Apr 8, 2014

• Mỹ Siết Vòng Vây Trung Cộng - Vi Anh



Thời sự đông tây cho thấy Mỹ đang siết vòng vây CS. Gần như đồng thời xảy ra hai sự kiện ở Đông và Tây Phương, nhưng là một mục tiêu, mục tiêu Thế Giới Tự do chống Trung Quốc đang CS và chống Nga hậu CS nhưng chế độ chánh trị độc tài do một cựu sĩ quan KGB đang thống trị, đó là TT Putin. Cùng với Liên Âu Mỹ siết Nga hậu CS ở Đông Âu nhơn biến cố Nga tiến chiếm Crimea. Cùng với ASEAN Mỹ siết Trung Cộng trong chiến lược bao vây quân sự với chiến lược chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương và bao vây kinh tế TC với cuộc vận động sắp hoàn thành cả chục nước hai bên bờ Thái bình dương vào Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái bình dương nhưng loại TC ra ngoài.




Trong chiến lược bao vây quân sự TC, chận đường TC tiến về phía Nam kiểm soát con đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Mã Lai lên, Mỹ coi như đã thành công trong việc kết hợp quân sự với các nước Á châu Thái bình dương, qua tổ chức Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN. Bước ngoặt tích cực nhiều ý nghĩa mới đây là lần đầu tiên, dù Mỹ không là thanh viên của ASEAN, nhưng Mỹ đứng ra tổ chức được cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng của các nước trong khối ASEAN, ngay tại tiểu bang Hawaii của Mỹ.

Cuộc họp của 10 bộ trưởng quốc phòng của ASEAN cùng với bộ trưởng quốc phòng Mỹ bắt đầu ngày 02/04/2014, trên đất Mỹ là một hội nghị do Mỹ mời và tổ chức, không một bộ trưởng quốc phòng nào không có mặt. Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCS Phùng quang Thanh lần đầu tiên đích thân đến họp cùng Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ trên đất Mỹ. Tuy là một cuộc họp không chính thức, sự kiện các lãnh đạo quốc phòng Đông Nam Á và Hoa Kỳ lần đầu tiên gặp nhau trên đất Mỹ là rất quan trọng.

Đây là cơ hội tốt nhứt để Mỹ minh thị chứng tỏ, chánh thức khẳng định đẩy mạnh chiến lược chuyển trục quân sự sang Á châu. Các nước Á châu Thái bình dương nhận thức vai trò quan trọng của Mỹ trong vùng trong giai đoạn TC càng ngày càng tăng gia bành trướng, tranh chấp biển đảo của các nước từ bắc tới nam Á châu Thái bình dương.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ trên đường đến dự hội nghị, không ngần ngại, qua báo chí, cho toàn thế giới biết, Mỹ quyết tâm và tăng cường thực hiện chiến lược xoay trục quân sự sang Á châu, quyết tâm củng cố quan hệ, phối hợp hành động với các nước đồng minh [như Nhựt, Nam Hàn, Phi luật tân mà Mỹ có hiệp ước phòng thủ chung, có quân đội Mỹ hiện diện] và một số nước đối tác đã hay đang phát triễn hợp tác chiến lược toàn diện như VN, Miên, Lào hay đối tác chiến lược toàn diện như Mã Lai, Thái Lan, Brunei. Mục tiêu là tái cân bằng lực lượng trong khu vực châu Á, Ông không nói ra với nước nào nhưng ai cũng biết đó là Trung Quốc CS, chớ không ai vào đó cả.

Bộ Trưởng QP Mỹ cũng không dấu diếm nói Mỹ muốn siết chặt quan hệ với ASEAN, vì Hiệp hội các nước Đông Nam Á là «tổ chức duy nhất tại vùng châu Á-Thái Bình Dương», một khối thuần nhứt, một cơ chế phối hợp quốc phòng tốt với Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ADMM+ mà Hoa Kỳ đã tham gia từ năm 2010.

Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN tổ chức tại Tiểu bang Hawai của Mỹ trong khi Mỹ đang cùng Liên Âu bao vây Nga hậu CS, cũng là dịp Mỹ mặc thị cho thế giới thấy Mỹ sẵn sàng và thừa sức cho một hai mặt trận như thời Chiến tranh Lạnh, ngăn chận và nếu cần thì tấn công CS. Đây cũng là dịp Mỹ chứng minh dù Mỹ kiệm ước ngân sách, kinh phi quân sự có giảm nhưng tuyệt đối kinh phí dành cho chiến lược chuyển trục sang A châu Thái bình dương này tuyệt nhiên không bớt một xu nào.

Mỹ cũng cho thấy Mỹ đang phát triễn chiến lược, điều binh, bố trí phương tiện chiến tranh cho vùng này. Hơn phân nửa hải lực đã về Á châu Thái bình dương. Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, 6 chiếc loại tấn công đã có mặt trong vùng. Chiến hạm và tàu lặn cũng thế, toàn loại tấn công. Tàu cận chiến duyên hải LCS tối tân nhứt thế giới của Mỹ đang ở Singapore, và sẽ đến căn cứ hải quân chiến lược của Mỹ thời Chiến tranh lạnh, là căn cứ Subic Bay mà Mỹ đang kết thúc thương lượng với Phi luật tân. Tại Úc, lần đầu tiên trong lịch sử của Úc, một đồng minh da trắng duy nhứt của Tây Phương ở Phương Đông, cho Mỹ đổ quân. Mỹ đã đổ quân 1.150 lính thủy quân lục chiến tinh nhuệ thường trú ở Darwin với bốn máy bay trực thăng siêu hạng CH-53E Super Stallion tại miền Bắc Úc nhìn thẳng lên Biển Đông và hải cảng Perth của miền Tây Úc sẵn sàng tiếp đón hạm đội của Mỹ có mặt trên Nam Thái bình dương và Ân độ dương.

Còn ở miền bắc Thái bình dương, Nhựt đã cộng tác với Mỹ thiết lập trạm radar phòng thủ hoả tiễn AN/TP2 ở Nhật Bản, dời căn cứ không quân Mỹ ở Futenma trên đảo Okinawa đén một nơi thuận tiện hơn.

Trước đó Mỹ đã tái cơ cấu số quân ở Á châu, từ Guam, Okinawa, và Nam Hàn sao cho thích hợp với tình hình và mặt trận mới của chiến lược bao vây TC.

Mỹ không nói ra nhưng ai cũng biết đối tượng, mục tiêu của Mỹ là TC. TC đã vượt lằn ranh đỏ đối với Mỹ ở trong vùng này. TC đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không trên không phận bắc Thái bình dương, trùng lắp với không phận của các đồng minh của Mỹ như Nhựt và Nam Hàn, Mỹ còn mấy chục ngàn quân ở hai nước này. Mỹ tuyên bố cứng rắn trong cuộc TC tranh chấp đảo Senkaku của Nhựt, coi vùng này là lãnh thổ của Nhựt, Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ. Mỹ tuyên bố tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi, quyền lợi quốc gia của Mỹ, có nghĩa Mỹ sẽ bảo vệ bằng biện pháp quân sự khi bi xâm phạm.

Còn công luận thì khỏi nói, dân chúng Mỹ xem TC là kẻ thù số 1 của Mỹ. Thăm dò của Viện Gallup, một tổ chức độc lập có uy tín lâu đời ở Mỹ, mới đây hồi tháng tháng 2 năm 2014 cho biết đa số dân chúng Mỹ coi TC là kẻ thù số 1 của Mỹ, kế đó là Iran và CS Bắc Hàn. Người Mỹ coi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng, hơn cả mối đe dọa từ chương trình nguyên tử của Iran và CS Bắc Hàn.

Người dân Mỹ từng đốt toà tổng lãnh sự của TC ở San Fran, đốt hai lần chỉ trong vòng mấy năm. Lần thứ nhứt vào tháng 3/2008, để phản đối TC rước Thế vận Bắc Kinh 2008 và lần thứ hai gần đây trong năm 2014, để phản đối TC đàn áp nhân quyền./.(Vi Anh)



HK và TC choảng nhau về các đảo tranh chấp
by By HELENE COOPER - Hoàng Nguyên chuyển ngữ



BẮC KINH – Hôm thứ Ba, HK và TQ choảng nhau về vấn đề Nhật Bản, trong lúc bộ trưởng quốc phòng TQ khẳng định rằng TQ có chủ quyên không tranh cải được đối với một nhóm đảo tại Biển Đông Hoa và rằng quân đội của quốc gia ông đã sẳn sàng để bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh trong các cuộc tranh cải về lảnh thổ.

Bộ Trưởng, Tướng Chang Wanquan, khẳng định rằng Trung Quốc sẽ không là nước đầu tiên tung ra một cuộc tấn công về tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, ông tố cáo Nhật Bản "lẩn lộn cái đúng với cái sai" trong vấn đề khẳng định quyền kiểm soát của họ đối với các đảo tranh chấp ở biển Đông Hoa, được biết đến với tên Senkaku ở Nhật Bản và Điếu Ngư ở Trung Quốc.


“TQ có chủ quyền không tranh cải được đối với quần dảo Điếu Ngư,” Tướng Chang nói. Ông nói thêm rằng về vấn đề của cái mà ông gọi là “chủ quyền lảnh thổ”, Trung Quốc “không thỏa hiệp, không khoan nhượng, không hiệp ước.”

Ông nói tiếp, “Quan đội TQ có thể tập hơp ngay khi được gọi, đánh bất cứ trận chiến nào và chiến thắng.”

Tướng Chang đưa ra nhận xét của ông tại một cuộc họp báo với Bộ Trưởng Quốc Phòng HK, Chuck Hagel, sau một buội sáng hội họp tại Bộ Quốc Phòng. Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Hagel đến TQ với tư cách bộ trưởng quốc phòng.

Trong lúc cả hai người tìm cách trình bày cuộc họp của họ một cách xây dựng, họ chọn những quan điểm trái ngược nhau đối với một số vấn đề, đặc biệt là cuộc xung đột lảnh thổ giữa Nhật Bản và TQ tại biển Đông Hoa, và một cuộc xung đột tương tự giữa TQ và Philippines tại Biển Đông

Tại một điểm, Ông Hagel tỏ vẻ thiếu kiên nhẩn, vẩy ngón tay của mình. “Philippines và Nhật Bản là những đồng minh lâu đời của HK,” ông lên tiếng. “Chúng tôi có những hiệp ước phòng thủ hổ tương với mỗi nước trong những nước đó,” ông tiếp tục nói thêm rằng HK “cam kết hoàn toàn với những bó buộc của những hiệp ước ấy.”

Ông Hagel tố cáo TQ gây thêm căng thẳng trong khu vực bằng cách đơn phương tuyên bố một khu phòng không tại biển Đông Hoa mà “không hợp tác, không tham khảo ý kiến gì cả.” Những bước như thế, ông cảnh cáo, có thể “cuối cùng đi đến một cuộc xung đột nguy hiểm.”

Sự trao đổi nhấn mạnh một cuộc viếng thăm mà các giới chức quốc phòng Mỹ đã tìm để trình bày như một quan hệ quân sự sâu sắc chờ đợi từ lâu giữa hai nước. Hôm thứ Hai, ông Hagel đã trở thành chức sắc quân sự nước ngoài đầu tiên được phép lên một hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, và hôm thứ Ba HK và TQ đã công bố một loạt các bước khiêm tốn đối với việc cải thiện thông tin liên lạc.

Nhưng có vẻ như không có việc khép lại những khoảng trống đối với những vần đề gây tranh cải hơn.

Ông Hagel, chẳng hạn, kêu gọi TQ nên cởi mở hơn về các khả năng chiến tranh mạng, mà các giới chức Mỹ nói rằng bắc Kinh dùng cho vấn đề gián điệp thương mại.

Ông Hagel mộ tả HK như là minh bạch về khả năng của mình trong vấn đề an ninh viễn thông, chỉ vào một cuộc thuyết trình mới đây mà Bộ Quốc Phòng đã cho các giới chức TQ về học thuyết của Ngũ Giác Đài về việc phòng thủ chống lại các cuộc tán công mạng

“sự minh bạch hơn sẽ làm vững mạnh các mối quan hệ HK-TQ,” ông Hagel nói. “Sự cởi mỡ hơn về mạng giảm nguy cơ hiểu lầm và ngô nhận có thể dẫn đến tính toán sai lệch. Bắc Kinh, các giới chức quốc phòng Mỹ cho biết, vẫn chưa đáp ứng lời mời của ông Hagel yêu cầu trao đổi với một cuộc thuyết trình của mình.

Tướng Chang bình thản đứng bên cạnh ông Hagel trong suốt lời kêu gọi cởi mở thêm về an ninh mạng của ông hôm thứ Ba. Khi đến lượt nói chuyện của ông, ông nói rằng "các hoạt động quốc phòng của Quân đội Nhân dân Giải phóng về vấn đề không gian mạng tuân thủ" luật pháp Trung Quốc. "Họ sẽ không đặt ra một mối đe dọa cho người khác," ông nói thêm.

Sự bất đồng với TQ về các vấn đề an ninh kỹ thuật số đặt ông Hagel vào vị trí khó khăn về việc phân tách tỉ mỉ với Bắc Kinh về những gì có thể chấp nhận được để do thám và những gì không thể chấp nhận. Các giới chức Mỹ cho rằng một loạt những cuộc tấn công có nguồn gốc từ TQ nhằm đánh cắp công nghệ và tài sãn trí tuệ khác từ Silicon Valley và các nhà thầu quân sự và các công ty năng lượng tại Hoa Kỳ. Nhiều cuộc tấn công trong số đó có liên quan đến các đơn vị chiến tranh mạng của Quân đội Nhân dân Giải phóng, hoạt động thay cho các công ty TQ do Nhà Nước làm chủ hoặc co1 liên kết với nhà nước.

Nhưng Hoa Kỳ cũng không phải luôn luôn minh bạch về vấn đề gián điệp mạng. Tháng trước Báo The New York Times và tạp chí Der Spiegel của Đức báo cáo rằng Hoa Kỳ đã thâm nhập vào mạng lưới của Huawei, hệ thống nối mạng và viễn thông khổng lồ của Trung Quốc. Tiết lộ thêm về gián điệp Mỹ đã được tiết lộ trong các tài liệu Cơ quan an ninh quốc gia bị rò rỉ bởi Edward J. Snowden, một nhà hợp đồng trước đây của cơ quan.

Sau cuộc họp tại Bộ Quốc phòng, ông Hagel đã đến Đại học Quốc phòng tại Bắc Kinh để đọc một bài diễn văn và tổ chức một buổi hỏi đáp với một nhóm khoảng 120 sĩ quan quân đội Trung Quốc. Hầu hết các câu hỏi từ khán giả tập trung vào cuộc tranh chấp Senkaku-Điếu Ngư, trong lúc các cán bộ TQ Trung Quốc liên tục phàn nàn rằng chính sách của Mỹ trong khu vực ủng hộ Nhật Bản.

Cuối năm ngoái, Trung Quốc gây ra một sự náo động xuyên Thái Bình Dương khi tuyên bố rằng một "vùng nhận dạng phòng không" cho họ quyền để nhận dạng và có thể có hành động quân sự chống lại các phi cơ gần quần đảo. Nhật Bản từ chối công nhận tuyên bố của Trung Quốc và Hoa Kỳ kể từ đó đã thách thức Trung Quốc bằng cách gửi máy bay quân sự vào khu vực, không báo trước.

Vào tháng Hai, Đại tá James Fannel, giám đốc các hoạt đồng tình báo vq thông tin với Hạm Đội Thái Bình Dương của HK, nói tại San Diego rằng TQ đang huấn luyện lực lượng để đủ khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh “ngắn, thình lình” với Nhật Bản tai Biển Đông Hoa

“HK không đứng bên nào trong những yêu sáchcá nhân, ” trong cuộc xung đột hải đảo, ông Hagel cho biết. Nhưng ông lập lại rằng HK có những bó buộc về hiệp ước phải bảo vệ Nhật Bản và Philippines



Image

Ông này còn nói là Hoa Kỳ là quốc gia có ảnh hưởng toàn cầu, nhưng Thái Bình Dương “đủ rộng để cả Hoa Kỳ và TQ cùng nhau phát triển đồng hành, cũng như đủ rộng cho các quốc gia vùng Châu Á-Thái Bình Dương khác”.

Cali Today News - Chỉ một ngày sau khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel lên thăm chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Chang Wanquan đã có lời lẽ rất gây hấn.

Theo bản tin của Bloomberg Businessweek, ông Chang tuyên bố như sau: “Với đà phát triển gần đây của TQ, không ai, kể cả Hoa Kỳ, có thể kềm hãm được sức mạnh quân sự của chúng tôi”.

Ông này còn nói là Hoa Kỳ là quốc gia có ảnh hưởng toàn cầu, nhưng Thái Bình Dương “đủ rộng để cả Hoa Kỳ và TQ cùng nhau phát triển đồng hành, cũng như đủ rộng cho các quốc gia vùng Châu Á-Thái Bình Dương khác”.

Cuộc họp báo chung của hai Bộ Trưởng đã tỏ ra căng thẳng vì ông Chang có lời lẽ nặng nề đối với cả Nhật và Philippines và còn chỉ trích Hoa Kỳ đã bán vũ khí cho Đài Loan.

Đáp lời, ông Hagel chỉ trích Trung Quốc đã đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không trong vùng biển Hoa Đông. Theo ông Hagel, chuyện này ‘càng làm căng thẳng gia tăng, gây hiểu lầm có thể đưa đến xung đột nguy hiểm’.

Trước khi đến TQ, ông Hagel đã đi thăm Nhật hầu tìm cách trấn an đồng minh quan trọng nhất của Mỹ trong vùng Đông Á-Thái Bình Dương. Các quan sát viên nhận thấy Bắc Kinh không hề dịu giọng gì cả trong tình hình hiện nay. 

Trần Vũ

No comments:

Post a Comment