Sep 26, 2013

• Nhà giàu TQ thuê người Mỹ đẻ hộ


Hàng loạt người Trung Quốc giàu có đang thuê phụ nữ Mỹ đẻ hộ, tạo nên một ngành kinh doanh nhỏ nhưng phát đạt. Mỗi đứa trẻ Trung Quốc như vậy có giá 120.000 USD.
Các công ty môi giới mang thai hộ ở Trung Quốc và Mỹ đang phục vụ cho những người giàu có Trung Quốc muốn có con ở nước ngoài, không thể tự thụ thai hoặc muốn con là công dân Mỹ.

Di cư như một gia đình cũng là một điểm thu hút, công dân Mỹ có thể nộp đơn xin Thẻ xanh cho cha mẹ khi họ bước sang tuổi 21.

Trong khi chưa có dữ liệu nào về tổng số người Trung Quốc tìm kiếm hoặc dùng những người phụ nữ Mỹ đẻ thuê, các công ty về mang thai hộ ở cả hai nước đều cho biết, nhu cầu đã tăng vọt trong hai năm qua.

Các phòng khám sản và công ty mang thai hộ đang tạo lập các website tiếng Trung và thuê người nói tiếng Trung. 
Công ty Circle Surrogacy đóng ở Boston đã xử lý nửa tá vụ đẻ thuê trong vòng 5 năm vừa qua, phụ trách công ty John Weltman cho hay.

"Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu 4 tháng sau bạn gọi lại và con số trên không tăng gấp đôi. Đó là mức độ quan tâm tới dịch vụ mà chúng tôi chứng kiến trong năm vừa qua ở Trung Quốc cũng như các cuộc trò chuyện rất nghiêm túc mà chúng tôi đã có với mọi người, những người mà chúng tôi tin rằng sẽ sử dụng dịch vụ của chúng tôi trong 3-4 tháng tới".

Circle Surrogacy, xử lý khoảng 140 trường hợp đẻ thuê một năm, 65% trong số này là của các khách hàng ở ngoài Mỹ, đang mở một văn phòng ở California để phục vụ tốt hơn những vị khách từ châu Á tới. Weltman nói, ông hy vọng sẽ thuê một đại diện ở Thượng Hải vào năm tới.

Mức độ quan tâm ngày càng tăng của các bậc phụ huynh Trung Quốc đã gây ra những căng thẳng về văn hóa. 
Việc nhân viên văn phòng đẻ thuê Mỹ yêu cầu những người mang thai hộ và các bậc cha mẹ muốn thuê người sinh con phát triển một quan hệ riêng tư đã khiến các bậc cha mẹ Trung Quốc tương lai ngạc nhiên vì họ coi mang thai hộ như một giao dịch thương mại.

Tại Trung Quốc, nơi mang thai hộ bị coi là bất hợp pháp, một số người coi việc thuê sinh con là bí mật và thậm chí còn mang thai giả để che giấu điều đó, nhân viên công ty môi giới đẻ thuê cho hay.

Sức hút trở thành công dân Mỹ 
Việc người Trung Quốc muốn có tư cách công dân Mỹ không phải mới. Điều sửa đổi số 14 của hiến pháp Mỹ cho phép bất cứ ai chào đời ở Mỹ đều có quyền công dân nước này.

Ngày càng nhiều bà bầu Trung Quốc tới Mỹ sinh con để mong con có tư cách công dân Mỹ. Những người này thường sinh con ở các ngôi nhà đặc biệt chuyên phục vụ nhu cầu của họ.

Trong khi số lượng bà bầu Trung Quốc đẻ con ở Mỹ hiện còn chưa được thống kê thì việc này đã phổ biến tới mức trở thành một chủ đề của bộ phim hài ăn khách "Finding Mr Right" - ra mắt ở Trung Quốc hồi tháng 3.

Tính tổng số, số lượng du khách Trung Quốc tới Mỹ đã tăng gần gấp đôi trong những năm vừa qua, từ 1 triệu người vào năm 2010 tới 1,8 triệu người vào năm 2012, thống kê của cơ quan nhập cư Mỹ cho thấy.

Weltman cho biết, các vị khách Trung Quốc tương lai hầu như luôn muốn chọn quốc tịch Mỹ cho con mình, trong khi các công ty khác cho biết, dân Trung Quốc muốn con cái được đào tạo tại Mỹ.

Một số người Trung Quốc giàu có nói, họ muốn tìm một nơi ẩn náu ở nước ngoài vì sợ trở thành mục tiêu của công chúng hoặc sự giận dữ của chính phủ nếu có bất ổn xã hội xảy ra trong nước. Ngoài ra, cũng có người cho rằng tài sản của họ sẽ được bảo vệ tốt hơn ở những nước có luật pháp chặt chẽ.

Có ít nhất một công ty Trung Quốc quảng bá đẻ thuê như một lựa chọn rẻ hơn cho thị thực EB-5 của Mỹ, vốn dành cho các nhà đầu tư vào Mỹ.

Một công ty môi giới đẻ thuê ở Thượng Hải cho biết, trong khi gói đẻ thuê cơ bản mà các công ty Trung Quốc khác chào bán có giá từ 120.000 USD tới 200.000 USD thì nếu cộng thêm vé máy bay và các khoản phí khác, chỉ với 300.000 USD, bạn có thể cùng 2 con và toàn bộ gia đình tới Mỹ". Chi phí này có nghĩa đẻ thuê chỉ dành cho những người Trung Quốc giàu có.

Thông thường, những người Trung Quốc thường phải trả cho người đẻ thuê từ 22.000 tới 30.000 USD, phí môi giới khoảng 17.000 - 20.000 USD, phí pháp lý lên tới 13.000 USD. Nếu cần người hiến trứng, người thuê đẻ sẽ phải trả thêm một khoản 15.000 USD, chăm sóc trước khi sinh và phí đỡ đẻ từ 9.000 tới 16.000 USD.

Thực vậy, chi phí đẻ thuê ở Mỹ đắt tới mức, trong vài năm gần đây hàng trăm bậc phụ huynh Mỹ đã sang Ấn Độ để tìm người mang thai hộ.

Con Trung Quốc, tử cung mẹ Mỹ 
Lý do lớn nhất khiến các cặp vợ chồng Trung Quốc tìm người đẻ thuê ở Mỹ là vô sinh. Hơn 40 triệu người Trung Quốc hiện bị coi là vô sinh, Hiệp hội dân số Trung Quốc cho biết. Số trường hợp vô sinh đã tăng gấp 4 lần trong vòng hai thập niên gần đây, lên 12,5% số người ở độ tuổi sinh con.

Doanh nhân Thượng Hải Tony Jiang và vợ Cherry là một trong số đó. Họ đã hai lần tìm người đẻ thuê trong nước sau khi không thể tự thụ thai. Tuy nhiên, cả hai lần đều không thành công, việc này khiến họ mất lòng tin vào thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm ở Trung Quốc.

Jiang đã tìm hiểu mang thai hộ ở Thái Lan, Ấn Độ và Ukraine trước khi sang Mỹ. Tháng 12/2010, Jiang và vợ vui mừng đón con gái chào đời. Cô bé sinh ở Mỹ, nhờ tử cung một bà mẹ người Mỹ. Người này sau đó cũng mang song thai cho cặp vợ chồng trên.

Bạn bè bắt đầu nhờ Jiang giúp đỡ họ để sinh con kiểu như vậy và năm 2012 Jiang thành lập một công ty riêng, lấy tên là Công ty cố vấn DiYi. Jiang đã xử lý 75 trường hợp mang thai hộ cho các cặp cha mẹ Trung Quốc.


Chinese Look Overseas for Surrogates
by ALEXANDRA HARNEY - Tuesday, September 24, 2013



NEW YORK — Wealthy Chinese are hiring U.S. women to serve as surrogates for their children, creating a small but growing business in $120,000 “designer” American babies for China’s elite.

Surrogacy agencies in China and the United States are catering to wealthy Chinese who want babies outside the country’s restrictive family planning policies, who are unable to conceive themselves or who are seeking U.S. citizenship for their children.

The possibility of emigration is another draw — U.S. citizens may apply for green cards for their parents when they turn 21. While there are no figures for the total number of Chinese who have sought or used U.S. surrogates, agencies in both countries say demand has risen rapidly in the past two years. U.S. fertility clinics and surrogacy agencies are creating Chinese- language Web sites and hiring Mandarin speakers. Circle Surrogacy, based in Boston, has handled half a dozen Chinese surrogacy cases over the past five years, said John Weltman, its president.

“I would be surprised if you called me back in four months and that number hadn’t doubled,” he said. “That’s the level of interest we’ve seen this year from China and the very serious conversations we’ve had with people who I think will be joining us in the next three or four months.” The agency, which handles about 140 surrogacy cases a year, 65 percent of them for clients outside the United States, is opening an office in California to serve clients from Asia better. Mr. Weltman said he hoped to hire a representative in Shanghai next year. The increased interest from Chinese parents has created some cultural tensions. U.S. agency staff members who ask that surrogates and the prospective parents develop personal relationships have been surprised by potential Chinese clients who treat surrogacy as a strictly commercial transaction.
In China, where surrogacy is illegal, some clients keep secret the fact that their babies were born to surrogates, going so far as to fake pregnancies, agents say.
Chinese interest in obtaining U.S. citizenship is not new.

The 14th Amendment to the U.S. Constitution gives anyone born in the United States the right to citizenship. A growing number of pregnant Chinese women travel to America to obtain U.S. citizenship for their children by delivering there, often staying in special homes designed to cater to their needs. While the numbers are unclear, giving birth in the United States is now so commonplace that it was the subject of a hit romantic comedy movie, “Finding Mr Right,” released in China in March.
Over all, the number of Chinese visitors to the United States nearly doubled in recent years, from one million in 2010 to 1.8 million in 2012, U.S. immigration statistics show.
Mr. Weltman said that prospective Chinese clients almost always want U.S. citizenship for their babies. Other agencies pointed to a desire to have children educated in the United States.

Some wealthy Chinese say they want escape routes overseas because they fear they will be the targets of public or government anger if there is more social unrest in China. There is also a perception that their wealth will be better protected in countries with a stronger rule of law. At least one Chinese agent promotes surrogacy as a cheaper alternative to the American EB-5 visa, which requires a minimum investment in a job-creating business of $500,000. While the basic surrogacy package Chinese agencies offer costs between as much as $200,000, “if you add in plane tickets and other expenses, for only $300,000, you get two children and the entire family can emigrate to the U.S.,” said a Shanghai-based agent.

That cost still means the surrogacy alternative is available only to the wealthiest Chinese. Prospective parents typically pay the surrogate between $22,000 and $30,000, an agency fee of $17,000 to $20,000 and legal fees as high as $13,000. If egg donation is required, that can cost an additional $15,000 and prenatal care and delivery fees can run between $9,000 and $16,000. Indeed, surrogacy in the United States is so expensive that in recent years hundreds of American parents have reportedly turned to surrogates in India. It is often infertility that sends Chinese couples to U.S. surrogacy agencies.

More than 40 million Chinese are considered infertile, according to the Chinese Population Association. The incidence of infertility has quadrupled in the past two decades to 12.5 percent of people of childbearing age. Tony Jiang, a Shanghai businessman, and his wife, Cherry, were among them. They turned twice to domestic surrogates after struggling and failing to conceive on their own. Both attempts were unsuccessful and left them unimpressed with the impersonal nature of in vitro fertilization treatment in China.

Mr. Jiang researched surrogacy in Thailand, India and Ukraine before settling on the United States, in part because of its superior health care system. In December 2010, he and his wife welcomed a daughter, born in California to an American surrogate he calls “my Amanda.” The same surrogate later carried twins for the couple. Friends began to ask him to help them do the same thing and in 2012 he set up his own agency, DiYi Consulting. He has handled 75 surrogacy cases for Chinese parents so far.
Agents said that while many of their clients struggled with infertility, a substantial portion already had one child — some in their teens — and were looking to have a second child outside China’s 1979 family planning policy, which restricts couples, in most cases, to one.

They count among their clients government officials and employees of state-owned enterprises, for whom having a second child would be a firing offense. Members of the Chinese Communist Party would also face disciplinary action if a second child were discovered. Families who violate the one-child policy face the prospect of forced abortions, sterilizations and fines, policies that have been most brutally enforced in poor, rural areas. Seeking surrogacy overseas is not in itself illegal. Technically, Chinese who deliver their second children overseas still violate family planning policies, but in practice the government has little ability to enforce this, said Zhong Tao, a Shanghai-based lawyer who has handled similar cases.

Obtaining a Chinese household registration, which is necessary to enjoy subsidized health care and enroll for lower tuition as a local student in state schools, is more complicated, if not impossible for second children. For children who are foreign citizens, parents must apply for visas and residence permits. Chinese surrogacy clients typically want to use their own eggs and sperm, which allows them to have children who are fully biologically theirs, agents said. A growing number, though, are open to egg donation.

Often Chinese donors will seek ethnically Chinese or Asian egg donors, commonly with Ivy League degrees. But others want tall, Eurasian children, agents said. “Lots of clients that are Chinese do use tall, blond donors,” said Jennifer Garcia, case coordinator at Extraordinary Conceptions, a Carlsbad, California-based agency where 40 percent of clients are Chinese. Agents said that clients believe these taller, biracial children will be smarter and better looking. Chinese clients also often request boys, a consequence of a cultural preference for male children.

While sex-selective abortion is illegal — though still common — in China, gender selection is technically straightforward through in vitro fertilization in the United States, where it is used in surrogacy cases. Genetic screening also allows prospective parents to rule out inherited conditions. “You can basically make a designer baby nowadays,” Ms. Garcia said.

No comments:

Post a Comment