Jul 23, 2013

• TRUNG CỘNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CHO TRẬN ĐÁNH QUY MÔ VỚI NGA?


Nhà phân tách Hramchihin Alexander – Viện Phân tích Chính trị Quân sự Nga – đưa ra những nhận định, QĐNDTQ (PLA) đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trên bộ quy mô lớn mà đối thủ chính là nước NGA:

PLA DUY TRÌ QUÂN SỐ ĐÔNG NHẤT THẾ GIỚI:
Quân số các lực lượng vũ trang TC hiện nay là 2,3 triệu người. Cơ cấu của lực lượng vũ trang TC bao gồm:
:arrow: 850.000 bộ binh, 
:arrow: 235.000 chiến sĩ hải quân và 
:arrow: 398.000 chiến sĩ không quân, 
chưa kể quân số cảnh sát vũ trang nhân dân và lực lượng pháo binh thứ hai (tức lực lượng tên lửa chiến lược). Với quân số bộ binh đông áp đảo như vậy dùng để tiến hành một cuộc tấn công thần tốc trên bộ, chớ không phải để phòng thủ Hoa Lục. 

PLA sẽ áp dụng chiến thuật BIỂN NGƯỜI tấn công tràn ngập các mục tiêu trên bộ thật dễ dàng.

PLA đang duy trì lực lượng trên 4.000 xe tăng hiện đại loại Type-96 và Type-99 mà vẫn duy trì hàng ngàn xe tăng thế hệ cũ vẫn đang trong tình trạng hoạt động tốt. Trong khi đó, các xe tăng hiện đại nhất của TC là Type-99 đang tập trung tại các đại quân khu Bắc Kinh, Thẩm Dương, đặc biệt là đại quân khu Lan Châu vùng tiếp giáp với lãnh thổ Nga.

Ngoài lực lượng xe tăng khổng lồ, TC còn đang xây dựng một lực lượng xe thiết giáp đông đảo nhất thế giới như WZ-502, một biến thể của ZDB-04, sao chép từ xe chiến đấu bộ binh BMP của Nga.

Không chỉ phát triển lực lượng xe tăng, thiết giáp hùng hậu, TC còn nhanh chóng phát triển LỰC LƯỢNG PHÁO BINH. Hiện tại, TC đang đưa vào hoạt động hơn 250 khẩu pháo tự hành hạng nặng PLZ-05 cỡ nòng 155 ly. Đặc biệt, TC đang phát triển những loại pháo phản lực loạt MRLS có tầm bắn xa nhất thế giới hiện nay. Loại pháo phản lực WS-2 có tầm bắn lên đến 200 km, biến thể nâng cấp WS-2D có tầm bắn lên đến 400 km. Mặc dù loại MRLS có độ chính xác không cao lắm, nhưng số lượng MRLS rất lớn còn đang hoạt động trong QĐNDTQ, nó phục vụ hữu hiệu vào mục đích tấn công hơn là phòng thủ. Ngoài ra, TC còn có một số lượng rất lớn loại pháo PHL-03, sao chép từ BM-30 Smerch của Nga.

THỜI ĐIỂM TẤN CÔNG:
Cuộc tổng tấn công chắc chắn sẽ xảy ra vào mùa đông vì vào thời điểm đó sông AMUR và hồ BAIKAL đóng băng, không gây trở ngại cho việc điều động lực lượng vũ trang TC vượt sông và hồ. Đồng thời, vào mùa đông thì biển Bắc Băng Dương cũng bị đóng băng, Nga không thể vận tải nhu yếu phẩm cung cấp cho các khu vực thuộc lãnh thổ phía đông sông YENISEY theo tuyến đường biển ở phía Bắc được nữa. Chỉ có thể vận chuyển hàng hóa, quân trang, quân dụng theo tuyến đường duy nhất là xuyên Siberia, tuyến đường nầy sẽ bị cắt đứt tại nhiều khu vực ở phía Tây sông Yenisey do di dân người Hoa bất hợp pháp, họ có mặt rải rác khắp nơi mà chính quyền Nga không biết chính xác là bao nhiêu, họ không chỉ tràn ngập ở Siberia và vùng Viễn Đông mà cả ở Matxcova và St Petersburg khi cần thiết.

CÁC HƯỚNG TẤN CÔNG:
Các sư đoàn bộ binh và cơ giới của QĐNDTQ sẽ xuất phát từ khu vực Khailar tiến về phía Tây theo trục Chita – Ulan – Ude – Irkutsk. Sau khi chiếm được Irkutsk thì mục tiêu tiếp theo sẽ là tuyến sông Yenisey. Nhìn chung, lực lượng vũ trang của Nga quá ít so với quân TC, không đủ khả năng dàn trải quá mỏng để bảo vệ lãnh thổ vùng Siberia rộng bao la và vùng Viễn Đông và rất khó chống đở được các mũi tấn công ồ ạt của quân TC.

Một khi toàn vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Đông Chita va Krasnoiarsk của Nga bị quân TC bao vây và cô lập, mục tiêu kế tiếp là chiếm lĩnh vùng Amur, các khu vực thuộc Primorski và Khabarovsk sẽ bị tràn ngập và Nga sẽ không có bất kỳ khả năng nào để bảo vệ Lakutia, Sakhaline và Camchatca. Sau khi chiếm được vùng Viễn Đông và một phần phía đông Siberia, TC đã hoàn tất tham vọng tái chiếm lại một vùng lãnh thỗ rộng lớn để giải quyết “NẠN NHÂN MÃN”, di dân Hoa Lục sẽ ồ ạt đến sinh sống tại các vùng đất giàu tài nguyên mỏ dầu, tha hồ mà khai thác…

Nga sẽ không có một chút khả năng nào tái chiếm lại vùng lãnh thổ đã mất về tay TC. Ngoại trừ, việc Nga liên minh chiến lược được với Mỹ, nhờ lực lượng Mỹ & đồng minh nhập cuộc, đổ bộ lên dọc bờ biển phía Nam Hoa Lục mới có thể giải tỏa áp lực quân TC ở mặt trận phía Bắc và phía Đông Hoa Lục, giúp cho lực lượng vũ trang của Nga phản công, tạo thành thế “GỌNG KỀM”. Ấn Độ sẽ không bỏ lở cơ hội tấn công bên sườn phía Tây Hoa Lục tái chiếm lại phần lãnh thổ đã bị TC cưỡng chiếm.

Việc nầy tùy thuộc vào sự sáng suốt của giới lãnh đạo Điện Kremlin biết cân nhắc lợi hại: 
:arrow: “LIÊN MINH VỚI MỸ” hay “LIÊN MINH VỚI TRUNG CỘNG” đằng nào có lợi cho sự tồn vong của nước Nga? 
:arrow: Còn bán vũ khí tối tân như máy bay ném bom Tu-22M3 và máy bay chiến đấu Su-35K cho TC là hành động nối giáo cho giặc đâm sau lưng mình.


CHIẾN LƯỢC “TÂY TIẾN” TRÁNH ĐỤNG ĐỘ VỚI MỸ & LẤN SÂN CỦA NGA:
Hơn 20 năm sau ngày Liên bang Xô Viết sụp đổ, TC cạnh tranh không nhân nhượng với Nga với tư cách là một nước đầu tư lớn nhất và là nước bạn hàng buôn bán nhiều nhất với các nước từng là các nước cộng hòa nằm trong Liên bang Xô Viết cũ, một thời là những thuộc địa kinh tế của Nga trước đây như: Belarus, Ukraina, Kazakhstan, Turmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan. Với số lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ chuyển về Hoa Lục, TC đã đánh bạt Nga trong tư thế một nguồn mậu dịch và đầu tư lớn nhất tại những nước Cộng Hòa Sô Viết cũ.

Theo Konstantin Von Eggert – một nhà Phân tích chính trị Nga – nhận địnhrằng: “Nga không còn đủ sức mạnh chánh trị, kinh tế hay quân sự để chống lại sự xâm nhập của TC vào vùng xưa nay được xem như là vùng quyền lợi thiết yếu của Nga như TT Medvedev có lần tuyên bố. Đây là một chỉ dấu về sự suy tàn của Nga thời hậu đế quốc.” Thật vậy, chủ trương của TC lùng sục khắp thế giới để vơ vét tài nguyên chuyển về Hoa Lục, càng ngày TC càng xâm nhập vào các phần đất thuộc Liên Xô cũ, những khu vực mà từ trước đến nay Điện Kremlin coi như sân sau của Nga. Ông Von Eggert nói tiếp: “Người Nga không mấy hài lòng với sự kiện đó, nhưng đồng thời họ phải im miệng, vì họ chẳng làm gì được. Nước Nga đang mất lần thế đứng tại những nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ trong thời hậu Xô Viết.”

Theo bài viết mới đây của tác giả P. BOLOLOV đăng tên báo Lenta, đưa tin: Vào đầu tháng 5/2013, các phương tiện truyền thông đại chúng tại TADZIKISTAN, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, đưa tin về việc Trung Cộng đưa quân đội vào Khu tự trị GOMO – BADAKHSHANSKAIA của nước nầy và như vậy, trên thực tế TC đã bắt đầu chiếm đóng Tadzikistan.

Năm 2011, Tadzikistan đã cắt một phần lãnh thổ biên giới của mình trên các khu vực núi cao PAMIR cho TC. Trước đó, vào năm 1992, Bắc Kinh đã đưa ra yêu sách đòi chủ quyền đối với vùng núi KAZAK, thung lũng sông Mankansu và lãnh thổ dọc theo dãy Sanukolski ở sườn phía đông dãy Pamir. Đến năm 1999, hai nước ký một thỏa thuận về “Biên giới quốc gia Tadzikistan – Trung Cộng”, buộc phải nhường lại cho TC phần lãnh thổ thuộc thung lũng Mankansu. Đến năm 2002, hai bên lại ký thêm một thỏa thuận nữa về “Phân định biên giới và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ”. Theo thỏa thuận nầy, thì Tadzikistan chuyển giao cho TC chính xác là 1.158 km2 khu vực Murgabski ở phía đông Pamir. Hiện nay, có khoảng 100.000 người Hoa đang tràn ngập lãnh thổ Tadzikistan, họ chiếm chỗ làm việc của của hàng trăm ngàn người Tadzikistan. Chính phủ nước nầy còn cho TC thuê 500 hecta đất mầu mỡ vùng Khatlonsk, điều nầy đang làm cho người dân bản xứ vô cùng phẫn nộ. Đó là bản chất thực sự của chủ nghĩa THỰC DÂN MỚI TRUNG CỘNG.

PHẢN ỨNG CỦA ĐIỆN KREMLIN – “ƯU TIÊN BẢO VỆ VÙNG VIỄN ĐÔNG”:
Nước Nga ngày nay không còn tin tưởng vào ý đồ xây dựng quân sự của TC, Điện Kremlin đã bắt đầu tăng cường sức mạnh cho BTL/Quân Khu miền Đông Nga, phụ trách khu vực Viễn Đông, nơi giáp ranh giới với TC. Các hoạt động quân sự diễn tập của Quân khu Miền Đông cũng ngày càng gia tăng, trong đó có tổ chức diễn tập phòng không qui mô lớn ở biên giới Nga và Mông Cổ. Viễn cảnh trong đợt phát động tấn công quy mô đầu tiên nhằm vào Nga, không quân TC sẽ vượt qua không phận Mông Cổ và chiếm ưu thế rất lớn.

Nga đã điều động hơn 20 chiến đấu cơ Su-35S và Su-30SM tới căn cứ không quân ở vùng Viễn Đông. Đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ 4++, được thiết kế để chiếm ưu thế không chiến, tham gia các nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Để đề phòng TC tấn công bất ngờ, Nga sử dụng radar kiểu mớiVoronezh-M phòng thủ tên lửa phía Đông ở Irkutsk. Radar Voronezh-M có thể dò tìm với phạm vi ngoài 6.000 km.

Tại sao Nga ưu tiên tăng cường lực lượng cho vùng Viễn Đông, bán đảo Camchatca và Hạm đội TBD? Nước Nga ngày nay, mặc dù kinh tế được xếp hạng 8, sau Trung cộng và Nhật Bản. Nhưng về sức mạnh quân sự thì chỉ sau Hoa Kỳ. Nga thành lập Bộ Phát Triển Viễn Đông, đầu tư, phát triễn xây dựng vùng nầy nhằm chận đứng âm mưu mở rộng quá đáng của quốc gia láng giềng khổng lồ TC. Dư luận Nga đều “nhất trí” cho rằng, nguy hiểm thách thức đến sự toàn vẹn lãnh thổ Nga nhất, lại không phải là Hoa Kỳ và Nhật mà là TRUNG CỘNG. Vì vậy, Nga đã chọn Nhật Bản làm đối tác chiến lược vì Nhật tỏ ra đáng tin cậy hơn TC. Nhật không dòm ngó gì đến vùng Viễn Đông của Nga. Khi lòng tin cậy lẫn nhau giữa Nga và Nhật thì TC là tên khổng lồ hiếu chiến trở nên cô độc.

Chính vì lý do đó mà ngày 22/3/2013, Tập Cận Bình đến Nga để thể hiện “Quan hệ đối tác chiến lược Trung – Nga đối trọng với Mỹ”. Nhưng trên thực tế cho thấy, Điện Kremlin lại tỏ ra rất thận trọng. TT Putin từ chối không đưa ra lời ủng hộ công khai nào cho các cuộc tranh chấp của TC ở Biển Đông và Hoa Đông.

Ngày 26/6/2013 vừa qua, TT Putin kiêm Tổng Tư Lệnh Tối Cao, đã tuyên bố với các sinh viên tốt nghiệp các Học viện và Đại học quân sự tại Điện Kremlin về quyết tâm của Nga: “Thiếu quân đội mạnh sẽ không có nước Nga mạnh. Các lực lượng vũ trang của Nga cần sẵn sàng đáp trả đích đáng bất kỳ mối đe dọa tiềm năng nào và giữ gìn bảo vệ lợi ích quốc gia ở bất cứ điểm nào của thế giới.”

Tóm lại, ở một thời điểm nhạy cảm nào đó, để chống lại ý đồ bành trướng lãnh thổ của TC vào vùng Siberia và Viễn Đông của Nga, một liên minh chiến lược Nga – Mỹ sẽ thành hình? Tại sao không? Xin trưng dẫn một bằng chứng, vì sao TT Putin bắt đầu đổi giọng với Mỹ về vụ Snowden? Theo nhận xét của Andrei Piontkovsky – nhà Nghiên cứu của Viện Phân Tích các Hệ thống tại Moscow – cho rằng: “Nếu Snowden ở lại Nga thì sẽ là điều tệ hại cho mối quan hệ Mỹ – Nga…và đó cũng là lý do mà TT Putin hy vọng rằng vụ nầy sẽ phải dịu xuống và không phương hại đến mối quan hệ với Hoa Kỳ.”




Doremi - 8/5/2013

Học giả Trung Quốc đã đặt câu hỏi trên khi phân tích quan hệ phức tạp Nga-Trung. Nga có vẻ thân thiện với Trung Quốc nhưng Nga luôn có toan tính riêng và quan hệ Nga-Mỹ hoàn toàn không xấu...

Ông Xu Hen, thuộc Trung tâm nghiên cứu Liên bang Nga thuộc trường Đại học sư phạm Đông Bắc Trung Quốc đã cố gắng mổ xẻ mối quan hệ Nga-Trung dưới một góc nhìn khác. Xu Hen thừa nhận Nga luôn là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Trung Quốc. Nga là cường quốc láng giềng và cũng là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ. 


Chính vì vậy, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lựa chọn Nga là địa điểm cho chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông trong nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước. Cuộc viếng thăm này đã thúc đẩy mối quan hệ Nga – Trung gần gũi hơn nếu xét từ góc độ hợp tác hữu nghị, điều này đã khiến một số các nhà quan sát gọi mối quan hệ Nga – Trung là mối quan hệ “bán đồng minh”. Mặc dù tất cả đều có thể cảm giác thấy đây là dấu hiệu tích cực và có tính xây dựng, có xu hướng phát triển, mối quan hệ gần gũi giữa Trung Quốc và Nga vẫn ẩn chứa nhiều những ảnh hưởng tiêu cực của sự thiếu tin tưởng.

Mối quan hệ Trung – Nga là một mối quan hệ có ý nghĩa sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai siêu cường khu vực có tầm ảnh hưởng thế giới. Xây dựng mối quan hệ sâu rộng hơn với Nga, Trung Quốc cần phải tính đến mối quan hệ với các nước khác – những quan hệ gần gũi với Nga có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các nước không có những quan hệ tốt đẹp với Nga do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch sử và những nguyên nhân thực tế hiện hữu. Một ví dụ không xa, Lithuania đã bỏ phiếu “thuận” theo đề nghị của Ủy ban châu Âu cho việc áp thuế trừng phạt nhập khẩu đối với các tấm pin mặt trời của Trung Quốc và Ba Lan bỏ phiếu trắng. Lithuania hay Ba Lan không có mâu thuẫn thương mại với Trung Quốc và không cần thiết phải đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ có vẻ như chặt chẽ giữa Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ gây khó chịu cho các nước Đông Âu vì mối quan hệ của họ với Nga không hẳn đã là tốt đẹp.



Nga gần đây liên tục tập trận bất ngờ quy mô lớn nhằm kiểm nghiệm khả năng phản ứng và sức chiến đấu của quân đội.

Các nước Trung Á và Mông Cổ trong thế kỷ 21 đã sử dụng chính sách đối ngoại chính trị "láng giềng thứ ba" bởi vì các nước này lo lắng hai nước láng giềng theo điều kiện địa lý - Trung Quốc và Nga sẽ liên kết lại để khống chế và gây ảnh hưởng khu vực. Mặt khác, Trung Quốc muốn bảo vệ biên giới của mình và không có tham vọng chính trị ở Trung Á. Nga cũng có những nỗ lực nhằm hội nhập khu vực với các nước láng giềng thời kỳ hậu Xô Viết, vì vậy mối quan hệ Nga-Trung sâu sắc, đến lượt nó sẽ tạo ấn tượng về ý định cùng khống chế và gây ảnh hưởng trong khu vực Trung Á. Trung Quốc không cần phải trả giá cho các mục tiêu chính trị của Nga.

Mối quan hệ “ bán đồng minh” giữa Trung Quốc và Nga luôn luôn bị sự chỉ trích từ phía các nước phương Tây, một số người còn gọi đây là “trục” chống phương Tây. Nhiều người ở châu Âu và Mỹ cho rằng hai nước có một chế độ toàn trị, cùng chia sẻ những chính sách đối nội tương tự như nhau và cùng đồng thuận trong các vấn đề an ninh thế giới. Để thể hiện sự ủng hộ và đồng thuận của mình, trong quá khứ Trung Quốc đã chủ động đưa ra những quan điểm tương tự Nga trong việc xử lý những vấn đề chính trị đối ngoại quan trọng.

Trong thời gian khủng hoảng Lybia, một số những điều chỉnh chính sách đơn phương của Nga đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó xử, và Trung Quốc buộc phải tiếp nhận những thiệt hại nghiêm trọng. Phối hợp trên bình diện ngoại giao với Nga đã làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế quan trọng, do đó các nước phương Tây cảm thấy rằng chỉ đối phó với Nga là đủ. Điều chỉnh các chính sách trên cơ sở đồng thuận với Nga đã làm yếu đi tiếng nói của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế quan trọng. Từ đó, các nước phương Tây cho rằng, họ chỉ cần giải quyết vấn đề với Nga là Trung Quốc sẽ theo những quan điểm đó.
160.000 quân và 1.000 xe tăng chống ai?

Ngoài ra, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga hoàn toàn không xấu như người ta thường thấy, và mối quan hệ Nga – Trung cũng không phải hoàn toàn tốt đẹp như các phương tiện thông tin đại chúng ca ngợi. Trong tháng vừa qua nước Nga đã tiến hành cuộc tập trận với sự tham gia của hơn 160.000 binh sĩ, 1.000 xe tăng và 130 máy bay, 70 chiến hạm trên vùng đất Viễn Đông giáp với biên giới Trung Quốc. Xu Hen đặt vấn đề tất cả các chuyên gia quân sự Nga đều nói cuộc tập trận này không nhằm vào Trung Quốc, nhưng cũng cần suy nghĩ, Nga dự kiến sẽ chống ai trên vùng Viễn Đông mà phải sử dụng đến 1.000 xe tăng?







Xu Hen đặt câu hỏi Nga bất ngờ điều động 1.000 
xe tăng và 160.000 quân tập trận áp sát biên 
giới Trung Quốc để dự kiến chống ai?

Mười năm trước trong tình hình bất ổn chính trị, Trung Quốc có những khả năng chiến lược củng cố vị trí vùng Trung Á. Nhưng tình hình đã thay đổi, giờ đây, những khả năng chiến lược đó thuộc về Nga và họ đang tận dụng hết năng lực của mình. Châu Âu đang vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính, không có thời gian hướng về phía Đông. Mỹ đã hướng trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mọi sự quan tâm của các cường quốc khu vực châu Á đều bị vướng bận bởi những tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển.

Trong giai đoạn hiện nay, Nga có được môi trường tốt nhất bên ngoài cho sự phát triển tính từ thời điểm tan rã của Liên Xô. Một Trung Quốc đang đi lên đã làm thay đổi bức tranh chính trị toàn cảnh của thế giới, là một cường quốc phát triển Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những áp lực đối ngoại chính trị từ phía bên ngoài, điều mà đại lục chưa từng trải qua. Như một hệ quả tất yếu, các điều kiện ngoại cảnh thay đổi cũng đòi hỏi Trung Quốc điều chỉnh cách tiếp cận các mối quan hệ của mình với Nga.

Xu Hen kiến nghị nên học hỏi cách Nhật Bản quan hệ với Nga. Mặc dù giữa Nhật và Nga có những mối quan hệ tương đối lạnh lẽo do ảnh hưởng của vấn đề quần đảo Kuril. Nhưng rõ ràng, hai nước này vẫn có khả năng tiến hành những hoạt động hợp tác kinh tế khá hiệu quả và có tương lai. Quan điểm tiếp cận của Nhật với Nga trong phát triển các mối quan hệ là kiềm chế và kiểm soát tối đa không gian các hoạt động tuyên truyền – đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thực tế hợp tác đầu tư phát triển. Xét trên bình diện đối ngoại, mối quan hệ Nga – Nhật hoàn toàn không chặt chẽ như mối quan hệ Trung – Nga, nhưng người Nhật lại thu được những lợi ích hơn hẳn so với Trung Quốc, mà không gây sự bất bình của các nước phương Tây.

Theo Trịnh Thái Bằng
Tiền phong






ĐỌC TIẾP:
:!: TIN MỚI

:!: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG ???)
:arrow: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG) by Đặng Chí Hùng
:arrow: HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG) by Huỳnh Tâm

:mrgreen: CHINA - US War:
:mrgreen: CỘI NGUỒN của sự DIỆT VONG - là KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT của LOÀI NGƯỜI

No comments:

Post a Comment