Jul 3, 2014

• HONG KONG: Nội bộ Trung Quốc “lục đục”


Đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc đã trở nên khá “nóng” vào thời điểm kỷ niệm 17 năm Hồng Kông trở về với Đại lục (ngày 1-7-1997). Người dân Hồng Kông không hài lòng với Sách Trắng của chính quyền Bắc Kinh, đồng thời muốn đề xuất cải cách bầu cử vị trí lãnh đạo đặc khu vào năm 2017 một cách hoàn toàn dân chủ.


Kết quả cuộc bỏ phiếu 
Hiện nay người đứng đầu chính quyền Hồng Kông được một ủy ban gồm 1.200 người, hầu hết là những người thân Trung Quốc đại lục, chọn ra với nhiệm kỳ 5 năm. Chính quyền Trung Quốc đã hứa hẹn về cuộc bầu cử dân chủ cho vị trí lãnh đạo này vào năm 2017. Do lo ngại Bắc Kinh sẽ “nuốt lời” nên nhiều người dân tại Hồng Kông đã tham gia một cuộc bỏ phiếu phi chính thức do phong trào “Chiếm giữ Trung tâm” - một tổ chức quy tụ các nhà hoạt động vì dân chủ, phát động hôm 21-6. Sau 10 ngày diễn ra, cuộc bỏ phiếu, bằng hình thức qua mạng hoặc đến trực tiếp các điểm bỏ phiếu, đã kết thúc vào 10h tối 29-6. 
Trong cuộc trưng cầu dân ý này, cử tri lựa chọn một trong 3 đề xuất liên quan đến việc cho phép người dân Hồng Kông chọn ra đặc khu trưởng theo đúng tiêu chuẩn dân chủ quốc tế. “Chúng tôi muốn dân chủ thực sự” - cô Natalie Trình, một chuyên gia phân tích tài chính cho biết quan điểm. Theo tờ SCMP, trong 10 ngày diễn ra hoạt động trưng cầu dân ý đã có hơn 780.000 người bỏ phiếu. Con số này vượt xa kỳ vọng của nhà tổ chức trước đó. 




Kết quả kiểm phiếu cho biết, trong 3 đề xuất được nêu trên, đề xuất liên minh phổ thông đầu phiếu chiếm 42,1% trên tổng số lá phiếu, là phương án bầu cử được lựa chọn nhiều nhất. Phương án này cho phép công dân đề cử, chính đảng đề cử và ủy ban đề cử đưa ra những ứng viên cho vị trí lãnh đạo. Phương án này yêu cầu ủy ban đề cử phải thừa nhận tất cả những ứng cử viên phù hợp với quy định của pháp luật. Kết quả này sẽ được trình lên chính quyền trung ương, ông Đới Diệu Đình – một trong những người khởi xướng phong trào “Chiếm giữ Trung tâm” nói. Bài viết công bố kết quả bầu cử cuộc trưng cầu dân ý tại Hồng Kông được đăng trên trang mạng của SCMP Hồng Kong vào sáng 30-6 hiện đã không thể truy cập được. 



Ngày 30-6, người phát ngôn của Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã tiếp tục nhấn mạnh, chính quyền trung ương Bắc Kinh tôn trọng quyền lợi biểu đạt dân ý của người Hồng Kông nhưng việc đặc khu này tiến hành cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi là không có cơ sở pháp luật, phi pháp và kết quả từ cuộc bỏ phiếu sẽ không có hiệu lực. 

Phe thân Đại lục phản đối
Mặc dù số lượng lớn người dân tại Hồng Kông ủng hộ đường lối hoàn toàn dân chủ để bầu chọn lãnh đạo, nhưng ở đặc khu có dân số khoảng 7 triệu người cũng có không ít người ủng hộ phương thức quản lý của chính quyền Bắc Kinh. Để phản đối phong trào “Chiếm lĩnh Trung tâm”, nhiều đoàn thể thân Đại lục đã xuống đường để ủng hộ Sách Trắng về “1 quốc gia, 2 chế độ” do Trung Quốc công bố ngày 10-6. 

Trong ngày 29-6, phong trào Phản đối Chiếm lĩnh Trung tâm của người dân Hồng Kông thu hút 50 người tham gia. Từ sáng sớm, họ tập trung ở bến phà Tsim Sha Tsui (Hồng Kông). Bốn trong số người biểu tình thân Đại lục đã nhảy xuống biển để biểu thị phản đối cuộc trưng cầu dân ý diễn ra tại đặc khu. Trần Trí Kiến - một trong 4 người nhảy xuống biển cho biết, làm như vậy là để biểu thị bất mãn với phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm. Bởi theo ông Trần, phong trào này cản trở phát triển kinh tế của Hồng Kông. Tuy nhiên, theo tờ SCMP, trong số 4 người nhảy xuống biển phản đối Chiếm lĩnh Trung tâm, có 1 người thừa nhận không rõ mục đích của hoạt động này, chỉ a dua theo bạn bè. 

Trong khi đó, tại một khu vực khác ở Hồng Kông, Liên minh đoàn thể công thương Hồng Kông tổ chức biểu tình bằng ô tô. Người khởi xướng cuộc biểu tình ô tô - ông Liêu Hán Huy nhấn mạnh, hoạt động bỏ phiếu do phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm kêu gọi là “phi pháp”, phá hoại luật pháp của Hồng Kông. Ông Liêu Hán Huy tán thành Sách Trắng của chính quyền Bắc Kinh. 
Một nhóm người khác phản đối Chiếm lĩnh Trung tâm với tên gọi “Lực lượng ái hộ Hồng Kông” vào chiều 29-6 cũng đã đổ xuống đường, công khai đọc lá thư ủng hộ việc cần thực thi pháp luật của phía cảnh sát đặc khu, đồng thời đưa ra bản danh sách ký tên 30.000 người phản đối phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm. 

Trước đó, ngày 22-6, một ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý được phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm khởi xướng, đặc khu trưởng Hồng Kông – ông Lương Chấn Anh đã nhấn mạnh đây là cuộc trưng cầu dân ý không có cơ sở pháp lý và người được đề cử không phù hợp với Luật Cơ bản. Mặc dù vậy, ông Đới Diệu Đình vẫn khẳng định cuộc trưng cầu dân ý không ràng buộc về pháp lý mà chỉ phản ánh nguyện vọng của người dân về cải cách chính trị, bảo đảm người dân trực tiếp bầu lãnh đạo của họ, chứ không phải lựa chọn lãnh đạo từ danh sách ứng viên do một ủy ban chịu ảnh hưởng từ chính quyền Bắc Kinh đưa ra. 

Sách Trắng khiến Hồng Kông dậy sóng
Ngày 10-6, Sách Trắng về thực thi chính sách “nhất quốc lưỡng chế” (1 quốc gia, 2 chế độ) tại đặc khu hành chính Hồng Kông được Văn phòng thông tin thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc công bố. Văn bản này đã đánh thức sự giận dữ của hàng nghìn người dân Hồng Kông khi nhấn mạnh quyền tự trị của đặc khu hành chính này không phải là cố hữu, mà do chính quyền trung ương Trung Quốc ủy quyền. Thời điểm Bắc Kinh công bố Sách Trắng được những người ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông cho rằng để ngăn chặn việc người dân tham gia cuộc trưng cầu dân ý, nhắc nhở đặc khu này không được vượt quá giới hạn tự trị của mình. 

Theo nhiều nhà hoạt động ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông, việc Sách Trắng khẳng định quyền lực tối thượng của đặc khu này thuộc về Bắc Kinh đã vi phạm nguyên tắc “1 quốc gia, 2 chế độ” ký kết trước đó. Khi Hồng Kông được Anh trả lại Trung Quốc vào năm 1997, Anh và Trung Quốc đã ký thỏa thuận cho Hồng Kông được nắm quyền tự chủ trong 50 năm sau. Điều này được ghi nhận là nguyên tắc “1 quốc gia, 2 chế độ” trong hiến pháp Luật Cơ bản của Hồng Kông. 


Theo đó, khi Hồng Kông thuộc về Bắc Kinh, đặc khu này sẽ có quyền tự chủ ở mức độ cao, ngoại trừ các lĩnh vực liên quan đến đối ngoại và quốc phòng. Lương Gia Kiệt, một nghị sĩ của Đảng Công Dân ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông cho rằng ý nghĩa của cụm từ “quyền quản lý toàn diện” trong Sách Trắng mà chính quyền Bắc Kinh công bố là “chỉ có một quốc gia, không có hai chế độ” và người Hồng Kông không thể chấp nhận điều này. Sau khi Sách Trắng được công bố, nhiều người dân Hồng Kông đã biểu tình tại tòa nhà Văn phòng liên lạc của chính phủ nhân dân trung ương Trung Quốc ở đặc khu hành chính Hồng Kông để đốt bản sao của Sách Trắng. 

Một bài xã luận đăng trên tờ SCMP chỉ ra, Bắc Kinh muốn chen chân vào chính trị tại Hồng Kông. Đại lục dường như coi hoạt động đề cử dân chủ của Hồng Kông là mối đe dọa cho chính quyền trung ương. Tờ Minh báo cho rằng Bắc Kinh muốn thắt chặt, kiểm soát các vấn đề tại đặc khu này. Trong Sách Trắng không thấy vấn đề nào tích cực, mà lại đề cập quá nhiều đến vấn đề tiêu cực. 
Một bài xã luận khác trên tờ Tinh đảo Nhật báo chỉ ra, Sách Trắng thể hiện Bắc Kinh đang cố gắng ngăn chặn việc chính trị Hồng Kông trật bánh làm suy yếu chủ quyền của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. Bài viết cũng cho rằng, nội dung của Sách Trắng không mới mẻ, chỉ là lần đầu tiên giải thích một cách chi tiết về quyền tự chủ của Hồng Kông, nên khiến nhiều người dân vỡ mộng. Chính quyền Đại lục muốn nhắc nhở Hồng Kông rằng ai là người quyết sách cuối cùng, Nhật báo phố Wall viết. Trong khi đó, một quan chức tại Đài Loan cũng cho rằng Sách Trắng đã đặt quyền quốc gia lên trên quyền con người.

ĐỌC TIẾP:
:mrgreen: CHINA - US War:
:mrgreen: CỘI NGUỒN của sự DIỆT VONG - là KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT của LOÀI NGƯỜI


TÌNH HÌNH HỒNG KONG
by ĐỖ HƯƠNG - tka23 post



Image


Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ hơn 500 người biểu tình vào sáng ngày 2.7 (giờ địa phương) sau khi một cuộc biểu tình quy mô chưa từng có nhằm đòi quyền tự bầu lãnh đạo diễn ra tại đặc khu kinh tế này.

Việc bắt giữ diễn ra vào cuối buổi biểu tình ôn hòa, vốn đã bắt đầu từ hôm 1.7, AFP cho biết.
Các nhà tổ chức biểu tình khẳng định đã huy động hơn 500.000 người tham gia - quy mô nhất tính từ sau khi Hồng Kông được trao trả cho Trung cộng vào năm 1997.
Hô vang khẩu hiệu đả đảo chính quyền Bắc Kinh, những người biểu tình cầm trên tay các tấm biểu ngữ in dòng chữ: “Chúng tôi muốn dân chủ thực sự” và “Chúng tôi cùng đoàn kết chống Trung cộng ”.

Image

Giới quan sát nhận định bất bình về cách Bắc Kinh can thiệp vào cuộc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông năm 2017 đã lan tỏa trong đặc khu kinh tế có 7 triệu dân này.
Được biết, Trung cộng đòi hỏi ứng viên cho chức vụ lãnh đạo Hồng Kông trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2017 phải do một ủy ban gồm các thành phần thân Bắc Kinh chọn ra và bác bỏ khả năng cho phép người dân Hồng Kông tự chọn ứng viên.

Vào cuối buổi tuần hành hôm 1.7, tại trung tâm Hồng Kông, hàng trăm người đã đồng loạt ngồi xuống để chống lại lệnh yêu cầu giải tán của cảnh sát.
“Tôi có quyền biểu tình. Chúng tôi không cần xin phép cảnh sát”, đám đông reo hò khi đang ngồi cùng nhau.

Image

Cảnh sát Hồng Kông sau đó đã bắt giữ “500 người đang tụ tập trái phép, cũng như gây cản trở và nguy hiểm cho người đi đường”, một phát ngôn viên của cảnh sát nói với AFP.
Hơn 1.000 người biểu tình đã đan tay vào nhau và từ chối rời đi khi lực lượng cảnh sát tìm cách khiêng họ lên xe bít bùng. Những người bị bắt giữ được cho là đã được đưa đến một trụ sở cảnh sát ở phía nam Hồng Kông.

Trong bối cảnh phong trào biểu tình Occupy Central (chiếm lĩnh trung tâm) sắp diễn ra tại Hong Kong, Trung cộng đã có những hành động thái hăm dọa.

Image
Cuộc biểu tình xuất phát từ việc người dân Hong Kong yêu cầu 
chính quyền đặc khu hành chính tổ chức cuộc bầu cử năm 
2017 theo hình thức dân chủ.


Cuộc biểu tình xuất phát từ việc người dân Hong Kong yêu cầu chính quyền đặc khu hành chính tổ chức cuộc bầu cử năm 2017 theo hình thức dân chủ. Bên cạnh đó, một cuộc trưng cầu ý dân không chính thức về quy chế bầu cử mới sẽ diễn ra vào các ngày 20-22/6 .
Những hành động trên đã khiến Trung cộng lo ngại và đã có phản ứng khá mạnh mẽ. Cuối tuần vừa qua, ông Chu Nam - cựu giám đốc chi nhánh Tân Hoa Xã tại Hong Kong - đã lên tiếng cảnh cáo phong trào biểu tình này là bất hợp pháp, có khuynh hướng chống Trung cộng và lật đổ chính quyền hiện tại. Ông Chu Nam cảnh cáo nếu biểu tình diễn ra, Trung cộng sẽ có những biện pháp vũ lực cần thiết để kiểm soát tình hình.

Trước phản ứng khá rắn của Trung cộng , những người đứng đầu tổ chức biểu tình Occupy Central (chiếm lĩnh trung tâm) đã lên tiếng khẳng định họ sẽ không lùi bước, mặc cho Bắc Kinh đe dọa. Hơn nữa, đây không phải là cuộc biểu tình lật đổ chính quyền mà là người dân đang yêu cầu chính quyền hành động vì quyền lợi của họ.
Các nhà lãnh đạo của Hong Kong tuy không phản ứng mạnh mẽ nhưng cũng đã lên tiếng cảnh cáo. Thư ký Tư Pháp Yuen Kwok-keung cho biết cảnh sát Hong Kong đủ khả năng để ứng phó và xử lý bất kỳ hành động nào vi phạm pháp luật Hong Kong.


Bà Yuen đề nghị những người dân tính chuyện biểu tình nên cân nhắc lại hành động của mình. Tiếp theo cảnh cáo, ngày 10/6, Cơ quan Thông tin của Quốc vụ viện Trung cộng cũng ban hành sách trắng để định nghĩa lại khái niệm “một nước, hai chế độ”, liên quan đến Đặc khu hành chính Hong Kong. Khái niệm này xuất hiện trên tất cả các tờ báo lớn của Trung cộng như China Daily, Global Daily, People’s Daily và South China Morning’s Post của Hong Kong.

Sách trắng nhấn mạnh mặc dù Hong Kong có quyền tự chủ nhưng vẫn phải chịu sự kiểm soát của Trung cộng . Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân có quyền giải thích luật theo bộ luật căn bản (Basics Laws) và sửa đổi những quy chế lựa chọn ứng viên tham gia bầu cử cũng như của Hội đồng lập pháp. Nói cách khác, Trung cộng có quyền quyết định cách thức tiến hành bầu cử năm 2017 tại Hong Kong.

Điều đáng nói là sách trắng cho biết nguyên tắc “một nước, hai chế độ” là để Đặc khu hành chính Hong Kong duy trì ổn định và phát triển, nhưng trên hết vẫn là chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia của Trung cộng . Như vậy, điều này có nghĩa là quyền tự quyết của Hong Kong sẽ phải chịu sự kiểm soát của Trung cộng .

ĐỖ HƯƠNG

No comments:

Post a Comment