Feb 9, 2014

• Một lần nữa, Mỹ hứa bảo vệ Nhật trong cuộc đối đầu với Trung quốc!

MỘT LẦN NỮA, MỸ HỨA BẢO VỆ NHẬT TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC!

Trần Thị Sông Dinh

Hai ngoại trưởng Nhật và Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn. 
Photo courtesy: AP 
Lời hứa này diễn ra trong cuộc gặp gỡ giữa hai ngoại trưởng Nhật và Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn và dựa theo tinh thần của Hiệp Ước Bảo Vệ Đồng Minh vào năm 1960. Lời hứa này có giá trị lớn và nhạy cảm vào thời điểm hai cường quốc Á châu đang trong giai đoạn căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ, nhất là từ sau khi TQ đơn phương thiết lập vùng nhận diện trên biển Hoa Đông mà Hoa Kỳ tuyên bố “không thừa nhận và cũng không chấp nhận” vùng nhận diện phòng không (ADIZ) này.

Cali Today News – Hôm qua thứ sáu, ngoại trưởng John Kerry hứa là Mỹ sẽ bảo vệ nước Nhật, nếu nước này bị Trung Cộng tấn công, kể cả khu vực quần đảo Senkaku mà Trung quốc gọi là Điếu Ngư. 

Lời hứa này diễn ra trong cuộc gặp gỡ giữa hai ngoại trưởng Nhật và Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn và dựa theo tinh thần của Hiệp Ước Bảo Vệ Đồng Minh vào năm 1960. Lời hứa này có giá trị lớn và nhạy cảm vào thời điểm hai cường quốc Á châu đang trong giai đoạn căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ, nhất là từ sau khi TQ đơn phương thiết lập vùng nhận diện trên biển Hoa Đông mà Hoa Kỳ tuyên bố “không thừa nhận và cũng không chấp nhận” vùng nhận diện phòng không (ADIZ) này.


Ngoại trưởng Kerry nói Hoa Kỳ không có ý định thay đổi cách ứng xử trong vùng này, có nghĩa là không báo trước cho TQ biết khi bay vào vùng này.
Mỹ và đồng minh Mỹ quan tâm đến chuyện TQ có thể thiết lập vùng nhận diện phòng không mới trên khu vực biển đông.
Ngoại trưởng Kishida chính thức trình thư mời TT Mỹ Obama sang thăm Nhật bản.
Giới ngoại giao nhận định rằng có thể TT Obama sẽ sang thăm Nhật vào tháng 4 tới.
Ngoại trưởng Kerry bị chỉ trích là quan tâm quá nhiều với Trung Đông, và ít sang Á châu, nơi mà Mỹ đang chuyển trục quân sự sang, và để nhiều khoảng trống cho TQ “quậy”.
Á châu cần Mỹ hiện diện mạnh mẽ hơn trong vùng này.
Trần Thị Sông Dinh





Cập nhật lúc 07h10" , ngày 08/02/2014 
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua (7/2) đã thề sẽ bảo vệ Nhật Bản trước các cuộc tấn công từ bên thứ ba, trong đó bao gồm cả cuộc tấn công nhằm vào quần đảo đang nằm trong tranh chấp quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á – Trung, Nhật.


Ngoại trưởng hai nước Mỹ và Nhật Bản

Ngoại trưởng Kerry sẽ có chuyến thăm đến Trung Quốc vào tuần tới. Trong cuộc gặp ngày hôm qua với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida ở thủ đô Washington, nhà ngoại giao hàng đầu của nước Mỹ đã tái khẳng định sự vững chắc của hiệp ước 1960, trong đó Mỹ cam kết bảo vệ đồng minh Nhật Bản.


"Hiệp ước đó bao gồm cả Biển Đông”, Ngoại trưởng Kerry phát biểu trước khi tự sửa lại chữ Biển Đông thành biển Hoa Đông – nơi đang chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Quan ngại bắt đầu gia tăng về nguy cơ bùng nổ xung động sau khi hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đột ngột đơn phương tuyên bố thành lập Vùng Nhận diện Phòng không bao gồm phần lớn biển Hoa Đông, trong đó có cả quần đảo Senkaku/Điếu ngư đang nằm trong tranh chấp với Nhật Bản và một vùng lãnh thổ đang nằm trong tranh chấp với Hàn Quốc.

Bắc Kinh tuyên bố, từ giờ trở đi, họ yêu cầu các máy bay nước ngoài bay qua vùng nhận diện phòng không mới thành lập ở biển Hoa Đông phải thông báo trước và tuân theo các quy định của họ.

"Mỹ không công nhận cũng chẳng chấp nhận Vùng Nhận diện Phòng không biển Hoa Đông của Trung Quốc và Mỹ không có ý định thay đổi cách thức thực hiện các chiến dịch của mình trong khu vực”, ông Kerry nhấn mạnh.

Mỹ và các đồng minh đang ngày càng trở nên quan ngại trước khả năng Trung Quốc sẽ có hành động tương tự ở Biển Đông – nơi cường quốc số 1 Châu Á đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với một loạt nước láng giềng. 

Về phần mình, Ngoại trưởng Kishida đã gửi lời mời Tổng thống Barack Obama đến thăm cấp nhà nước Nhật Bản. Theo giới ngoại giao hai nước tiết lộ, ông chủ Nhà Trắng nhiều khả năngsẽ đến thăm Nhật Bản trong một chuyến công du Châu Á vào tháng 4 tới mặc dù Ngoai trưởng Kerry trong chuyến đi vào tuần tới không chọn Tokyo làm điểm dừng chân.

Ngoại trưởng Kishida đang ở thăm Washington sau khi mối quan hệ đồng minh thân thiết và gắn bó giữa Mỹ với Nhật Bản xuất hiện một bất đồng công khai hiếm hoi.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Mỹ đã bày tỏ sự thất vọng khi Thủ tướng Shinzo Abe – một vị chính khách nổi tiếng bởi những quan điểm bảo thủ, đã có chuyến thăm đến đền thờ chiến tranh ở thủ đô Tokyo. Đây là nơi thờ 2,5 triệu người Nhật chết trong chiến tranh, trong đó có cả những tội phạm chiến tranh thời Thế chiến II.

Chuyến thăm trên của Thủ tướng Abe đã chọc giận Trung Quốc và một đồng minh khác của Mỹ là Hàn Quốc. Cả hai nước này thường xuyên cáo buộc Nhật Bản thiếu hối lỗi về cuộc xâm lược của nước này cách đây một thế kỷ.

Ngoại trưởng Kishida đã nói với người đồng cấp Mỹ rằng, Nhật Bản coi trọng mối quan hệ với Hàn Quốc bất chấp “những vấn đề khó khăn”, nói rằng cả hai nền dân chủ đều cần phải bắt tay với nhau để đối phó lại với một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân.

"Tiến lên phía trước, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để xây dựng một mối quan hệ hợp tác với Hàn Quốc trên diện rộng”, Ngoại trưởng Nhật Bản khẳng định. Ông này cũng nhấn mạnh đến những tiến bộ đạt được thời Thủ tướng Abe trong việc di dời căn cứ không quân Futenma nằm trong quần đảo Okinawa – một vấn đề đã phủ bóng đen lên quan hệ quân sự giữa hai nước Mỹ và Nhật Bản trong vài năm qua.

Chuyến thăm Châu Á mới nhất sắp tới của Ngoại trưởng Kerry diễn ra trong thời điểm một số người đang chỉ trích rằng, ông Kerry kể từ khi nhậm chức đã tập trung nỗ lực vào Trung Đông, để các đồng minh Châu Á mong mỏi chờ đợi Washington tăng cường sự hiện diện hơn nữa trong khu vực.

Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh, ông vẫn cam kết với mục tiêu được chính quyền Tổng thống Barack Obama đặt ra ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông này. Dó là Mỹ sẽ chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á, sẽ dồn sự tập trung nhiều hơn, lớn hơn vào khu vực này. Theo lời ông Kerry, chiến lược của Mỹ sẽ không thể thực hiện được mà không có sự “bảo đảm bọc thép” giữa Mỹ và Nhật Bản.

No comments:

Post a Comment