện hành để kiềm chế TQ;
(ii) bản chất của các liên minh hiện hành khuyến khích các nước khác thách thức TQ về chủ quyền và các vấn đề an ninh;
(iii) hệ thống liên minh hiện hành không đảm bảo an ninh lâu dài cho khu vực.
Nỗi sợ hãi rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế TQ là sâu sắc và mạnh mẽ.
TQ xem việc Hoa Kỳ thúc đẩy các giá trị dân chủ tự do, nhân quyền, và văn hóa phương Tây như một phần của kế hoạch hạn chế sức mạnh TQ. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng thừa biết là trong quá khứ Hoa Kỳ đã từng thành công trong việc kích hoạt mạng lưới đồng minh để đánh bại các tham vọng bá chủ ở châu Âu hay châu Á. Sự căng thẳng gia tăng liên tục giữa TQ và Hoa Kỳ, trên các vấn đề có tính chiến lược từ mạng internet hay biển Đông Nam Á, hay trong quyết định của Hoa Kỳ về tái cân bằng chiến lược, làm TQ cảm thấy mối đe dọa là thực sự và cấp bách. Dường như các nhà lãnh đạo TQ không bị thuyết phục bởi các tuyên bố từ Washington rằng Hoa Kỳ không có ý định hoặc mong muốn kiềm chế TQ. Nhưng ngay cả khi lãnh đạo Hoa Kỳ có thể thuyết phục để Bắc Kinh tin vào điều đó, sự tồn tại của các cấu trúc an ninh như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ ngay lập tức kiềm chế TQ bất cứ lúc nào khi quan hệ hai bên trở nên xấu đi.
TQ cũng cho rằng hệ thống liên minh của Hoa Kỳ là một mối đe dọa đối với an ninh và chủ quyền của mình. Điều này đặc biệt đúng khi Hoa Kỳ liên minh với các nước có quan hệ đối kháng với TQ. Bắc Kinh đương nhiên sẽ cảm thấy liên minh của Hoa Kỳ với Nhật Bản khó chịu hơn là với các nước có quan hệ ổn định hơn với TQ như Thái Lan. Trong mắt của TQ, liên minh với Hoa Kỳ sẽ khuyến khích các nước nhỏ thách thức Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền, đe dọa sự bất ổn và tiềm năng xung đột. Xung đột với các nước láng giềng là đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Philippines cũng có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ sẽ bị lôi cuốn vào, một khả năng mà Bắc Kinh lo ngại sẽ xảy ra. Phản ánh những lo lắng trên, một bài xã luận trên Tân Hoa xã cay đắng cho rằng "Hoa Kỳ đã không có các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn các đồng minh của mình thách thức TQ". Nỗ lực của Hoa Kỳ khi trấn an các đồng minh bằng chính sách tái cân bằng và chỉ trích TQ "kích động bất ổn" càng làm cho Bắc kinh cảm thấy bất an hơn.
TQ cũng đặt nghi vấn về hiệu quả của cấu trúc an ninh do Mỹ dẫn đầu trong việc giải quyết các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống. Phương tiện truyền thông TQ thường xuyên chỉ trích các nỗ lực gây bất ổn của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên thông qua hiện diện quân sự và các cuộc tập trận, và kêu gọi đối thoại thông qua các cuộc đàm phán sáu bên. Các bài viết trên báo chí TQ cũng đặt câu hỏi về khả năng của Hoa Kỳ và các đồng minh trong việc quản lý các mối đe dọa phi truyền thống. Liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, và các mối đe dọa khác, một bài báo gần đây trên Tân Hoa Xã tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã "không tạo được niềm tin rằng nước này có thể, hoặc ít nhất là sẵn sàng, bảo vệ lợi ích của người châu Á từ các thảm họa". Những chỉ trích từ TQ cho rằng hệ thống liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ là quá hạn chế về khả năng và hạn hẹp về mục tiêu để có thể giải quyết hiệu quả sự đa dạng và phức tạp của các vấn đề an ninh châu Á.
Những bất bình kể trên của TQ đã dẫn đến một điểm lớn hơn. Trong mắt của Bắc Kinh hiện nay, kiến trúc an ninh của Mỹ đã lỗi thời và không còn hữu ích cho sự ổn định khu vực, chính sự ổn định mà trước đây từng cần thiết cho sự phát triển của TQ. Theo TQ, kiến trúc này đang mất khả năng đảm bảo an ninh lâu dài, và chính nó giờ đây trở thành một căn nguyên gây hiểm hoạ. Theo lời của một bài bình luận trên Tân Hoa Xã, những "hứa hẹn cho một châu Á hòa bình sẽ vô nghĩa khi cấu trúc an ninh chiến tranh lạnh này vẫn còn tồn tại."
Một trở ngại mang tính cơ cấu?
Điều làm cho sự đối kháng của TQ [nhắm vào hệ thống liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ] càng mạnh mẽ hơn là do những quan ngại như vậy còn được thúc đẩy bởi những nỗ lực của TQ trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế nội địa. Hiểu được quan điểm của TQ cho rằng an ninh là cần thiết cho sự phát triển của đất nước, và rằng an ninh nội địa và quốc tế là không thể tách rời, sẽ giúp ta hiểu được nguồn gốc của những chỉ trích từ TQ nhắm vào của hệ thống liên minh của Hoa Kỳ. Tại một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia (NSC) mới được thành lập, Tập nói: "An ninh là điều kiện để phát triển. Chúng ta tập trung vào an ninh TQ, nhưng cũng quan tâm đến an ninh chung (với các nước khác)". Thông qua NSC và các nhóm cố vấn nhỏ khác mới được thành lập, Tập tìm cách ban hành những thay đổi mang tính hệ thống và cơ cấu, nhằm tạo điều kiện cho TQ phát triển toàn diện, và cải thiện an ninh cả trong lẫn ngoài nước (Tân Hoa Xã , 15/4). Cho đến gần đây, các nhà quan sát cũng chỉ dựa trên các thay đổi mang tính cơ cấu và hệ thống này để giải thích các chính sách đối nội. Nhưng bài phát biểu tại CICA xác nhận rằng các chỉ thị tương tự cũng tác động tới chính sách đối ngoại của TQ.
Lãnh đạo TQ đã nhiều lần lập luận rằng sự phát triển của nước này phụ thuộc vào an ninh nội địa và quốc tế. Là một quốc gia định hướng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế của TQ phụ thuộc nhiều vào hiệu suất của nền kinh tế toàn cầu. Với GDP dự kiến tăng trong những năm tới, châu Á đã sẵn sàng để dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu, điều sẽ giúp TQ tăng trưởng kinh tế của nước mình và thịnh vượng. Phần lớn tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai được dự kiến sẽ xảy ra ở châu Á. Theo ước tính, một phần ba thương mại của châu Á vào năm 2020 là giữa các nước trong vùng. Điều này làm cho hòa bình và ổn định ở châu Á là điều then chốt cho tiềm năng kinh tế của khu vực. Như một bài bình luận trên báo Nhân dân của TQ ra ngày 11/5 nói: "những bất ổn gây cản trở và làm chậm phát triển kinh tế, chúng cũng làm chậm quá trình hội nhập thương mại và đà tăng trưởng kinh tế. Và việc đảm bảo tiềm năng kinh tế của châu Á đang ngày càng trở nên cấp thiết để đảm bảo sự thịnh vượng cho mọi công dân TQ.”
Bởi vì sự thịnh vượng của TQ sẽ ngày càng không thể tách rời với sự thịnh vượng của cả khu vực, TQ đang nỗ lực để kiểm soát nhiều hơn các điều khoản của an ninh khu vực. Đối với TQ, việc giao phó sự thịnh vượng và an ninh cho Hoa Kỳ và các đồng minh là điều không chấp nhận được.
Sắp xếp lại trật tự khu vực
Bắc kinh đã theo đuổi chiến lược dùng phát triển kinh tế để duy trì an ninh trong nước và quốc tế; ngược lại an ninh cũng cho phép TQ duy trì tăng trưởng. Tại hội nghị thượng đỉnh CICA, Tập Cận Bình cho biết: "Phát triển là nền tảng cho an ninh". Thật vậy, ngay từ đầu năm 1997, báo cáo của đại hội Đảng lần thứ 15 ĐCSTQ đã nói rằng "phát triển" là "chìa khóa để giải quyết tất cả các vấn đề của TQ". Hãy cùng phân tích kỹ hơn khái niệm cho rằng phát triển là cách thức mà TQ dùng để giải quyết các mối đe dọa về an ninh. Theo cách dùng từ của lãnh đạo TQ, "phát triển" ở đây có nghĩa là áp dụng một cách có tính toán các nguồn lực dồi dào của TQ để thay đổi các hiện trạng kinh tế, chính trị và an ninh từ đó đạt được các quyền lợi về an ninh, ổn định, lợi ích kinh tế và uy tín quốc gia. Trong ngôn từ của ĐCSTQ, đây là một quá trình mang lại "thay đổi hiệu xuất từ một trạng thái cả về chất và lượng cho tiến bộ xã hội" và do đó "mang lại lợi ích cho người dân TQ". Trong khi khái niệm này lúc đầu chủ yếu áp dụng cho kinh tế, “phát triển” giờ đây cũng bao gồm các chính sách và hành động nhắm vào các vấn đề chính trị, xã hội, hành chính, và các dạng thay đổi "tiến bộ" khác.
Tranh chấp chủ quyền giữa TQ với các nước láng giềng, như với Việt Nam liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981, với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và với Philippines trong biển Đông Nam Á, đối với các lãnh đạo TQ chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm -
một vấn đề lớn hơn: đó là sự thay đổi trật tự địa chính trị và an ninh khu vực bởi một thực thể kinh tế mới. TQ cho rằng nhiều đặc trưng của trật tự hiện thời là di sản của một giai đoạn mà trong đó Hoa Kỳ có được các ưu thế áp đảo về kinh tế, chính trị và quân sự so với khu vực, những thứ mà Hoa Kỳ đang mất dần ưu thế, đặc biệt là trong kinh tế. Cho nên với TQ, giải pháp lâu dài nhất không phải là việc "giải quyết" các vấn đề tranh chấp cụ thể, mà nằm ở sự “phát triển” toàn diện các trật tự mới về chính trị, an ninh, và xã hội để phù hợp với một thực tế mới là TQ đang nắm sức mạnh về kinh tế. Theo nghĩa rộng, hội nhập khu vực được dùng như một phương cách tương tự như cách mà TQ giải quyết các tình trạng bất ổn trong nước, trong đó nhà cầm quyền tìm cách giải quyết nguồn gốc của bất ổn thông qua cách tiếp cận ưu tiên cho “phát triển”. Trong cả hai trường hợp, các nguồn lực kinh tế dồi dào đã mang đến cho TQ một sức mạnh đáng kể, để vừa dụ dỗ vừa áp bức và sau cùng buộc các bên đối kháng phải chấp nhận theo ý mình. Theo một bài bình luận trên báo Nhân dân ngày 20/5, thì "Phát triển là chiến lược để điều trị mất an ninh; nó giúp loại bỏ các yếu tố nguồn gốc gây bất ổn ".
“Phát triển” khi được sử dụng như một chiến lược an ninh vùng cũng cho phép TQ đối phó với Hoa Kỳ theo một cách ít có khả năng gây ra chiến tranh nhất. TQ hy vọng sẽ từng bước thay thế các yếu tố của trật tự cũ bằng một trật tự an ninh mới bị ảnh hưởng mạnh bởi TQ. Bằng cách phô trương sức mạnh và tính hiệu quả, Bắc Kinh hy vọng rằng theo thời gian TQ sẽ làm cho vai trò của Mỹ là không cần thiết nữa. Cách tiếp cận của TQ với sự phát triển trật tự an ninh vùng do đó phản ánh các yếu tố của cả hai mặt: tiếp thu và xét lại, đặc trưng qua những nỗ lực để: (i) định hình lại sự hợp tác với Hoa Kỳ; (ii) tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại các mối quan hệ trong khu vực; (iii) tiếp thu một cách chọn lọc các yếu tố của trật tự hiện hành; (iv) xây dựng và củng cố các tổ chức và cơ chế có lợi cho TQ; và (v) phát huy năng lực và khả năng can thiệp quân sự.
(i) Định hình lại sự hợp tác với Hoa Kỳ. TQ sẽ muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định với Hoa Kỳ với điều kiện Hoa Kỳ chấp nhận nhiều hơn các đòi hỏi quyền lợi từ TQ. Hợp tác quân sự với Hoa Kỳ chứng tỏ vị thế của TQ như một cường quốc hàng đầu châu Á, nhưng cũng trấn an các nước trong khu vực là Bắc Kinh không muốn xung đột với siêu cường của thế giới. TQ cũng thúc đẩy hợp tác song phương để thuyết phục Hoa Kỳ kiềm chế các đồng minh.
(ii) Tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại các mối quan hệ trong khu vực. Là trung tâm của kinh tế châu Á, Bắc Kinh có những ảnh hưởng đáng kể mà nước này có thể sử dụng để làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực, và tăng cường các quan hệ song phương vì lợi ích thương mại và kinh tế. TQ dùng cách này để dụ dỗ các quốc gia trong khu vực để ủng hộ cho việc TQ xây dựng các tổ chức hợp tác mà trong đó TQ đóng vai trò lãnh đạo lớn hơn. Các mối quan hệ như vậy cũng làm cho các quốc gia khác trở nên lệ thuộc hơn và phải trả giá đắt hơn khi có tranh chấp với TQ.
(iii) Tiếp thu một cách chọn lọc các yếu tố của trật tự hiện hành. TQ tiếp tục tham gia vào nhiều thể chế và tổ chức do Hoa Kỳ lãnh đạo. Một khi các tổ chức này không đặt ra các mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích của TQ, Bắc Kinh có ít động cơ để kêu gọi bãi bỏ chúng. Trái lại, TQ có lợi khi tham gia và góp phần định hình các kế hoạch và hoạt động của những tổ chức đó. Ở cấp độ khu vực, có thể thấy các tổ chức kiểu này như Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, đối thoại Shangri La, v.v..
(iv) Xây dựng và củng cố các tổ chức và cơ chế có lợi cho TQ. Tuy nhiên cùng lúc, TQ cũng đang cố gắng thiết lập và củng cố các tổ chức và cơ chế mới về an ninh và kinh tế khu vực, mà Bắc kinh hy vọng qua đó chứng minh khả năng của TQ trong việc mang lại các lợi ích kinh tế, khả năng lãnh đạo, và thúc đẩy một hình thức an ninh lâu dài cho khu vực. Đàm phán 6 bên, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và CICA minh họa cách tiếp cận này. TQ xem các diễn đàn đối thoại này như một cách thức để củng cố cho mạng lưới các tổ chức kinh tế đang lên mà trong đó TQ thống trị, như Hành lang kinh tế Bangladesh-Ấn Độ-Myanmar-TQ, Hành lang kinh tế TQ-Pakistan, Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Khu vực mậu dịch tự do TQ-ASEAN, và Tổ chức đối tác kinh tế toàn diện của khu vực.
(v) Phát huy năng lực và khả năng can thiệp quân sự. Việc tăng cường quân sự của TQ hỗ trợ cho các nỗ lực tăng cường an ninh và nâng cao khả năng “phòng thủ”. Chiến lược này nhằm làm nản chí các nước phản đối quyền lực của TQ, vì phải tăng chi phí quân sự và đối diện mức độ mạo hiểm cao hơn khi có xung đột với TQ. Chiến lược này cũng tạo ra một hàng rào chống lại khả năng xâm nhập của Hoa Kỳ. Điều này cũng làm suy giảm khả năng can thiệp quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt, nó làm xói mòn niềm tin mà các nước trong khu vực đặt vào Hoa Kỳ như một đối trọng sức mạnh của TQ.
Lãnh đạo TQ xem việc củng cố ảnh hưởng kinh tế, ngoại giao, văn hóa và an ninh là chiến lược lâu dài nhất để thúc đẩy tiềm năng kinh tế của châu Á, và nâng cao mức sống cho người dân TQ. Tầm quan trọng của chiến lược củng cố ảnh hưởng này có thể thấy qua việc tổ chức Diễn Đàn Đỉnh Cao về Ngoại giao Lân Bang gần đây. Vì những lý do tương tự, các lãnh đạo TQ cũng xác định ngoại giao với các lân bang là một "hướng ưu tiên" cho chính sách ngoại giao TQ (báo Nhân dân 10/9).
Nguy cơ từ những khác biệt chiến lược
Lãnh đạo TQ tìm cách để thực hiện các cải cách cơ cấu cho các trật tự trong nước và quốc tế để duy trì tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phục hưng của đất nước. Các chỉ thị trong tài liệu chiến lược cao cấp như báo cáo đại hội Đảng lần thứ 18, nghị quyết Hội nghị toàn thể lần ba, và việc thành lập các nhóm lãnh đạo trung ương tập trung vào cải cách hệ thống, đã cho thấy tính cấp thiết của vấn đề này đối với lãnh đạo TQ. Vì những cải cách này được xem là then chốt cho sự phát triển liện tục và sự sống còn của TQ, Bắc Kinh khó có thể từ bỏ những đòi hỏi này. Ngược lại, sự bắt buộc phải duy trì tăng trưởng có thể sẽ làm tăng áp lực để nhận ra những thay đổi này theo thời gian. Những lời chỉ trích cay nghiệt nhắm vào cấu trúc an ninh của Hoa Kỳ từ bài phát biểu của Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh CICA và những bình luận tương tự từ báo chí TQ có thể chỉ là màn khởi đầu nếu như TQ vẫn còn thấy thất vọng trong nỗ lực tổ chức lại trật tự khu vực phù hợp với các ưu tiên chiến lược của mình.
Do đó hệ thống liên minh và quan hệ đối tác châu Á hiện nay của Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở thành nguồn gốc gây tranh chấp với TQ. Các nhà hoạch định chính sách cao cấp của Hoa Kỳ đã nói rõ rằng Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược hợp pháp và quan trọng ở châu Á. Hơn nữa, Hoa Kỳ vẫn còn là một sức mạnh đáng kể thống trị trong khu vực, mặc dù một số lợi thế tương đối đã giảm trong những năm gần đây. Hoa Kỳ cũng đã tái khẳng định giá trị chiến lược của các liên minh cũng như tầm quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của các đồng minh. Điều này khiến TQ, Hoa Kỳ, và các nước đồng minh của Hoa Kỳ luôn phải đối diện với các quyết định ngày càng phức tạp và khó khăn. Nếu muốn làm vừa lòng Bắc Kinh, Hoa Kỳ sẽ buộc phải chấp nhận làm suy yếu hoặc định nghĩa lại hệ thống liên minh của mình để thích ứng với các đỏi hỏi về an ninh của TQ. Điều này có thể gây bất ổn nghiêm trọng khi các quốc gia nhỏ trong vùng nhận ra họ phải có hành động để tự bảo vệ lợi ích. Nó cũng làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong một khu vực có tầm quan trọng chiến lược với tương lai của nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngược lại, đứng về phe các đồng minh lại đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một sự sẵn sàng lớn hơn để đối đầu với TQ trong tranh chấp chủ quyền và các vấn đề khác. Điều này có nguy cơ làm xói mòn mối quan hệ Hoa Kỳ-TQ và cũng làm tăng khả năng gây bất ổn trật tự trong khu vực. TQ và Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ sẽ cần có những hoạch định chính sách sáng tạo để cân bằng các quyền lợi mâu thuẫn nhau kiểu như vậy, và đảm bảo hòa bình lâu dài và ổn định cho khu vực.
Trúc Giang - Trung Cộng khó thoát khỏi Thiên La Địa Võng của Hoa Kỳ
1. Mở bài
Tại hội nghị Đối Thoại Shangri-La, Singapore, hồi đầu tháng 6 năm 2012, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã tiết lộ, một số vũ khí mới sẽ được triển khai tại châu Á – Thái Bình Dương trong chiến lược “Tái cân bằng lực lượng quân sự” của Tổng Thống Barack Obama.
“Tái cân bằng lực lượng” là cụm từ dùng để che giấu hành động “bao vây” và “kềm chế” của Hoa Kỳ (HK) đối với Trung Cộng (TC) mà thôi, bởi vì trên thực tế, lực lượng quân sự của TC chưa bao giờ ngang bằng với lực lượng của HK. Về hải quân (HQ), TC thua kém HK rõ rệt. Về vũ trụ, HK đang làm
chủ không gian với tàu không gian con thoi không người lái X-37B. Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (United States Cyber Command-USCYBERCOM) đang được thành lập để tiến hành cuộc chiến tranh mạng (Cyberwar) chống lại TC.
Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương (USPACOM) với hai hạm đội là Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3 sẽ được tăng cường lên thành 6 hàng không mẫu hạm, và đặc biệt là những vũ khí hiện đại nhất sẽ được bố trí trên vòng đai bao vây TC, cho thấy nước nầy khó thoát khỏi thiên la địa võng của HK.
2. Bày thiên la địa võng
Thiên la địa võng là vòng vây bủa kín tất cả các phía, không có đường ra, không có lối thoát.
2.1. Căn cứ Hoa Kỳ trên thế giới
Hàng năm, HK chi ra khoảng 250 tỷ đô la để duy trì sự hiện diện quân sự trên toàn cầu. Theo báo cáo của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS (Center for Strategic and International Studies-CSIS), thì hệ thống quân sự bao gồm công khai và bí mật của Mỹ ở nước ngoài lên tới 1,000
căn cứ, chưa kể những căn cứ tạm trú.
Mỗi năm, con số quân nhân đồng phục Mỹ ở nước ngoài là 250,000 và số nhân viên dân sự tương đương đi cùng. Ngoài ra, còn 50,000 người địa phương phục vụ nhiều công việc khác nhau tại các căn Mỹ.
Thượng Viện yêu cầu chính quyền Obama rút gọn và đóng cửa phần lớn các căn cứ ở nước ngoài, để binh sĩ được trở về nhà, và giảm chi phí. Nhưng Tổng Thống Obama và các viên chức quốc phòng và ngoại giao cho rằng, những căn cứ đó quan trọng hàng đầu, là biểu tượng sức mạnh của HK trên thế
giới. Đó là một bộ phận làm phát triển lợi ích cho Mỹ, đồng thời cũng cố mối quan hệ và niềm tin của các đồng minh, qua duy trì sự lãnh đạo của HK trên thế giới.
2.2. Hoa Kỳ xử dụng 3 căn cứ ở Philippines
Ngày 4-6-2012, Thứ Trưởng Quốc Phòng Philippines, ông Honorio Azcueta cho báo chí biết: “Quân đội Mỹ, tàu chiến và phi cơ, một lần nữa có thể xử dụng những căn cứ trước đây của họ ở Subic, Zambales và Clark Field. Đó là điều chúng ta mong muốn để tăng cuờng tập trận và tương tác”.
Ông Honorio Azcueta lên tiếng “chào mời” như thế trong cuộc gặp gỡ với đại tướng Martin Dempsey, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân HK, tại Manila.
Năm 1992, Thượng Viện Philippines đã quyết định không gia hạn cho HK được xử dụng các căn cứ trên nước họ. Nói rõ ra là đuổi Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ mang vũ khí hạt nhân đến Philippines
Ngày 9-6-2012, ông Retano Reyes, một nhà hoạt động chính trị, lên tiếng cảnh báo, là HK sẽ mang vũ khí hạt nhân đến Philippines, một điều mà Hiến Pháp của nước nầy cấm, để bảo vệ chính sách phi vũ khí hạt nhân của họ. Phần lớn những tàu chiến HK đều có trang bị vũ khí hạt nhân, nên rất khó
kiểm soát, trước đây trong chiến tranh Việt Nam, HK thừa nhận là đã lưu trữ vũ khí nguyên tử ở những căn cứ đó, đã có một tiền lệ như thế, thì khó tránh được lần thứ hai. HK giữ bí mật thì làm sao mà biết được.
Tóm lại, vũ khí hạt nhân có thể đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
2.3. Hoa Kỳ có kế hoạch bí mật ở căn cứ Thái Lan chống Trung Cộng
Có tin đồn về việc Bộ QP/HK có một kế hoạch bí mật nhắm vào TC ở căn cứ hải quân U-Tapao, mà chính phủ Thái vừa cho phép cơ quan Hàng Không và Vũ Trụ NASA của HK được xử dụng.
Tướng Martin E. Dempsey đã lên tiếng bác bỏ những tin đồn đó, ông khẳng định, NASA dùng căn cứ U-Tapao vào công tác nghiên cứu khí quyển, gồm khí hậu và mây ở khu vực ĐNÁ. NASA sẽ đặt một số phi cơ ở đó để phục vụ nghiên cứu. Tướng Dempsey cũng cho biết, Bộ QP/HK không có liên quan gì đến
công việc thuần túy dân sự của NASA cả. Tuy nhiên, Bộ QP/HK cũng đang thảo luận với các giới chức quân sự Thái về việc thiết lập một Trung Tâm Nhân Đạo và Cứu Trợ Thảm Hoạ ở U-Tapao.
Tin đồn còn cho biết, Thái Lan cho HK xử dụng căn cứ đó để đổi lấy hộ chiếu nhập cảnh vào HK của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, là anh của nữ Thủ Tướng hiện nay, Yingluck Shinawatra.
Có thể U-Tapao sẽ là một bộ phận của Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (USCYBERCOM), một đơn vị thuần túy dân sự của HK.
Việc Bộ QP/HK thiết lập Trung Tâm Nhân Đạo ở U-Tapao kể ra cũng lạ thật.
2.4. Hoa Kỳ đóng “đồn kiểm soát” ở eo biển Malacca
Tại Hội Nghị Shangri-La, (Shangri-La là tên của khách sạn tổ chức hội nghị, ở Singapore), ông Leon Panetta đã hội đàm với người đồng cấp là Bộ Trưởng Quốc Phòng Singapore, ông Ng Eng Hen, đã đạt được một thoả thuận, cho phép HK được đưa 4 tàu chiến tấn công ven biển LCS (Littoral Combat Ship) được đến đồn trú tại vùng biển Singapore, được xem như một “trạm kiểm soát” việc ra vào của tàu bè quốc tế đi qua eo biển Malacca, bởi vì, nước Singapore nằm ngay cửa ra vào của eo biển nhộn nhịp nhất nhì thế giới nầy. Đó là tuyến hàng hải mà nhiều lần HK xem như lợi ích của quốc gia Mỹ.
4 chiếc tuần duyên hạm tối tân nhất là USS Freedom LCS-1 và USS Independence LCS-2, kỹ thuật siêu tàng hình, tốc độ cao, 56km/giờ, tầm hoạt động xa, 3,500 hải lý (6,400Km), sẽ luân phiên nhau đến đồn trú 10 tháng rồi sẽ được thay thế bằng chiến hạm hiện đại hơn.
Chuyên gia an ninh biển Singapore, ông Ristian Atriandi Supriyanto, nêu nhận định: “kế hoạch nầy của Mỹ chính là “trọng tâm biển” của chiến lược HK, vì nó nằm ngay tâm điểm hàng hải châu Á, án ngữ và kiểm soát tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Việc bố trí các chiến hạm hiện đại nhất nầy
tạiSingapore phản ảnh chủ trương chuyển trọng tâm biển về châu Á - Thái Bình Dương của HK”.
Với 40 người trên chiến hạm không thể đóng quân cố định được. LCS được thiết kế để tác chiến gần bờ, đặc biệt là kỹ thuật siêu tàng hình cho phép xâm nhập, phá hủy chiến thuật chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial-A2/AD) của Trung Cộng.
2.5. Tại sao Việt Nam không cho Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh?
GS Chu Yin, trường Quan Hệ QT cho biết 3 lý do tại sao VN không cho HK thuê cảng Cam Ranh, như sau:
Thứ nhất
Mặc dù TC và HK có nhiều cạnh tranh và xung đột, nhưng là 2 nước được hưởng lợi nhiều nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Lợi ích kinh tế nầy không thể tách rời HK và TC ra, nó khác với sự đối đầu giữa HK và Liên Xô trước kia.
Có nghĩa là TC và HK sẽ không đánh nhau chí tử, như thế, TC sẽ rảnh tay trừng phạt sự “phản bội” của VN.
Thứ hai
Những căn cứ tại Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật, Nam Hàn, Úc đủ để cho HK duy trì chiến lược quân sự ở ĐNÁ, đủ sức kềm chế TC, do đó, Cam Ranh không còn giá trị chiến lược bậc nhất đối với HK. Nếu VN cho HK thuê Cam Ranh thì xúc phạm nặng nề đối với TC, sẽ có hại cho VN nhiều
hơn có lợi.
Thứ ba
Việt Nam lệ thuộc kinh tế vào TC, nên không dám hành động đưa đến thù địch. Hiện nay, HK không chủ trương thiết lập căn cứ ở nước ngoài. Sự hợp tác VN-HK đã được xác định, nhưng không có mục đích tái lập căn cứ quân sự, mà chỉ tập trung vào quan hệ đối tác với các nước trong khu vực, giúp
các nước nầy nâng cao năng lực để có đủ khả năng tự bảo vệ. Ông Panetta xác nhận điều nầy như sau: “Chỉ có sự lớn mạnh của VN và Philippines thì khu vực ĐNÁ mới được ổn định.”
Về Cam Ranh, ông Panetta nói với Phùng Quang Thanh trong cuộc họp báo như sau: “Cam Ranh là một cảng quan trọng, nếu VN có ý định cải thiện, nâng cấp, mà cần sự giúp đở, thì HK sẵn sàng hỗ trợ.” Phùng Quang Thanh đáp trả: “VN đã có kế hoạch, chiến lược và nguồn lực để phát triển Cam Ranh.
Tàu không vũ trang của HK có thể tiếp tục ra vào và neo đậu tại Cam Ranh”.
2.6. Hoa Kỳ không mở căn cứ thường trực tại châu Á
Mặc dù tăng cường lực lượng quân sự ở châu Á-TBD, nhưng HK sẽ không mở thêm những căn cứ mới.
“Chính quyền Mỹ đang triển khai một chiến lược rất mới tại châu Á-TBD, thay vì lập căn cứ lớn, Mỹ sẽ đưa các lực lượng, chiến hạm, phi cơ, binh sĩ đến tham gia các nhiệm vụ tạm thời như tập trận chung, huấn luyện và tác chiến chung.” Bộ trưởng Panetta cho biết thêm: “Chiến lược mới nầy chỉ
có thể thực hiện được, khi các nước đối tác đồng ý cho lực lượng Mỹ xử dụng bến cảng, sân bay và các cơ sở khác. HK đang đối diện với sức ép về ngân sách, nên phương pháp ít tốn kém nầy tốt hơn là lập căn cứ thường trực”.
Như vậy, nếu VN muốn nhờ HK bảo vệ, thì phải cho HK xử dụng Cam Ranh.
Mới đây, HK đưa 4,500 binh sĩ luân phiên nhau đến tập trận chung vớiPhilippines và đã đưa 3 chiến hạm đến tập trận với Indonesia.
3. Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương
3.1. Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương
Hoa Kỳ có 6 bộ tư lệnh khu vực và mới thành lập thêm Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo là 7, trong đó, BTL/TBD (PACOM) là mạnh nhất, với hai hạm đội, là Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3.
Căn cứ BTL/TBD đặt tại Honolulu, Hawaii. Hệ thống chỉ huy, từ Tổng Thống qua Bộ Trưởng QP đến người cầm đầu BTL hiện thời là đô đốc Samuel J. Locklear (Từ 9-3-2012 - hiện tại)
3.1.1. Nhiệm vụ Bộ Tư Lệnh Thái Bình DươngBộ Tư Lệnh TBD có nhiệm vụ bảo vệ các quốc gia có hiệp ước với HK, gồm có:
- HK-Philippines (1952)
- HK-Australia-New Zealand (1952)
- Hoa Kỳ-Nam Hàn (1954)
- Hoa Kỳ-Nhật Bản (1960)
- Nhiệm vụ bảo vệ Đài Loan
3.1.2. Lực lượng quân sự của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương
Bộ Tư Lệnh TBD có 2 hạm đội: Hạm Đội 7 và Hạm Đội 3. Lực lượng căn bản của 2 hạm đội là:
- 120 chiến hạm đủ loại (HĐ 7: 60)
- 700 phi cơ các loại (HĐ 7: 350)- 120,000 nhân sự HQ & TQLC (HĐ 7: 60,000)
Trường hợp gia tăng lên thành 6 hàng không mẫu hạm thì những con số căn bản sẽ tăng theo, nhưng sức mạnh thật sự là những vũ khí vô cùng hiện đại của HK.
3.2. Vũ khí hiện đại tiền tỷ đô la ở Thái Bình Dương
1. Phi cơ chiến đấu tàng hình đa năng thế hệ 5 duy nhất, được đưa vào xử dụng là chiếc F-35, giá 236 triệu USD/chiếc
2. Phi cơ tàng hình ném bom tầm xa thế hệ mới, B-2, tốc độ siêu thanh, có thể ném bom hạt nhân. Giá 929 triệu USD/chiếc
3.Phi cơ Boeing P-8 Poseidon, tuần tra hàng hải, tiêu diệt tàu ngầm bằng bom và hoả tiễn, giá 220 triệu USD/chiếc.
4. Nổi bật nhất là tàu ngầm tấn công lớp Virginia, có khả năng hoạt động cả ở vùng nước sâu và vùng nước cạn. Chạy bằng năng lượng hạt nhân, cực kỳ êm, lặng lẽ, có khả năng phóng hoả tiễn hành trình (Cruise missile) tấn công mặt đất là Tomahawk và hoả tiễn hành trình Harpoon tấn công biển, nhắm vào tàu nổi, tàu ngầm. Giá 2.4 tỷ USD/chiếc.
Chiếc tàu ngầm siêu hiện đại nầy đã có mặt ở căn cứ Subic, Philippines, trong thời gian có căng thẳng giữa TC-Philippines ở Bãi Cạn Scarborough vừa qua.
5. Tuần duyên hạm tối tân LCS. Là tàu chiến đấu gần bờ, tàng hình, tốc độ 56km/giờ. Không xử dụng chân vịt (Propeller) và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển, nên có thể áp sát bờ biển và cũng có thể chạy trên sông.
Hai tàu LCS (Littoral Combat Ship) được xử dụng là USS Independence LCS-2 và USS Freedom LCS-1. Khả năng tàng hình tối ưu, hoả lực cực mạnh, đuôi tàu có sàn đáp và chứa 2 trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk và 4 xe bọc thép hoặc xe humvee, xem như tàu đổ bộ mini. Loại tàu nầy được triển khai ở eo biển Malacca, Singapore.
6. Siêu khu trục hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000. Năm 2014, HK sẽ đưa tàu khu trục nầy vào TBD. Những vũ khí hạng nhất nầy đủ sức khắc chế Trung Cộng, ông Panetta khẳng định: “Các loại vũ khí nầy sẽ cho phép HK được tự do hoạt động trong những khu vực bị ngăn chặn”. Cụm từ “khu vực bị ngăn chặn” được hiểu là chiến thuật tạo vùng “cấm tiếp cận” (A2/AS=Anti-Access/Area Denial) của TC. Như vậy, chiến hạm LCS và Zumwalt là khắc tinh của A2/AD.
3.3. Siêu chiến hạm tàng hình Zumwalt DDG-1000
Hồi tháng 4 năm 2012, truyền thông Mỹ gây chấn động thế giới khi loan tin HQ/HK sẽ triển khai tàu khu trục (Destroyer) tàng hình trên TBD trong năm 2014. Giá mỗi chiếc là 3.8 tỷ USD.
Đô đốc Jonathan Greenert, Tham Mưu Trưởng HQ/HK tuyên bố: “Với khả năng tàng hình, hệ thống định vị bằng siêu âm, có khả năng phi thường về năng lực tấn công, không cần nhiều người điều khiển. Đây là tương lai của chúng ta”.
3.3.1. Chiến hạm của thế kỷ 21
Sau 5 năm tranh cãi, cuối cùng, ngày 15-9-2011 HQ/HK đã ký hợp đồng với công ty General Dynamics để chế tạo khu trục hạm Zumwalt DDG-1000, được gọi là “chiến hạm tàng hình đa năng” hay “chiến hạm thế kỷ 21.”
Siêu chiến hạm nầy có khả năng đột nhập, áp sát vào bờ biển mà hầu như không bị phát hiện, chủ yếu là tấn công mặt đất.
HQ/HK có lợi thế về vùng nước sâu, mà vũ khí của TC thì được bố trí ở vùng nước cạn, nên chiếc Zumwalt được sản xuất để đáp ứng khả năng khắc chế TC bằng cách bẻ gãy chiến thuật chống tiếp cận A2/AD của TC.
3.3.2. Đặc tính kỹ thuật của chiếc Zumwalt DDG-1000
Tàu DDG-1000 được đặt theo tên của Đô đốc Elmo Russell “Bud”Zumwalt Jr..
- Chiều dài. 182m, dài hơn tất cả các tàu khu trục hiện có.- Mũi tàu. Mũi tàu hoàn toàn khác với thiết kế truyền thống là cao, trái lại chiếc Zumwalt có mũi tàu thấp, để bảo đảm tàng hình và tránh cho tàu lắc lư khi bị sóng đánh vào mũi tàu.
- Vỏ tàu. Vỏ tàu xuyên sóng, không để lại đường rẻ nước.
- Đuôi tàu. Có sàn đáp và chứa 2 trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk và 3 trực thăng không người lái. Không có những cột anten lộ thiên, mà toàn bộ hệ thống radar được thiết kế bên trong tháp. Động cơ đẩy chạy bằng điện nên rất êm.
3.3.3. Vũ khí trang bị
- Hệ thống định vị siêu âm
- Bệ phóng hoả tiễn đa năng. Có thể phóng nhiều hỏa tiễn khác nhau mà không cần điều chỉnh chương trình về phần mềm (Software). Phóng hoả tiễn tinh khôn tấn công mặt đất Tomahawk.- Súng phóng hỏa tiễn tiên tiến AGS (Advanced Gun System) là một cuộc cách mạng trong ngành pháo binh, 4 khẩu súng nầy có hoả lực tương đương với một tiểu đoàn pháo binh.
Mỗi viên đạn 155mm là một hỏa tiễn được dẫn đường bằng hệ thống tấn công mặt đất tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile), bắn xa 154km, độ chính xác sai biệt trong một chu vi 50m.
Súng AGS vận hành tự động. Thùng đạn chứa 750 hỏa tiễn, mỗi trái nặng 11kg. Hệ thống nạp đạn tự động, bắn ra 10 phát trong một phút. Chiếc Zumwalt được trang bị 2 khẩu AGS, phóng thẳng đứng. Nòng súng có thể quay vòng tròn 360 độ và được hạ xuống dưới boong tàu.
Trung Cộng không có phản ứng chính thức nào, tuy nhiên, có một viên tướng giễu cợt cho rằng, chỉ cần một chiếc ghe chứa đầy chất nổ thả trôi theo lục bình cũng đủ sức chôn chiếc tàu đó xuống đáy biển.
4. Phá vở chiến thuật chống tiếp cận của Trung Cộng
Chiến thuật chống tiếp cận (Anti-Access/Area Denial-A2/AD) là dùng tầm hoạt động xa của hoả tiễn, cùng với hệ thống radar và các thiết bị báo động sớm, lập ra một khu vực để ngăn chặn, khiến cho tàu địch không dám xâm phạm vào tầm sát hại của vũ khí phòng thủ.
Vùng chống tiếp cận của TC được đặt ra trong tầm sát hại của hỏa tiễn Đông Phong 21 (DF-21) được xem là “sát thủ tàu sân bay”, vì thế HKMH HK không dám đến gần. Giờ đây, HK có 3 thứ vũ khí khắc tinh của vùng chống tiếp cận, là tàu ngầm lớp Virginia, tàu tuần duyên LCS và Zumwalt, bằng cách
bịt miệng, vô hiệu hoá hỏa tiễn sát thủ tàu sân bay DF-21.
5. Phá vở chiến thuật tấn công Đài Loan của Trung Cộng
Chiến thuật chống HK trong việc bảo vệ Đài Loan, hay tấn công HK trên TBD, bắt đầu bằng cuộc tấn công trên mạng của chiến tranh không gian ảo (Cyberwar). Theo kế hoạch, TC sẽ tấn công vào hệ thống máy tính của BTL/TBD và của các công ty tiếp vận cho Đài Loan, để làm trì trệ việc phản ứng kịp thời giải cứu đảo quốc nầy.
Để phá vỡ kế hoạch đó, HK đã thiết lập Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (USCYBERCOM) và có thể sẽ đặt một bộ phận ở căn cứ U-Tapao của Thái Lan.
Như vậy, hai chiến thuật của TC, một dùng hoả tiển sát thủ tàu sân bay, một là dùng chiến tranh không gian ảo, bị khắc chế và phá vở bởi chiến lược “Tái cân bằng lực lượng quân sự” của Tổng Thống Obama.
6. Quan điểm của Hoa Kỳ về Biển Đông
4 nội dung căn bản.
1. Mỹ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông, đặc biệt là an ninh hàng hải, chủ yếu là từ eo biển Malacca.
2. Mỹ không đứng về phe nào trong việc tranh chấp chủ quyền, nhưng ủng hộ giải quyết bằng đàm phán hoà bình, ngoại giao đa phương, trên căn bản luật pháp quốc tế. Đặc biệt là Mỹ cam kết bảo vệ các quốc gia có hiệp ước với HK, như Philippines, Nam Hàn, Nhật Bản, Úc, New Zealand, và bảo
vệ Đài Loan.
Bao nhiêu điều đó cho thấy HK có lý do để không đứng ngoải tranh chấp ở Biển Đông. Và cũng cho thấy, HK có thể đứng ngoài trong trường hợp TC dạy cho CSVN một bài học thứ hai, nếu như CSVN không chính thức lập quan hệ quốc phòng cụ thể với HK.
3. Mỹ tăng cường HQ vì trọng tâm kinh tế toàn cầu di chuyển về khu vực ĐNÁ, vì Mỹ có quyền lợi ở đây, nên điều chỉnh việc tập trung lực lượng quân sự là việc bình thường, không phải nhắm vào Trung Cộng.
4. Trong chuyến công du châu Á lần nầy, Bộ Trưởng QP/HK Panetta khẳng định cam kết bảo vệ các đồng minh của HK, đồng thời cũng mong muốn hợp tác với Trung Công.
7. Hoa Kỳ chủ trương “3 hơn” ở châu Á-Thái Bình Dương
Ngày 7-6-2012, trong cuộc họp báo, tướng Martin Dempsey cho biết, việc chuyển quân đến châu Á-TBD dựa trên nguyên tắc 3 hơn: Quan tâm hơn.Cam kết nhiều hơn. Chất lượng hơn.
Binh sĩ Mỹ sẽ luân phiên nhau, hơn là đóng quân tại căn cứ cố định. Philippines, Thái Lan và Singapore đã có đóng góp tích cực và muốn chia xẻ trách nhiệm quốc phòng lớn hơn.
Hoa Kỳ khuyến khích khối ASEAN đóng vai trò tích cực hơn.
8. Kết
Chiến lược “tái cân bằng lực lượng quân sự” của Hoa Kỳ lợi hại thật, cho thấy Trung Cộng khó thoát khỏi thiên la địa võng mà Tổng Thống Obama đã bày ra.
Những căn cứ hoả tiễn của Hoa Kỳ, từ Alaska, Hạm Đội 3 ở Bắc TBD, Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, đảo Guam, Honolulu (Hawaii), Philippines, Úc, Thái Lan, đến Singapore, và từ 6 hàng không mẫu hạm nằm trên vành đai bao vây, đều chỉa hoả lực vào một mục tiêu cố định là Bắc Kinh, cho thấy TC chạy trời không khỏi nắng.
Ví dụ như một trận chiến xảy ra, thì ngoài vũ trụ, tàu con thoi không người lái X-37B, đang làm chủ không gian, làm tê liệt hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của TC, thì hoả tiễn “sát thủ HKMH” DF-21 hoàn toàn vô dụng. Thêm vào đó, X-37B cũng có khả năng phóng hỏa tiễn xuống Bắc Kinh, đồng thời 3 siêu vũ khí tàng hình phá hủy chiến thuật “vùng cấm tiếp cận” của TC và nhất là từ 12 vị trí trên vòng đai bao vây, cùng khai hỏa
một lúc nhắm vào Hoa Lục thì TC có ba đầu 6 tay cũng đành chịu, vì không thể phản công cùng một lúc đến 12 vị trí ở nhiều phương hướng khác nhau được.
Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo của HK nhập trận, phen nầy anh ba Tàu chết chắc. Hay ít ra cũng không còn lớn lối hăm he các nước nhỏ trong khu vực nữa.
No comments:
Post a Comment