"...Đến nay người dân Việt Nam vẫn chưa mở mắt ra
để thấy đảng CSTQ cai trị Việt Nam qua trung gian CSVN,
hay không muốn thấy?..."
Giặc Tàu đưa cả ngàn gián điệp "Âm Mưu Hán hóa" qua thằng Cu ly Hồ chí Minh thành lập đảng cướp CS Đông Dương. Thảo nào mà chúng không tàn sát hơn 10 triệu dân Việt Nam chúng ta, không thương xót, máu lệ đã thắm trên lá cờ Máu của thực dân và thái thú Tàu. Chúng còn mang con cháu chúng ta đi bán làm nô lệ cho ngoại bang....
by Huỳnh Tâm
Đối diện bên kia đường sắt có chuyến tàu tốc hành
cùng cảnh leo trèo, chen lấn. Ảnh: Nhất Biến.
“…Cha ông ta tạo lập đất Tổ này, đảng CSVN đã bán hết cho
Hán triều rồi, chú em không biết hay sao, đúng là gặp "hèn" không lòng không sức…”
Xe chạy về hướng thành phố Lâm Thương (临沧), trí lự trong tôi suy nghĩ xoắn xít mãi:‒Từ một tháng lẻ loi, lặng lẽ xuyên qua biên giới Tây Bắc Việt Nam, giáp miền Nam Vân Nam Trung Quốc. Tưởng chừng chuyến đi xa không còn trở lại, dù đôi lúc thúc dục ngày về lại Paris để lấy thân an toàn, thế mà thời gian thách đố không quay đầu bỏ cuộc.
Cuối cùng lòng tự tin đến với bạn bè tại miền biên giới Việt Nam, một thứ hạnh phúc tôi cần thực. Cùng một hạnh phúc khác chờ mong ngày đoàn tụ với vợ con, đã 8 năm ly biệt, vợ chồng thương nhớ, và 4 đứa con rất khao khác gọi tiếng "cha" hiện còn ở xứ hoa Anh Đào.
Cảnh biệt ly nào cũng có sự kiện, trong đời tôi dính liền vào ngày 30/04/1975, hình ảnh ấy trên quê hương tôi kể sao cho xiết, những nỗi bất hạnh của 25 triệu người miền Nam, toàn cảnh của biệt ly nói lên tiểu sử thân phận dân Việt. Hình ảnh nhỏ hơn, lắm người vĩnh viễn nằm xuống, nửa thân thể không còn bao đại lực đứng lên, hầu hết đau đớn của già trẻ hư hao trí tuệ, mỗi bước chân dài một đời người đếm không hết bi ai, có lúc muốn chôn theo con số còn lại của thế kỷ 20.
Đôi chân tôi, bước vào chiến lũy Trung Quốc, dọc ngang, chằng chịt, cạmbẫy giăng khắp mọi nơi, nằm sâu trong lòng biên giới của Việt Nam yêu dấu, nào là lưới bom mìn, đường hầm chiến lược, đường di chuyển quân đội Trung Quốc, nơi nào cũng có bản "cấm lai vãng" hay "Khu chiến lược".
Đau đớn nhất, chế độ CSVN bỏ mặc hay không cần biết người dân Việt sống ở biên giới như thế nào, chế độ CSVN không hình dung được người dân biên giới bị xa lìa Tổ quốc.
Hai chân đứng trên quê hương không được quyền nhìn xuống mặt đất Việt, Tổ quốc Việt Nam đội trên đầu 3 phân không được ngẩng lên nhìn bầu trời chữ S! Biên giới này đã trãi qua 8 năm khói lửa, chuyện chết sống mỗi ngày không xa lạ đối vời người dân hay nghĩa đồng bào, thế nhưng chưa hề thấy bóng anh hùng Quận Đội Nhân Dân xuất hiện, bởi những bóng ấy sống an toàn xa tít Hà Nội, Huế, Sài Gòn ngoài tầm đạn pháo của Trung Quốc, phải chăng thà mất biên giới còn thân làm người CSVN ? Từ đó miền đất này biệt ly Tổ quốc Việt, chỉ còn mồ chôn thập thể hồn tử sĩ, và hằng triệu người dân Việt sống trong ray rứt bị trị của Trung Quốc, thậm chí đạn bom của Quận Đội Nhân Dân Việt Nam từ xa rơi trên đầu dân Việt, tiếng thét đạn bom hàm hồ tiếp tục lấy từng mạng sống, hôm sau cũng đạn bom ấy biến mồ tập thể thành vực thẩm, đạn bom vô tình xây xác người trộn lẫn đất đỏ thành đẵm bùn đen nhầy nhụa, xác tử thi bốc khí mùi tanh vô tội, lan tỏa cả biên giới núi rừng Việt Nam!
Quê hương yêu dấu của tôi thế đấy, một biên giới lắm giặc xâm lăng, chỉ một ngày hai trở thành một "Lồng chim" địa ngục, lao tù vô danh. Núi rừng Tây Bắc không nhiều thú dữ nhưng dân Việt gặp phải loài thú binh, quân báo của Trung Quốc.
Nhất Biến đã báo trước, còn 3 ngày nữa chính tôi phải đối diện với an ninh Quân khu Vân Nam, trong lòng tuy có chuẩn bị đôi điều ứng phó, nhưng không thể biết trước nó sẽ diễn biến thế nào ? Mọi suy nghĩ tung bay chạy nhảy trong đầu không dừng lại và không cho phép tâm định. Rồi tự trách, lúc ra đi ai thôi thúc hăng hái ? Ấy mà hôm nay mới biết cân một gánh nặng trên số phận lịch sử 1979. Kiếp con dân Việt, làm người đồng số phận với quê hương, chung một điểm hẹn đau buồn, bởi chế độ CSVN quá yếu hèn để mất phần đất biên giới vào tay quân Hán!Tôi tự kiến, chuyến đi này khó thật không còn cơ hội trở lại Trung Quốc lần thứ hai!
Bác tài xế cho xe dừng lại trước nhà ga thành phố Lâm Thương (临沧), chúng tôi chào tạm biệt người lính Trung Quốc ấy. Cả ba đồng vào nhà ga thấy sinh hoạt nơi đây rất tẻ lạnh, hầu như vắng lặng bóng người.
Nhà ga đường sắt Lâm Thương (临沧). Ảnh: Nhất Biến.
Nhất Biến nói:
─ Tôi vào văn phòng của ban giám đốc đường sắt để lấy vé, anh Viên Dung và cô Tú Hiền đứng ở đây chờ tôi nhé, nhớ đừng đi đâu cả?
─ Vâng.
Nhất Biến đi nhanh, bóng dáng đã hút đằng xa, mất dạng qua cánh cửa gỗ. Chúng tôi chờ quá lâu, hết đứng rồi lại ngồi lên băng gỗ đã ngả màu nâu sơn cũ. Trong nhà ga lưa thưa vài công nhân hoả xa đi qua trước mặt, chúng tôi cúi đầu tỏ ý lịch sự chào, mặt họ tỉnh bơ, lạnh như tiền khác nào những thây ma di động giữa ban ngày. Bỗng từ xa có nhiều tiếng ồn ào, bởi một cánh cửa vừa mở ra rồi khép lại, ngoài trời hết nắng tôi tò mò muốn biết sau cánh cửa đó có những gì, sao mà nhiều tiếng nói lớn nhỏ khác nhau ? Chân bước không ngại đến cánh cửa để nghe ngóng, tuy mắt không thấy bên kia nhưng tưởng chừng được, mọi sự thật của đất nước này đang diễn ra sau cánh cửa khép kín.
Cùng lúc Nhất Biến từ xa đi đến nói:
─ Làm thủ tục tàu hoả tốc hành hơi lâu, đến giờ này mới hoàn tất, do mình muốn đi chuyến tàu về Côn Minh vào lúc 8 giờ 30 phút.
Tôi liền hỏi :
─ Ở đây là ga lớn nhất của thành phố Lâm Thương, chỉ có duy nhất chúng ta thôi à?
─ Không, chúng ta vào cửa riêng dành cho "bao cấp" nhân viên quân sự và hành chánh cao cấp, đi chuyển bằng phương tiện tàu hoả, công tác xa.
─ Thế à, còn cửa nào dành riêng cho quân và dân bị trị ?
─ Ở bên trái nhà ga có lối đi dành riêng cho quân và dân, ở đó ồn ào, phức tạp vô cùng, lúc trước anh Viên Dung đi tàu hoả Chợ, cho nên không biết phương tiện dành riêng cho giới cao cấp, và giới đại gia mua mỗi vé với giá 450.000 nhân dân tệ v.v...
Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về sinh hoạt ở nhà ga với sự khác biệt nào trong mọi giai cấp xã hội CS Trung Quốc hỏi:
─ Nhất Biến có thể đưa tôi đi một vòng nhà ga được không ?
Nhất Biến đáp:
─ Được chứ, cũng nên biết sinh hoạt nơi này nhưng cẩn trọng, trước khi đi chúng ta đem ba-lô vào phòng trọ đã.
─ Vâng.
Tú Hiền ở lại trong phòng trọ giữ gìn 3 cái ba-lô, tôi cùng Nhất Biến ra phía sau sân ga, quả nhiên thấy toàn cảnh sinh hoạt mà lúc trước tôi đã từng như họ, tuy khác nhà ga và địa danh nhưng cùng một sinh hoạt. Mới 5 giờ chiều, mọi người đã dành trước chỗ nằm, kẻ ngủ người thức thay phiên nhau trông chừng hành lý, tại đây đã phân biệt được thế giới sân ga, hành khách thường dân đi lẻ hay đôi, con buôn cũng như những kẻ ăn hàng chuyến (cướp trên tàu hoả) họ đi từng nhóm từ 4 đế 5 người, họ sống trong sương gió nhiều hơn ở gia đình.
Một nhân viên nhà ga, thân với Nhất Biến cho biết:
‒ Chuyến tàu nào cũng có Công an trà trộn trong hành khách có nhiệm vụ do thám theo dõi từng lộ trình, đặc biệt Công an là bạn của kẻ ăn hàng chuyến, thay vì bảo vệ dân, ngược lại bảo vệ ăn cướp. Tình trạng này có từ thời Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa vào năm 1966 và công bố chấm dứt năm 1969, tuy nhiên nó vẫn tồn tại qua biến tướng khác, lộng hành nhẹ hơn. Quý anh có biết không, Công an, Tình báo, một dạng mới Hồng Vệ Binhđó.
Một góc sân ga tiêu biểu cảnh sinh hoạt
của người dân Trung Quốc. Ảnh: Nhất Biến.
Lạ thay có nhiều lớp người nằm bên lề đường sắt tàu hoả, những chuyến tàu đi qua họ vẫn ngủ bình yên, hỏi ra mới biết họ đã nằm ở đây một ngày chờ chuyến tàu tốc hành đến từ huyện Song Bách (双柏县) vào lúc7 giờ 10 phút tối nay, chạy trên tuyến đường cực Tây Nam giáp với Miến Điện.
Đúng 8 giờ 30 phút, chuyến tàu hoả từ thành phố Lâm Thương về Côn Minh phải mất hết 21 giờ. Chúng tôi lên toa xe số 1, phòng số 3, có 4 giường ngủ và phương tiện vệ sinh đơn sơ, tạm gọi là "bao cấp" dành riêng cho cán bộ.
Những ngày đầu đến Trung Quốc tôi có dịp di chuyển mấy lần tàu hoả, nhất là chuyến tàu hoả tốc hành này cho tôi một cảm giác an toàn nhất, mọi việc tốt không cần đề phòng vì Nhất Biến có nhiều kinh nghiệm sống trên đất mẹ Trung Quốc. Tôi an tâm mở cửa phòng đi dạo một vòng trong hành lang của tàu hoả để biết thêm đời thường, tuy tốc hành nhưng chia ra làm nhiều toa xe khác nhau, nói chung toa xe nào khách nấy "thượng vàng hạ cám" có đủ, chỉ khác cách gọi tốc hành.
Tàu hoả dừng lại sân ga tại thị trấn Tư Mao (思茅) chúng tôi quan sát cảnh tượng cuối tàu hoả bày ra trước mắt, nào là nhảy tàu hoả, leo trèo, chen lấn, đạp lên nhau, một nửa số này đi chui.
Trước mặt tôi có những người bán hàng rong không được lên tàu, cho nên họ dùng cây nạn hai, cao 2 mét, kẹp dưới đáy cái trẹt, trên mặt trẹt bày các thứ uống và ăn. Phần đông tuổi thanh niên, ít vốn buôn bán nhỏ, cái trẹt trên cây, di chuyển rất linh động, có nhiều tiếng rao mời khách rất cảm động "祖父母邀请享受蛋糕保安和教区,家庭,学校,只能吃面包的胃肯定没有添加更多或更少" (Kính mời ông bà thưởng thức bánh Bao xứ Hoá, bánh Chỉ quê Trường ăn vào no bụng bảo đảm không bổ ít thì nhiều) "长途跋涉,为您提供支付任何额外的免费饮用的绿茶包玉山确保饮用纯净"(Mời quý khách đi đường xa uống một bao trà xanh Ngọc bảo đảm tinh khiết... uống vào không bổ miễn trả tiền).
Từ nhà ga thành phố Lâm Thương về Côn Minh, tàu hoả phải đi qua 8 nhà ga lớn, ấn tượng sâu sắc trong tôi là chuyến tàu Chợ đầu tiên từ Côn Minh đến huyện Bí Sa cực Nam Trung Quốc, phải chuyển tàu hoả đến 4 lần, nơi nào cũng có người bán hàng rong kiêm nghề móc túi, mỗi lần tàu dừng lại đôi mắt hành khách tự động dáng vào hành vi của người bán hàng rong, chỉ cần sơ ý túi sẽ bị nhẹ, khổ chủ không biết ai để xin lại giấy tùy thân v.v... Cũng may trước khi đi người nhà cung cấp nhiều thông tin về lộ trình tàu Chợ. Cục đường sắt Vân Nam đã trở thành câu chuyện móc túi bất trị. Trên đường đi tôi đã chứng kiến một cụ già lớn tuổi chửi mắng những người bán hàng rong, nguyên do cụ ấy bị một mũi dao xẻ đường dài dưới túi áo, nạn nhân mất hết tiền chỉ còn chửi để trừ!
Có đi tàu hoả Chợ mới biết thái độ hững hờ của phần đông người Trung Quốc, khi giao tiếp với họ chỉ thấy ghét không thể yêu, bởi trước mắt tôi diễn ra nhiều ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, xấu xí của họ ăn to, nói lớn, xử sự lỗ mãng, khạc nhổ bừa bãi, mỗi khi ngáp vô tư há miệng thật to trước mặt mọi người, lâu ngày bị bệnh não trạng hết kiểm soát ý tánh.
Những người bán hàng rong. Ảnh: Nhất Biến.
Tôi đứng tại hành lang giữa toa số 1 và 2 nơi gối đầu tàu hoả, ngó về hướng Nam xa xăm suy nghĩ thì nhiều nhưng ý lại cạn, buồn vui không nối liền trong tư tưởng, bỗng có một người lớn tuổi hỏi bằng tiếng Việt:
─ Xin lỗi, tôi phá sự im lặng của chú em.
Và giới thiệu:
‒ Tôi, họ Cao tên Mẫn ở toa số 2 phòng 4.
Một sự kiện đến bất ngờ, tôi nghĩ thầm:
‒ Gã này là ai, đương nhiên tình báo Trung Quốc mới được "bao cấp" đi tàu hoả tốc hành, nhưng y đi về đâu? Tôi liền vào đề thật nhanh vì đụng phải đầu trâu mặt ngựa, giọng giang hồ hỏi:
─ Thế thì Đại ca tìm tôi có việc gì, Đại ca cùng tiểu đệ có duyên gặp nhau bằng ngôn ngữ Việt, lý do nào phát hiện tiểu đệ là người Việt? Đại ca nhất định làm tình báo và hành trình này điểm cuối ở nhà ga nào?
Gã họ Cao tên Mẫn đáp:
─ Theo tâm lý người Việt dù ở đâu cũng hướng về Nam, bởi vậy tôi nói tiếng Việt hầu làm bạn với chú em, tôi cũng đã tự giới thiệu họ tên và toa xe, nhận định của chú em rất đúng về thân phận của tôi, nguyên công tác tình báo trên tuyến đường sắt đi và về từ Lâm Thương đến Côn Minh. Tôi đã thấy chú em chụp ảnh những điểm nóng, cách cầm máy ảnh cũng khác hơn người, chú em quan sáttường tận từ đầu đến cuối hành lang của tàu hoả, nhờ vậy tôi khám phá chú em không phải người bản xứ, chú em đừng sợ, nếu tôi muốn bắt thì đã ra tay tại sân ga Lâm Thương rồi.
Tôi liền phả lấp chuyện bắt bớ đáp:
─ Đại ca muốn làm bạn với tiểu đệ không có lợi vì bạn đồng hành chỉ trao đổi vài câu chuyện không thực lòng, làm sao gọi tình tâm giao.
─ Chú em nói rất đúng, riêng tôi muốn trao đổi về thời sự.
─ Tiểu đệ là người làm ăn có biết thời sự chi đâu mà trao đổi.
Gã họ Cao tên Mẫn nhanh khẩu đáp:
─ Chú có biết tình hình lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam thế nào không? Đồng bọn CSVN đã bán hết rồi, chúng nó chỉ còn la làng trên giấy "Trung Quốc xâm lăng", bằng cách đó đảng CSVN mới hợp thức hoá trong lòng dân! Cha Ông ta tạo lập đất Tổ này, đảng CSVN đã bán hết cho Hán triều rồi, chú em không biết hay sao, đúng là gặp "hèn" không lòng không sức.
Tự trách, tôi đang đứng giữa bầu trời Trung Quốc đúng là "hèn" liền đáp:
─ Sự thực, tiểu đệ không hiểu gì cả, đảng CSVN có phương tiện truyền thông, báo chí sao không loan tải tin mất lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, hai nữa đảng CSVN ra lệnh cho toàn dân học tập "cấm đếch biết Tổ Quốc này mai sau đi về đâu".
Gã họ Cao tên Mẫn giận dỗi đáp:
─ Chú em thong thả, tôi trả lại sự im lặng, quả nhiên hôm nay không may tôi gặp người Việt mất hồn, tôi nói thế đừng buồn nhé?
Gã họ Cao tên Mẫn vội vã xoay lưng đi, nói :
─ Đất liền biên giới, biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Ông Cha ta để lại, nay đã bị đảng CSVN bán từ lâu rồi, chỉ còn thời gian cho phép Trung Quốc hợp thức hóa mà thôi, đảng CSVN có công bố mà chú ấy không biết "Tất cả việc đất nước đều do đảng lo hết, đảng đã thừa khả năng đánh đuổi giặc Pháp, Mỹ cút, Ngụy nhàothì nay bán nước Việt Nam cho Trung Quốc có sao đâu". Bởi thế người dân không lòng nào phản đối, nay đã đến lúc toàn dân Việt Nam khóc cũng đã muộn màn và vô ích thôi!
Gã đã đi mất hút, riêng tôi cúi đầu buồn khi nghe nói như thế! Tôi vẫn không hiểu nổi một người tình báo lại yêu Tổ quốc Việt Nam, nói lên được những điều trong lòng chứa đựng bao lâu. Thực ra chính gã mới đáng trách, một kẻ tình báo cho ngoại bang đồng nghĩa phản quốc, chính gã với đảng CSVN bán đất nước Việt Nam cho Trung Quốc, còn Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) thì lại khác vì yêu Tổ quốc Trung Hoa đem thân dâng hiến dưới lý tưởng Đại Hán, ông trở thành một trong những nhân vật tình báo kiệt xuất nhất Trung Quốc. Cho đến nay người dân Việt Nam vẫn ngủ say trong mộng ôm Hồ Tập Chương, gọi bằng Bác !
Tôi lồng lộn căm hờn gã ấy, tự lấy quyết định tìm đến toa tàu số 2, phòng số 4 để lý luận một phen, vừa đến cửa phòng tôi đứng lại suy nghĩ một hồi lâu:
‒ Mình tìm gã để lý luận về biên giới hay nhân dịp này mình tìm danh sách người Việt Nam làm tình báo cho Trung Quốc có thể hay hơn. Hai vấn đề này thể hiện cung cách tiếp cận khác nhau đối với địch. Cuối cùng tôi chọn (tìm danh sách người Việt Nam làm tình báo cho Trung Quốc).
Liền gỏ nhịp 3 vào cửa, rồi gọi:
─ Đại ca Cao Mẫn, tiểu đệ xin trao đổi đôi điều thiết yếu về thời sự khi nãy được không ?
Cao Mẫn đáp:
─ Được thôi, nhưng chờ 3 phút.
Cao Mẫn mở cửa phòng nói:
─ Mời hiền đệ vào.
─ Vâng.
Tôi quan sát trong phòng hiện có 4 người ở đầy đủ tiện nghi, như một gia đình bình thường, vậy 3 người kia đã đi công tác trên các toa tàu hoả, liền hỏi:
─ Đại ca, có 3 người bạn đã đi công tác rồi hả ?
─ Chúng nó đi chưa về.
─ Bạn của đại ca có biết nói tiếng Việt không ?
─ Chúng nó người địa phương.
─ Thế thì đại ca có từng về thăm quê hương không ?
─ Hỏi chi mà kỷ thế hả ?
Tôi hỏi theo kiểu tấn công nhưng đậm tính đời, hỏi tiếp:
─ Khi nãy đại ca cho biết hành nghề tình báo cho nên tiểu đệ tò mò hỏi thế thôi. Hiện nay đại ca sinh được mấy cháu ?
─ Cảm ơn chú em, tôi nói khó mà hết lời, xin chú em cảm thông nhé? Tôi chỉ nói, hiện nay đã có 6 đứa con, 4 ở Hà Nội, và 2 ở Côn Minh, nếu tôi công tác luôn ở Hà Nội thì không có lập gia đình lần thứ hai, chuyến đi này tôi về nghỉ phép một tháng, nếu chú em không chê thì ghé đến nhà tôi nhé? Đây là địa chỉ của tôi, hy vọng chú em đến nhà sẽ hàn huyên nhiều hơn còn ở đây bất lợi.
─ Vâng, tiểu đệ nhất định đến thăm cả nhà đại ca.
Tôi đứng lên xin kiếu từ:
─ Tạm biệt, đại ca hứa tái ngộ.
─ Tạm biệt chú em.
Tôi nghe ít mà hiểu nhiều về đời riêng tư của Cao Mẫn, ai cũng có nỗi khổ tâm dù một tình báo kiệt xuất cũng có ít nhiều tình cảm, chính Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) mỗi năm bí mật về Trung Quốc bốn hay năm lần thăm vợ con, có lần ông đề nghị với Bộ Chính Trị đảng CSVN rước bà Tăng Tuyết Minh và con đến Hà Nội cùng chung sống và hưởng vinh hoa quyền lực với ông, chuyện Hồ Tập Chương đề nghị bất thành, bởi Lê Duẫn và Trường Chinh thừa biết ông không phải là Hồ Chí Minh ở tù Hương Cảng, đó là một trong những nguyên nhân đưa đến cho Hồ Tập Chương mê gái Việt, cùng lúc ông bị thuộc hạ truất quyền tối thượng trong đảng CSVN.
Tôi vừa ra khỏi phòng, đi mới được 7 bước tức thì chạm tránh Nhất Biến, y liền hỏi:
─ Viên Dung đi đâu mà tìm hoài không thấy?
─ Tôi tản bộ trong hành lang tàu hoả tìm hiểu dân tình người Trung Hoa.
Nhất Biến liền hối:
─ Viên Dung về nhanh lên, cô Tú Hiền đang lo âu đấy.
─ Vâng.
Bây giờ tôi mới nhớ:
‒ Mình vô tình tạo điều kiện cho Nhất Biến và Tú Hiền tìm hiểu nhau, đúng là thằng anh vô dụng không bảo vệ được em gái, nhỡ nó bị tổn thương thì mình có tội với cả họ, hy vọng nó đừng hiểu lầm người anh khờ khạo có tài cài duyên mai mối. Tôi đi sau Nhất Biến mà tiếng thở dài như tàu hoả tốc đang chạy 90km giờ vất vả! Suy nghĩ đến cùng em Tú Hiền đã lớn khôn thừa biết tìm đến chân trời hạnh phúc riêng, vả lại Nhất Biến không phải là kẻ "ăn cá, bỏ lờ", trong lòng tôi trở lại an tâm. Tiếng thở dài cùng bước chân bình thản vào phòng, đâu tiên nhìn vào nét mặt em Tú Hiền, tìm hiểu sự buồn vui, hầu giải phiền hà do tôi đem đến cho cô em gái.
Tú Hiền đang nằm trên giường thấy tôi về, liền ngồi dậy trách:
─ Anh Ba, đi đâu mà lâu vậy, anh đã biết tàu hoả là nơi không an toàn, thế mà anh Ba cứ bỏ em đi lang bang, cũng may còn có anh Nhất Biến ở đây làm em yên ổn tinh thần.
Tôi nói đùa:
─ Thế thì em cảm ơn anh Nhất Biến đi nào?
Tôi liền tiếp nhận được đôi "trai tơ, gái mềm" đỏ mặt:‒ Có nghĩa, họ thứa cơ hội cùng nhau tìm hiểu trong chừng mực không đi xa hơn, thực tế nếu có đi xa hơn cũng không được vì họ không biết tôi sẽ về phòng lúc nào. Tuy rằng "Trai tơ, gái mềm" thật đấy, nhưng Nhất Biến đã 41 tuổi, còn Tú Hiền 34 tuổi, họ đã quá già không phải là tuổi vị thành niên, suy nghĩ đến đây tôi bật cười thầm "hì hì", thả lỏng người xuống tự trách:‒ Tại mình thấy em Tú Hiền lúc nào cũng ở trên lưng thời thơ ấu.
Tú Hiền nói:
─ Anh Ba, đi ngủ đã khuya rồi.
─ Cảm ơn cô em, chu đáo cho anh, chúc mọi người ngủ bình an.
Lộ trình tàu hoả tốc hành từ Lâm Thương đến Côn Minh dài 1.890 km, mỗi hành khách phải mất 21 giờ, chưa kể tàu hoả dừng lại 8 nhà ga lớn. Sáng nay đúng 8 giờ chúng tôi thức dậy tàu hoả đã chạy được 1.080 km, chiều nay đúng 10 giờ đêm tàu hoả sẽ vào đến sân ga Côn Minh.
Chúng tôi hạ cửa kiếng trong phòng xuống, đồng rửa mắt ngày mới dưới bầu trời Trung Hoa, xem lướt qua phong cảnh, sinh hoạt đồng nội, núi rừng, sông hồ và kiến trúc thị tứ, quả nhiên rất chán mắt nơi nào cũng hiện ra cảnh dân nghèo, một đất nước rộng lớn bao la đồng nội lèo tèo cây lương thực, dưới mái nông gia dân nghèo, thị tứ vắng lặng không linh hoạt, lèo nhèo muôn người như một áo vá vai, quần vá gối.
Phong cảnh núi rừng thiếu linh khí, hầu như núi trọc, cây cỏ xơ xác, một đất nước như thế này lẽ ra có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhưng rất hiếm chỉ có thiếu, chứ không thể thừa cái đẹp, như người ta đã làm một tổng kết đất nước và con người Trung Hoa xấu xí vô kể, nếu nói về cái đẹp của Việt Nam từ Tây Bắc hay Đông Bắc thì quá thừa, chưa kể đến biên giới Việt Nam, tuy đất nước Việt Nam nhỏ bé thế mà có vị thế linh khí rừng vàng. Tôi thừa nhận Trung Hoa chỉ có cái đẹp bởi con người biết lấy giả làm như thật, tất cả cái đẹp của thời Nam Việt đã biến mất chỉ còn lại đống tro tàn gạch sủi, họ vẫn tiếp tục tàn phá nhất là cuộc Cách Mạng Văn Hóa thời họ Mao vào năm 1966-1969, chỉ 3 năm Cách Mạng Văn Hoá tại tỉnh Van Nam, biến danh lam thắng cảnh, lâu đài nguy nga tráng lệ của các triều đại xưa nay còn bải tha ma bình địa, thậm chí những trung tâm chủ thuyết "cai trị" của Khổng Tử, từng phân loại, có hai giới người đáng kinh miệt "tiểu nhân và đàn bà" (kẻ nghèo hèn và kể cả người phụ nữ sinh ra Khổng Tử), năm ấy Hồng Vệ Binh đưa tượng đài đá xanh chân dung Khổng Tử chém đầu lìa ba khúc, thủ cấp rơi xuống gốc cây cổ thụ trước sân miếu của thị xã An Ninh, từ đó Trung Quốc thưa dần phong cảnh đẹp cổ kính của thời xưa!
Tàu hoả của Trung Hoa với vận tốc 90 km giờ, lò mò trên đường sắt, một tiếng còi rít lên kéo theo âm thanh dài, Nhất Biến vỗ vai tôi nói:
─ Tàu hoả báo hiệu chuẩn bị hành lý, còn vài phút nữa tàu vào ga Côn Minh. Và nói tiếp:‒ Viên Dung thấy thế nào tàu hoả đi rất nhanh chỉ mất 22 giờ, từ Lâm Thương đến Côn Minh.
─ Xin lỗi anh Nhất Biến, tôi đã đi tàu hoả một đường sắt của Nhật Bổn, vận tốc 310 km giờ, còn Âu Châu vận tốc 300 km giờ, nếu cùng lộ trình mỗi hành khách chỉ mất 6 giờ 30 phút, họ không làm thêm vận tốc vì sợ tàu hoả chê đường sắt, điểm quan trọng nhất là bảo đảm an toàn cho hành khác, nói chung tàu hoả của Trung Hoa như thế này cũng đã hay lắm rồi, nếu đem con số "0" của Việt Nam để so sánh với tàu hoả Âu Châu thì phải mất 20 thế kỷ !
─ Cảm ơn anh Viên Dung cho tôi kiến thức về đất nước Âu Châu.
Tàu hoả vào ga Côn Minh, anh em chúng tôi đưa ba-lô (ốm đói) lên lưng, riêng ba-lô của Nhất Biến (no tròn) vì có máy ảnh và phim v.v... Chúng tôi rời khỏi toa tàu hoả, đi ra lối dành riêng cho "bao cấp" gặp một sự kiện khó tin mà có thật, trong nhà ga tại phòng bán vé tàu hoả tốc hành, người hành khách đem theo gia súc nào là bò, trâu, ngựa, heo, chó chúng nó nằm la liệt trong nhà ga Côn Minh.
Tôi liền hỏi Nhất Biến:
─ Những chú gia súc này cũng "bao cấp" hay sao ?
─ Đúng vậy, đó là gia súc của những hành khách "bao cấp" lớn và đại gia, số gia súc này đi riêng một toa tàu hoả.
Quả thật tôi thấy cái gì lạ hay mới trên đất nước Trung Hoa thì hỏi Nhất Biến để biết, miệng cười hỏi tiếp:
─ Sao tôi không thấy gia súc của hành khác tàu hoả Chợ ?
─ Viên Dung không biết là phải, nhân dân Trung Hoa có gia súc đâu mà chuyển bằng tàu hoả, tất cả tài sản do Công quản trực tiếp quản lý.
─ Nhờ anh Nhất Biến chụp một photo này để làm tư liệu.
─ Vâng.
Các loài gia súc, bò, trâu, ngựa, heo, chó trong nhà ga Côn Minh.
Vân Nam nổi tiếng nhờ thủ đô Côn Minh. Ảnh: Nhất Biến.
Tôi nói tiếp :
─ Anh đã từng ở Việt Nam có bao giờ thấy cảnh gia súc trong nhà ga không ?
─ À nhỉ, không bao giờ thấy, bây giờ mới để ý, đúng là xã hội dưới con mắt nhiếp ảnh.
Chúng tôi ra khỏi nhà ga vào lúc 22 giờ 20 phút đêm, gọi một Taxi đi về nhà của Nhất Biến. Hình ảnh đâu tiên trong tôi là chào mẹ của anh Nhất Biến, bà vui mừng chào nhau lịch thiệp, đêm đã khuya bà cho ăn cháu trứng gà hấp muối. Bà cảm thấu, chúng tôi cả ngày đi đường xa. Bà bảo:
─ Các con đi ngủ sớm, mọi việc gác lại cho ngày mai.
─ Dạ, vâng.
Một đêm trong đời, gặp một người đàn bà lớn tuổi, xa lạ, gọi tôi bằng tiếng con, quả nhiên cảm động vô cùng, tiếp nhận được một ấn tượng tốt về bà, đêm ấy ngủ ly bì không biết nơi đây Côn Minh hay biên giới có Tây Hành làngđược gọi"Lồng chim" Trung Quốc, nơi xa xôi ấy có gia đình anh chị Cao Dũng - Chỉ Hồng đang sinh sống v.v...
Paris, 13/08/2012
Huỳnh Tâm
ĐỌC TIẾP:
TIN MỚI ĐĂNG
HỒ CHÍ MINH (hay HỒ TẬP CHƯƠNG, tên GIÁN ĐIỆP của HÁN CỘNG)
No comments:
Post a Comment